Jump to content

Advertisements




Bạn có tố chất & tinh thần một doanh nhân ?


4 replies to this topic

#1 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15458 thanks

Gửi vào 01/12/2011 - 01:55

Doanh nhân, những người làm giàu cho bản thân, cho xã hội và cho đất nước
Làm giàu, một trong những câu hỏi lớn cho đa phần những người xem Tử Vi
Để biết mình có thể giàu có được không, có 2 cách ( đan xen lẫn nhau )

1. Nhờ Thầy xem Tử Vi ( số mệnh )
2. Tự nhìn lại xem mình đã có tố chất / tinh thần một doanh nhân chưa

Phương pháp (1) chúng ta cũng bàn nhiều rồi và thuộc mục Tử Vi, ở đây chúng ta bàn thêm về phương pháp (2)


Bài viết sưu tầm ...

Làm thế nào để nhận biết bạn có tố chất của một doanh nhân ?

Có những doanh nhân thực thụ và doanh nhân "giả tạo". Giả tạo ở đây không nên hiểu theo nghĩa thông thường là lừa bịp người khác, mà chính là lừa gạt chính bản thân bạn.

Những doanh nhân khởi nghiệp "giải tạo"

Hãy nhìn vào hai mẫu doanh nhân khởi nghiệp "giả tạo" cơ bản sau.

Loại đầu tiên là loại ở mức độ cơ bản nhất mà tôi gọi là "doanh nhân với mã số thuế công ty". Với những người này, họ cho rằng chỉ cần đến công chứng viên hay luật sư đăng ký kinh doanh là đã trở thành một doanh nhân thực thụ. Thật vậy, một trong những dấu hiệu của loại doanh nhân này là xu hướng khoe khoang kiểu như "ngày mai tôi phải đến văn phòng đăng ký giấy phép kinh doanh", cứ như thể việc điền vào những giấy tờ đó thực sự biến họ thành doanh nhân. Khi thành lập doanh nghiệp xong hay có được giấy phép kinh doanh, họ bắt đầu khoe khoang với bạn bè trong buổi bù khú về việc kinh doanh hay sở hữu công ty, nhưng sự thật tất cả những gì họ làm mới chỉ là bỏ tiền ra mà thôi.

Mức độ thứ hai của doanh nhân giả tạo chính là "doanh nhân với ý tưởng vui vẻ". Đối với họ, việc sở hữu một ý tưởng kinh doanh cụ thể, có được quyền kinh doanh một cửa hàng, hay quyền xuất nhập khẩu một loại thương hiệu hay sản phẩm nào đó đã có nghĩa là họ trở thành doanh nhân. Ý tưởng kinh doanh trở phao cứu hộ, một hướng giải quyết cho mọi vấn đề.

Khởi nghiệp kinh doanh là một ý tưởng - một trạng thái tâm lý. Nó không giống như việc thành lập một công ty hay xin nghỉ việc; vốn chỉ là những bước hành chính và pháp luật cần thiết cho phép bạn làm việc cho chính mình, thay vì cho người khác. Rõ ràng một doanh nghiệp muốn hoạt động cần phải có số chứng minh tài chính và như là một thực thể pháp lý riêng biệt, nhưng những bước hành chính trên không thể tạo nên một doanh nhân. Là doanh nhân không chỉ là việc bắt đầu việc kinh doanh; thậm chí cũng không phải là một phương thức làm việc.

Vậy thì trở thành doanh nhân là như thế nào?
(còn tiếp...)

Sửa bởi AnKhoa: 01/12/2011 - 01:56


Thanked by 2 Members:

#2 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15458 thanks

Gửi vào 01/12/2011 - 02:23

Vậy thì trở thành doanh nhân là như thế nào?

Trở thành doanh nhân chính là cách bạn đối mặt với thế giới - cách nhìn cuộc sống mà không phải ai cũng cảm thấy thoải mái. Vậy đó là cách nhìn gì? Bạn thích thú với cảm giác không chắc chắn và không an toàn với tình trạng không biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Doanh nhân có được sự vui thích nhất định với tình trạng không chắc chắn.

Một lần, khi đang ngồi chờ thu hình cho cuộc phỏng vấn trên tivi, tôi may mắn ngồi cạnh một nhân viên cứu hỏa địa phương. Tôi hỏi thăm anh ta về công việc. Tại sao anh muốn làm lính cứu hỏa? Câu trả lời của anh rất dứt khoát, "Một người lính cứu hỏa không mong gì hơn là được sống để tiếp tục làm lính cứu hỏa. Đó không chỉ là một nghề nghiệp. Làm lính cứu hỏa đem lại một cuộc sống không công việc nào có thể đem lại được, một cơ hội đánh liều mạng sống trên sàn diễn đời thực. Nó không như trên rạp chiếu phim hay ở những khu giải trí khi nguy hiểm chỉ là giả vờ. Những rủi ro chúng tôi đối mặt hàng ngày là có thực: một đám cháy, rò rỉ gas, nhà cao tầng bị sập. Anh không tưởng tượng được cảm giác đó như thế nào đâu. Đó là sự hưng phấn thuần khiết; cuộc sống đó trở thành một thứ gây nghiện anh không thể bỏ được."

Người lính cứu hỏa này không hề đề cập đến tiền lương hay số ngày làm việc trong tuần. Anh kể rằng anh từng làm giáo viên, nhưng ngay từ khi còn nhỏ, anh đã luôn mong mỏi trở thành lính cứu hỏa. Vừa đi dạy anh vừa học thêm để thi tuyển vào đội cứu hỏa và ngay khi thi đậu, anh mãi mãi rời xa nhà trường để ngày ngày đội mũ bảo hiểm giúp dập tắt những đám cháy. Và giờ anh ngồi đây, chờ bước vào phòng quay để tường thuật lại cuộc phiêu lưu mới nhất của mình.

Cũng giống như lính cứu hỏa, doanh nhân đam mê không chắc chắn và những trải nghiệm mạo hiểm. Đây là vòng thử thách tiên quyết cho những ai tham gia hai nghề này. Nếu không yêu thích sự không chắc chắn, bạn không thể là một doanh nhân. Một số người đơn giản chỉ thích sự an toàn và công việc thường làm hàng ngày hay chỉ là thà để ai đó xoay xở với trách nhiệm trả tiền lương. Điều này âu cũng hợp lý. Nhưng một khi những người này bắt tay vào kinh doanh, họ dễ bị phá sản vì không có tính cách đặc thù thiết yếu của doanh nhân: ước muốn được sống còn trong một môi trường không chắc chắn.

Có làn hội doanh nhân trẻ mời tôi đến diễn thuyết. Người bạn đồng diễn thuyết với tôi hôm đó đã định nghĩa về doanh nhân rất hợp lý và chính xác: "Doanh nhân là người phải biết bơi trong thế giới không chắc chắn để đem lại cho nhân viên của anh ta cảm giác thế giới này là an toàn. " Thật vậy, trở thành một doanh nhân là hành động giảm bớt sự không chắc chắn trong những hoạt động truyền thống của nền văn minh: trao đổi và buôn bán hàng hóa.

Theo định nghĩa, thế giới vốn không chắc chắn. Không ai có thể đảm bảo được điều gì, thậm chí ngay giây phút hiện tại này. Nhưng không phải ai cũng thích cảm nhận nó hoặc bị nhắc về thực tế này trong cả ngày làm việc và ngày nghỉ trong suốt cuộc đời họ.

Trở thành doanh nhân là một cách sống và giao tiếp với thế giới, trong đó việc chấp nhận sự không chắc chắn là yếu tố chính. Thật vậy, lý do chính và thực tế của hoạt động kinh doanh bản thân nó đã không chắc chắn. Jorge Wagenberg từng viết "Hạnh phúc đòi hỏi tương lai phải bất định". Điều đó chính xác đối với doanh nhân.

Một phẩm chất định hình các doanh nhân thực thụ là họ không bao giờ nghĩ tới thất bại. Không phải vị họ mù quáng hay cả tin mà ngược lại, hầu hết rất thực tế. Nhưng chính lòng nhiệt huyết là mạnh mẽ hơn cả. Một người tham gia phỏng vấn đã khẳng định "Một khi là doanh nhân thực thụ, bạn không bao giờ nghĩ tới thất bại. Tất cả bắt đầu bằng giấc mơ. Bạn nghĩ đến một viễn cảnh hấp dẫn đến mức bạn sẵn sàng dành cả cuộc đời để có được nó. Cũng giống như kết hôn vậy. Trên lý thuyết, hôn nhân kéo dài cả đời. Có một chút gì đó điên cuồng và không nhất quán. Thất bại không được tính vào, thậm chí không được cân nhắc đến."

Vì thế, hãy suy nghĩ cho kỹ. Nếu ngay từ bây giờ, bạn biết mình sẽ chẳng bao giờ có thể thích ứng với cuộc sống luôn trong tình trạng không chắc chắn, hay cân nhắc kỹ liệu bạn có nên tiếp tục công việc kinh doanh bạn đang nghiền ngẫm tính toán hay không. Đừng nghĩ đến bản thân ý tưởng mà hãy tự hỏi liệu bạn có sẵn sàng để ý tưởng đó trở thành điều mạng lại tình trạng không chắc chắn cho cuộc sống của bạn hay không ?

Trở thành doanh nhân vì đam mê trở thành doanh nhân

(còn tiếp...)

Thân!

Thanked by 3 Members:

#3 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15458 thanks

Gửi vào 01/12/2011 - 17:57

Trở thành doanh nhân vì đam mê trở thành doanh nhân

Tôi nhớ có lần nói chuyện với một doanh nhân vốn có khiếu doanh nhân bẩm sinh; ông đang điều hành hơn bảy doanh nghiệp với hàng trăm nhân viên và doanh thu trên 100 triệu USD mỗi năm. Tôi thắc mắc có phải lúc nào ông cũng muốn trở thành doanh nhân và câu trả lời là “Không, hồi nhỏ tôi chỉ muốn trở thành bác sĩ. Nhưng mỗi lần mơ đến điều đó, tôi lại không hình dung mình trong chiếc áo khoác trắng đang chữa bệnh mà thay vào đó là hình ảnh người sáng lập và chủ sở hữu của bảy bệnh viện với một ngàn bác sĩ.”

Trong ví dụ này, chúng ta hấy được đặc điểm thứ hai của một doanh nhân. Trở thành doanh nhân vừa là phương tiện vừa là mục đích. Điều này rất giống với những gì xảy ra trong lĩnh vực sáng tạo. Khi các nhà khoa học hay nghệ sĩ muộn tạo ra cái mới, thì lĩnh vực, nguyên tắc hay chuyên môn của họ vừa là công cụ, vừa là mục đích. Một nhà văn tìm kiếm một văn phong mới cũng dùng văn chương vừa như là một công cụ vừa như là mục tiêu nhắm tới. Đây gọi là “động lực bên trong” mà dưới tác động của nó, mọi mảy may cân nhắc về rủi ro là vô nghĩa. Đơn giản là bạn khao khát điều bạn làm, thế thôi.

Đó là mong muốn hình thành trong bạn mà không đòi hỏi bất kỳ sự giải thích nào. Không cần phải hỏi liệu bạn có hạnh phúc với sự không chắc chắn này không. Trong ví dụ trên, tất cả những gì ông ta muốn là điều hành bảy bệnh viện. Có lý do gì không? Không. Nó cũng giống như khi vẽ nên bức Geurnica hay viết nên One Hundred Years of Solitude. Cũng thế, khi Paul Auster phát biểu trong lễ nhận giải thưởng Prince of Asturias Humanities, ông cố gắng giải thích về tác phẩm của mình “tại sao trên đời này lại có người muốn làm điều đó?” Lý do duy nhất tôi có thể tìm thấy là: bởi vì bạn phải làm như thế, bởi vì bạn không có sự lựa chọn nào khác. Không nghi ngờ gì, nhu cầu làm việc, sáng tạo và phát minh là động cơ thúc đẩy chính của con người. Nhưng những điều đó nhắm tới mục đích gì? Mục đích của nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật hư cấu, trong bối cảnh thế giới thực là gì? Tôi không thể nghĩ ra điều gì – ít nhất là theo cách thông thường.

Bạn có thể nghĩ rằng doanh nhân kinh doanh vì tiền, trở thành triệu phú, để lại danh tiếng trên thế giới, trở thành một ai đó, tạo công ăn việc làm, mang lại sự thịnh vượng cho thành phố của anh ta hay là bất kỳ điều gì đó được liệt kê trong danh sách những động cơ dài lê thê. Anh ta có thể cũng muốn một vài điều trong đó, nhưng một doanh nhân thực thụ không phải là chỉ có thế. Thực tế là một doanh nhân, cũng giống cách Auster đề cập đến việc sáng tác văn chương, không thể làm điều gì khác hơn.

Một doanh nhân thành đạt trong ngành bán thiết bị leo núi qua mạng hàng đầu mà tôi từng phỏng vấn cho biết: “Doanh nhân nhận biết tình huống của mình qua cảm giác trống trải bên trong. Không phải anh ta không hạnh phúc. Anh ta có thể đang hạnh phúc, nhưng trong sâu thăm, anh ta cảm thấy một nỗi trống trải cần được lấp đầy. Và cách duy nhất có thể lấp đầy khoảng trống ấy chính là tạo ra những khái niệm. Và không cần gì nhiều. Chỉ một điều đó thôi, anh ta cũng đủ nhận ra mình có phải là một doanh nhân hay không.”

Để ý thấy rằng khái niệm nhắc tới ở đây không khác gì nhiều so với khoảng trông bên trong thôi thúc một nghệ sĩ bắt tay sáng tác. Có thể nhận thấy nhiều điểm tương đồng giữa động cơ của doanh nhân và nghệ sĩ mà Paul Auster nhắc đến.

Một vài người được phỏng vấn khẳng định với tôi họ có thể nhận biết một doanh nhân thực thụ bởi vì “anh có thể biết đâu là người thắng cuộc qua ánh mắt và cách anh ấy nhìn bạn khi đề cập đến công việc kinh doanh anh ta đang gây dựng. Và một khi công việc ấy thất bại, anh ta lại bắt tay làm lại từ đâu.”

Một người khác lại nói, “tôi có thể nhận diện một doanh nhân thực thụ qua cách anh ta kể cho tôi nghe về dự án của mình, và khi tôi hỏi, ‘anh có chắc không’, anh ta liền trả lời rằng anh ấy không mong ước điều gì hơn.”

Lòng nhiệt huyết: Vừa là động cơ vừa là nhiên liệu

Cậu bé ước mơ sở hữu bảy bệnh viện không mong muốn gì hơn khác ngoài việc trở thành một doanh nhân. Cũng như thế, người đàn ông yêu thích sự không chắc chắn không mong ước gì hơn ngoài việc trở thành lính cứu hỏa. Một người khao khát có được cơ hội tạo dựng một cái gì đó lớn lao, và người kia lại khao khát tìm kiếm sự rủi ro.

Cả hai khao khát ấy đều là yếu tố cốt yếu để trở thành một doanh nhân. Lòng yêu thích sự không chắc chắn và sự đam mê hoạt động kinh doanh giúp tạo nên cả động cơ lẫn nhiêu liệu thúc đẩy doanh nhân: lòng nhiệt huyết.

Nếu có một điểm nào là điểm chung cho hàng chục doanh nhân tham dự buổi phỏng vấn cho quyển sách này thì đó chính là điểm vừa nhắc đến này đây. Để trở thành doanh nhân, như đã đề cập, bạn phải có lòng nhiệt huyết tràn đầy và vô tận.

Dưới đây là một vài tuyên bố khá thuyết phục:

“Doanh nhân không tạo nên từ trường lớp. Không bao giờ. Trở thành một doanh nhân là một hành động thuộc về cảm xúc.”

“Một doanh nhân thực thụ không cần những động lực từ bên ngoài. Anh ta làm điều ấy vì bản thân mình; cái đó thuộc về tính cách.”

Nhiệt huyết đánh dấu sự khác biệt giữa doanh nhân thực thụ và doanh nhân “giả tạo”. Bản chất của một doanh nhân thực thụ giúp tạo nên lòng nhiệt huyết vô tận và không bao giờ cùng kiệt. Nếu không có nguồn động lực này, anh ta chỉ có thể trở thành chủ cửa hàng nhỏ, là cổ đông một công ty, hay cùng lắm chủ sở hữu một công ty. Nhưng nhất quyết không phải là doanh nhân với tất cả vinh quang của nó.

- Trích “Sách Đen về tinh thần doanh nhân” -
Thân!

Sửa bởi AnKhoa: 01/12/2011 - 17:59


Thanked by 2 Members:

#4 TanHongThuy

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 383 Bài viết:
  • 334 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 29/01/2012 - 14:20

Doanh nhân là những người tài và gan rất khỏe để không xơ, nhiễm mỡ sau hoạt động " móc họng " có tổ chức .

#5 TanHongThuy

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 383 Bài viết:
  • 334 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 04/03/2012 - 19:40

Trước khi mộng giật tiền thiên hạ về túi mình _ tư cách doanh nhân _ có lẽ nên ghé qua một bệnh viện về các bệnh não , huyết áp thăm một người quen nào đó , để hiểu hơn câu An cư Lạc nghiệp là gì .

Doanh nhân mà khi chớm về hưu sáng ra mở mắt ngồi lên trời đất quay cuồng vì huyết áp , thì tài khoản nhiều mà làm gì , chỉ nơm nớp một trận gió mùa trở trời vào một sáng không tên ( của mùa đông bắc bộ) goi theo ông bà ông vải, đúng như bài hit của lady Văn Mai Hương " biết đâu khi ngày mai thức dậy , ..." cô này trẻ 18 tuổi mà chín chắn !

Nhưng nghiệm ra thường thì mấy anh Thất sát chẳng phải thấy , mà là nếm quan tài rồi mới hơi hơi đổ lệ vậy






Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |