Dành cho những câu hỏi của người mới tìm h...
TriMinh02
19/12/2011
Xin hỏi về tương quan giữa cung Mệnh và Thiên Di
Cụ Thiên Lương cho rằng,đại ý, Thiên Di phản ánh là đối thủ của Mệnh. Nếu cung Mệnh mạnh hơn cung Di thì ra ngoài làm chủ được hoàn cảnh, thu lợi ích từ bên ngoài về cho mình, chiến thắng đối thủ...Còn như ngược lại, Cung Thiên Di đàn áp được cung Mệnh thì mình dễ phải lệ thuộc vào hoàn cảnh, dễ buông xuôi và chịu thua thiệt khi tham gia vào môi trường bên ngoài, tức bị thua thiệt trước hoàn cảnh...
Từ những ý trên, tôi có vài điểm thắc mắc.
Trường hợp 1 : Nếu như Thân cư Thiên Di thì giải thích thế nào? Có phải lúc này, Ta là đối thủ của Ta không? Hay Thân ta nằm trong đất giặc?
Trường hợp 2 : Nếu như Di vô chính diệu, đồng thời Ngũ hành của Di khắc Ngũ hành của Mệnh thì trường hợp này có thể khẳng định đương số luôn bị thua thiệt khi ra ngoài hoặc là làm cho người khác hưởng...?
Đôi điều thắc mắc, rất mong được giải thích. Chân thành cảm ơn!
Cụ Thiên Lương cho rằng,đại ý, Thiên Di phản ánh là đối thủ của Mệnh. Nếu cung Mệnh mạnh hơn cung Di thì ra ngoài làm chủ được hoàn cảnh, thu lợi ích từ bên ngoài về cho mình, chiến thắng đối thủ...Còn như ngược lại, Cung Thiên Di đàn áp được cung Mệnh thì mình dễ phải lệ thuộc vào hoàn cảnh, dễ buông xuôi và chịu thua thiệt khi tham gia vào môi trường bên ngoài, tức bị thua thiệt trước hoàn cảnh...
Từ những ý trên, tôi có vài điểm thắc mắc.
Trường hợp 1 : Nếu như Thân cư Thiên Di thì giải thích thế nào? Có phải lúc này, Ta là đối thủ của Ta không? Hay Thân ta nằm trong đất giặc?
Trường hợp 2 : Nếu như Di vô chính diệu, đồng thời Ngũ hành của Di khắc Ngũ hành của Mệnh thì trường hợp này có thể khẳng định đương số luôn bị thua thiệt khi ra ngoài hoặc là làm cho người khác hưởng...?
Đôi điều thắc mắc, rất mong được giải thích. Chân thành cảm ơn!
Bach.Hung.Ton.Gia
19/12/2011
Điều đó chứng tỏ chính cụ Thiên Lương cũng không hiểu mấy về âm dương. Nói như cụ thì khi một người có sao tốt đóng ở cung thiên Di thì đó là bại cách, có toàn hung tinh ở Thiên Di thì đó là cát cách? Và như thế thì tất cả những cách cục tốt đẹp trong tử vi như "khôi việt chiếu mệnh" là vất hết đi?
Mở lại sách tử vi cơ bản thì thấy ngay ý nghĩa của chính chiếu. Mệnh-Di là một cặp âm dương, là một trường hợp đặc biệt của cặp âm dương "Thể Dụng". Mệnh là thể, Di là Dụng, còn mấy cái nói "Địch-ta" thì chỉ là nói lăng nhăng. Từ đây, có thể tìm ra lý thuyết Phúc Chế tài như một trường hợp đặc biệt.
Mở lại sách tử vi cơ bản thì thấy ngay ý nghĩa của chính chiếu. Mệnh-Di là một cặp âm dương, là một trường hợp đặc biệt của cặp âm dương "Thể Dụng". Mệnh là thể, Di là Dụng, còn mấy cái nói "Địch-ta" thì chỉ là nói lăng nhăng. Từ đây, có thể tìm ra lý thuyết Phúc Chế tài như một trường hợp đặc biệt.
AnKhoa
19/12/2011
Mệnh - Di là cặp Thể - Dụng
Nhưng phải xem thêm hai chữ: Cường - Nhược
Tôi nghĩ, chữ "Địch - Ta" chỉ là khi cụ nghiệm lý các lá số thời chiến tranh
Thân!
Nhưng phải xem thêm hai chữ: Cường - Nhược
Tôi nghĩ, chữ "Địch - Ta" chỉ là khi cụ nghiệm lý các lá số thời chiến tranh
Thân!
AnKhoa
19/12/2011
Thực ra khái niệm Tốt - Xấu cũng phải xét theo từng thời, từng người.
Một người có bá mộng làm chủ, luôn thích thể hiện đàn anh, hơn người khác mà gặp cung Thiên Di ở thế khắc xuất, đàn tinh đẩu lại khá mạnh mẽ, thì e rằng người này ra ngoài có thể có chút tiếng thơm là đó, nhưng "hữu danh vô thực", và đặc biệt là dễ rơi vào tình trạng "nội tâm thống khổ", bởi ước nguyện và hoàn cảnh nó trái nghịch nhau. Nhưng, cũng trường hợp này, lại rơi vào người có tinh đẩu thủ mệnh khá tinh khôn, biết lựa, biết tận dụng quan hệ, biết nhường cúi để đạt được mục đích một cách khéo léo, thì lại khác.
Ngược lại, nếu tinh đẩu tại mệnh rất tài năng, đang tìm minh chủ để phò, sang cung Thiên Di lại là một đàn quý nhân thì lại tốt quá, cho dù nó hơn mình cũng không sao.
Đó là 1 ví dụ.
Tôi nghĩ, xét Tốt - Xấu phải nhìn vào Mệnh mà xem con người này thuộc style gì, sau đó xem Thân, Di để biết Thể - Dụng có tương đồng, hay tương khắc nhau. Có lẽ, cái hay nhất ở chữ "tương đồng", chứ không phải ở chữ tốt hay xấu. Nhưng, một số trường hợp, Mệnh quá ngu ngơ hoặc gian tà, gặp được cái Thân, Di tốt mà khắc chế mình thì cũng có thể suy đoán là sau cải biến qua hoàn cảnh, qua ý chí mà tốt lên.
Do vậy, không có nguyên tắc chung cho nhiều trường hợp. Và người xem số phải đặt mình vào hoàn cảnh, thân thế của đương số mà xem thì mới rõ được. Còn lấy nguyên tắc của mình, hoặc của xã hội đưa ra để áp hai chữ tốt - xấu vào đương số e rằng sẽ có nhiều sai lệch. Bởi xưa nay, không biết bao nhiêu nhà phát minh, làm cách mạng, đổi mới bị đem ra xử bắn rồi ?
Vì thế, Tử Vi bao năm vẫn là một câu hỏi bí hiểm, và không có máy tính khủng cỡ nào có thể thay thế con người trong việc luận đoán Tử Vi, là vậy.
Còn hai chữ Thể - Dụng, có lẽ, quan trọng nhất vẫn là cái Thể, và khi xét Dụng phải nhìn Thể, chứ không thể khi xét Dụng chỉ nhìn Dụng được. Do đó, lúc này chữ Cường - Nhược và sự tương đồng là rất cần thiêt.
Thân!
Sửa bởi AnKhoa: 19/12/2011 - 16:15
Một người có bá mộng làm chủ, luôn thích thể hiện đàn anh, hơn người khác mà gặp cung Thiên Di ở thế khắc xuất, đàn tinh đẩu lại khá mạnh mẽ, thì e rằng người này ra ngoài có thể có chút tiếng thơm là đó, nhưng "hữu danh vô thực", và đặc biệt là dễ rơi vào tình trạng "nội tâm thống khổ", bởi ước nguyện và hoàn cảnh nó trái nghịch nhau. Nhưng, cũng trường hợp này, lại rơi vào người có tinh đẩu thủ mệnh khá tinh khôn, biết lựa, biết tận dụng quan hệ, biết nhường cúi để đạt được mục đích một cách khéo léo, thì lại khác.
Ngược lại, nếu tinh đẩu tại mệnh rất tài năng, đang tìm minh chủ để phò, sang cung Thiên Di lại là một đàn quý nhân thì lại tốt quá, cho dù nó hơn mình cũng không sao.
Đó là 1 ví dụ.
Tôi nghĩ, xét Tốt - Xấu phải nhìn vào Mệnh mà xem con người này thuộc style gì, sau đó xem Thân, Di để biết Thể - Dụng có tương đồng, hay tương khắc nhau. Có lẽ, cái hay nhất ở chữ "tương đồng", chứ không phải ở chữ tốt hay xấu. Nhưng, một số trường hợp, Mệnh quá ngu ngơ hoặc gian tà, gặp được cái Thân, Di tốt mà khắc chế mình thì cũng có thể suy đoán là sau cải biến qua hoàn cảnh, qua ý chí mà tốt lên.
Do vậy, không có nguyên tắc chung cho nhiều trường hợp. Và người xem số phải đặt mình vào hoàn cảnh, thân thế của đương số mà xem thì mới rõ được. Còn lấy nguyên tắc của mình, hoặc của xã hội đưa ra để áp hai chữ tốt - xấu vào đương số e rằng sẽ có nhiều sai lệch. Bởi xưa nay, không biết bao nhiêu nhà phát minh, làm cách mạng, đổi mới bị đem ra xử bắn rồi ?
Vì thế, Tử Vi bao năm vẫn là một câu hỏi bí hiểm, và không có máy tính khủng cỡ nào có thể thay thế con người trong việc luận đoán Tử Vi, là vậy.
Còn hai chữ Thể - Dụng, có lẽ, quan trọng nhất vẫn là cái Thể, và khi xét Dụng phải nhìn Thể, chứ không thể khi xét Dụng chỉ nhìn Dụng được. Do đó, lúc này chữ Cường - Nhược và sự tương đồng là rất cần thiêt.
Thân!
Sửa bởi AnKhoa: 19/12/2011 - 16:15
Bach.Hung.Ton.Gia
19/12/2011
Áp dụng dịch lý vào cũng thấy ngay, bởi vì Mệnh/Di là một cặp âm dương, nên quan hệ tương hỗ/quan hệ khắc chế cũng là một cặp âm dương. Khi áp dụng thì giữa 2 cặp âm dương cũng có mối quan hệ, và mối quan hệ này cũng phân thành cặp âm dương.
Quan hệ khắc chế giữa Mệnh và Di chính là cái "Địch Ta" mà cụ Thiên Lương nói đến, nhưng quan hệ tương hỗ giữa Mệnh và Di thì cụ bỏ qua hoàn toàn. Do đó, có thể nói cụ Thiên Lương sai sót bỏ mất một nửa của Lưỡng nghi, và do đó vì chính cái sai sót này cụ đưa đến lý thuyết tam hợp thái tuế mà nhiều người đã phản đối. cụ Thiên Lương hiểu dịch lý khuyết mất ở chi tiết này.
Đây là hiện tượng hoàn toàn tương tự như khi ta xét cặp âm dương "Đa Số/Thiểu Số" thì quan hệ của 2 cái này cũng phân âm dương, tạo thành cặp âm dương Dân Chủ/Độc Tài như chúng ta đã biết trong chính trị học.
Quan hệ khắc chế giữa Mệnh và Di chính là cái "Địch Ta" mà cụ Thiên Lương nói đến, nhưng quan hệ tương hỗ giữa Mệnh và Di thì cụ bỏ qua hoàn toàn. Do đó, có thể nói cụ Thiên Lương sai sót bỏ mất một nửa của Lưỡng nghi, và do đó vì chính cái sai sót này cụ đưa đến lý thuyết tam hợp thái tuế mà nhiều người đã phản đối. cụ Thiên Lương hiểu dịch lý khuyết mất ở chi tiết này.
Đây là hiện tượng hoàn toàn tương tự như khi ta xét cặp âm dương "Đa Số/Thiểu Số" thì quan hệ của 2 cái này cũng phân âm dương, tạo thành cặp âm dương Dân Chủ/Độc Tài như chúng ta đã biết trong chính trị học.
AnKhoa
19/12/2011
Bach.Hung.Ton.Gia, on 19/12/2011 - 16:35, said:
Áp dụng dịch lý vào cũng thấy ngay, bởi vì Mệnh/Di là một cặp âm dương, nên quan hệ tương hỗ/quan hệ khắc chế cũng là một cặp âm dương. Khi áp dụng thì giữa 2 cặp âm dương cũng có mối quan hệ, và mối quan hệ này cũng phân thành cặp âm dương.
Tạm OK thế đã.
Bach.Hung.Ton.Gia, on 19/12/2011 - 16:35, said:
Quan hệ khắc chế giữa Mệnh và Di chính là cái "Địch Ta" mà cụ Thiên Lương nói đến, nhưng quan hệ tương hỗ giữa Mệnh và Di thì cụ bỏ qua hoàn toàn. Do đó, có thể nói cụ Thiên Lương sai sót bỏ mất một nửa của Lưỡng nghi, và do đó vì chính cái sai sót này cụ đưa đến lý thuyết tam hợp thái tuế mà nhiều người đã phản đối. cụ Thiên Lương hiểu dịch lý khuyết mất ở chi tiết này.
Cụ Thiên Lương, khổ thân cụ khi mà người sau cứ mang cụ lên để so sánh và phản đối, và trong khi đó cụ đâu còn có cơ hội để giải thích. Tuy nhiên, có 2 thứ cơ bản trong cuộc sống :
1. Cái mà người đời sau nói rằng "Cụ Thiên Lương nói", hoặc ghi lại thay cụ, thì chưa chắc hẳn là ý thực cụ như vậy
2. Cái mà cụ hồi xưa nói, không có nghĩa là sau đó cụ cũng như vậy
Cụ thì cũng là con người thôi, có giai đoạn này giai đoạn kia. Có điều, Tử Vi Việt Nam, ngoài cụ ra, dường như các tên tuổi khác không để lại cho hậu học cái gì mấy. Cái đó mới là cái quan trọng!
Thân!
alice123456
19/12/2011
Phải chăng do cung mệnh cháu có lực sĩ (khỏe mạnh) nên thế ạ
Trac
19/12/2011
Cung Tật co mấy điểm giống của mình. Bệnh, Triệt nên có ốm cũng không ốm lâu được. Bạn là con nuôi, hay được bố mẹ cho đi, dù chỉ trên giấy tờ, hoặc suýt làm con nuôi?
alice123456
19/12/2011
Dạ không ạ, hồi nhỏ cháu sinh ra có 2 cân 8, người suy dinh dưỡng nhìn kinh lắm, lại không chịu ăn, đầu trộc lốc. Bố đã từng than với bà nội là không biết có nuôi được không. Cò người khuyên mẹ cháu cho vào chùa làm con nuôi nhưng mẹ cháu không chịu, vẫn nuôi cháu. Không ngời vẫn sống khỏe mạnh, người tuy bé gầy nhưng chẳng đua ôm gì, chưa bao giờ phải vào bệnh viện. Đến năm lớp 8 thì bắt đầu béo tốt:)
Hay là do cháu có tuàn đóng mệnh ạ?
Hay là do cháu có tuàn đóng mệnh ạ?
Trac
19/12/2011
Đúng rồi đó: "Cò người khuyên mẹ cháu cho vào chùa làm con nuôi nhưng mẹ cháu không chịu, vẫn nuôi cháu." Suýt làm con nuôi là đây.
TriMinh02
19/12/2011
AnKhoa, on 19/12/2011 - 16:58, said:
Tạm OK thế đã.
Cụ Thiên Lương, khổ thân cụ khi mà người sau cứ mang cụ lên để so sánh và phản đối, và trong khi đó cụ đâu còn có cơ hội để giải thích. Tuy nhiên, có 2 thứ cơ bản trong cuộc sống :
1. Cái mà người đời sau nói rằng "Cụ Thiên Lương nói", hoặc ghi lại thay cụ, thì chưa chắc hẳn là ý thực cụ như vậy
2. Cái mà cụ hồi xưa nói, không có nghĩa là sau đó cụ cũng như vậy
Cụ thì cũng là con người thôi, có giai đoạn này giai đoạn kia. Có điều, Tử Vi Việt Nam, ngoài cụ ra, dường như các tên tuổi khác không để lại cho hậu học cái gì mấy. Cái đó mới là cái quan trọng!
Thân!
Cụ Thiên Lương, khổ thân cụ khi mà người sau cứ mang cụ lên để so sánh và phản đối, và trong khi đó cụ đâu còn có cơ hội để giải thích. Tuy nhiên, có 2 thứ cơ bản trong cuộc sống :
1. Cái mà người đời sau nói rằng "Cụ Thiên Lương nói", hoặc ghi lại thay cụ, thì chưa chắc hẳn là ý thực cụ như vậy
2. Cái mà cụ hồi xưa nói, không có nghĩa là sau đó cụ cũng như vậy
Cụ thì cũng là con người thôi, có giai đoạn này giai đoạn kia. Có điều, Tử Vi Việt Nam, ngoài cụ ra, dường như các tên tuổi khác không để lại cho hậu học cái gì mấy. Cái đó mới là cái quan trọng!
Thân!
IsraelPalestine
19/12/2011
Nhatxuatphutang, on 19/12/2011 - 12:21, said:
Xin hỏi về tương quan giữa cung Mệnh và Thiên Di
Cụ Thiên Lương cho rằng,đại ý, Thiên Di phản ánh là đối thủ của Mệnh. Nếu cung Mệnh mạnh hơn cung Di thì ra ngoài làm chủ được hoàn cảnh, thu lợi ích từ bên ngoài về cho mình, chiến thắng đối thủ...Còn như ngược lại, Cung Thiên Di đàn áp được cung Mệnh thì mình dễ phải lệ thuộc vào hoàn cảnh, dễ buông xuôi và chịu thua thiệt khi tham gia vào môi trường bên ngoài, tức bị thua thiệt trước hoàn cảnh...
Từ những ý trên, tôi có vài điểm thắc mắc.
Trường hợp 1 : Nếu như Thân cư Thiên Di thì giải thích thế nào? Có phải lúc này, Ta là đối thủ của Ta không? Hay Thân ta nằm trong đất giặc?
Trường hợp 2 : Nếu như Di vô chính diệu, đồng thời Ngũ hành của Di khắc Ngũ hành của Mệnh thì trường hợp này có thể khẳng định đương số luôn bị thua thiệt khi ra ngoài hoặc là làm cho người khác hưởng...?
Đôi điều thắc mắc, rất mong được giải thích. Chân thành cảm ơn!
Cụ Thiên Lương cho rằng,đại ý, Thiên Di phản ánh là đối thủ của Mệnh. Nếu cung Mệnh mạnh hơn cung Di thì ra ngoài làm chủ được hoàn cảnh, thu lợi ích từ bên ngoài về cho mình, chiến thắng đối thủ...Còn như ngược lại, Cung Thiên Di đàn áp được cung Mệnh thì mình dễ phải lệ thuộc vào hoàn cảnh, dễ buông xuôi và chịu thua thiệt khi tham gia vào môi trường bên ngoài, tức bị thua thiệt trước hoàn cảnh...
Từ những ý trên, tôi có vài điểm thắc mắc.
Trường hợp 1 : Nếu như Thân cư Thiên Di thì giải thích thế nào? Có phải lúc này, Ta là đối thủ của Ta không? Hay Thân ta nằm trong đất giặc?
Trường hợp 2 : Nếu như Di vô chính diệu, đồng thời Ngũ hành của Di khắc Ngũ hành của Mệnh thì trường hợp này có thể khẳng định đương số luôn bị thua thiệt khi ra ngoài hoặc là làm cho người khác hưởng...?
Đôi điều thắc mắc, rất mong được giải thích. Chân thành cảm ơn!
Nếu như Thân cư Thiên Di thì giải thích thế nào?
Thân cư Thiên di thì thiên di ảnh hưởng mạnh đến Thân hay nói các khác Thân và Thiên di dính với nhau..
Có phải lúc này, Ta là đối thủ của Ta không?
Không phải.
Hay Thân ta nằm trong đất giặc?
Nếu cho đất giặc là cung thiên di thì đúng thân nằm trong đất giặc.
Nếu như Di vô chính diệu, đồng thời Ngũ hành của Di khắc Ngũ hành của Mệnh thì trường hợp này có thể khẳng định đương số luôn bị thua thiệt khi ra ngoài hoặc là làm cho người khác hưởng...?
Chắc là ngũ hành cung an mệnh và ngũ hành cung thiên di, vậy không thể khẳng định.
Sửa bởi HuangHun: 19/12/2011 - 21:13
IsraelPalestine
19/12/2011
Trích dẫn
Cụ Thiên Lương cho rằng,đại ý, Thiên Di phản ánh là đối thủ của Mệnh. Nếu cung Mệnh mạnh hơn cung Di thì ra ngoài làm chủ được hoàn cảnh, thu lợi ích từ bên ngoài về cho mình, chiến thắng đối thủ...Còn như ngược lại, Cung Thiên Di đàn áp được cung Mệnh thì mình dễ phải lệ thuộc vào hoàn cảnh, dễ buông xuôi và chịu thua thiệt khi tham gia vào môi trường bên ngoài, tức bị thua thiệt trước hoàn cảnh...
khongkiep84
19/12/2011
các bác, anh chị và mọi người xin giải đáp dùm một số thắc mắc về tử vi:
- trường hợp cung quan lộc - đóng ở cung thân bị triệt thì hạn đến đó (hạn 43-52) thì liệu triệt có giảm tác hại không ạ? nếu có thì là do triệt giảm tác dung sau 30t hay do triệt đáo kim cung ạ?
cháu xin cảm ơn!
- trường hợp cung quan lộc - đóng ở cung thân bị triệt thì hạn đến đó (hạn 43-52) thì liệu triệt có giảm tác hại không ạ? nếu có thì là do triệt giảm tác dung sau 30t hay do triệt đáo kim cung ạ?
cháu xin cảm ơn!