Jump to content

Advertisements




BIÊN NIÊN TỰ THUẬT CỦA HÒA THƯỢNG HƯ VÂN


72 replies to this topic

#31 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/02/2012 - 09:36

Dân Quốc năm thứ tám, tám mươi tuổi. 1919-20

Mùa xuân, tại Côn Minh tôi lập đàn tràng Thủy Lục Không nơi chùa Trung Liệt Từ. Khi pháp hội vừa khai mở thì chánh quyền ân xá tù tội, cấm nhân dân giết hại loài vật. Trong kỳ hội lễ, họ Đường phái tùy viên đến gặp hai thủ lãnh họ Ngô và Dương để bàn việc hòa giải. Sau đó, họ Đường ủy nhiệm cho hai họ Ngô và Dương làm trại trưởng.

Từ đó, dân vùng địa phương được sống an ổn. Hai vị họ Ngô và Dương, trung thành trước sau không đổi. Có điều lạ kỳ là khi pháp hội vừa khai mở thì tất cả ánh lửa đèn đuốc đột nhiên biến dạng như hoa sen, màu sắc thay đổi rất nhiều. Chư thiện nam tín nữ, tùy duyên đến xem.

Ngày bốn mươi chín, khi pháp hội vừa xong, lúc làm lễ tiển chư Thánh chúng, thì trên trời hiện ra tràng phan bảo cái, bay lẫn trong mây. Nhân dân trong thành thấy rõ, nên quỳ xuống lễ bái.

Xong lễ cầu nguyện, họ Đường thỉnh tôi đến nhà tụng kinh cho thân nhân đã mất. Chính ông cũng thấy những điềm lành khác, nên tín tâm càng tăng. Tất cả người trong gia phủ đều thọ giới quy y.

Tôi ở lại Côn Minh qua năm mới.

(Đại sự trong năm: Tiên sinh Tôn Trung Sơn đổi tên đảng cách mạng Trung Hoa thành Trung Hoa Quốc Dân Đảng.)

Dân Quốc năm thứ chín, tám mươi mốt tuổi. 1920-21

Họ Đường vẫn thỉnh tôi làm lễ Thủy Lục Không. Lễ xong, tôi tiếp tục giảng kinh. Chùa Hoa Đình ở Tây Sơn, Côn Minh là một ngôi chùa cổ xưa trong nước. Phong cảnh nơi đây rất đẹp. Trong chùa, không có vị thầy nào trụ trì cả.

Bấy giờ, có các thầy trong vùng lại muốn bán chùa cho người Tây Phương để làm câu lạc bộ. Chánh quyền địa phương đã đồng ý phê chuẩn. Tôi rất lấy làm tiếc, nên nói với họ Đường rằng hãy nên cố bảo tồn ngôi chùa cổ kính, thuộc hàng danh lam thắng cảnh trong nước. Họ Đường chấp thuận lời yêu cầu của tôi. Ông bí mật bàn với các vị niên trưởng trong vùng như Vương Cửu Linh, Trương Chuyết Tiên. Họ làm một buổi cơm chay, mời tôi đến dự. Trong lúc dùng cơm, họ dâng lên một thiệp hồng, thỉnh mời tôi làm trụ trì chùa Hoa Đình để trùng hưng lại ngôi chùa này. Họ xưng thỉnh như thế ba lần. Tôi liền chấp nhận.

Cuối mùa đông, họ Đường được thuyên chuyển qua nhậm chức tại Hồng Kông.

(Lời thêm của người biên: Lão hòa thượng Hư Vân đầu tiên trụ trì chùa Ngưỡng Dương, Tây Trúc, tức Hộ Quốc, Chúc Thánh thiền tự. Kế đến, Ngài kiến lập chùa Nhân Thắng ở Côn Minh, chùa Lâu Thiền, chùa Tùng-ẩn ở tỉnh Viên Vân, núi Bích Kê.

Phụ chú: Mùa thu năm đó, tướng Cố Phẩm Trân cùng một số tướng lãnh khác tính đoạt quyền của Đường Kế Nghiêu. Họ Đường có hơn hai mươi sư đoàn, định giao chiến. Ông ta vì cung kính tin tưởng nơi Vân Công nên nửa đêm, thay đồ đổi dạng, đến chùa gặp và cung thỉnh Ngài bàn kế hoạch. Vân Công nói: "Ngài thâu phục được lòng dân tỉnh Vân Nam mà chưa được lòng hết tất cả tướng sĩ. Nếu dùng vũ lực thì khó phân thắng bại giữa hai quân đội, mà người ngoại quốc có thể lợi dụng cơ hội này để xâm chiếm Vân Nam. Tốt nhất là Ngài hãy nên tạm bỏ hư danh để bảo tồn lực lượng, chờ duyên lành ngày sau."

Họ Đường chấp nhận, nên sau đó giả bộ nhường chức cho Cố Phẩm Trân. Đêm ba mươi tháng chạp, ông bỏ Vân Nam đi qua Việt Nam rồi quay về Hồng Kông. Việc này, khi lược thuật trong quyển biên niên, Vân Công không nói rõ chi tiết. Kẻ biên chép lại quyển biên niên, mười năm trước lúc theo hầu, Ngài đã từng kể chuyện này.)

Sửa bởi hiendde: 21/02/2012 - 09:39


Thanked by 1 Member:

#32 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/02/2012 - 09:42

Năm đó, cư sĩ Trương Chuyết Tiên đem hai con ngỗng đến chùa Vân Lâu để phóng sanh, và thỉnh tôi thuyết giới cho chúng. Trong lúc thuyết giới, hai con ngỗng cúi đầu xuống, im lặng, giống như đang thọ nhận giới pháp. Thuyết giới xong, chúng ngẫng đầu lên, tỏ vẻ vui mừng. Từ đó, chúng thường theo đại chúng đồng lên chánh điện. Đại chúng niệm Phật; chúng lắng nghe. Đại chúng đi nhiễu Phật; chúng cũng đi theo sau nhiễu Phật. Cứ như thế mà không đổi. Người người đều mến thích chúng.

Qua ba năm, ngày nọ, con ngỗng cái lên trước chánh điện, vỗ cánh ba lần, ngưỡng đầu lên ngắm nhìn tượng Phật rồi chết, nhưng dạng trạng vây lông vẫn không biến đổi. Sau đó đại chúng đặt nó vào thùng gỗ rồi thiêu. Con ngỗng đực còn lại, kêu rống không ngừng, dạng như không muốn rời xa bạn nó. Nó không ăn uống cả vài ngày, rồi cũng lên chánh điện, đứng ngắm nhìn tượng Phật, trương hai đôi cánh ra, vỗ một lần rồi chết. Đại chúng cũng đặt xác nó vào một thùng gỗ nhỏ để thiêu, cùng đặt tro của hai con ngỗng này chung một chỗ.

Dân Quốc năm thứ mười, tám mươi hai tuổi. 1921-22

Mùa xuân, Cố Phẩm Trân lên làm đô đốc tỉnh Vân Nam. Tháng hai, trời đổ mưa to không ngớt. Trong thành, phải dùng thuyền mà đi. Mỗi ngày, trên lầu các cửa thành, quân lính dùng súng thần công để bắn tan đi những đám mây lớn, nhưng không hiệu quả. Đến cuối tháng bảy, trời lại hạn hán cả vài tháng. Đến mùa đông, nước sông cạn dần cho đến đáy. Nạn hạn hán như vầy, chưa từng xảy ra ở tỉnh Vân Nam. Trong mùa thu, bịnh bạch hầu lan tràn khắp tỉnh, khiến bịnh chết cả ngàn người. Khi ấy, tôi đang trú ngụ tại chùa Hoa Đình (sau đổi tên là Vân Lâu), cùng thượng nhân Câu Hành đồng trụ, gặp năm xấu này, mọi công việc Phật sự đều tạm đình chỉ. Sáng nọ, chúng tôi đồng đi vào thành, đến trưa mới về.

Trên đường, lúc tạm dừng chân nghỉ ngơi bên dưới một tàng cây, chúng tôi phát hiện một gói đồ lớn. Mở ra xem thì thấy các đồ vật nữ trang quý báu như vòng xuyến, vàng ngọc, trâm vàng, chuỗi vàng, đồng hồ, tám ngàn đồng tiền tỉnh Vân Nam, hơn chục ngàn tiền nước Pháp. Xem xong, chúng tôi gói lại, ngồi chờ chủ nhân đến nhận. Trời đã chập tối, đường về chùa lại quá xa, nên chúng tôi mang gói đồ này trở về, định hôm sau sẽ trở lại, và đăng báo tìm chủ nhân.

Lúc băng qua sông, sắp đến chân núi, chúng tôi chợt thấy một cô gái vừa nhảy xuống sông, rồi từ từ chìm xuống. Tôi liền nhảy xuống cứu cô ta lên bờ, biết được rằng cô ta muốn tự tử. Chúng tôi dẫn cô ta về chùa, cho y phục cùng thức ăn, nhưng không chịu ăn, chỉ lấy y phục thôi. Chúng tôi ân cần an ủi khuyên nhủ; hồi lâu, cô ta nói rằng cô vốn họ Chu, người Trường Sa, sanh trưởng ở Vân Nam.

Mười tám năm về trước, cha bán thuốc tại đường Phúc Xuân trong thành, chỉ sanh được cô. Lớn lên, được viên tướng vùng địa phương họ Tôn, đến nhà cầu hôn với cô, tự nói là chưa vợ, nên cha mẹ cô đều tin tưởng. Hôn lễ xong, đi về nhà chồng thì mới biết được là ông ta đã có vợ. Biết mình bị lừa, thì đã quá trể. Vợ ông tánh khí hung dữ, thường đánh đập cô rất tàn nhẫn. Cha chồng cố hòa giải nhưng vẫn không được. Cha mẹ cô lại sợ thế lực của tướng họ Tôn nên không làm gì được. Cho đến hôm nay, cầu sống không được, cầu chết cũng không xong. Vì vậy, cô bỏ nhà trốn đi, đem theo một ít tư trang tài vật, muốn đến núi Kê Túc cầu xuất gia với tôi. Do không biết đường đến núi, nên cô ta đi lạc cả hai ngày. Lại bị mất gói đồ, nên cô ta chỉ còn chọn con đường chết. Do đó mới nhảy xuống sông tự tử.

Tôi bảo cô ta miêu tả lại những vật dụng đã bị mất. Cô ta kể rõ những vật dụng bị mất, thật đúng như những vật mà chúng tôi đã nhặt được bên tàng cây lớn. Tôi trả lại gói đồ và bảo các thầy trong chùa thuyết đại ý quy y Tam Bảo cho cô nghe. Hôm kế, báo tin cho họ Chu biết. Hai nhà họ Tôn và họ Chu cùng với gia quyến cha mẹ thân thích, cả thảy hơn ba mươi người, đồng đến chùa hòa giải.

Khi ấy, tôi thuyết pháp cho họ nghe. Sau đó, họ Tôn, chồng lẫn vợ đồng quỳ trước chánh điện, lập thệ sám hối những tội lỗi trước, rồi ôm nhau mà khóc. Người đến thăm chùa rất cảm động. Cả hai họ đều ở lại chùa ba ngày. Trai gái, già trẻ, đều phát tâm quy y Tam Bảo, thọ giới, rồi trở về nhà.


Thanked by 1 Member:

#33 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/02/2012 - 09:43

Dân Quốc năm thứ mười một, tám mươi ba tuổi. 1922-23

Năm đó, tôi sửa sang lại chùa Hoa Đình (tức chùa Vân Lâu). Phía tây hồ Côn Minh có núi Bích Kê, là nơi vị thái tử thứ hai của vua A Dục ở Ần Độ có ghé qua. Ông thấy một đàn chim phượng hoàng bay ngang qua, nên quyết định ở lại tu hành cần mẫn, rồi đạt đạo, lấy hiệu là Thần Bích Kê, nay cũng chính là tên núi. Các đỉnh núi giống như mái che, sau này được gọi là chùa Hoa Đình. Đời nhà Nguyên có thiền sư Huyền Phong đắc pháp dưới tòa của quốc sư Trung Phong tại Tây Thiên Mục, đến đây khai sáng núi, lấy hiệu là Viên Giác. Người sau lại đổi tên núi là Hoa Đình.

Năm trước, khi ngôi chùa cổ này sắp bán cho người ngoại quốc, tôi liền nói với họ Đường chuộc lại. Sau đó ông thỉnh tôi làm trụ trì, thúc đẩy việc sửa chữa. Dưới lòng đất chùa, đào lên, nhặt được một viên đá cẩm thạch, có khắc chữ "Vân Lâu", niên đại Nhân Diệt. Đá cẩm thạch được đặt trên tháp Hải Hội của chúng xuất gia. Thái sử họ Trần cúng dường vườn hoa của trường nông lâm nghiệp, mà khi trước, thuộc về khu đất của chùa Thắng Nhân.

Tôi xây hạ viện chùa Vân Lâu nơi đó, lại kiến lập điện đường phòng ốc, cùng sửa chữa chùa Thái Hoa, chùa Tùng-ẩn. Dưới chân núi, xây chùa Chiêu Đề, đổi tên thôn thành thôn Chiên Đề. Sau lưng núi, có một khu rừng rậm, nơi chúng tôi thường đến đốn củi để mang về chùa.

Hôm nọ, chợt có người nhặt được một gói đồ lớn, mà trong đó có vàng bạc, cùng hơn hai trăm ngàn đồng. Tôi định đem giao cho chánh phủ để dùng vào việc cứu tế dân nghèo, nhưng đại chúng ngăn cản, bảo là hiện tại chùa đang thiếu thốn, nên giữ lại cho chùa.

Tôi bảo: "Theo luật Phật chế thì người xuất gia không được giữ đồ vật rơi rớt. Nay nhặt được mà muốn giữ, tức là phạm giới. Đồ này là vật phi nghĩa, không thể giữ lại cho chùa được. Chư vị có thể đem tiền của mình mà cúng dường Tam Bảo, để trồng vào ruộng phước. Người xuất gia có thể đi hóa duyên nếu cần. Tôi không dám lấy vật nhặt được mà đem vào làm của cho chùa."

Đại chúng nghe thế, liền đồng ý đem gói đồ này cho chính phủ để cứu giúp dân nghèo.

Hai năm liền, tỉnh Vân Nam liên tiếp bị nạn hạn hán, dân chúng đói rách bịnh khổ. Bịnh bạch hầu lan tràn, khiến vô số người chết. Từ tướng sĩ đến dân chúng, không ai không nghĩ đến ân đức họ Đường, nên cùng nhau bàn luận, thỉnh mời họ Đường trở về Vân Nam nhậm chức đô đốc.

Sau khi trở về nhậm chức, họ Đường đi thẳng đến chùa, thỉnh tôi lập đàn tràng cầu mưa. Tôi thiết lập đàn tràng cầu nguyện. Trong ba ngày, trời đổ mưa to, (lúc ấy là tháng năm, không phải mùa mưa), nhưng bịnh bạch hầu vẫn lan tràn. Họ Đường nói: "Con nghe rằng nếu trời đổ tuyết thì bịnh bạch hầu này sẽ hết, nhưng nay mùa xuân sắp hết, làm thế nào để có tuyết rơi?"

Tôi nói: "Tôi sẽ thiết lập đàn tràng nữa. Ngài hãy thành tâm cầu nguyện!"

Họ Đường ăn chay giữ giới. Tôi tụng kinh lễ sám. Qua hôm sau, tuyết rơi dầy cả thước. Bịnh bạch hầu đột nhiên chấm dứt. Ai ai cũng đều tán thán Phật pháp thật không thể nghĩ bàn.




Thanked by 1 Member:

#34 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/02/2012 - 09:46

Dân Quốc năm thứ mười hai, tám mươi bốn tuổi. 1923-24

Trong năm, lúc sửa chữa tháp Hải Hội cho bảy chúng xuất gia, vừa đào nền móng sâu xuống vài tấc thì phát hiện ra một cái hòm, trên có ghi: "Phu nhân họ Lý, người Phiên Dương, đời Gia Tỉnh thứ tư 1525-26." Mở nắp hòm ra, thấy gương mặt bà hồng hào như còn sống.

Lúc hỏa táng, ngọn lửa biến thành hình hoa sen. Sau đó, tro của bà được đặt vào tháp Ưu Bà Di. Tất cả ngôi mộ bên phải của chùa đều được hỏa táng. Tro được đặt hết vào trong tháp Hải Hội.

Giữa những ngôi mộ, có một bia tháp của tỳ kheo Đạo Minh, niên hiệu Đạo Quang đời Thanh 1821-50. Tỳ kheo Đạo Minh lúc nhỏ hai chân bị tàn tật, cha mẹ gởi vào chùa tu. Sau khi thọ giới cụ túc, thầy phát tâm lạy Đại Bi Sám Pháp, trì niệm thánh hiệu Bồ Tát Quán Ấm.

Đêm nọ, mơ thấy Bồ Tát Quán Ấm hiện ra bảo hãy đi tắm. Tắm xong, không thấy Bồ Tát đâu hết, mà hai chân cảm thấy rất khỏe khoắn. Hôm sau, khi bước xuống giường, hai chân đi được như bình thường. Từ đó, trí huệ Thầy ngày một tăng trưởng, nên cả đời luôn trì thánh hiệu Bồ Tát Quán Ấm. Trên nắp hòm, kiến cắn nhặm thành một tháp nhỏ hình tám cạnh, có bảy từng. Như thế, chứng minh sự tu trì cẩn mật của Thầy.

Dân Quốc năm thứ mười ba, tám mươi lăm tuổi. 1924-25

Năm ấy, tôi sửa sang lại tất cả tháp chư tổ sư toàn núi cùng tháp bảy vị Phật. Tổng cộng là mười sáu ngôi tháp. Lại sơn phết các tôn tượng Phật, Bồ Tát, năm trăm vị A La Hán trong tất cả chùa chiền. Nơi đại hùng bảo điện chùa Thắng Nhân, đúc ba tượng Phật bằng đồng, và sửa lại chánh điện Tây Phương, cùng vẽ ba ngôi thánh tượng v.v...

Mùa xuân, kỳ truyền giới chấm dứt. Thiền sư Cụ Hành tự thiêu mà vãng sanh. Tôi có ghi lại sự việc như sau:

"Ký thuật về hạnh nghiệp của thiền sư Cụ Hành:

Thầy tên Nhật Biện, tự Cụ Hành, người tỉnh Hội Lý. Lúc nhỏ, cha mẹ mất sớm. Có người họ Tăng thương tình đem về nuôi nấng. Lớn lên, lại gả con gái cho. Sau đó, sanh ra hai đứa con. Gia đình luôn nghèo cùng túng thiếu. Tám người trong gia đình thường đến chùa làm công quả.

Năm Tuyên Thống nguyên niên, lúc tôi vận chuyển Đại Tạng kinh về núi, liền truyền giới. Khi ấy, Thầy được hai mươi tuổi, hướng dẫn toàn gia đình đến chùa cầu xin xuất gia. Mặt Thầy xấu, lại không biết chữ, nhưng ban ngày khổ hạnh trồng rau quả, tối đến lễ lạy sám hối, niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Ấm, tập tu thiền, tự học tụng kinh, không nhờ người chỉ dạy, chỉ tự lực tinh tấn. Năm Dân Quốc thứ tư, Thầy xin ra ngoài tham học.

Đến năm Dân Quốc thứ chín, lúc tôi trụ trì chùa Vân Lâu ở Côn Minh, Thầy trở lại nhận chức trồng rau sau chùa. Thầy thường lên chánh điện tụng kinh, may vá y áo cùng đệm giường gối cho tăng chúng, không từ gian lao khổ nhọc. Ngày ngày trồng rau. Nếu có dư thừa rau cải thì đem cho người khác để gieo duyên, không giữ thực phẩm riêng cho mình. Thầy rất ít nói chuyện vãn. Khi tôi trú tại hạ viện chùa Thắng Nhân, nhận thấy mật hạnh của Thầy, thật khó ai bì kịp.

Kỳ truyền giới trong năm, Thầy cầu xin thọ giới tỳ kheo, rồi trở lại hạ viện tu hành. Đến ngày hai mươi chín tháng ba, dùng cơm trưa xong, Thầy qua chùa Thắng Nhân, ra sân sau chánh điện, tự lấy rơm rạ lót chung quanh, đắp y ca sa, ngồi xếp bằng trên đó, tay trái cầm khánh dẫn lễ, tay phải cầm dùi gõ mõ, mặt hướng về phía tây niệm Phật, rồi tự đốt rơm. Vài chục người trong chùa, không biết Thầy đi đâu, liền chạy ra ngoài, thấy lửa cháy rần rần.

Họ đến gần, thấy Thầy đang ngồi bất động trong đóm lửa, mà y ca sa vẫn y như cũ, chỉ có mõ là bị cháy. Người trong chùa chạy đến báo tin cho tôi hay. Vì đang bận chuẩn bị cho kỳ truyền giới Bồ Tát vào mồng tám tháng tới, nên không thể xuống núi được, liền viết thơ mời Vương Trúc Thôn, trưởng ban tài chánh tỉnh lỵ, và Trương Chuyết Tiên, trưởng cục thủy lợi, thay mặt tôi làm lễ an táng cho Thầy.

Họ Vương và họ Trương thấy việc kỳ lạ này, liền thuật lại với đề đốc họ Đường. Họ Đường dẫn toàn gia quyến đến xem. Họ thấy thân Thầy ngồi nghiễm nhiên bất động, tay vẫn còn cầm khánh. Khi vừa lấy chiếc khánh ra khỏi tay thì toàn thân Thầy bỗng tan rụi thành tro bụi. Tất cả đại chúng đều sanh thâm thâm tín.

Họ Đường đề nghị rằng lễ an táng thầy Cụ Hành phải do chánh phủ đảm trách trong ba ngày. Người đến chiêm lễ cả hàng chục ngàn người. Họ Đường đem chiếc khánh đó cùng một bản văn sơ lược tiểu sử thầy Cụ Hành, giao cho thư viện tỉnh bảo quản.

(Đại sự trong năm: Tháng giêng, Quốc Dân Đảng tuyên bố là đảng trị quốc. Tháng năm, khai mở trường quân giáo tại Hoàng Bộ. Tháng mười, chiến tranh giữa hai tỉnh Giang-Triết. Tháng mười một, họ Tào từ chức, họ Ấn lên chấp chánh chính phủ lâm thời. Tiên sinh Tôn Trung Sơn trở về Bắc Kinh.)



Thanked by 1 Member:

#35 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/02/2012 - 09:52

Dân Quốc năm thứ mười bốn, tám mươi sáu tuổi. 1925-26

Mùa xuân, sau kỳ truyền giới, tôi ở lại chùa giảng kinh. Giảng xong, nơi thiền đường, khai mở một tuần thiền thất. Vùng núi của chùa, rất rộng lớn, cây cối um tùm, cần phải đốn bớt. Tôi nhờ người trong thôn đến cùng với đại chúng đốn củi, rồi phân làm nhiều loại, chia cho họ nửa phần. Họ đều vui vẻ.

Năm đó, tỉnh Vân Nam cải đổi, bỏ chức đề đốc tỉnh trưởng. Họ Đường từ chức, trở về ở ẩn, thường lui tới núi đàm đạo.

(Đại sự trong năm: Tiên sinh Tôn Trung Sơn qua đời tại Bắc Kinh. Tháng sáu, thành lập chánh phủ Dân Qụốc tại Quảng Châu.)

Dân Quốc năm thứ mười lăm, tám mươi bảy tuổi. 1926-27

Nhiều biến cố xảy ra trong năm. Binh lính trú tại nhà dân. Dân chúng không ai sống được an ổn, lại không dám ra ngoài đồng gặt hái trong mùa lúa chín vì sợ binh lính. Tôi đến doanh trại lính, bàn thảo với các tướng chỉ huy. Sau đó, họ ra lịnh cho quân lính là không được cản trở khi có tăng chúng cùng nông dân ra đồng gặt lúa. Vì thế, vài ngàn nông dân cùng đến chùa ở. Lúc đầu, cùng đồng ăn cơm. Kế đến, phải ăn cháo. Cuối cùng, hết gạo, chỉ uống nước thôi. Dân chúng thấy tăng chúng đồng cam cộng khổ như thế, nên rất cảm động. Khi hiện tình quân binh được an ổn thì dân chúng đồng trở về nhà. Kể từ đó, dân chúng hết lòng giúp đỡ, bảo hộ chùa chiền, thật rất thành tâm.

Từ lúc tôi trụ trì chùa Vân Lâu, mỗi năm đều mở kỳ truyền giới, giảng kinh, khai thiền thất. Năm nay, trong kỳ truyền giới, trước chánh điện, có những cây mai khô đột nhiên nở trăm chùm hoa, dạng trạng như hoa sen. Tất cả cây cỏ trong vườn trước và sau chùa, tự nhiên nở hoa sen màu xanh. Trong mỗi hoa sen, có nhụy hoa giống như một tượng Phật đứng. Trương Chuyết Tiên có ghi khắc lại việc lạ lùng, hiếm có này trên đá, bằng một bài thơ.

(Đại sự trong năm: Tháng bảy, tiên sinh Tưởng Trung Chánh nhận chức tổng tư lệnh đảng Cách Mạng Dân Quốc, dẫn binh ra bắc chinh phạt. Tháng chín, chiếm Võ Xương. Tháng mười một, chiếm Cửu Giang. Tháng chạp, chánh phủ Dân Quốc dời về Vũ Hán.)

Dân Quốc năm thứ mười sáu, tám mươi tám tuổi. 1927-28

Trong năm, tôi vẫn truyền giới, giảng kinh, khai thiền thất. Đồng thời, tôi cho xây cất thêm các điện, mái ngói, phòng ốc, cùng đúc đại hồng chung U Minh.

(Đại sự trong năm: Tháng tư, chính phủ Dân Quốc kiến lập thủ đô tại Nam Kinh. Tháng sáu, Trương Tác Lâm xưng Đại Nguyên Soái tại Bắc Kinh. Tháng chạp, chính phủ Dân Quốc cùng quân Cộng Sản tuyệt giao.)


Thanked by 1 Member:

#36 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/02/2012 - 19:59

Dân Quốc năm thứ mười bảy, tám mươi chín tuổi. 1928-29

Vì muốn đúc thêm tượng Phật, nên tôi cùng với cư sĩ Vương Cửu Linh đi Hồng Kông để quyên góp tịnh tài. Khi ấy, tướng Trần Chân Như phái tùy viên đến Hồng Kông đón chúng tôi về Quảng Châu. Chúng tôi trú tại viện Di Dưỡng, rồi cùng đến chùa Năng Nhân, núi Bạch Vân.

Họ Trần thỉnh tôi trụ trì chùa Nam Hoa, Tào Khê, nhưng tôi khước từ. Tôi đến Hạ Môn, qua Phước Châu, rồi trở về núi Cổ Sơn giảng kinh. Xong, tôi tới chùa A Dục Vương, lạy xá lợi Phật, rồi trở lại núi Phổ Đà.

Hòa thượng Văn Chất đưa tôi đi Thượng Hải, trú tại am Hương Sơn, chùa Long Quang. Cuối thu, hòa thượng Đạt Công tại Cổ Sơn viên tịch. Đại chúng cử người đến Thượng Hải gặp tôi. Vì gần cuối năm, nên tôi ở lại Thượng Hải qua năm mới.

(Đại sự trong năm: Trương Tác Lâm trở về Phụng Sơn, nhưng trên đường đi, bị phục kích chết. Tháng chạp, ba tỉnh miền đông khởi cờ hiệu. Chính phủ Dân Quốc thống nhất Trung Quốc.)

Dân Quốc năm thứ mười tám, chín mươi tuổi. 1929-30

Tháng giêng, tôi từ Thượng Hải trở về Cổ Sơn. Đô đốc hải quân Dương Huyền Kinh, chủ tịch và cựu chủ tịch tỉnh Phước Kiến đồng dẫn quan dân sĩ thứ đến thỉnh mời tôi ở lại trụ trì chùa Cổ Sơn.

Nghĩ lại, đây là nơi tôi xuống tóc xuất gia, thừa thọ ân Thầy Tổ, khó mà từ chối, nên tôi phải chấp nhận chức trụ trì.


Thanked by 1 Member:

#37 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/02/2012 - 20:05

Dân Quốc năm thứ mười chín, chín mươi mốt tuổi. 1930-31

Qua một năm ở tại Cổ Sơn, những việc khó khăn rắc rối từ từ được giải quyết. Mùa xuân, trong kỳ truyền giới, tôi thỉnh hòa thượng Văn Chất làm Yết Ma Giới Sư. Tháng giêng, tôi giảng kinh Phạm Võng. Trong vườn Phương Trượng, có hai cây phượng vĩ lớn. Theo lời kể của các vị cổ đức thì một cây do chính tay thái tử Mân Vương trồng, còn một cây thì do tổ sư Thánh Triết trồng, vào đời Đường, đã hơn một ngàn năm.

Hai cây phượng vĩ này mọc rất chậm. Mỗi năm chỉ sanh ra một hoặc hai lá thôi. Cả hai cây cao khoảng mười thước, chưa từng nở hoa. Tương truyền, một ngàn năm mới nở hoa một lần. Trong kỳ truyền giới, hai cây phượng vĩ này đột nhiên nở hoa rộ khắp. Dân chúng xa gần đến xem, lưu luyến đạo tình. Hòa thượng Văn Chất có viết một bài kệ ngắn về việc kỳ lạ này. Tôi cũng có đề một bài kệ như sau:

"Ưu đàm bát la phi phàm phẩm,

Tùy Phật thị hiện kim hoa,

Thế gian thải phượng xưng dương thụy,

Hiện đáo kiết tường hỷ khả gia,

Huyền sơn trượng thất lưỡng thiết thọ,

Nhân ngôn thử hủy hướng vô ba,

Định thị chủ lâm thần ủng hộ,

Cố tương nhân thọ phóng lưu hà.

Dịch:

Hoa Ưu Đàm Bát, vật phi phàm,

Y theo Phật thị hiện hoa vàng,

Chiếu soi điềm lành khắp thế gian,

Hiện việc tốt lành vui vẻ thay,

Hai cây phượng nơi thất núi huyền,

Người bảo cây chưa từng nỏ hoa,

Chắc là do thần cây ủng hộ,

Cố phóng ánh quang vì nhân thọ."

Dân Quốc năm thứ hai mươi, chín mươi hai tuổi. 1931-32

Tôi vẫn ở Cổ Sơn tu sửa chùa viện, truyền giới giảng kinh, lập Phật học viện giới luật, xây am Bình Sở, am Vân Ngọa và các tự viện.

Dân Quốc năm thứ hai mươi mốt, chín mươi ba tuổi. 1932-33

Mùa xuân năm ấy, trong kỳ truyền giới tại Cổ Sơn, đột nhiên có một ông lão, tóc trắng như tuyết, dung mạo thanh cao, kỳ dị, đi thẳng vào thất phương trượng, quỳ xuống cầu giới. Tôi hỏi ông tên gì. Ông đáp rằng họ Dương, người Mân Nam, Đài Kiều. Có một vị mới vừa thọ giới, tên Diệu Tông, cũng là người Đài Kiều, nói rằng chưa từng gặp qua ông lão đó. Sau khi truyền giới Bồ Tát, lúc cấp giới điệp xong, thì không thấy tông tích ông lão đâu cả.

Lúc Diệu Tông trở về Đài Kiều, đến am Long Vương, thấy một bức tượng ngồi nghiễm nhiên, giống như ông lão, lại thấy giới điệp trong tay của tượng thần. Nam Đài chấn động, truyền nhau rằng Long Vương cầu thọ giới. Cũng trong kỳ truyền giới đó, có lão cư sĩ người Quảng Đông, là học giả triều Thanh, tên Trương Ngọc Đào, sáu mươi sáu tuổi, đến núi cầu giới. Tôi mời ông quản lý trông coi kinh tạng ở Cổ Sơn. Kỳ truyền giới chấm dứt, tôi thỉnh lão pháp sư Từ Chu tại pháp đường giảng giới Căn Bản của Bốn Phần Luật, cùng thỉnh hai vị pháp sư Tâm Đạo, Ấn Thuận làm giáo thọ.

(Đại sự trong năm: Tháng giêng, quân Nhật chiếm Cẩm Châu, tấn công Ấp Bắc nơi Thượng Hải. Quốc dân kháng chiến. Tháng ba, Đoàn Nghị tại Trường Xuân tức nước Mãn Châu, chính thức lên cầm quyền.)

Dân Quốc năm thứ hai mươi hai, chín mươi bốn tuổi. 1933-34

Trong kỳ truyền giới, vào mùa xuân, tôi thỉnh lão pháp sư Ứng Từ giảng kinh Phạm Võng. Tháng giêng, quân Nhật chiếm cửa ải Sơn Hải, làm nhân tâm lo sọ, kinh hãi. Đạo quân thứ mười chín tại Phước Kiến đặt trong tình trạng báo động. Các chùa miếu tự viện trong toàn tỉnh, đình chỉ việc cho khách tăng tạm trú tại chùa, chỉ có Cổ Sơn là nơi vẫn còn tiếp đãi khách tăng. Khoảng năm sáu trăm tăng chúng cư ngụ tại núi. Việc phân phát lương thực thật khó khăn, nhưng mỗi người vẫn được một phần cháo vào buổi sáng và một phần cơm vào buổi trưa.

Tháng sáu, xây xong công viên phóng sanh. Trong các con ngỗng do cư sĩ Trịnh Cầm Tiều mang tới phóng sanh, có một con rất kỳ lạ. Nó nặng hơn mười sáu ký. Khi nghe tiếng mõ khánh đánh, nó trương hai đôi cánh và ngưỡng cổ ra. Khi vào chánh điện, nó giương mắt nhìn tượng Phật suốt cả ngày. Một tháng sau, nơi chánh điện, trước tượng Phật, nó đứng thẳng mà chết, nhưng không ngã xuống đất. Trịnh cư sĩ rất kinh ngạc, liền thỉnh chư tăng đem nó đi thiêu đốt. Tháng bảy, khi thiêu thì xác nó không bốc ra mùi gì hết. Một ngôi mộ được đào để chứa tro cốt của các động vật.

(Đại sự trong năm: Tháng giêng, quân Nhật xâm nhập cửa ải Sơn Hải. Tháng ba, chúng chiếm Nhiệt Hà, tấn công Hoa Bắc.)




Thanked by 1 Member:

#38 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/02/2012 - 20:50

Dân Quốc năm thứ hai mươi ba, chín mươi lăm tuổi. 1934-35

Mùa xuân, một bước tiến nữa để hoàn hảo chương trình giáo dục nơi Phật học viện tại Cổ Sơn là thỉnh lão pháp sư Từ Chu làm viện chủ. Tháng hai, vào đêm nọ, trong lúc tọa thiền, tâm tôi dường như đang mộng mà cũng chẳng phải mộng, thấy Lục Tổ đại sư đến bảo: "Đã đến lúc rồi, Thầy hãy trở về!"

Hôm sau, tôi bảo đệ tử là Quán Tâm: "Duyên đời của Thầy chắc không còn lâu đâu. Hôm qua Lục Tổ đại sư gọi Thầy trở về!"

Thấy Quán Tâm buồn bả, tôi an ủi. Đến giữa tháng tư, đêm nọ, mộng ba lần, thấy Lục Tổ thúc giục tôi trở về. Thật là việc lạ kỳ. Chẳng bao lâu, tôi nhận điện tín từ chính quyền tỉnh Quảng Đông. Họ muốn thỉnh tôi về sửa chữa đạo tràng Lục Tổ. Tôi nghĩ đến thánh địa đó, hiện tại rất cần tu bổ sửa sang. Trước kia, lần sửa chữa cuối cùng là do ngài Hám Sơn 1546-1623 đảm trách. Thế nên, tôi mang hành lý đi về Lĩnh Nam.

Khi xưa, tướng quân Lý Hán Hồn lúc đóng quân tại vùng phía bắc tỉnh Quảng Đông, tận mắt thấy chùa Nam Hoa bị hư hoại nặng nề, nên tự sửa sang đôi chút, từ tháng chín năm 1933 đến tháng tám năm 1934. Mùa đông, tại chùa Nam Hoa, chư hộ pháp cố thỉnh tôi truyền giới. Vì phòng ốc, điện đường bị hư hoại, sụp đổ, nên chúng tôi tạm cất những mái chòi tre để cho cả trăm tăng chúng cư ngụ. Quan thân sĩ thứ vùng Quảng Châu và Triều Châu cùng quyến thuộc đến thọ giới quy y. Mười bảy tháng chạp, kết đàn tràng tại chánh điện. Tối đến, đang khi truyền giới Bồ Tát, có một con hổ đến, như thể muốn thọ giới quy y, khiến toàn thể đại chúng đều hoảng sợ. Tôi truyền tam quy y và thuyết giới cho hổ. Nó có vẻ như hiểu biết mà thọ nhận, rất thuần thục. Thọ giới xong, nó liền bỏ đi.

(Phụ chú: Mùa đông năm Dân Quốc thứ hai mươi ba, kiến lập đạo tràng xong. Tối nọ, khi bốn chúng cùng quan dân sĩ thứ đồng tụ hội tại chánh điện, thì Giang Khổng Ấn, lúc đang đứng trên lầu các, phát hiện ra trước cửa chùa Nam Hoa có hai luồng ánh sáng chói lòa. Đến gần, thấy rõ đó là hổ, nên ông ta liền la lên. Quân lính cầm súng định bắn thì kịp lúc Vân Công bước ra cản lại. Hổ liền quỳ xuống. Vân Công thuyết tam quy y, cùng dạy nó rằng hãy nên ẩn trong núi thẩm rừng sâu, chớ có ra ngoài hại người. Hổ cúi đầu ba lần rồi đứng dậy, đi trở vào rừng, nhưng với điệu dạng rất quyến luyến. Kể từ đó, mỗi năm hổ đều xuất hiện một hai lần. Vài lúc, núi rừng tuyệt không dấu tích các loài cầm thú khác vì nghe tiếng rống của hổ. Vân Công đôi khi đi ra gặp nó, vỗ về an ủi lời lành thiện. Việc hổ già quy y Tam Bảo thật rất kỳ lạ. Được nghe Vân Công trong lúc thuyết giới có nói bài kệ:

"Hổ biết quy y Phật,

Tánh chánh không hai,

Tâm người, tâm thú,

Đồng tạng quang minh."

(Đại sự trong năm: Phổ Nghị tại Trường Xuân, Mãn Châu xưng đế, cải hiệu là Đại Đồng.)



Thanked by 2 Members:

#39 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 24/02/2012 - 08:06

Dân Quốc năm thứ hai mươi bốn, chín mươi sáu tuổi. 1935-36

Mùa xuân, tướng Lý Hán Hồn được thuyên chuyển về vùng phía đông tỉnh Quảng Đông. Thế nên chúng tôi mất đi một vị đại hộ pháp. Việc kiến lập tự viện ngày một khó khăn. Sau kỳ truyền giới, theo lời thỉnh mời của Đông Hoa Tam Viện, tôi qua Hồng Kông, kiến lập đàn tràng Thủy Lục Không tại vườn Đông Liên Giác Uyển. Phật sự xong, tôi trở về Cổ Sơn, từ chức trụ trì. Tôi thỉnh lão hòa thượng Thạnh Huệ kế nhậm chức trụ trì. Sau đó, tôi liền trở lại chùa Nam Hoa. Việc đầu tiên là tôi cho tu bổ lại chánh điện thờ chư Tổ Sư, xây điện thờ Bồ Tát Quán Âm, và cất phòng xá. Tháng chạp, nơi phía bắc đình Phục Hổ, thuộc phía nam suối Trác Tích, có ba cây tùng cổ xưa, trồng từ đời Tống 960-1279, đã khô héo trong vài trăm năm, nay đột nhiên ra lá. Thủ tọa Quán Bổn có ghi lại việc lạ kỳ này. Bài ký sự được cư sĩ Sầm Học Lữ khắc trên đá tại chùa.

Dân Quốc năm thứ hai mươi lăm, chín mươi bảy tuổi. 1936-37

Mùa xuân, việc tu sửa điện đường phòng xá từ từ được hoàn tất. Tổng thống Dân Quốc, ông Lâm Tử Siêu, bộ trưởng, ông Cư Chánh, tướng Tưởng Trung Chánh... lần lượt đến chùa Nam Hoa. Hai ông, Lâm Tử Siêu và Cư Chánh, hộ trợ việc xây cất trùng tu đại điện. Tướng Tưởng Trung Chánh cúng dường tiền để mướn nhân công đào sửa lại con suối chạy ngang qua chùa. Tuy nhiên, vào lúc cuối, không cần nhân lực, nhưng vẫn hoàn thành. Thật biết ơn chư long thần hộ pháp đã gia hộ.

(Phụ chú: Con suối chảy ngang chùa Nam Hoa, xưa vốn cách xa khoảng một trăm bốn mươi thước. Vì lâu năm không đào vét, nên cát đá lấp đi, khiến nước chảy về hướng bắc, thẳng đến cửa chùa. Để đưa con suối trở lại hướng cũ, phải cần mướn khoảng ba ngàn nhân công, tốn kém rất nhiều. Ngày hai mươi tháng bảy, chuẩn bị khởi công thì tối hôm đó, trời đổ mưa to, rơi xuống như muôn ngàn con ngựa đang chạy đua. Sáng hôm sau, dứt mưa, nước tràn ra bờ suối, chảy dài theo hướng mà chúng tôi ước muốn. Đất đá của con suối trước, đắp thành bờ đê cho con suối sau này, cao cả vài thước. Dường như long thần hộ pháp đã giúp đỡ chúng tôi sửa lại hướng của con suối này.)

Dân Quốc năm thứ hai mươi sáu, chín mươi tám tuổi. 1937-38

Sau kỳ truyền giới vào mùa xuân, thể theo lời thỉnh cầu của hội cư sĩ Tuệ Viên, tôi đi giảng kinh tại Quảng Châu. Khi ấy, có các vị Lạt Ma người Tây Tạng cùng vài mươi người đến gặp tôi. Tăng chúng ở vùng Phật Sơn, thỉnh tôi đến đó làm lễ khai quang cho bảo tháp tại chùa Nhân Thọ. Kế đến, tôi lại trở về chùa Nam Hoa lo coi sóc công trình xây dựng các tự viện.

(Đại sự trong năm: Ngày bảy tháng bảy, quân Nhật vây cầu Lô Giang. Quân dân thối lui về Bắc Bình. Chiến tranh Trung-Nhật lan tràn khắp nơi. Tháng chạp, Nam Kinh bị vây hãm. Chánh phủ Dân Quốc tuyên bố dời đô về Trùng Khánh.)

Dân Quốc năm thứ hai mươi bảy, chín mươi chín tuổi. 1938-39

Kỳ truyền giới vào mùa xuân xong, tôi đến Tuệ Viên giảng kinh. Giảng xong, tôi đi Hồng Kông, đến vườn Đông Liên Giác Uyển, kiến lập pháp hội Đại Bi Sám Pháp. Qua mùa thu, tôi trở lại chùa Nam Hoa.

Dân Quốc năm thứ hai mươi tám, một trăm tuổi. 1939-40

Vào mùa xuân, trong kỳ truyền giới, các tỉnh đều bị binh đao loạn lạc. Tăng chúng đến chùa cầu thọ giới rất đông. Tôi đề nghị là trong tình cảnh loạn ly, chiến tranh tàn khốc, binh sĩ cùng dân chúng bị thương vong rất nhiều, phàm là người Phật tử, mỗi người phải phát tâm, thiết lễ đàn tràng, mỗi ngày sám hối hai giờ, cầu siêu độ cho các vong linh vất vưởng, cùng cầu nguyện tiêu tai giải nạn. Tôi cũng đề nghị là toàn thể đại chúng nên giảm bớt khẩu phần ăn của mình để dùng vào việc cứu giúp dân chúng. Lời đề nghị của tôi được chấp thuận và thi hành.

(Đại sự trong năm: Ngày mồng một tháng chín, thế chiến thứ hai tại Châu Âu phát khởi.)


Thanked by 1 Member:

#40 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 24/02/2012 - 08:20

Dân Quốc năm thứ hai mươi chín, một trăm lẻ một tuổi. 1940-41

Sau kỳ truyền giới vào mùa xuân, Quảng Châu bị vây hãm. Quân dân hai chánh phủ thối lui, trở về Triết Giang. Tăng chúng các nơi đổ dồn về chùa đông đúc. Tôi vẫn trùng tu chùa Đại Giám tại Triết Giang, làm hạ viện của chùa Nam Hoa, để tiện việc tới lui. Lại trùng tu chùa Nguyệt Hoa để tiếp đón tăng chúng.

(Đại sự trong năm: Tháng giêng, Uông Tinh Vệ cùng Nhật Bổn ký mật ước bán nước, cũng gọi là chánh phủ Dân Quốc, đóng đô tại Nam Kinh.)

Dân Quốc năm thứ ba mươi, một trăm lẻ hai tuổi. 1941-42

Mùa xuân, sau khi truyền giới, tôi cấp tốc công trình xây dựng các điện đường mái ngói. Khoảng tám chín mươi người ra công sức xây cất chùa. Trong hai năm, có các đệ tử cùng chư thiện tín đến cúng dường được khoảng hơn hai trăm ngàn đồng. Tôi giao cho chính quyền địa phương dùng vào việc cứu giúp dân nghèo. Tôi không muốn giữ chút nào hết, vì dân chúng tỉnh Triết Giang đang bị chịu cảnh thiếu ăn, đói khổ khắp nơi. Năm nay, Triết Giang thành lập hội Phật Giáo Quảng Đông, đề cử tôi làm chủ tịch và cư sĩ Trương Tử Kiêm làm phó chủ tịch.

(Đại sự trong năm: Tháng chạp, chiến tranh tại Thái Bình Dương bộc phát. Quân Nhật công hãm Hồng Kông, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Ngưỡng Quang, cùng các nước khác.)

Dân Quốc năm thứ ba mươi mốt, một trăm lẻ ba tuổi. 1942-43

Trong kỳ truyền giới, có thọ thần đến cầu thọ giới, rất là kỳ lạ. Giám viện Quán Bổn có ghi lại như sau:

"Vào lúc truyền giới, chợt có một hành giả đến, cầu thọ giới tỳ kheo. Khi được hỏi danh tánh là gì, người ở đâu, bao nhiêu tuổi, thầy thế độ là ai, có mang đủ ba y ca sa, một bình bát không, thì trả lời rằng thầy vốn họ Trương, người Triết Giang, ba mươi bốn tuổi, không có thầy thế độ, cũng không có ba y ca sa và một bình bát. Vì lòng chân thành, nên thầy được ban cho tất cả vật dụng cần thiết để thọ giới xuất gia, cùng với pháp danh là Thường Nhục.

Trước khi được thọ giới, thầy làm rất nhiều công việc nặng nhọc trong chùa như quét dọn lau chùi trong ngoài tự viện. Tính tình trầm mặc, không nói chuyện chi với ai. Khi được cho lên đàn thọ giới thì nhất nhất đều theo giới luật. Đến khi tam đàn đại giới sắp kết thúc, tức sau đàn truyền giới Bồ Tát, thì không ai tìm thấy thầy đâu hết, mà y ca sa, giới cụ vẫn còn để lại giới đường. Việc này, từ từ mọi người cũng quên hẳn. Trước kỳ truyền giới năm sau, Vân Công mộng thấy vị thầy kia đến xin lại giới điệp. Được hỏi rằng thầy đi đâu sau khi lễ truyền giới chấm dứt thì trả lời rằng thầy ở chung với thần đất nơi đó chứ không đi đâu hết. Tỉnh dậy, Vân Công biết đó là thọ thần khi trước đến cầu thọ giới, nên bảo tăng chúng đem giới điệp đó đến dưới gốc cây cổ thụ bên cạnh chùa, nơi miếu thổ địa, mà đốt để trả lại cho thọ thần."

Trong mùa hạ và mùa thu, tôi sửa lại am Vô Tận cho ni chúng trú ngụ. Chùa Đại Giám vừa được xây xong, nhưng công trình trùng tu chùa Nam Hoa vẫn chưa hoàn tất. Đồng thời, tôi luôn phải lo lắng những việc thế gian lẫn xuất thế gian tại Cổ Sơn. Không lúc nào được rảnh rỗi. Lại có máy bay Nhật cứ mãi quấy nhiễu không yên.

(Phụ chú: Từ lúc Nhật chiếm Quảng Châu, tỉnh phủ của chính phủ Dân Quốc dời về Triết Giang. Các tướng tá cao cấp thường lui tới chùa Nam Hoa. Tình báo Nhật biết được rằng chùa thường là nơi hội họp của chính phủ Dân Quốc. Ngày nọ, vào tháng bảy, quả nhiên có rất nhiều vị cao cấp trong chính phủ Dân Quốc đến chùa. Máy bay Nhật vì thế cứ lượn vòng quanh chùa mãi. Vân Công biết nguy hiểm sắp đến, nên bảo tăng chúng cùng mọi người nên trở về phòng xá, còn Ngài thì vào Tổ đường, một mình đốt hương, ngồi xếp bằng, tọa thiền. Lát sau, máy bay thả bom xuống vào một lùm cây bên bờ suối ngoài chùa, nhưng không nổ. Sau đó, một đoàn máy bay lại cứ lượn vòng quanh chùa mãi. Đột nhiên, có hai chiếc trong đoàn máy bay, tự đâm vào nhau, rồi rớt xuống, cách chùa khoảng bốn mươi dặm tại vùng Mã Bá. Cả người và máy bay đều tan xác. Từ đó, máy bay Nhật không còn dám bay ngang chùa trong những chuyến vào Nam ra Bắc nữa.)

Tháng mười một, tổng thống chính phủ Dân Quốc, họ Lâm, cùng các bộ trưởng, phái hai vị cư sĩ Chuyết Ánh Quang và Trương Tử Khiêm đến chùa thỉnh tôi qua Trùng Khánh, kiến lập pháp hội tiêu tai giải nạn. Ngày sáu tháng mười một, tôi khởi hành đến Hành Ngạc, dâng hương. Tướng Lý Tể Thâm cùng Quế Lâm phái Kế Quốc Trụ đến tiếp đón. Khi đến núi Nguyệt Nha nơi tướng Lý Tể Thâm đóng binh thì bốn chúng tại gia lẫn xuất gia đến tiếp đón tôi. Lúc đến Quý Châu, qua chùa Kiểm Minh, hòa thượng Quảng Diệu thỉnh tôi thượng đường khai thị. Đến Trùng Khánh, gặp các đại diện chính quyền cùng các tự viện đến nghinh tiếp. Sau khi gặp tổng thống họ Lâm và trưởng ban tổ chức họ Đái, chúng tôi cùng bàn thảo việc tổ chức pháp hội tại hai chùa Từ Vân và Hoa Nam.

Dân Quốc năm thứ ba mươi hai, một trăm lẻ bốn tuổi. 1943-44

Tháng giêng, tôi làm lễ sám, pháp hội cầu tiêu tai giải nạn. Đến ngày hai mươi sáu mới chấm dứt. Tổng thống họ Lâm, tướng họ Tưởng, bộ trưởng họ Đái, tướng họ Hà...lần lượt mời tôi dự cơm chay. Tướng họ Tưởng vấn hỏi Phật pháp rất thâm sâu, từ luận duy vật duy tâm đến các tôn giáo hũu thần như Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo.. Mọi chi tiết, tôi đều trả lời bằng thơ từ. Tại chùa Từ Vân, chùa Hoa Nham, tôi lên tòa thuyết pháp. Thị giả là Duy Nhân có ghi lại chi tiết. Tháng ba, tôi trở về Nam Hoa sửa chữa tháp Hải Hội của bảy chúng. Khi đào đất lên thì thấy bốn cái hòm trống, không có hài cốt. Mỗi cái dài một thước sáu tấc, cùng một thẻ màu đen, hình vuông, khoảng tám tấc, trên hòm có khắc hình chim, động vật, biểu tượng thiên văn học, nhưng không ghi rõ ngày tháng. Tháng sáu, khai mở học viện giới luật để giáo hóa thanh niên tăng. Lại thành lập trường tiểu học tại làng Bảo Lâm cho các con em thuộc gia đình nghèo khó trong làng. Mùa đông, hoàn thành xây cất tháp Hải Hội.

(Đại sự trong năm: Tổng thống họ Lâm từ trần. Tưởng Trung Chánh lên nhậm chức tổng thống.)

Dân Quốc năm thứ ba mươi ba, một trăm lẻ năm tuổi. 1944-45

Trong năm 1940, sau khi trùng tu lại chùa Tào Khê, đạo tràng Lục Tổ Huệ Năng xong, tôi cùng thầy Phước Quả đi Triết Giang, Khổng Nguyên để tìm đạo tràng Long Thọ, nhưng không thấy. Khi đến núi Vân Môn, giữa các bụi cây cỏ lác, gai góc, chúng tôi tìm được di tích một ngôi chùa cổ xưa và nhục thân của vị tổ sáng lập ra đạo tràng Vân Môn.

Hai lần thấy tổ đình bị hư hoại đến mức thậm tệ, tôi không thể cầm được nước mắt. Xót thương thay, một vị tăng tên là Minh Không đã ở đó từ năm 1938. Thầy đơn độc chịu dựng gian nan, rét buốt để lo hương khói cho Tổ Sư. Chùa nếu không được sửa sang thì tương lai sẽ bị hư hoại hoàn toàn, chìm vào trong quên lãng.

Lúc trở lại chùa Nam Hoa, tôi có thương lượng với chủ tịch Lý Tể Thâm, tướng Lý Hán Hồn...Sau này, tướng Lý Hán Hồn khi đi kinh lý qua vùng Khổng Nguyên đến núi Vân Môn, thấy chùa Đại Giác thiền tự bị hư hoại sụp nát như chùa Nam Hoa thuở trước, nên ông mới bàn với chư tăng và các thân hào địa phương, thỉnh mời tôi lo việc trùng tu ngôi tổ đình. Tôi chấp nhận, giao chức trụ trì chùa Nam Hoa cho đệ tử là Phục Nhân.

Tôi được các ngài Lý Tể Thâm, Lý Hán Hồn, Châu Hồng giao tích trượng Vân Môn cùng một số tiền lớn để trùng hưng lại chùa. Dự đoán là chiến tranh sẽ lan tràn đến chùa Nam Hoa, nên tôi bí mật thỉnh chuyển nhục thân của Lục Tổ Huệ Năng và ngài Hám Sơn cùng các pháp bảo khác trở về núi Vân Môn.

Lúc mới đến Vân Môn, tôi thấy hầu hết các chùa viện đều bị hư hoại hoang tàn, ngoại trừ chánh điện thờ tổ Vân Môn, nhưng cũng sắp tàn hoại. Tôi trú sau chánh điện Quán Âm, định việc trùng tu lại các ngôi tự viện trên núi. Tháng mười, chùa Nam Hoa tổ chức đàn tràng Thủy Lục Không, thỉnh tôi về làm Pháp Chủ.



Thanked by 1 Member:

#41 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 24/02/2012 - 08:38

Dân Quốc năm thứ ba mươi bốn, một trăm lẻ sáu tuổi. 1945-46

Giữa mùa xuân và hạ, quân Nhật chiếm đóng vùng phía bắc tỉnh Quảng Châu. Các huyện luôn bị vây hãm. Thành Khổng Nguyên cũng bị bao vây. Dân chạy nạn chiến tranh đến Vân Môn rất nhiều. Không đủ thức ăn. Đại chúng đồng cam cộng khổ. Mới đầu thì còn được ăn cơm, ăn cháo, sau lại đến uống bột gạo. Trong những người chạy nạn, có thợ mộc, thợ đào ống cống, thợ đun ngói gạch, gần cả trăm người. Họ cùng làm việc sửa chữa lại tự viện phòng xá mà không lấy tiền công. Thế nên, công lao của họ rất lớn trong việc trùng tu chùa viện trên núi.

Mùa hè, khi dân quân di chuyển qua căn cứ phòng vệ nơi khác, thì một nhóm cướp địa phương chặn đường, đánh phục kích. Quân lương bị tổn thất nặng nề. Đại quân tiếp viện đến, định đánh quân cướp trong vùng, bao bọc khoảng hơn bốn mươi làng. Thế nên, cả ngàn người, già trẻ, gái trai cùng mang đồ chạy nạn lên núi. Các bô lão trong vùng đến chùa cầu tôi giúp đỡ, thương lượng với quân binh. Vì thế, tôi đi thẳng đến doanh trại các vị tướng tá, bàn luận cả ba ngày. Tôi cũng kêu gọi nhóm cướp địa phương trả lại những quân nhu đã lấy được. Nhóm cướp này đồng ý, trả lại tất cả đồ vật cho quân binh. Do đó, cuộc sống dân lành trở lại bình thường. Từ đó, dân chúng kính thương chư tăng như mẹ hiền.

Quân Nhật tuy bao vây huyện thành, mà không dám quấy phá núi Vân Môn, nên dân trong vùng tránh được nạn chiến tranh.

(Đại sự trong năm: Tháng sáu, Mỹ thả bom nguyên tử tại Quảng Đảo, Nhật Bổn. Tháng chín, quân Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, trao thơ đầu hàng tại Nam Kinh. Tháng mười, chánh phủ Dân Quốc chiếm lại Đài Loan.)

Dân Quốc năm thứ ba mươi lăm, một trăm lẻ bảy tuổi. 1946-47

Thế chiến thứ hai chấm dứt. Mọi người trở về quê quán làm ăn sinh sống bình thường. Tại chùa Nam Hoa, tôi vẫn truyền giới giảng kinh vào mùa xuân. Mùa thu, chính phủ ra lệnh các tự viện trong toàn nước phải tụng kinh, truy điệu, cầu siêu cho các vong linh tử sĩ. Quan dân sĩ thứ ở Tuệ Viên thỉnh tôi đến làm Pháp Chủ. Ngày mười bảy tháng chín, tại chùa Tịnh Huệ, tôi thiết lập đàn tràng cầu siêu. Trong chùa có một cây đào, đột nhiên nở hoa, nhụy đài tinh khiết như lưu ly, thực chưa từng có. Trên trăm ngàn người đến xem, rất thích thú. Cư sĩ Tăng Bích Sơn hái hoa đào làm tượng Cổ Phật. Cư sĩ Hồ Nghị Sanh vẽ một bức tranh về hoa đào kỳ diệu này. Pháp hội xong, quan dân sĩ thứ ở Hồ Sán thỉnh tôi đến chùa Khai Nguyên tại Hồ Châu hoằng dương Phật pháp. Người thọ giới quy y rất đông. Mùa đông, đệ tử lớn của tôi là Quán Bổn thị tịch.

(Đại sự trong năm: Chánh phủ Dân Quốc trở về đóng đô tại Nam Kinh.)



Thanked by 1 Member:

#42 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 24/02/2012 - 08:46

Dân Quốc năm thứ ba mươi sáu, một trăm lẻ tám tuổi. 1947-48

Mùa xuân, tôi vẫn đến chùa Nam Hoa truyền giới giảng kinh. Mùa hạ, Đông Hoa Tam Viện thỉnh tôi qua Hồng Kông lập pháp hội cầu an. Đến Hồng Kông, tôi trú tại trường Sùng Lan do cư sĩ Tăng Bích Sơn tiếp đãi. Ông cũng trợ giúp tôi làm Phật sự. Người thọ giới quy y vài ngàn người. Cư sĩ Khoan Vinh, Lý Dân Hân thỉnh tôi qua Ma Cao giảng kinh, khai thiền thất. Người đến quy y cũng vài ngàn người. Cư sĩ Mã Thi Truyền thỉnh tôi đến Thạch Kỳ, huyện Trung Sơn, lập pháp hội Đại Bi Sám Pháp. Người quy y cũng vài ngàn người. Phật sự xong, tôi trở về Vân Môn đốc thúc công trình xây dựng lại các tự viện.

Dân Quốc năm thứ ba mươi bảy, một trăm lẻ chín tuổi. 1948-49

Mùa xuân, truyền giới xong, tôi đi Tuệ Viên để khai sáng nhà thương Phật giáo Chí Đức. Tôi lại đến Hồng Kông giảng kinh tại Từ Hàn Tịnh Uyển nơi Sa Điện. Giám viện Trí Lâm thỉnh tôi khai mở tuần niệm Phật thất, thuyết ba quy y, năm giới cấm, lại qua Đông Liên Giác Uyển làm lễ bái sám, rồi trở về Vân Môn. Tháng năm, pháp sư Giới Trần thị tịch tại Vân Nam. Một bà người Mỹ tên là Ananda Jenning đến chùa cầu giới, học thiền đả thất, rất hoan hỷ.

(Phụ chú: Trong năm, có bà người Mỹ tên là Ananda Jenning, mến mộ thiền đức của Vân Công, từ ngàn dặm xa xôi, đáp máy bay qua Hoa Lục để cầu Vân Công chỉ dạy. Bộ ngoại giao Hoa-Mỹ báo tin. Vân Công chấp thuận. Đầu tiên, bà gặp Vân Công tại Hồng Kông. Bà lược thuật lý do muốn gặp Vân Công là vì thích nghiên cứu Phật pháp. Cha bà vốn là bác sĩ người Thiên Chúa giáo. Bà đã từng nghiên cứu về Thần giáo hơn hai mươi năm, nhưng không hiểu rõ cho lắm, nên mới đi khắp nơi học hỏi nghĩa lý Phật pháp. Sau đó bà qua Ấn Độ tu hành, nhập thất bốn năm, được chút sở đắc, nhưng vẫn còn chỗ nghi, nên nay không quản muôn dặm đường, tìm thầy học đạo. Sau đó, bà được đưa về chùa Nam Hoa, thọ giới quy y, pháp danh là Khoan Hoằng. Vân Công khai mở thiền thất. Bốn chúng đến chiêm lễ, tham gia rất đông. Ngày đầu khai mở thiền thất, Vân Công thượng đường khai thị:

"Nói về việc này, gốc vốn đã viên thành. Nơi thánh không tăng, nơi phàm không giảm. Như Lai bị luân hồi trong sáu đường. Nơi nào cũng nghe đến. Quán Ấm lưu chuyển trong mười loài. Loài nào cũng đều như thế. Nếu vậy thì cần cầu chi, tìm ở nơi nào? Tổ Sư nói: 'Nếu có thị phi thì tự tâm rối rít. Khi thuyền chưa chạy thì đã bị ăn gậy rồi.'

Thật đáng thương thay! Của báu trong nhà mà không tự mở ra. Đến chòi tranh tìm tranh. Đó chỉ vì một niệm vô minh, tâm cuồng không dứt, ôm đầu chạy đi tìm đầu, nước để trước mặt mà kêu khát.

Chư đại đức! Tại sao phải khổ công đến đây? Vì chư vị không thích phí tiền cho đôi dép rách, nên tôi cũng không sợ mở miệng xấu ra mà nói!"

Lúc ấy, Vân Công hô to: "Ông già Thích Ca đã đến! Tham quán."

Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân và Thầy Độ Luân (Tuyên Hóa)

Chư vị trưởng lão cũng ban pháp nhủ, khai thị đại chúng. Môn hạ, đệ tử Vân Công là Độ Luân, pháp danh Tuyên Hóa, đối đáp cùng với bà Ananda Jenning.

Thầy Tuyên Hóa hỏi: "Bà từ phương xa, trải qua bao cực khổ, nay đến đây, với mục đích gì?"

Đáp: "Vì tôi muốn học Phật pháp."

Hỏi: "Học Phật pháp thì phải biết cách chấm dứt dòng sanh tử luân hồi. Vậy ý bà đối với sanh tử như thế nào?"

Đáp: "Gốc vốn không sanh tử, thì cần gì phải thoát ra."

Hỏi: "Nếu không sanh tử, thì cần gì phải học Phật pháp?"

Đáp: "Xưa nay không có Phật. Người học là Phật."

Hỏi: "Phật có đủ ba mươi hai tướng tốt. Khi Ngài đặt ngón chân lên đất, thì dấu ấn phát quang. Vậy bà được gì?"

Đáp: "Được cùng không được, chỉ là lời nói nhảm thôi."

Hỏi: "Diệu giải của bà, lời lời đều hợp cả. Tuy thế, nói ăn mà bụng vẫn đói. Vậy một câu cứu cánh, bà thử nói xem?"

Đáp: "Cứu cánh vốn không câu. Lời nói, gốc cũng không có. Nếu không dẹp bỏ lời nói tạp, làm sao biết được tánh giác vốn là mẹ của muôn vật!"

Hỏi: "Những lời của bà, đều hợp với ý Tổ, nhưng nếu còn biết một chữ, tức là cửa ngỏ của tai họa. Bà đã giải nhập được rồi. Vậy dám hỏi chứ rời ngôn ngữ, tuyệt không câu cú, bản lai diện mục của bà là gì?"

Đáp: "Kinh Kim Cang nói rằng a nậu đa la tam miệu tam bồ đề tức không phải a nậu đa la tam miệu tam bồ đề."

Thầy Tuyên Hóa bảo: "Tuy thế, mạng căn không thể cắt đứt bằng tri kiến. Hy vọng bà hãy nhìn rõ vào."

Đáp: "Tôi ít xem kinh Phật. Sau bốn năm nhập thất, ra ngoài bàn luận cùng người, ai ai cũng nói rằng lời tôi luôn hợp với Phật pháp, nhưng lời tôi không phải dựa vào kinh điển, cũng không dựa vào tri kiến."Thầy Tuyên Hóa bảo: "Tuy không từ kinh điển, mà được lúc tĩnh tọa ngồi thiền. Đó là do trí tuệ tiềm ẩn phát ra. Nó cũng chính là tri kiến vậy."

Bà hỏi: "Phật pháp trọng thật chứng, không trọng tri kiến. Như thế nghĩa là gì?"

Thầy Tuyên Hóa nói: "Không câu nệ kinh luận, không chấp trước tánh tướng, đầu đầu là đạo, nơi nơi là chân lý. Chỉ miễn cưỡng nói 'Như Thị' đó thôi!"

Sau đó bà theo Vân Công đến Vân Môn lễ tổ, rồi ở lại khoảng nửa tháng, mới trở về Mỹ. Bà nói rằng khi trở về nước sẽ xiển dương Phật pháp.

Bà là người Mỹ đầu tiên qua Hoa Lục cầu học giáo nghĩa thâm sâu trong Phật pháp. Bà tuy có chỗ chứng đắc, nhưng vì ngôn ngữ không thông, nên khi đến Hồng Kông và chùa Nam Hoa, tham gia thiền thất, được cư sĩ họ Nhan phiên dịch trong các buổi đối thoại. Những bài khai thị của Vân Công, cũng được cư sĩ họ Nhan phiên dịch. Vân Công thuyết pháp, nghĩa lý tinh thâm, khiến bà có thể lãnh hội viên thông. Thật là một thắng duyên hy hữu.)



Thanked by 1 Member:

#43 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/02/2012 - 07:02

Dân Quốc năm thứ ba mươi tám, 110 tuổi. 1949-50

Sau khi truyền giới trong mùa xuân, tôi liền trở về Vân Môn, trùng tu toàn thể điện đường. Sơn phết mạ vàng, làm bàn tọa cho hơn bốn mươi thánh tượng lớn nhỏ. Công trình sửa sang chánh điện, mái ngói, phòng xá, đến nay đã hoàn tất được chín mươi phần trăm. Cư sĩ Phương Dưỡng Thu thỉnh tôi qua Hồng Kông để làm lễ khai quang Phật đường. Tôi cũng đến tịnh xá Bát Nhã giảng kinh, rồi lưu lại Hồng Kông một tháng. Sau đó trở về núi Vân Môn, nhờ cư sĩ Sầm Học Lữ viết biên sử của núi Vân Môn.

(Phụ chú: Khi Vân Công đến Hồng Kông do sự thỉnh cầu của cư sĩ Phương Dưỡng Thu. Ngày nọ, tôi thưa Vân Công: "Bạch Thầy! Thế giới thay đổi quá mau chóng. Con phải đi đâu để giũ gìn sự tu tập của mình?" (Trung Quốc nắm chính quyền trong toàn quốc)

Vân Công đáp: "Người học đạo, chỗ ở là khắp mọi nơi. Nếu con xả bỏ hết tất cả, thì chỗ ở lại chính là đạo tràng tu tập. Con hãy an tâm."

Tôi hỏi: "Bạch Thầy! Các tự viện trong đất liền đều sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ vì thời cuộc biến chuyển. Sao Thầy không ở lại đây tạm thời để thuyết pháp, làm lợi ích chúng sanh?"

Vân Công đáp: "Ở đây, các vị tăng khác, có thể thuyết pháp độ sanh được. Thầy còn trọng trách chăm lo các tự viện trong đất liền. Đó là lời nguyện của Thầy. Đối với Thầy, tâm vượt ngoài chỗ đến đi, nhưng trong đất liền, tất cả chùa chiền tự viện hiện giờ đang nằm trong tình trạng hỗn loạn. Nếu Thầy ở lại đây thì ai sẽ lo lắng cho hàng chục ngàn tăng ni đang chạy lánh nạn? Làm sao tâm Thầy an được? Vì vậy, Thầy phải trở về đất liền."

Nơi Vân Môn, Ngài lo lắng hoàn tất công trình trùng tu tự viện. Ngài luôn dạy đồ chúng giữ gìn giới luật cho tinh nghiêm. Lúc ấy, trên núi, tăng chúng có cả ngàn vị, nương tựa học đạo nơi Ngài. Họ tự trồng lúa để sinh sống và tu hành.)

Dân Quốc năm thứ ba mươi chín, 111 tuổi. 1950-51

Trong mùa xuân, Ngài cũng vẫn đến chùa Nam Hoa để truyền giới, khai kỳ thiền thất dài hạn. Trong những người tham gia thiền thất, có vị được khai ngộ. Ngài trở về Vân Môn thâu nhặt hết tất cả những bản văn sao, thảo kinh để được hiệu đính biên tập. Đây là việc làm không dễ dàng vì hầu hết các bản văn thảo kinh sao đó, được Ngài viết trong vài thập niên trước.

Dân Quốc năm thứ bốn mươi, 112 tuổi. 1951-52

Mùa xuân, kỳ truyền giới, bốn chúng đồng vân tập. Trong chùa có hơn một trăm hai mươi người. Tại Vân Môn xảy ra biến cố quan trọng. Ngày hai mươi tháng hai, đột nhiên, hơn một trăm người, không biết từ đâu đến, bao vây chùa. Chúng cấm không ai được ra vào.

Đầu tiên, chúng nhốt Vân Công trong phòng phương trượng, do vài tên canh chừng. Sau đó, chúng bắt chư tăng vào hết trong pháp đường, thiền đường. Kế đến, chúng lục soát tất cả đồ đạc trong chùa, từ trên mái ngói, dưới xuống sàn chùa, cùng các tôn tượng Phật Tổ, pháp khí kinh tạng, đều lục lọi kỹ lưỡng. Dầu cả hơn một trăm tên, trong hai ngày liền, mà chúng vẫn không tìm được chi là vật phi pháp. Cuối cùng, chúng bắt giám viện Minh Không, tăng thức sự Duy Tâm, Ngộ Huệ, Chân Không, Tánh Cảnh...

Chúng cũng lấy đi tất cả giấy tờ, biên nhận, chú giải văn sao, pháp ngữ của Vân Công trong cả trăm năm, rồi bỏ vào bao lớn. Chúng tố cáo chư tăng phạm bao điều tội lỗi. Kỳ thật vì chúng nghe lời gièm pha bảo là trong chùa có chứa vũ khí, quân dụng, súng đạn, vàng bạc, máy phát điện... Đó là những vật mà chúng muốn tìm. Vài hôm sau, tổng cộng là hai mươi sáu vị tăng bị hành hạ đánh đập tàn nhẫn, bức bách hỏi cung về việc cất giấu quân cơ, khí giới, vàng bạc.

Mọi người đều bảo không biết. Thầy Diệu Vân bị đánh đến chết. Thầy Ngộ Vân, Thể Trí...bị tra khảo dã man, đánh gãy tay chân. Bên ngoài, vài vị tăng bị mất tích. Sau mười ngày lục lọi mệt nhọc, chúng chẳng tìm được chi hết, nên cuối cùng, dồn mọi sự tức giận đến Vân Công.

(Thầy Diệu Vân, tên tục là Trương, người Hồ Nam, tốt nghiệp đại học, đã từng giữ chức quan trọng trong ngành kế hoạch thuộc bộ tài chánh. Đến năm ba mươi tuổi mà vẫn chưa vợ. Năm ba mươi tám, theo Vân Công xuất gia, pháp danh Diệu Vân, hiệu Thiệu Môn. Lúc xưa, đối với mạch pháp Vân Môn, vì không biết ai thừa kế, nên Vân Công rất buồn bả. Trong thời gian trùng tu các tự viện ở Vân Môn, Vân Công độ hơn bốn mươi vị xuất gia, muốn họ nối mạch pháp Vân Môn. Vân Công đặt rất nhiều hy vọng vào thầy Diệu Vân trong việc xiển hưng, nối tiếp mạch pháp Vân Môn. Thầy cần mẫn, tu hành khổ hạnh, không phụ lòng mong mỏi của Vân Công. Khi tai biến đến Vân Môn, thầy bị đánh trọng thương mà chết.)

Mồng một tháng ba, chúng bắt Vân Công qua một căn phòng khác, rồi đóng kín cửa cái, cửa sổ, không cho ăn uống hay ra ngoài tiểu tiện. Ngày đêm chỉ đốt một ngọn đèn nhỏ, mờ mờ ảo ảo như địa ngục. Đến ngày thứ ba, khoảng mười tên thân hình to lớn, đi vào phòng, bức bách tra hỏi Vân Công chỗ cất giấu vàng bạc, tiền tài, vũ khí, quân nhu. Vân Công đáp rằng Ngài không có cất giấu chi hết. Chúng liền tra tấn, đánh đập Ngài. Mới đầu, chúng còn dùng cây, kế đến lại dùng côn sắt đánh đập trao khảo Ngài. Mặt mũi, đầu cổ đều tuôn máu. Gân cốt tay chân thân mình đều bầm dập. Chúng vừa đánh vừa tra hỏi. Lúc ấy, Ngài cố ngồi dậy, xếp bằng nhập định. Cây gỗ, cây sắt bủa xuống thân Ngài tới tấp. Ngài nhắm mắt, không nói năng, kêu la, than vãn lời nào, trạng như nhập định. Hôm đó, chúng đánh Ngài bốn lần như thế. Cuối cùng, chúng quăng Ngài xuống đất. Thấy Ngài bị trọng thương, nghĩ chắc chắn là phải chết, nên chúng kéo nhau bỏ đi. Tối đến, thị giả vào phòng, đỡ Ngài lên giường ngồi thiền.

Ngày thứ năm, nghe Vân Công chưa chết, chúng lại kéo nhau vào phòng, thấy Ngài vẫn đang ngồi thiền nhập định như ngày trước, liền nổi xung, tức tối, lấy cây to đập, kéo lôi xuống đất, mang giày đinh đá đạp. Ngài nằm sóng soài trên đất. Mắt tai mũi miệng đều tuôn máu. Chúng nghĩ rằng kỳ này chắc Ngài phải chết hẳn, nên kéo nhau bỏ đi. Tối đến, thị giả cũng vẫn vào phòng, đỡ Ngài lên giường, ngồi xếp bằng như trước.

Ngày thứ mười, Ngài từ từ nằm xuống, theo thế kiết tường, như tượng đức Phật nằm lúc nhập Niết Bàn. Suốt cả ngày đêm, thân Ngài không động đậy. Thị giả đốt một cọng rơm, để hơ trước mũi, nhưng không thấy hơi, nên nghĩ rằng Ngài đã viên tịch. Tuy nhiên, thân mình vẫn còn ấm, sắc mặt vẫn tươi tỉnh. Hai thị giả là Pháp Vân và Khoan Thống thay phiên nhau hầu Ngài. Đến ngày mười một, Ngài mở miệng nói đôi lời. Thị giả đỡ Ngài ngồi dậy và thuật lại rằng Ngài đã ngồi nhập định và nằm bao nhiêu ngày rồi. Vân Công bảo rằng: "Thầy tưởng những tai biến này xảy ra chỉ mới vài phút thôi. Thầy nghiệm biết phần số mình sắp hết rồi."



Thanked by 1 Member:

#44 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/02/2012 - 07:08

Sau đó, bảo thị giả lấy giấy viết ra biên chép lại những việc gì hiện ra trong lúc Ngài nhập thâm định, và còn căn dặn rằng đừng nói cho ai biết, để phòng sự nghi ngờ, phỉ báng.

Kế tiếp, Ngài cố lấy giọng mà kể:

"Thầy vừa mộng thấy mình đến nội viện cung trời Đâu Suất. Nơi đó, thật rất trang nghiêm kỳ diệu. Trên thế gian này không có nơi nào giống như thế. Gặp Bồ Tát Di Lặc đang ngồi trên tòa cao thuyết pháp. Trong chúng hội có vài mươi vị, vốn là pháp hữu thuở xưa của thầy, như hòa thượng Chí Thiện chùa Hải Hội ở Giang Tây, pháp sư Dung Cảnh ở núi Thiên Thai, ngài Hằng Chí ở Kỳ Sơn, hòa thượng Bảo Ngộ ở cung Bá Tuế, hòa thượng Thánh Tâm ở núi Bảo Hoa, luật sư Độc Thể, hòa thượng Quán Tâm ở Kim Sơn, tôn giả Tử Bách...Thầy cung kính chắp tay, rồi được chư vị chỉ tay ra hiệu bảo ngồi bên phía đông, nơi một tòa ngồi trống trải thứ ba. Tôn giả A Nan làm duy na, cùng ngồi kế cận thầy. Đại chúng cùng nghe Bồ Tát Di Lặc thuyết "Duy Thức Định". Đang giảng, đột nhiên Ngài Di Lặc dừng lại, chỉ tay về hướng thầy và nói: "Con hãy trở về đi!"

Thầy đáp: "Đệ tử nghiệp chướng nặng nề. Không dám trở về."

Ngài Di Lặc bảo: "Nghiệp duyên của con chưa dứt. Nay hãy đi về, rồi sau này trở lại."

Kế đến, Ngài Di Lặc nói kệ:

"Thức cùng tri khác ra sao?

Sóng cùng nước đồng nhau

Chớ phân biệt bình bồn

Chất vàng không phân chia

Lượng tánh ba nhân ba

Một sợi gai nhỏ, một sừng ốc tí ti

Nghi thành ảnh tượng

Tánh bệnh hết khi tư hoặc dứt,

Như thân phàm phu trong nhà ảo mộng

Huyễn không chấp trước

Biết huyễn liền rời xa

Rời huyễn tức giác

Đại giác viên minh

Kính soi muôn vật

Phàm Thánh không hai

An nghiệp lành xấu

Bi nguyện độ sanh

Làm trong cảnh mộng

Đương đầu nghiệp lực trong bao kiếp

Nên tỉnh giác việc xảy ra

Thuyền từ bơi trong biển khổ

Chớ sanh tâm thối thất

Sen nở từ bùn lầy

Có Phật đà ngồi trong đó...

Còn rất nhiều câu kệ, nhưng thầy quên rồi. Ngài còn dặn bảo thầy vài điều mà nay không tiện nói ra."

Khổ vui rành mạch. Khi xưa tổ Hám Sơn trong lúc thọ cực hình cũng nhập định như thế. Đối với người chưa chứng ngộ, không thể thấy và thuật lại được những cảnh giới cao siêu như thế. Qua vài ngày sau, bọn người dã man kia, mắt thấy hạnh nhẫn nhục kỳ đặc của Ngài, nên từ từ sanh tâm khiếp sợ. Tên đầu đảng hỏi một vị tăng: "Tại sao ông thầy già kia bị đánh nhừ tử như thế mà không chết?"

Tăng đáp: "Lão Hòa Thượng vì chúng sanh chịu khổ, lại vì muốn tiêu trừ tai nạn cho chư vị, nên tuy bị đánh đập tàn nhẫn mà không chết. Đợi đến sau này rồi chư vị sẽ hiểu."

Kể từ đó, chúng không còn dám tra tấn đánh đập Ngài nữa. Vì gây ra việc hung bạo này, và vì sợ rằng nếu tin này lọt ra ngoài thì chư Phật tử trong và ngoài nước sẽ phẩn nộ căm tức, nên chúng bao vây xung quanh chùa, kiểm soát gắt gao. Đối với chư tăng, chúng không cho nói chuyện với nhau, hay bước ra khỏi chùa. Ắn uống cũng bị kiểm soát, hạn chế. Cứ thế, kéo dài hơn cả tháng. Vì bị đánh đập tàn nhẫn, Vân Công nhuốm bịnh nặng, ngày một trầm trọng. Mắt không thể thấy, tai không thể nghe. Chư đệ tử sợ Ngài có thể viên tịch nên thỉnh cầu Ngài lược thuật lại cuộc đời tu hành của Ngài. Bản thảo "Biên Niên Tự Thuật" bắt nguồn từ đây.

Tháng tư, biến cố Vân Môn từ từ lan truyền đến Triều Châu. Đầu tiên, do chư tăng chùa Đại Giác tỉnh Triết Giang thông báo cho chư lão hòa thượng, chư đệ tử xuất gia và tại gia, chư huynh đệ đồng môn của Vân Công, trong và ngoài nước, để cùng nhau tìm cách giải nạn cho Ngài. Về phía Bắc Kinh, họ đánh điện, yêu cầu chính phủ phải điều tra sự vụ kỹ càng.

Nơi Vân Môn, bọn dã man kia từ từ nới lỏng vòng kiềm chế. Chúng lấy đi tất cả đồ vật, lương thực, y phục của chư tăng. Vân Công bị đánh trọng thương, không thể ăn cháo được, mà chỉ uống nước thôi. Khi nghe lương thực trong chùa đều bị lấy đi hết, Ngài than với đại chúng: "Lão già này nghiệp nặng, làm liên lụy đến chư vị. Nay việc đã đến nước này, chư vị hãy phân tán đi phương khác, tìm nơi lánh nạn để tu hành."

Thế nhưng, tăng chúng không muốn bỏ Ngài đi đâu hết. Vì vậy, Ngài bảo đại chúng ra sau núi đốn củi, rồi mang ra chợ, cách chùa hơn hai mươi dặm, bán lấy tiền mua gạo ăn. Đại chúng y theo lời dạy của Ngài, bán củi mua gạo. Từ đó, đại chúng có đủ sức khỏe để đọc kinh, tọa thiền.


Thanked by 1 Member:

#45 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/02/2012 - 07:14

Tuần đầu tháng năm, chính quyền Bắc Kinh phái viên chức cùng các nhân viên tỉnh Quảng Đông, đến huyện Khổng Nguyên để điều tra sự vụ. Hôm sau, họ đến núi Vân Môn, dẫn theo các chuyên viên kỹ thuật, đem máy chụp ảnh, máy ghi âm, để điều tra sự việc tại chỗ. Đầu tiên, họ đến Vân Môn thăm hỏi Vân Công: "Bạch Hòa Thượng! Ngài có được khỏe không?"

Lúc ấy, Ngài đang nằm trên giường bệnh. Tai không nghe rõ. Mắt không thấy kỹ. Lại không biết họ là những viên chức cao cấp từ Bắc Kinh xuống. Khi thấy các viên chức và công an địa phương, Ngài im lặng không nói lời nào. Khi họ hỏi rằng Ngài có bị ngược đãi, đồ vật trong chùa có bị mất mát không thì Vân Công cũng không đáp. Sau khi biết rõ lai lịch của họ, Vân Công mới nói họ rằng hãy tự điều tra sự việc thiết thực để báo cáo lên chính phủ Bắc Kinh. Các viên chức an ủi Ngài đôi ba lần, rồi ra lịnh cho chính quyền địa phương thả các vị tăng đang bị nhốt trong tù.

Thế là biến cố Vân Môn xảy ra từ ngày hai mươi bốn tháng hai đến ngày hai mươi ba tháng năm thì chấm dứt, thoát được cảnh khổ đau tang tóc. Trong hai mùa đông, Vân Công vì trọng thương, bịnh nặng nên an dưỡng tại núi. Tăng chúng hơn trăm vị, chặt cây đốn củi, cùng làm đồ thủ công để đem ra chợ bán, lấy tiền mua gạo, sinh sống qua ngày. Dân chúng trong trăm làng ấp vùng lân cận, khi nghe Vân Môn được giải nạn liền kéo đến viếng thăm Vân Công. Chư đệ tử của Vân Công tại Bắc Kinh, trong và ngoài nước, viết thư vấn an và khuyên Ngài nên rời khỏi Vân Môn. Lúc ấy, có điện tín từ Bắc Kinh gởi đến Quảng Đông, ra lịnh cho chính quyền địa phương phải ân cần bảo hộ núi Vân Môn.

Dân Quốc năm thứ bốn mươi mốt, 113 tuổi. 1952-53

Mùa xuân, bịnh tình Vân Công thuyên giảm đôi chút. Ngài hướng dẫn tăng chúng ngồi thiền hành đạo, quên đi thế sự đảo điên. Lúc đó, chính phủ bốn lần gởi điện tín mời Ngài lên Bắc Kinh. Khi các phái viên đến Vân Môn, đại chúng khuyên Ngài nên hoãn lại.

Vân Công đáp: "Nay đã đến lúc phải đi. Hiện tại, toàn thể tăng già trong nước, mỗi mỗi tự thủ thân, thiếu người lãnh đạo, như bãi cát vụn, nếu không đoàn kết, thành một lực lượng cơ cấu vững mạnh thì tai biến sẽ đến mọi nơi chứ không phải chỉ ở Vân Môn. Thầy vì Phật pháp, nên phải ra Bắc."

Sau đó, Ngài giao phó công việc cho chư tăng lão thành ở lại hộ trì tự viện, rồi an ủi đại chúng, chuẩn bị lên đường. Trước khi đi, Ngài có viết kệ:

"Ngồi xem năm vua bốn đời,

Thời thế đổi thay đột ngột

Nếm đủ chín gian nan, mười tai nạn

Hiểu rõ thế sự vốn vô thường."

Mồng bốn tháng tư, Ngài cùng chư thị giả Phật Nguyên, Giác Dân, Khoan Độ, Pháp Vân, và các nhân viên hộ tống, khởi hành đi Bắc Kinh. Hàng trăm dân chúng trong các làng xã lân cận, tiển Ngài rời khỏi Vân Môn.

Nhớ lại ba mươi năm về trước, vào tháng chạp, sau khi trùng tu xong chùa Nam Hoa, Ngài chống tích trượng qua Vân Môn. Lúc mới đến thì tự viện hoang tàn, tường vách điện đường, mái ngói đều hư nát. Trong ngôi pháp đường, cỏ lên cả vài thước. Duy chỉ có một vị tăng, lo phần hương khói cho chư Tổ Sư. Sau khi Ngài đến trụ trì, bốn chúng khắp nơi đều vân tập, cả ngàn tăng ni vây quanh. Ngài vừa lo trùng tu tự viện, vừa lo nuôi nấng dạy dỗ đồ chúng. Lúc quân Nhật xâm chiếm Trung Quốc, giao thông bị cắt đứt, những biến cố, tai nạn xảy ra dồn dập hơn gấp mười lần thời Ngài còn ở tại chùa Nam Hoa. Do tinh thần tự túc, Ngài dạy đồ chúng tự nung ngói gạch, làm hồ, cưa gỗ, kiến tạo tự viện, đúc vẽ tượng Phật... Mười năm trước, kiến thiết điện đường hậu liêu phòng xá, lầu các, tháp thờ, cả thảy hơn một trăm tám mươi cái. Mái ngói điện đường rộng rãi đẹp đẽ, trang nghiêm.

Bàn về mạch phái, tông Vân Môn truyền được mười đời, cho đến triều Thanh đời Quang Hiếu thì ngưng, nên bị thất truyền, không người kế tục. Vân Công điều tra hệ phái, tiếp độ tăng nhân, kế thừa mạch pháp Vân Môn, chấn chỉnh tông phong, nối mạch Phật pháp.

Khi đến Triều Châu, bốn chúng đệ tử quy y, xa gần lần lượt tới viếng thăm Ngài cả hàng ngàn người. Tại chùa Đại Giám, người đến tham vấn Ngài, càng ngày càng đông, chứng minh rằng tín tâm quần chúng Phật Tử không vì thời thế biến chuyển mà thay dạ đổi lòng. Mồng mười, Vân Công lên xe lửa Quảng Đông-Hán Khẩu để ra bắc. Ngày mười một, đến Võ Xương, Ngài trú tại chùa Tam Phật. Vì đi đường xa, nên các vết thương bị chấn động, khiến toàn thân Ngài đau nhức dữ dội. Cư sĩ Trần Chân Như ân cần chẩn mạch hốt thuốc cho Ngài uống. Hòa thượng trụ trì chùa Tam Phật là Đại Hàm cũng tận tâm lo lắng. Lúc bịnh tình thuyên giảm đôi chút, thể theo lời thỉnh cầu của hòa thượng Đại Hàm, Vân Công chủ trì pháp hội Quán Ấm thất trong bảy ngày. Người quy y hơn hai ngàn người.

Pháp sự xong, Ngài lại tiếp tục đi ra bắc, dầu thân vẫn còn bịnh nặng. Trước khi khởi hành, đại chúng tại chùa Tam Phật thỉnh Ngài cùng chụp ảnh lưu niệm. Lúc ấy, Ngài có làm bài kệ:

"Gió nghiệp thổi đến Võ Xương

Bịnh già làm lụy đại chúng

Ba tháng trụ chùa Tam Phật

Một tràng tai nạn, một tràng tủi hổ kinh hoàng

Vô tâm đi lên đỉnh thế giới

Có nguyện đồng lên trường tuyển Phật

Nhớ lại Ngọc Tuyền Quan Trạng Sam

Nghe một lời, ngộ chân thường."

Ngày hai mươi tháng bảy, theo các nhân viên hộ tống, cùng chư vị thị giả. Vân Công đáp chuyến xe lửa Hán Khẩu-Bắc Kinh. Lúc đến Bắc Kinh, chư sơn trưởng lão, thiện nam tín nữ, cùng các đoàn thể, đến trạm xe lửa, nghinh tiếp Ngài. Chư cư sĩ, Lý Nhâm Hồ, Diệp Hà Am, Trần Chân Như...thỉnh Ngài đến chùa Quảng Hóa nghỉ ngơi. Vì có rất nhiều người đến tham bái, nên Ngài phải qua chùa Quảng Tế của người Tây Tạng, để an dưỡng sức khỏe.

Sau khi đến Bắc Kinh, Ngài gặp được các vị quan chức, pháp hữu quen thuộc, và chư vị đồng hương ở Hồ Nam, đều hết lòng hộ pháp. Lúc chưa đến Bắc Kinh, Ngài được điện báo cho biết rằng tại Bắc Kinh, nơi chùa Quảng Tế, đại sư Viên Anh cùng các cư sĩ như Triệu Nghiệp Sơ...thành lập Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc. Hơn một trăm đại biểu toàn quốc định thỉnh Vân Công làm hội trưởng, nhưng Ngài từ chối, viện lý do vì bịnh. Do đó, họ đồng thỉnh đại sư Viên Anh làm chánh hội trưởng, cư sĩ Hi Nhiêu Gia Thố và Triệu Nghiệp Sơ làm phó hội trưởng.

Lại thêm, đức Phật sống Đạt Lai Lạt Ma, đức Ban Thiền Lạt Ma, Ngài (đại sư Hư Vân), Tra Cán Cát Căn, bốn vị được đề cử làm hội trưởng danh dự. Các đoàn thể đại biểu Phật Giáo bao gồm các sắc tộc như người Hoa, Tây Tạng, Thái, Tán...



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |