Jump to content

Advertisements




“Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa" (bản hoàn chỉnh)


5 replies to this topic

#1 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 100 thanks

Gửi vào 18/07/2025 - 11:17

Thuyết Vũ trụ Cổ Xưa (bản hoàn chỉnh)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi SongHongHa: 18/07/2025 - 11:32


#2 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 100 thanks

Gửi vào 18/07/2025 - 11:46

Lời nói đầu

Khảo cổ học thế giới đã phát hiện ra tại Ukraine biểu tượng hoàn thiện của hình Thái Cực Âm Dương xuất hiện cách nay 7500 năm (hãy gõ lên Google chủ đề “Lần đầu tiên chụp được ảnh Vướng mắc lượng tử - Chính là hình Thái cực Âm Dương?/Ms. Ruby“) trong khi biểu tượng hoàn thiện này chỉ xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ 14 tức sau Ukraine tới 6000 năm. Tất nhiên biểu tượng hình Thái Cực Âm Dương không hoàn thiện (không có đôi mắt cá Âm Dương) xuất hiện tại Trung Quốc cách nay 5000 (?) năm tức nó vẫn sau Ukraine 2500 năm.

Vậy thì tại sao dân tộc Trypillia Uknaine cách nay 7500 năm đã biết đến hình Thái Cực Âm DươngBảng Tuần Hoàn 60 năm (vì qua khảo cổ học đã phát hiện cứ sau 60 năm họ lại phá để xây lại ngôi nhà đó – tức mất 20 năm họ mới phá xây dựng xong toàn bộ các ngôi nhà của họ cũng như chúng ta thấy sơ đồ bố trí các ngôi nhà này theo đúng hình Thái Cực Âm Dương). Thật đáng tiếc các nhà khảo cổ học không tìm thấy dấu hiệu cho biết các thông tin quan trọng khác như Can, Chi và Ngũ Hành vào cùng thời kỳ đó ?

Điều này cho chúng ta suy luận có thể dân tộc Trypillia đã được người ngoài hành tinh viếng thăm và dạy cho họ về hình Thái Cực Âm Dương cùng Bảng Tuần Hoàn 60 năm Giáp Tý ?

Sau đây là hình Thái Cực Âm Dương hoàn thiện của Ukraine cách nay 7500 năm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình Thái Cực Âm Dương này tôi gọi là Thuyết Thái Cực Âm Dương hay Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa.

Vậy thì Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa có thể giải thích được sự tiến hóa của Vũ Trụ cũng như vận mệnh của con người hay không?

Đó chính là nội dung của cuốn sách này.

Mùa hè năm 2025 Berlin – Hà Nội

Sửa bởi SongHongHa: 18/07/2025 - 11:49


#3 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 100 thanks

Gửi vào 18/07/2025 - 11:56

Chương I : Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa giải thích sự tiến hóa của Vũ Trụ

1 - Sự Tiêu Trưởng của Âm Dương

Qua hình tròn Thái Cực Âm Dương ta thấy như có 2 con cá mầu trắngmầu đen quấn với nhau khăng khít cùng xoay vòng. Con cá trắng bên trái được coi là Dương còn con cá đen bên phải được coi là Âm. Rõ ràng ta thấy ở dưới cùng của hình tròn này mầu trắng của con cá Trắng bắt đầu xuất hiện khi càng lên cao mầu trắng càng lớn và lớn đến cực đại khi tới phía trên cùng của hình tròn. Ngược lại thì mầu đen của con cá Đen lại bắt đầu xuất hiện ở phần cao nhất của hình tròn và khi càng xuống thấp thì mầu đen càng lớn và lớn đến cực đại khi tới vùng thấp nhất của hình tròn. Hiểu đơn giản là khi Dương tăng thì Âm giảm còn khi Âm tăng thì Dương giảm nhưng vì Âm Dương là 2 phạm trù trái ngược nhau nên chiều tăng trưởng của Âm và Dương là ngược nhau. Cụ thể ở dưới cùng của hình tròn thì Dương mầu trắng mới bắt đầu hình thành còn Âm mầu đen thì đang cực đại. Khi Dương tăng trưởng theo chiều quay của kim đồng hồ thì Âm tiêu giảm theo chiều ngược lại với chiều quay của kim đồng hồ. Đến khi tới vùng cao nhất của hình tròn thì Dương đạt tới cực đại còn Âm thì đại tới cực tiểu. Đó chính là sự Tiêu Trưởng của Âm và Dương, đúng theo chiều xoay tương ứng của hai lượng tử vướng mắc nhau.

2 – Âm Dương tăng trưởng tới cùng cực thì chuyển hóa cho nhau

Nhìn vào hình tròn Thái Cực Âm Dương ta thấy mầu trắng (Dương) bắt đầu xuất hiện ở dưới cùng của hình tròn và càng lên cao mầu trắng càng lớn và lớn tới cực đại tại vùng cao nhất của hình tròn. Ở giữa vùng mầu trắng lớn nhất này ta thấy xuất hiện một vòng tròn nhỏ mang mầu đen (Âm), vậy nó có ý nghĩa gì ?
Đó chính là khi Dương (mầu trắng) tăng tới cùng cực thì sinh Âm (mầu đen).

Ngược lại mầu đen bắt đầu xuất hiện ở phần cao nhất của hình tròn, khi càng xuống dưới thì mầu đen càng lớn và lớn cực đại khi xuống tới phần thấp nhất của hình tròn. Tương tự tại giữa phần lớn nhất của mầu đen này ta thấy xuất hiện một vòng tròn nhỏ mang mầu trắng (Dương). Điều này cho biết khi Âm (mầu đen) tăng tới cùng cực thì sinh Dương (mầu trắng).

Đó chính là khi Âm Dương tăng trưởng tới cùng cực thì chuyển hóa cho nhau.

Trên chính là 2 thông tin cực kỳ quan trọng của hình tròn Thái Cực Âm Dương nên tôi gọi nó là Thuyết Thái Cực Âm Dương hay Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa vì đã cách nay 7500 năm.

Sửa bởi SongHongHa: 18/07/2025 - 12:19


#4 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 100 thanks

Gửi vào 18/07/2025 - 12:13

3 - Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa giải thích sự tiến hóa của vũ trụ

Năm 1929 nhà thiên văn học Edwin Hubble đã phát hiện vũ trụ của chúng ta đang giãn nở ngày càng xa nhau về mọi phía. Do vậy các nhà Vật Lý suy luận nếu đúng như vậy thì khi suy ngược lại nó phải dần hội tụ tại một vùng nhỏ nào đó. Vùng nhỏ đó các nhà Vật Lý gọi là điểm Kỳ Dị và họ cho rằng ở đó không gian và thời gian không tồn tại. Tức là thời điểm khi điểm Kỳ Dị phát nổ - được gọi là Vụ Nổ Lớn Big Bang – khi đó mới có thời gian và không gian. Thời gian bắt đầu phát nổ được coi là giây đầu tiên, khi tính đến nay tuổi của Vũ Trụ chúng ta mới có 13,8 tỷ năm ánh sáng (năm ánh sáng là quãng đường mà ánh sáng đi được trong 1 năm - tốc độ của ánh sáng là 299.792,458km/s).

Đến nay đã gần 100 năm rồi mà các nhà Vật Lý vẫn không biết trước cái điểm Kỳ Dị – Big Bang ấy (tức trước 13,8 tỷ năm ánh sáng) là cái gì ? Chả nhẽ từ một điểm Kỳ Dị không có Không Gian và Thời Gian tự nhiên phát nổ ra cả một vũ trụ rộng lớn mà chúng ta đang sống hay sao ? Vậy thì “Định Luật Bảo Toàn và biến hóa Năng Lượng“ (năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác) là sai hay sao ?

Thôi thì mặc kệ các nhà Vật Lý có đưa ra lý thuyết hay ý tưởng gì đi nữa thì không cần đợi đến “Mùa Quýt Sang Năm“. Bây giờ ta thử dùng Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa để giải thích xem sao ?

Nên nhớ rằng Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa này chắc là do người ngoài hành tinh viếng thăm trái đất của chúng ta đã tặng cho dân tộc Trypillia Ukraine cách nay 7500 năm chứ không phải của người Trung Quốc mới có lịch sử phát triển dân tộc 5000 năm.

Từ ý nghĩa cực kỳ quan trọng thứ 2 của Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa là Âm Dương chuyển hóa cho nhau tức “Dương tăng tới cùng cực thì sinh Âm còn Âm tăng tới cùng cực thì sinh Dương“. Ta suy luận Vật Chất bao gồm Khối Lượng (coi là Dương)Năng Lượng (coi là Âm) mà qua thực tế ta thấy hầu như chỉ thấy Khối Lượng (Dương) cháy biến thành Năng Lượng (Âm) và tro còn không thấy Năng Lượng (Âm) có thể biến thành Khối Lượng (Dương) bao giờ cả ? Nếu đúng như vậy thì Vũ Trụ của chúng ta đã cân bằng Năng Lượng từ lâu rồi làm gì còn ti tỷ các ngôi sao, thiên hà... vẫn sáng rực giữa Vũ Trụ ngày nay như vậy ? (nếu coi thời gian là vô tận). Mà theo Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa chúng phải chuyển hóa cho nhau mới đúng chứ ?

Thực tế vô tình khi tranh luận với cao thủ Thiên Sứ (chủ nhiệm trang Web Lý Học Đông Phương) tôi đã phát hiện ra chính Lỗ Đen đã hút Năng Lượng tức ánh sáng... (kể cả Khối Lượng) vào để biến thành Khối Lượng.

Vậy các Lỗ Đen chính là chiều ngược lại là biến Năng Lượng thành Khối Lượng mà chúng ta đang tìm. Nhưng Lỗ Đen không thể hút mãi mãi mà hút tới cùng cực sẽ phát nổ thành Lỗ Trắng theo đúng Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa (câu 2).

Kết luận: Vũ Trụ của chúng ta chi là từ một Lỗ Đen siêu lớn khi tăng trưởng tới cùng cực đã phát nổ thành Lỗ Trắng tạo ra mà thôi. Chính vụ nổ lớn này mới là Big Bang chân thực (theo đúng nghĩa của nó) chứ không thể xuất phát từ một điểm Kỳ Dị không có Không Gian Thời Gian như vậy ?

Sửa bởi SongHongHa: 18/07/2025 - 12:18


#5 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 100 thanks

Gửi vào Hôm nay, 05:23

4 - Lỗ Đen nặng tới cỡ nào mới phát nổ thành Lỗ Trắng?

a - Danh sách các Lỗ Đen nặng nhất trong vũ trụ đã tìm thấy hiện nay:

Tên
Khối lượng Mặt trời
(Mặt Trời = 1)
Ghi chú

1 - Phoenix A :
1×1011[1] =100 000 000 000
Ước tính từ tương quan đường phát xạ chuẩn tinh MgII.
2 - 4C +74.1
7,76×1010[1]
Ước tính từ tương quan đường phát xạ chuẩn tinh MgII.
3 - SDSS J221511.93-004550.0
7,08×1010[1]
Ước tính từ tương quan đường phát xạ chuẩn tinh MgII.
4 - SDSS J014036.47+000335.8
6,97×1010[1]
Ước tính từ tương quan đường phát xạ chuẩn tinh MgII.
5 - TON 618
6,6×1010 [1] = 66 000 000 000
Ước tính từ tương quan đường phát xạ chuẩn tinh MgII.
…..............................................................
….............................................................

Lỗ Đen TON 618 nặng gấp khoảng 66 tỷ lần khối lượng Mặt Trời. TON 618 có bán kính hơn 1.000 đơn vị thiên văn (AU), một AU bằng khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, tương đương 150 triệu km.

Lỗ đen Phoenix A nặng nhất gấp 100 tỷ lần khối lượng Mặt Trời

Mọi người thấy sợ chưa, nặng gấp 100 tỷ lần khối lượng mặt trời của chúng ta vẫn chưa trở thành Lỗ Trắng, thật kinh khủng...

Nghe có vẻ nặng khủng khiếp mà chưa bằng 50% khối lượng của dải Ngân Hà của chúng ta đâu.

b – Kích thước của Lỗ Đen
Theo Google:
“Übersicht mit KI
Prüfen Sie wichtige Informationen sorgfältig. Weitere Informationen

Đường kính của lỗ đen tỷ lệ thuận với khối lượng của nó. Điều này có nghĩa là khi khối lượng của lỗ đen tăng lên, đường kính của nó cũng sẽ tăng theo. Cụ thể, bán kính Schwarzschild (một thước đo kích thước của lỗ đen) được tính bằng công thức R = 2GM/c², trong đó G là hằng số hấp dẫn, M là khối lượng của lỗ đen và c là vận tốc ánh sáng. Từ công thức này, ta thấy rõ ràng rằng bán kính (và do đó đường kính) của Lỗ Đen tỉ lệ thuận với khối lượng của nó.


Điều này chứng tỏ Lỗ Đen càng nặng thì kích thước của nó càng lớn ngược với các nhà Vật Lý cho rằng Vũ Trụ trước đây co lại thành một điểm Kỳ Dị mà ở đó Không gianThời Gian không tồn tại.

c - Kính thiên văn James Webb (10 tỉ USD)

1 – Sau khi kính thiên văn James Webb ra đời đã chụp được ảnh từ hàng chục tới hàng trăm thiên hà... chỉ sau Big Bang từ 300 tới 700 triệu năm ánh sáng mà có độ lớn như dải Ngân Hà của chúng ta phải mất hàng chục tỷ năm ánh sáng để phát triển.
2 – Kính thiên văn Jamess Webb đã chụp được ảnh nhiều Thiên Hà có tuổi trên 13 tỉ năm ánh sáng trong đó có một thiên hà có tuổi tới 33,8 tỷ năm ánh sáng.

Với 2 câu trên thì Thuyết Vụ Nổ Lớn Big Bang từ điểm Kỳ Dị không thể giải thích được còn theo Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa thì chả cần phải giải thích gì cả bới vì các Thiên Hà này tồn tại trong Vũ Trụ không liên quan gì tới Vụ Nổ Lớn Big Bang.

Điều này có đủ để chứng minh Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa là của người ngoài hành tinh của chúng ta phát minh ra hay không ?

#6 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 100 thanks

Gửi vào Hôm nay, 07:37

5 - Sự thật về tốc độ ánh sáng?

Lỗ Đen nặng gấp 100 tỉ lần khối lượng Mặt Trời vẫn chưa phát nổ thành Lỗ Trắng thì chắc Lỗ Đen phải nặng gấp một vài tỉ lần khối lượng của dải Ngân Hà mới phát nổ thành Lỗ Trắng chăng ?

Nếu đúng như vậy thì chúng ta không thể nhìn thấy vòng tròn phát nổ (như các vòng tròn siêu tân tinh do các ngôi sao phát nổ thành) này vì chúng ta nằm ở trong vòng tròn đó, hơn nữa tốc độ ánh sáng là hữu hạn còn Vũ Trụ nở rộng ra với vận tốc càng xa chúng ta càng tăng mạnh thậm chí có thể lớn hơn nhiều lần tốc độ ánh sáng.

Gõ lên Google “Bán kính trái đất“ có đoạn viết:

“Bán kính Trái Đất ký hiệu là RG hoặc RE là đơn vị đo chiều dài của Trái Đất. Do bề mặt Trái Đất có chỗ lồi lõm, cao thấp, hay nói cách khác Trái Đất không phải là hình cầu hoàn hảo, vì vậy bán kính Trái Đất không có giá trị chuẩn. Khoảng cách từ các điểm trên bề mặt Trái Đất đến điểm trung tâm lõi Trái Đất từ 6.353 km đến 6.384 km (≈3.947–3.968 mi). Có nhiều cách khác nhau để mô hình hóa Trái Đất như một hình cầu, khi đó bán kính trung bình của Trái Đất là 6.371 km (≈3.959 mi). Trong khi từ "bán kính" chỉ dùng để chỉ những vật thể cầu/tròn hoàn chỉnh. Theo NASA, bán kính ở xích đạo là 6.378 km.“

Nếu tính bán kính trung bình của hai đại lượng min và max của đoạn trích trên sẽ là (6384 + 6353).1/2 km = 6368,5km, trong khi các nhà Vật Lý chọn bán kính trung bình của trái đất là 6371km.

Vậy thì bán kính trung bình của trái đất (từ trung bình ở đây có nghĩa là khi Trái Đất đã vo thành hình cầu/tròn hoàn chỉnh - tức khi đó bán kính đường xích đạo và bán kính đường kinh tuyến được coi là bằng nhau) sẽ là bao nhiêu km mới chính xác ?

Năm thứ nhất (1978) vào học khoa Vật Lý trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (nay là Đại Học Quốc Gia Hà Nội) được thầy Nguyễn Hoàng Phương dậy môn Thuyết Tương Đối của nhà Vật Lý lỗi lạc Albert Einstein. Khi nghe thầy cho biết về tốc độ ánh sáng là 299792,458km/s tôi liền suy nghĩ “Sao không là 300.000km/s thì có phải là tuyệt đẹp không?" Do vậy tôi đưa ra câu hỏi “Vậy thì đơn vị Mét là cái gì?“ rất may có bạn cùng học trong lớp là Lương Văn Bằng (hay Nguyễn Lương Bằng gì đó? - Bằng là sinh viên đầu tiên của Việt Nam sau khi tốt nghiệp được giữ lại trường làm luận án phó tiến sĩ ngay, sau đó làm chủ nhiệm khối Ao chuyên Toán, Lý... của học sinh phổ thông toàn miền bắc được tuyển về học trong trường này) đã trả lời “Mét là độ dài của một phần 10 triệu đường kinh tuyến trái đất từ xích đạo tới bắc cực qua Paris“.

Mãi tới gần đây tôi mới có thời gian quay lại nghiên cứu chủ đề này (vì sao thì ai tò mò sẽ tìm thấy câu trả lời qua đọc chủ đề “Thằng……… Nhân“). Qua tìm hiểu và suy nghĩ tôi thấy tốc độ ánh sáng là 300000km/s có lý hơn vì tốc độ 299792,458km/s không đáng tin cậy do các nhà Vật Lý xác định bán kính trung bình của trái đất làm sao có thể chính xác được (đến giờ cũng vậy nói gì năm 1975)?

Qua đây ta thấy rõ ràng đơn vị Mét hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của trái đất không liên quan gì tới tốc độ của ánh sáng.

Bây giờ ta tạm thời cho rằng tốc độ ánh sáng chính xác là 300000km/s thì bán kính trung bình của Trái Đất tương ứng sẽ là bao nhiêu?

Ta giả sử bán kính trung bình của Trái Đất là r1 thì trái đất có chu vi đường tròn là:
C1 = 2.r1

Nếu tốc độ ánh sáng chính xác là 300000km/s thì ta thấy 300.000/30 km = 10.000km = 10.000.000m
Mà (1/4) .C1 = (1/4).2.r1.π = 10.000.000m điều này cho ta biết : “Mét là độ dài của một phần 10 triệu đường kinh tuyến trung bình của trái đất từ xích đạo tới bắc cực qua Paris“ đúng như độ dài Mét mà các nhà Vật Lý quy ước.

Vậy thì tại sao các nhà Vật Lý không lấy tốc độ ánh sáng là 300.000km/s mà lại lấy 299.792,458km/s ?

Từ đây suy ra rõ ràng tốc độ ánh sáng gấp 30 lần đường kinh tuyến trung bình của Trái Đất từ xích đạo tới Bắc cực, tức bằng 1/4 đường tròn kinh tuyến có bán kính trung bình của Trái Đất là :

(1/4).C1 = (1/4).2.r1.π = 10.000.000m
(1/4)r1 = 10.000.000/(2.π) m = 1591550,775m
r1 = 4.1591550,775m = 6366203,1m = 6366,2031km/s
r1 = 6366,2031km đây chính là bán kính trung bình của Trái Đất theo tốc độ ánh sáng là 300000km/s.


Ta lại giả sử nếu tốc độ ánh sáng chính xác là 299792,458km/s (tốc độ ánh sáng đang sử dụng hiện nay) thì bán kính trung bình của Trái Đất tương ứng sẽ là bao nhiêu ?

Hoàn toàn tương tự câu trên, ta giả sử bán kính trung bình của Trái Đất là r2 thì trái đất có chu vi đường tròn tương ứng là:
C2 = 2.r2

Nếu tốc độ ánh sáng chính xác là 299792,458km/s thì ta thấy 299792,458/30 km = 9993,081933km = 9993081,933m

(1/4) .C2 = (1/4).2.r2.π = 9993081,933m
Nên :
(1/4).2.r2.π = 9993081,933m
(1/4)r2 = 9993081,933/(2.π) m = 1590449,729m
r2 = 4.1590449,729m = 6361798,916m = 6361,798916km

r2 = 6361,798916km đây chính là bán kính trung bình của Trái Đất theo tốc độ ánh sánh là 299792,458km/s.

Vậy thì bây giờ ai dám khẳng định rằng bán kính trung bình của Trái Đất chính xác phải là r2 = 6361,798916km ?
Vậy thì bây giờ ai dám khẳng định tốc độ ánh sáng hoàn toàn độc lập không liên quan gì tới kích thước của Trái Đất?


Cho nên tốc độ ánh sáng chỉ đóng vai trò thay cái thước đo 1m bằng Bạch Kim làm chuẩn đặt tại Paris mà thôi. Nó được chọn vì các nhà Vật Lý cho rằng sau hàng tỉ năm mới phải kiểm tra lại nó.... Thước mới này gọi đơn giản nhưng chính xác là Thước Ánh Sáng.

Nếu thừa nhận thì Tốc độ ánh sáng hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của Trái Đất còn không thừa nhận thì đành phải chờ NASA hay tỉ phú Elon Musk mang máy đo tốc độ ánh sáng lên sao Hỏa để kiểm chứng mà thôi.

Sửa bởi SongHongHa: Hôm nay, 07:43







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |