Theo đà này thì giờ đến cuối năm là cùng thôi. 2028 lâu quá


Nhiệm kỳ 2 của ô. Trump 2025-2028
Viết bởi Ngu Yên, 10/12/24 17:07
18 replies to this topic
#17
Gửi vào 04/07/2025 - 03:29
Ngu Yên, on 05/04/2025 - 15:58, said:
Bây giờ thì sự tham tàn đến mức mất tư cách của chính sách Trump đã rõ. Nhưng mà tôi nhắc là giai đoạn đầu sẽ thành công 2025 một phần 2026. Dù TQ phản ứng mạnh và BRICS nói chung đang sửa soạn lập riêng khối của mình nhưng đa số quốc gia và đối tác lớn khác thì sẽ thương thuyết _ có lợi cho Mỹ. Chỉ có dân Mỹ trung lưu và nghèo là sẽ è cổ ra mà trả thuế để ô. Trump giảm thuế cho nhà giàu.
Thanked by 2 Members:
|
|
#18
Gửi vào 10/07/2025 - 23:44
Ngu Yên, on 10/12/2024 - 17:07, said:
Để bắt đầu xin mượn lời giải đoán của bạn Pvcpvcp
Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa bước qua năm Ất Tỵ . Không như năm Giáp Thìn ,năm Ất Tỵ lá số của Trump thật sự khô khốc . hoả khí mãnh liệt !
Nhâm thuỷ Tài tinh xuất hiện ở can vận trình , có thể tài sản bị hao hụt nhiều .Tài tinh cũng có thể hàm nghiã " vợ " ; nhưng với tuổi tác không còn trẻ nữa , đối đãi v/c đã đủ chững chạc không đến nỗi phải quá lo lắng !
Mộc -hoả phát sáng ! Hoả sinh Thổ nhưng cương liệt quá thì Thổ ra tro . Nhật can Kỷ thổ - Trump- sẽ đối diện quá nhiều áp lực , kể cả vấn đề sức khoẻ !
Trong 6 tháng đầu năm ,mộc vượng hoả tướng ...sẽ có nhiều bất ngờ ! Hai năm tiếp theo ,hoả khí lại càng mảnh liệt ,hiểm hoạ càng tiềm tàng !
Theo BTHL thì nhiệm kỳ này nằm hoàn toàn trong đại vận háo 1 quẻ 27 Di . Lời hào :
Xả nhĩ linh quy, quan ngã đóa di, hung. Ý hào : Bỏ tư cách của mình, đáng khinh bỉ.
MỆNH - HỢP - CÁCH : Nhờ người để thành lập nơi khác nhưng được ít mất nhiều.
MỆNH - KHÔNG - HỢP : Bất nghĩa, tham ô , có hại.
XEM - TUẾ - VẬN : _ Quan chức : Nhục vì tham nhũng. _ Giới sĩ : Hoang dâm, bị chê cười. Học trò được lương ăn. _ Người thường : Bội ngược, tranh của , có hại. Ðại để cứ giữ chính đạo là tốt.
Trên đây là lời của sách. Tôi xin dịch là: Bỏ còn ruà linh của mày (mà lại) nhìn ta đến thõng mép , chảy nước giải, đóng.
Hào 1 ở dưới nên thuộc về nhóm 3 hào thèm ăn, tìm người khác mà giật , mà xin ăn. Hào này là hào bắt đầu nên hoặc thiếu kinh nghiệm , hoặc làm ẩu không tính toán gì xa .Lại hợp với hào 4 là hào tham lam ( con hổ nhìn mồi) nên quy tụ với người ích kỷ. Và gần gũi với hào 2 là hào đảo điên , ngang ngược hay thị phi (háo là hào dương hai hào 2 và 4 là hào âm).
Tụ lại là hào chỉ cho thấy chính sách , đường lối chính trị của ô. Trump (thí dụ muốn kiếm lợi trong thuế quan ngay cả với đồng minh chứ không phải chỉ là tranh chấp với đối thủ; đuổi người di dân bất cần luật pháp , đe doạ truy tố địch thủ chính trị , lập uỷ ban đảo lộn lịch sử bầu cử 2020 v.v...). Và dự đoán kết cuộc của đường lối này.
Sau này tôi sẽ đi vào chi tiết hàng năm . Chỉ nói trước là theo Chiêm Tinh tình hình kinh tế Mỹ ban đầu sẽ khả quan cho đến cuối 2026 sau đó mới hụt hẫng. Về mặt khác thì xin để khảo thêm.
Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa bước qua năm Ất Tỵ . Không như năm Giáp Thìn ,năm Ất Tỵ lá số của Trump thật sự khô khốc . hoả khí mãnh liệt !
Nhâm thuỷ Tài tinh xuất hiện ở can vận trình , có thể tài sản bị hao hụt nhiều .Tài tinh cũng có thể hàm nghiã " vợ " ; nhưng với tuổi tác không còn trẻ nữa , đối đãi v/c đã đủ chững chạc không đến nỗi phải quá lo lắng !
Mộc -hoả phát sáng ! Hoả sinh Thổ nhưng cương liệt quá thì Thổ ra tro . Nhật can Kỷ thổ - Trump- sẽ đối diện quá nhiều áp lực , kể cả vấn đề sức khoẻ !
Trong 6 tháng đầu năm ,mộc vượng hoả tướng ...sẽ có nhiều bất ngờ ! Hai năm tiếp theo ,hoả khí lại càng mảnh liệt ,hiểm hoạ càng tiềm tàng !
Theo BTHL thì nhiệm kỳ này nằm hoàn toàn trong đại vận háo 1 quẻ 27 Di . Lời hào :
Xả nhĩ linh quy, quan ngã đóa di, hung. Ý hào : Bỏ tư cách của mình, đáng khinh bỉ.
MỆNH - HỢP - CÁCH : Nhờ người để thành lập nơi khác nhưng được ít mất nhiều.
MỆNH - KHÔNG - HỢP : Bất nghĩa, tham ô , có hại.
XEM - TUẾ - VẬN : _ Quan chức : Nhục vì tham nhũng. _ Giới sĩ : Hoang dâm, bị chê cười. Học trò được lương ăn. _ Người thường : Bội ngược, tranh của , có hại. Ðại để cứ giữ chính đạo là tốt.
Trên đây là lời của sách. Tôi xin dịch là: Bỏ còn ruà linh của mày (mà lại) nhìn ta đến thõng mép , chảy nước giải, đóng.
Hào 1 ở dưới nên thuộc về nhóm 3 hào thèm ăn, tìm người khác mà giật , mà xin ăn. Hào này là hào bắt đầu nên hoặc thiếu kinh nghiệm , hoặc làm ẩu không tính toán gì xa .Lại hợp với hào 4 là hào tham lam ( con hổ nhìn mồi) nên quy tụ với người ích kỷ. Và gần gũi với hào 2 là hào đảo điên , ngang ngược hay thị phi (háo là hào dương hai hào 2 và 4 là hào âm).
Tụ lại là hào chỉ cho thấy chính sách , đường lối chính trị của ô. Trump (thí dụ muốn kiếm lợi trong thuế quan ngay cả với đồng minh chứ không phải chỉ là tranh chấp với đối thủ; đuổi người di dân bất cần luật pháp , đe doạ truy tố địch thủ chính trị , lập uỷ ban đảo lộn lịch sử bầu cử 2020 v.v...). Và dự đoán kết cuộc của đường lối này.
Sau này tôi sẽ đi vào chi tiết hàng năm . Chỉ nói trước là theo Chiêm Tinh tình hình kinh tế Mỹ ban đầu sẽ khả quan cho đến cuối 2026 sau đó mới hụt hẫng. Về mặt khác thì xin để khảo thêm.
Thanked by 1 Member:
|
|
#19
Gửi vào 18/07/2025 - 00:10
Tại sao ô. Trump ở đại vận hào 1 quẻ 27 Di mà vẫn đạt được nhiều thành công (dù cuối cùng có lẽ sẽ quả báo) ?
Đó là vì Trump có thiên thời và nhân hoà !
Nhân hoà là gì ?
Mời các bạn đọc bài viết này
Vì sao có người Mỹ xem Donald Trump là tốt?
Bởi
- 12/07/2025
Sydney Trần
11-7-2025
Tư tưởng của triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre giúp làm sáng tỏ một số câu hỏi cốt lõi của thời đại chúng ta.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta được, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy?
Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Chuyện bắt đầu từ thời xa xưa, ở Athens lúc Aristotle còn sống. Hồi đó, người ta không đặt ra câu hỏi “Mục đích đời tôi là gì?” như ngày nay. Cuộc sống lúc đó không phải là một thứ để người ta tự chọn, mà là một phần trong mạng lưới chằng chịt của gia đình, bộ lạc, dân tộc. Mỗi người sinh ra là đã mang sẵn một vai trò trong xã hội như làm lính, người mẹ, người thầy, người buôn bán… và kèm theo đó là những tiêu chuẩn để họ làm tròn vai trò của mình.
Lý tưởng sống khi ấy là sống phải “cho ra sống”. Sống sao cho xứng đáng với vai trò mà mình đảm nhận. Người thầy không nhận hối lộ, không phải vì sợ bị phạt, mà vì làm như vậy là phản bội nghề dạy học. Họ sống để vươn đến sự xuất sắc trong vai trò của mình; vì danh dự, vì bổn phận, và vì chính bản thân mình.
Nghe mông lung quá phải không? Hãy nghe một cầu thủ danh tiếng của ngành bóng chày, ông Ryne Sandberg, nói trong ngày lễ vinh danh tại Hall of Fame, ông kể: “Tôi luôn thấy biết ơn mỗi khi bước vào sân. Người ta dạy tôi rằng không được coi thường đồng đội, HLV, khán giả hay chính cái áo mình mặc. Khi đánh được một cú hay, đừng tự cao, hãy bình tĩnh, và khiêm nhường.”
Sandberg không nói về đạo đức như một nhà triết học. Ông chỉ nói về cái nghề của ông; nhưng là một cái nghề có đạo lý, có truyền thống, có tiêu chuẩn. Và chính những giá trị đó là thứ mà xã hội ngày nay đã đánh mất.
Qua thời Trung cổ, các tôn giáo lớn như Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo đã thay đổi cách nhìn về sự “xuất sắc” ấy. Người tốt không chỉ mạnh mẽ hay khéo léo, mà còn phải biết khiêm nhường và từ bi. Tuy vậy, các tôn giáo vẫn giữ quan niệm rằng con người vẫn phải sống trong trật tự đạo lý, đạo Trời, đạo cộng đồng, luật tổ tiên. Không ai tự chọn “mục đích đời mình”.
Rồi thế kỷ 17 đến với sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu. Trong tình trạng dân tình chán chường, các triết gia thời Khai Sáng đã đề ra giải pháp rằng thôi đừng ai áp đặt đạo lý cho ai nữa. Mỗi người tự chọn giá trị sống riêng, miễn sao sống yên bình với nhau.
Đó là lúc tư tưởng “cá nhân tự trị” ra đời, thay cho cộng đồng. Đạo lý chung bị thay bằng luật lệ, lý trí, và sự khoan dung mang tính hình thức.
MacIntyre cho rằng từ lúc ấy phương Tây bước vào con đường suy tàn đạo đức. Bởi vì các triết lý mới, như chủ nghĩa vị lợi, thoạt nghe có vẻ hợp lý nhưng quá hời hợt, quá lý thuyết. Chúng không đủ sức soi đường cho con người muốn sống tử tế trong đời thực.
Rồi tới Nietzsche. Ông bảo: “Thượng đế đã chết”. Không còn luật Trời nữa. Con người phải tự tạo ý nghĩa sống cho riêng mình như một kiểu tự thần thánh hóa bản thân. Nhưng không phải ai cũng đủ sức làm anh hùng kiểu Nietzsche. Kết cục, khoảng trống đạo đức ấy được bù lấp bởi những kẻ như Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông.
MacIntyre gọi đó là “căn bệnh được chữa bằng chính bệnh nhân”. Con người cố tự cứu mình bằng sự ích kỷ, cuồng tín, độc tài. Và hậu quả còn tệ hơn cả nguyên nhân.
Ngày nay, nhiều người không còn tin có một “trật tự đạo đức vĩnh cửu”. Họ coi các truyền thống đạo lý là gánh nặng, là xiềng xích. Mỗi cá nhân nói năng như thể mình là một “chủ thể đạo lý” tự do, không ràng buộc bởi Trời, Đất hay cộng đồng.
Nhưng họ không có tiêu chuẩn gì rõ ràng để chọn lựa cho sự đúng sai. Họ chỉ hành động theo cảm tính. MacIntyre gọi trạng thái đó là “emotivism”, hay sống theo cảm xúc.
Mà cảm xúc thì… ai nói cũng đúng! Nên chẳng ai thuyết phục được ai. Tranh luận trở nên vô nghĩa, chỉ còn lại cưỡng ép và lợi dụng. Người ta không còn tranh cãi để tìm chân lý, mà dùng đạo lý như vũ khí để đạt mục đích riêng.
Và đây là sân chơi tuyệt vời cho Donald Trump.
Trump không thèm giả vờ nói chuyện đạo đức. Ông ta nói bằng ngôn ngữ của thời đại: “Tôi muốn”; “Tôi có đòn bẩy”; “Tôi chơi để thắng”. Ông không xem chức tổng thống là một vai trò với trách nhiệm và tiêu chuẩn, mà là một tài sản riêng – một cái sân khấu để diễn cái tôi. Như Yuval Levin nhận xét, Trump không để vai trò nhà nước uốn nắn mình, ông uốn nắn vai trò ấy theo ý mình.
Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi nhiều người thấy Trump vẫn “bình thường”. Ông ta chỉ là một phiên bản quá cỡ của kiểu người mà xã hội hiện đại đã tạo ra từ lâu. Họ sống theo ý riêng, không bị ràng buộc, không thấy xấu hổ.
MacIntyre từng viết: “Bọn man di không đứng chờ ngoài biên giới – chúng đã cai trị ta từ lâu. Và chính việc ta không nhận ra điều đó là một bi kịch lớn nhất.”
Ông MacIntyre không muốn đưa chúng ta về thời phong kiến, mà ông mơ một xã hội mới. Một xã hội mà cộng đồng được sống lại, nơi con người gắn bó với vai trò xã hội, với nghề nghiệp, với một đời sống có đạo lý.
Nhưng bi kịch hiện nay là những người theo chủ nghĩa hậu tự do, dù thuộc cánh tả hay cánh hữu, phần nhiều đều là dân “học cao học tuần đầu tiên”, giỏi lý thuyết, dở thực hành. Họ nói chuyện “xây lại cộng đồng đạo đức”, nhưng thực tế họ vẫn độc tà kẻ cả.
Giải pháp ở đây không phải là quay lưng với nền tự do hay tính đa nguyên. Chính đa nguyên, nếu hiểu đúng, mới là giải pháp.
Người theo chủ nghĩa đa nguyên thực sự có thể sống giữa những giá trị khác nhau mà không bị rối loạn. Họ vừa trân trọng tự do và lý trí của thời Khai Sáng, vừa giữ được lòng kính trọng với truyền thống, với đức tin, với tổ tiên.
Muốn thoát khỏi cơn mê đạo đức thời Trump, trước hết phải dựng lại một ngôn ngữ đạo lý cho người thời nay để phân biệt người có tư cách với kẻ không ra gì. Và hơn nữa, phải giáo dục lại, không chỉ dạy trẻ em cách lập trình hay làm toán học, mà dạy chúng biết yêu thương, chịu trách nhiệm, và biết sống vì người khác.
Đó là phần di sản mà MacIntyre để lại. Và nếu chúng ta còn hy vọng vào nước Mỹ, thì hy vọng đó nằm ở chỗ này.
Nguồn: David Brooks (2025). “ ” The Atlantic
Đó là vì Trump có thiên thời và nhân hoà !
Nhân hoà là gì ?
Mời các bạn đọc bài viết này
Vì sao có người Mỹ xem Donald Trump là tốt?
Bởi
- 12/07/2025
Sydney Trần
11-7-2025
Tư tưởng của triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre giúp làm sáng tỏ một số câu hỏi cốt lõi của thời đại chúng ta.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta được, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy?
Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Chuyện bắt đầu từ thời xa xưa, ở Athens lúc Aristotle còn sống. Hồi đó, người ta không đặt ra câu hỏi “Mục đích đời tôi là gì?” như ngày nay. Cuộc sống lúc đó không phải là một thứ để người ta tự chọn, mà là một phần trong mạng lưới chằng chịt của gia đình, bộ lạc, dân tộc. Mỗi người sinh ra là đã mang sẵn một vai trò trong xã hội như làm lính, người mẹ, người thầy, người buôn bán… và kèm theo đó là những tiêu chuẩn để họ làm tròn vai trò của mình.
Lý tưởng sống khi ấy là sống phải “cho ra sống”. Sống sao cho xứng đáng với vai trò mà mình đảm nhận. Người thầy không nhận hối lộ, không phải vì sợ bị phạt, mà vì làm như vậy là phản bội nghề dạy học. Họ sống để vươn đến sự xuất sắc trong vai trò của mình; vì danh dự, vì bổn phận, và vì chính bản thân mình.
Nghe mông lung quá phải không? Hãy nghe một cầu thủ danh tiếng của ngành bóng chày, ông Ryne Sandberg, nói trong ngày lễ vinh danh tại Hall of Fame, ông kể: “Tôi luôn thấy biết ơn mỗi khi bước vào sân. Người ta dạy tôi rằng không được coi thường đồng đội, HLV, khán giả hay chính cái áo mình mặc. Khi đánh được một cú hay, đừng tự cao, hãy bình tĩnh, và khiêm nhường.”
Sandberg không nói về đạo đức như một nhà triết học. Ông chỉ nói về cái nghề của ông; nhưng là một cái nghề có đạo lý, có truyền thống, có tiêu chuẩn. Và chính những giá trị đó là thứ mà xã hội ngày nay đã đánh mất.
Qua thời Trung cổ, các tôn giáo lớn như Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo đã thay đổi cách nhìn về sự “xuất sắc” ấy. Người tốt không chỉ mạnh mẽ hay khéo léo, mà còn phải biết khiêm nhường và từ bi. Tuy vậy, các tôn giáo vẫn giữ quan niệm rằng con người vẫn phải sống trong trật tự đạo lý, đạo Trời, đạo cộng đồng, luật tổ tiên. Không ai tự chọn “mục đích đời mình”.
Rồi thế kỷ 17 đến với sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu. Trong tình trạng dân tình chán chường, các triết gia thời Khai Sáng đã đề ra giải pháp rằng thôi đừng ai áp đặt đạo lý cho ai nữa. Mỗi người tự chọn giá trị sống riêng, miễn sao sống yên bình với nhau.
Đó là lúc tư tưởng “cá nhân tự trị” ra đời, thay cho cộng đồng. Đạo lý chung bị thay bằng luật lệ, lý trí, và sự khoan dung mang tính hình thức.
MacIntyre cho rằng từ lúc ấy phương Tây bước vào con đường suy tàn đạo đức. Bởi vì các triết lý mới, như chủ nghĩa vị lợi, thoạt nghe có vẻ hợp lý nhưng quá hời hợt, quá lý thuyết. Chúng không đủ sức soi đường cho con người muốn sống tử tế trong đời thực.
Rồi tới Nietzsche. Ông bảo: “Thượng đế đã chết”. Không còn luật Trời nữa. Con người phải tự tạo ý nghĩa sống cho riêng mình như một kiểu tự thần thánh hóa bản thân. Nhưng không phải ai cũng đủ sức làm anh hùng kiểu Nietzsche. Kết cục, khoảng trống đạo đức ấy được bù lấp bởi những kẻ như Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông.
MacIntyre gọi đó là “căn bệnh được chữa bằng chính bệnh nhân”. Con người cố tự cứu mình bằng sự ích kỷ, cuồng tín, độc tài. Và hậu quả còn tệ hơn cả nguyên nhân.
Ngày nay, nhiều người không còn tin có một “trật tự đạo đức vĩnh cửu”. Họ coi các truyền thống đạo lý là gánh nặng, là xiềng xích. Mỗi cá nhân nói năng như thể mình là một “chủ thể đạo lý” tự do, không ràng buộc bởi Trời, Đất hay cộng đồng.
Nhưng họ không có tiêu chuẩn gì rõ ràng để chọn lựa cho sự đúng sai. Họ chỉ hành động theo cảm tính. MacIntyre gọi trạng thái đó là “emotivism”, hay sống theo cảm xúc.
Mà cảm xúc thì… ai nói cũng đúng! Nên chẳng ai thuyết phục được ai. Tranh luận trở nên vô nghĩa, chỉ còn lại cưỡng ép và lợi dụng. Người ta không còn tranh cãi để tìm chân lý, mà dùng đạo lý như vũ khí để đạt mục đích riêng.
Và đây là sân chơi tuyệt vời cho Donald Trump.
Trump không thèm giả vờ nói chuyện đạo đức. Ông ta nói bằng ngôn ngữ của thời đại: “Tôi muốn”; “Tôi có đòn bẩy”; “Tôi chơi để thắng”. Ông không xem chức tổng thống là một vai trò với trách nhiệm và tiêu chuẩn, mà là một tài sản riêng – một cái sân khấu để diễn cái tôi. Như Yuval Levin nhận xét, Trump không để vai trò nhà nước uốn nắn mình, ông uốn nắn vai trò ấy theo ý mình.
Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi nhiều người thấy Trump vẫn “bình thường”. Ông ta chỉ là một phiên bản quá cỡ của kiểu người mà xã hội hiện đại đã tạo ra từ lâu. Họ sống theo ý riêng, không bị ràng buộc, không thấy xấu hổ.
MacIntyre từng viết: “Bọn man di không đứng chờ ngoài biên giới – chúng đã cai trị ta từ lâu. Và chính việc ta không nhận ra điều đó là một bi kịch lớn nhất.”
Ông MacIntyre không muốn đưa chúng ta về thời phong kiến, mà ông mơ một xã hội mới. Một xã hội mà cộng đồng được sống lại, nơi con người gắn bó với vai trò xã hội, với nghề nghiệp, với một đời sống có đạo lý.
Nhưng bi kịch hiện nay là những người theo chủ nghĩa hậu tự do, dù thuộc cánh tả hay cánh hữu, phần nhiều đều là dân “học cao học tuần đầu tiên”, giỏi lý thuyết, dở thực hành. Họ nói chuyện “xây lại cộng đồng đạo đức”, nhưng thực tế họ vẫn độc tà kẻ cả.
Giải pháp ở đây không phải là quay lưng với nền tự do hay tính đa nguyên. Chính đa nguyên, nếu hiểu đúng, mới là giải pháp.
Người theo chủ nghĩa đa nguyên thực sự có thể sống giữa những giá trị khác nhau mà không bị rối loạn. Họ vừa trân trọng tự do và lý trí của thời Khai Sáng, vừa giữ được lòng kính trọng với truyền thống, với đức tin, với tổ tiên.
Muốn thoát khỏi cơn mê đạo đức thời Trump, trước hết phải dựng lại một ngôn ngữ đạo lý cho người thời nay để phân biệt người có tư cách với kẻ không ra gì. Và hơn nữa, phải giáo dục lại, không chỉ dạy trẻ em cách lập trình hay làm toán học, mà dạy chúng biết yêu thương, chịu trách nhiệm, và biết sống vì người khác.
Đó là phần di sản mà MacIntyre để lại. Và nếu chúng ta còn hy vọng vào nước Mỹ, thì hy vọng đó nằm ở chỗ này.
Nguồn: David Brooks (2025). “ ” The Atlantic
Bình Luận từ Facebook
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Lần đầu tiên, Donald Trump đã nói đúng, đúng về MAGA? |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Thống đốc Newsom phản ứng sau khi thẩm phán ra lệnh cho Trump trả lại quyền kiểm soát của Vệ binh Quốc gia cho Californi |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Chấn động: Tòa ra lệnh, Trump không được áp thuế cả thế giới để 'giải phóng Mỹ' |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() TRUMP HÔ ‘THẮNG’ ĐÀM PHÁN, NHƯNG SỰ THẬT LÀ ĐANG LÉP VẾ NHƯỢNG BỘ TRUNG QUỐC? |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Pinned Donald Trump![]() |
Tử Vi | knmd |
|
![]() |
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












