Jump to content

Advertisements




Thơ chữ Hán

Vừa học Hán tự vừa tập dịch thơ cho vui! :D

174 replies to this topic

#151 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3049 thanks

Gửi vào 11/07/2012 - 15:28

Hi hi... các cụ nói cấm có sai "ba anh thợ giày sẽ bằng một thày Gia Cát", mỗi một góc nhìn của chúng ta sẽ giúp nhau tìm hiểu được nhiều hơn về một vấn đề.

Anh Lý Ngư, hôm nọ tui có nói ở đâu đó, bản chất của việc tập trung (dưới góc nhìn của khoa học hiện đại) là bước khởi đầu để dẫn đến hạ thấp dần dải tần số não (các dao động thần kinh). Mặt khác, nó sẽ giúp cho người ta loại bỏ được sự căng thẳng tạm thời (khi căng thẳng - stress - thì tuyến thượng thận sẽ sinh ra một lượng lớn các hoocmon có tên là cortisol, chúng chạy lên não và gây ra sự phá hoại đối với các tế bào não ở vùng hải mã - vùng rất quan trọng đối với việc lưu giữ và truy xuất trí nhớ của con người). Điều này giải thích tại sao khi ta tập trung thì ta dễ dàng nhớ một điều gì đó rất tốt, còn khi ta căng thẳng/hồi hộp thì ta bỗng dưng không thể nhớ ngay ra một điều gì đó mà ta rất quen thuộc (ví dụ số điện thoại của nhà mình, đáp án một câu hỏi mà rõ ràng trước đó là ta biết, tên của một người nào đó mà rõ ràng trước đó ra rất nhơ,...)

Thanked by 6 Members:

#152 TuBi

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1433 Bài viết:
  • 3071 thanks

Gửi vào 11/07/2012 - 16:24

Đọc bài của bác Vị Tế, cảm nhận thấy bác như một nhà khoa học, một bác sĩ, một nhà giáo, một nhà văn, một nhà thơ! Thấy lĩnh vực gì bác cũng rất am hiểu, thật là ngưỡng mộ bác quá! Không biết bác có biết bác Thủ Nhã Kệ không ạ???

Thanked by 4 Members:

#153 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3049 thanks

Gửi vào 11/07/2012 - 16:57

Tui chưa có duyên được làm quen với cụ Thủ. Chuyên ngành chính tui từng làm là Hóa học các hợp chất tự nhiên nên bắt buộc phải tìm hiểu thêm nhiều các kiến thức về y dược đông tây và từng học qua về đông y (không nhiều) chứ chưa từng làm bác sĩ, còn các lãnh vực sư phạm, thơ, văn thì là nghề tay trái, cho nên tui mà có lá số thì không biết có ai đoán được mình làm nghề gì không nhỉ??? hi hi...

Thanked by 4 Members:

#154 Lyngulongvu

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 422 Bài viết:
  • 1532 thanks

Gửi vào 11/07/2012 - 23:13

Bác Vị Tế,

Theo em tập trung cao độ đó là bước đầu tiên của Thiền Định. Vì có nhiều trường phái Thiền và phương pháp hành Thiền khác nhau nên sau đó sẽ đi theo các cách khác nhau và đạt được cảnh giới khác nhau !

LNLV

Thanked by 4 Members:

#155 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1929 thanks

Gửi vào 12/07/2012 - 07:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị Tế, on 10/07/2012 - 01:04, said:

Nguyệt (Trần Nhân Tông)

Bán song đăng ảnh mãn sàng thư
Lộ tích thu đình dạ khí hư
Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ
Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ.

- dịch nghĩa -

Trăng

Giữa khung cửa sổ ánh (trăng như) đèn chiếu ngập tràn giá sách
Giọt sương thu ngoài sân trong khí đêm mờ ảo
Thức dậy nghe thấy tiếng chày nơi xóm vắng
Trăng vừa mới đến cùng hoa quế nở trên cao.

Bóng song giá sách in đầy
Ngoài sân sương đọng, phủ vây mịt mùng
Tiếng chày giặt áo mông lung
Tầng không trăng tới, nở cùng nhánh hoa.

Văn chương thi phú là thú vui tao nhã, nhưng tôi là kẻ thô hào, đọc xong nhức đầu mấy ngày.
Thôi, tôi không tham gia nữa. Chào các bác.

Thanked by 5 Members:

#156 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1929 thanks

Gửi vào 12/07/2012 - 10:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

100dong, on 12/07/2012 - 07:25, said:

Bóng song kệ sách in đầy
Ngoài sân sương đọng, phủ vây mịt mùng
Tiếng chày giặt áo mông lung
Tầng không trăng tới, nở cùng nhánh hoa.

Thay đổi một chút cho nó thêm vần điệu.

Theo cách tôi hiểu, "bán song đăng ảnh", thì "đăng ảnh" ở đây là các song cửa in bóng, in hình xuống cái giá sách, chứ không phải đăng là ngọn đèn, ánh đèn.
Trần Nhân Tông chưa nhắc tới trăng ở câu đầu, nhưng nhờ cái bóng của song cửa đang tạo ra trên giá sách, ta có thể hiểu ý ông là bên ngoài đang có ánh trăng.
Hết.

Thanked by 4 Members:

#157 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3049 thanks

Gửi vào 12/07/2012 - 13:00

Ánh lọt song đào soi kệ sách
Sân trước ảo mờ những giọt sương
Tiếng chày tỉnh giấc vô thường
Trên cao trăng đến cùng hương quế nồng.

Thanked by 4 Members:

#158 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 13/07/2012 - 01:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

100dong, on 12/07/2012 - 07:25, said:

Bóng song giá sách in đầy
Ngoài sân sương đọng, phủ vây mịt mùng
Tiếng chày giặt áo mông lung
Tầng không trăng tới, nở cùng nhánh hoa.

Văn chương thi phú là thú vui tao nhã, nhưng tôi là kẻ thô hào, đọc xong nhức đầu mấy ngày.
Thôi, tôi không tham gia nữa. Chào các bác.

Đã là thú vui tao nhã sao lại để cho nhức đầu ? Mà kẻ thô hào thật sự thì sẽ không suy nghĩ cho nhức đầu. Tùy Tâm đối cảnh cũng như tâm mình thế nào thì nhìn thơ thế ấy . Lấy cái trí suy diển nghĩ ngợi lung tung thì suy trăm ngàn thứ nhức đầu. Lấy cái tâm cảm nhận thì cảm sao thấy vậy, chẳng phải suy nghĩ nhức đầu, trí phân biện thì phức tạp, tâm cảm nhận thì đơn giản.
Đồng ý với đăng ảnh là cái bóng, chữ đăng không nhất thiết là cái đèn theo nghĩa đen mà có thể dùng để diển tả ánh sáng như ly có tượng là hỏa, là ánh sáng.

Thanked by 4 Members:

#159 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 13/07/2012 - 04:48

窗 Song : 1: Cửa sổ, cửa sổ mở ở tường gọi là dũ 牖 , mở ở trên cửa gọi là song 窗 . Bây giờ thì gọi cửa sổ là song cả.
Bán song ở đây là cửa mỡ một nửa không phải là cái song cửa theo nghĩa bây giờ nên không phải là bóng song cửa.
Trong câu này nhà vua chơi chữ một cách ý nhị khi dùng hai chữ Bán và Mãn. Nếu là bóng song cửa thì không thích hợp với chữ mãn nên đăng ảnh ở đây là bóng sáng của trăng, nhà vua dùng chữ bóng (ảnh) để diển tả ánh sáng trăng chiếu trong sương đêm dày dặt.

Sửa bởi vodanhthiendia: 13/07/2012 - 04:57


#160 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1929 thanks

Gửi vào 13/07/2012 - 09:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 13/07/2012 - 01:49, said:

Đã là thú vui tao nhã sao lại để cho nhức đầu ? Mà kẻ thô hào thật sự thì sẽ không suy nghĩ cho nhức đầu. Tùy Tâm đối cảnh cũng như tâm mình thế nào thì nhìn thơ thế ấy . Lấy cái trí suy diển nghĩ ngợi lung tung thì suy trăm ngàn thứ nhức đầu. Lấy cái tâm cảm nhận thì cảm sao thấy vậy, chẳng phải suy nghĩ nhức đầu, trí phân biện thì phức tạp, tâm cảm nhận thì đơn giản.
Đồng ý với đăng ảnh là cái bóng, chữ đăng không nhất thiết là cái đèn theo nghĩa đen mà có thể dùng để diển tả ánh sáng như ly có tượng là hỏa, là ánh sáng.

Bài Nguyệt này, tôi đọc 2 ngày, cố hiểu xem ý nó là cái gì, hình nó là gì, nên dùng từ thế nào cho hợp lí.
Tâm dùng để cảm, nhưng Trí vẫn phải nghĩ.
Mà tôi thì trí đoản, nghĩ cái gì cũng chậm, cho nên hay bị rức đầu, có khi thấy "lực bất tòng tâm".

Bác nhận xét chữ "bán-mãn" hay đấy, đúng là Trần Nhân Tông đã chơi chữ.
Chữ song tôi đã hiểu, cảm ơn bác.

Thanked by 3 Members:

#161 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 18/07/2012 - 10:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

100dong, on 13/07/2012 - 09:51, said:



Bài Nguyệt này, tôi đọc 2 ngày, cố hiểu xem ý nó là cái gì, hình nó là gì, nên dùng từ thế nào cho hợp lí.
Tâm dùng để cảm, nhưng Trí vẫn phải nghĩ.
Mà tôi thì trí đoản, nghĩ cái gì cũng chậm, cho nên hay bị rức đầu, có khi thấy "lực bất tòng tâm".

Bác nhận xét chữ "bán-mãn" hay đấy, đúng là Trần Nhân Tông đã chơi chữ.
Chữ song tôi đã hiểu, cảm ơn bác.

Chúng ta thường nói Tâm Trí . Tâm trước rồi trí sau thì trí tuy vẩn nghĩ nhưng không miên man nhức đầu nhưng phải nhớ nếu cái tâm mà viên thì ý sẽ mã để rồi "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" như bài ca của nhạc sĩ họ Trịnh.

Sửa bởi vodanhthiendia: 18/07/2012 - 10:06


Thanked by 5 Members:

#162 phieu.du

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 9 Bài viết:
  • 22 thanks

Gửi vào 28/08/2012 - 01:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 18/07/2012 - 10:04, said:

Chúng ta thường nói Tâm Trí . Tâm trước rồi trí sau thì trí tuy vẩn nghĩ nhưng không miên man nhức đầu nhưng phải nhớ nếu cái tâm mà viên thì ý sẽ mã để rồi "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" như bài ca của nhạc sĩ họ Trịnh.

Tâm đắc câu này của bác vdtd

Cuộc sống là một vòng tròn, không phải là đường thẳng.
Cùng là một con người nên các quyết định và lựa chọn thường giống nhau, dù hoàn cảnh có khác, vì thế ta cứ đi hoài một vòng tròn lần này sang lần khác. Đến khi ta ngộ được điều này thì có thể ngừng đi và thoát khỏi nó.

Dẫu biết là không nên đi không cần đi đôi khi ta vẫn phải đi, vì sự ngộ trên lý trí không đồng nghĩa với sự ngộ nơi tâm mà thường thường cái tri thì dễ nắm bắt hơn là cái tâm.

Sửa bởi phieu.du: 28/08/2012 - 01:29


Thanked by 1 Member:

#163 phieu.du

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 9 Bài viết:
  • 22 thanks

Gửi vào 28/08/2012 - 01:27

春日醉起言志

處世若大夢,
胡為勞其生?
所以終日醉,
頹然臥前楹。
覺來眄庭前,
一鳥花間鳴。
借問此何時?
春風語流鶯。
戚之欲歎息,
對酒還自傾,
浩歌待明月,
曲盡己忘情。



Xuân nhật tuý khởi ngôn chí - lý bạch

Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh?
Sở dĩ chung nhật túy,
Đồi nhiên ngọa tiền doanh.
Giác lai miện đình tiền.
Nhất điểu hoa gian minh.
Tá vấn thử hà nhật?
Xuân phong ngữ lưu oanh.
Cảm chi dục thán tức,
Đối chi hoàn tự khuynh.
Hạo ca đãi minh nguyệt.
Khúc tận dĩ vong tình.

Thanked by 1 Member:

#164 badboy

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3186 Bài viết:
  • 10751 thanks
  • LocationĐịa ngục

Gửi vào 28/08/2012 - 07:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phieu.du, on 28/08/2012 - 01:27, said:

春日醉起言志

處世若大夢,
胡為勞其生?
所以終日醉,
頹然臥前楹。
覺來眄庭前,
一鳥花間鳴。
借問此何時?
春風語流鶯。
戚之欲歎息,
對酒還自傾,
浩歌待明月,
曲盡己忘情。



Xuân nhật tuý khởi ngôn chí - lý bạch

Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh?
Sở dĩ chung nhật túy,
Đồi nhiên ngọa tiền doanh.
Giác lai miện đình tiền.
Nhất điểu hoa gian minh.
Tá vấn thử hà nhật?
Xuân phong ngữ lưu oanh.
Cảm chi dục thán tức,
Đối chi hoàn tự khuynh.
Hạo ca đãi minh nguyệt.
Khúc tận dĩ vong tình.

Ở cõi nhân gian như giấc mộng,
Sao còn bương chải rối ren thêm.
Nên ta sớm tối say ngất ngưởng,
Say rồi nằm khểnh dưới hàng hiên.
Tỉnh dậy liếc mắt nhìn sân trước,
Một cánh chim chuyền trong khóm hoa.
Hỏi thử hôm nay ngày nào đấy ?
Gió xuân còn vọng tiếng oanh ca.
Cám cảnh động lòng toan than thở,
Trước rượu nghiêng bình lại rót ra.
Hát vang một khúc chờ trăng sáng,
Hát xong quên hết nỗi niềm ta.

(Bản dịch: thivien.net)

Ngày xuân uống rượu


Đời như một giấc mộng dài

Làm chi cho khổ cũng hoài công thôi

Cho nên say khướt suốt ngày

Nằm lăn lóc ngủ mé ngoài dưới hiên

Tỉnh ra ngó quanh trước thềm

Trong vườn hoa có tiếng chim hót chào

Hôm nay tháng mấy ngày nào ?

Chim oanh ríu rít thoảng vào gió xuân

Nghêu ngao cảm hứng mấy vần

Lại nghiêng bầu rượu chuốc thêm chén mình

Chờ trăng ca hát ngông nghênh

Hát rồi chẳng nhớ là mình hát chi


Quỳnh Chi phỏng dịch ( 16/5/2006)


Ở đời như mộng lớn
Làm chi cho nhọc mình!
Suốt ngày say khướt mãi
Lăn ngủ mái hiên đình
Tỉnh dậy trông sân trước
Chim hót khóm hoa xinh
Ngẫm hỏi ngày nào đấy ?
Gió xuân vọng tiếng oanh
Cám cảnh toan than thở
Thấy rượu lại nghiêng bình
Hát ngao chờ trăng sáng
Hết khúc đã quên tình


Sửa bởi Zhukov: 28/08/2012 - 08:00


Thanked by 1 Member:

#165 hacvan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 1 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 09/09/2012 - 03:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lyngulongvu, on 11/07/2012 - 23:13, said:

Bác Vị Tế,

Theo em tập trung cao độ đó là bước đầu tiên của Thiền Định. Vì có nhiều trường phái Thiền và phương pháp hành Thiền khác nhau nên sau đó sẽ đi theo các cách khác nhau và đạt được cảnh giới khác nhau !

LNLV

Thiền và đạo:

Thiền là một thứ mà có thể nói là: "khả ngộ bất khả cầu". Nó ở mọi nơi chung quanh ta, tĩnh tâm sẽ thấy, chứ không phải tìm đâu xa, hay ở sách vở nào cả.

Đi vào thiền, là đi tìm ra căn nguyên của bản tính con người, được thôi thúc bằng ước vọng có thể thấy được mọi sự vật trong trạng thái tự nhiên, chân như. Nên từ đó, thiền và đạo , theo thiển ý của tại hạ, là: "đi từ có thành không, và từ không tới có".


1) Từ có thành không - mọi vật mình cho là có - cái "ta", tiền bạc, vật chất, gia đình, tình yêu, kiến thức - thì tự nó đã là không mà ta cứ bảo là có.

2) Từ không tới có - khi đã thấy được vạn vật là không, thì "có" cái gì? Cần gì phải thiền, vì đi tới chổ không cũng là không, mà ở trong cái "có" cũng là không. Nhưng thiền định giúp ta định được "tâm", và đó là cái "vô tâm" biến ra từ cái không của thiền.

Đạo và thiền vốn là buông bỏ, vậy thì làm sao "đạt" được "thiền" nếu mục đích của chúng ta buông bỏ mọi thứ? Đây là câu hỏi lớn của thiền gia. Chúng ta muốn được giác ngộ nhưng chúng ta cũng muốn buông bỏ mọi thứ. Điều đó không quá mâu thuẫn hay sao? Vì vậy mà có khái niệm "tùy duyên". Nếu tâm đã tùy duyên, thì không có cưỡng cầu, ta làm mọi việc hết mình, nhưng không buồn rầu, hớn hở, kiêu ngạo vì thành bại. Ta sống như mọi người, làm việc như mọi người, đồng thời "ta" chưa từng sống như mọi người, chưa từng làm việc gì qua, nên tâm không kiêu, ý không loạn, mọi người bình đẳng.

Tùy duyên là như Đông qua thì tuyết rơi, thu sang thì lá rụng. Gió thổi thì lá bay, buồn thì khóc, khát thì uống. Tận thấu và vui với mọi chuyện trong cuộc sống, cho nên khi chúng qua đi, thì không có gì luyến tiêc, khi duyên đã hết. Ấy là đã sơ nhập vào thiền. Vì vậy mà nói thiền ở mọi nơi, nhìn sẽ thấy, giơ tay sẽ đụng. Và ta có thể "thiền" ở mọi nơi, mọi lúc. Nhìn giòng nước chảy quanh tảng đá nhỏ, thấy được thiền ý của tạo hoá: trong động có tĩnh, trong tĩnh có động vậỵ

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền là ý như vậy.

Vài lời tán nhảm

Sửa bởi truclam: 09/09/2012 - 03:09


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |