Kinh Dịch - Mong Được Các Quý Anh Chị Tiền Bối Đi Trước Giải Đáp Giúp Ạ ?
#1
Gửi vào 19/08/2024 - 11:48
Thanked by 1 Member:
|
|
#2
Gửi vào 19/08/2024 - 12:57
có chứ
thí dụ
càn là thuần dương nên biểu tuợng của Trời nên gọi càn vi thiên
không là thuần âm là biêu tuong của đất nên gọi khôn vi địa
cư thế ma suy sách dịch nào mà chả có
#3
Gửi vào 19/08/2024 - 15:19
https://tuvilyso.org...-chu-dich-2014/
Kiền: theo chữ viết hiện đại thì phần dưới của phần bên phải vẽ như một móc câu tượng trưng cho một hạt mầm dựa vào đất để nảy nở( chưa nhú _ nếu đã ra ngoài thì là chữ Truân).Phần còn lại , ở trên hạt mầm và ở trên bên trái là lá cây phủ lên ; còn bên trái ở giữa là mặt trời , ở dưới bên trái là hình chéo.Hình chéo xưa kia được vẽ khác và có nghĩa là hơi nước là là sát đất.
Ý nghĩa tổng quan là Mặt Trời xuyên qua lớp lá phủ thúc đẩy một nguồn lực chưa được khuấy động . Theo chữ phồn thể thì cái phần hơi nước ( cổ hơn) được thay bằng tượng vẽ cây cối và từ đời Hán thì chữ Kiền được giảng như Mặt Trời mới mọc _ ngang với cỏ cây_ để nói sức động của Dương khi ngày bắt đầu và cùng loại với , bình minh, hương Đông. Tuy nhiên khi quá chú trọng đến mặt trời ta làm mất đi sức lực của phần Âm , mầm và đất. Ý nghĩa đời thường là Kiền = Càn là cái gì làm khô bởi mặt trời , nghĩa bóng là bầu trời. Từ đời Hán thì chữ Kiền chỉ còn ý nghĩa thuộc những gì về đế vương , hoàng triều.
Sửa bởi Ngu Yên: 19/08/2024 - 19:43
Thanked by 2 Members:
|
|
#4
Gửi vào 20/08/2024 - 00:02
Thanked by 2 Members:
|
|
#5
Gửi vào 20/08/2024 - 01:57
坤
Bên trái là bộ Thổ ( đất) , xưa vẽ tượng một phiến đá dựng đứng thể hiện bàn thờ sức sinh sôi của Đất.Bên phải là chữ chỉ sự liên tục mở rộng, nảy nở.
Sửa bởi Ngu Yên: 20/08/2024 - 01:57
Thanked by 2 Members:
|
|
#6
Gửi vào 20/08/2024 - 14:58
Tập được vẽ ở trên là lông chim , ở dưới là bạch (trắng) ở đây nghĩa là ban đầu . Ý nghĩa là tập dợt như chim nhỏ học vỗ cánh.
Khảm , bên trái là bộ Thổ (đất). Bên phải vẽ hình cuống họng co rụt lại ( tức là nấc cụt) ám chỉ thiếu không khí . Ý nghĩa là thiếu , vắng. Toàn chữ Khảm có nghĩa là chỗ nào mà " thiếu" đất : lỗ hổng , bẫy, vực sâu; ý bóng là sợ hãi , kinh hoàng, lo sợ ...
Tập Khảm vậy là thực tập cho quen chống lại hiểm cảnh, điều làm hoảng loạn, kinh sợ.
.Tập thời Hán giảng là dòng nước sâu để từ đó giảng quẻ Khảm là tượng cho nước và tập từ đời Tống là 2 lần, vì vậy có người đặt luôn tên mới là thuần Khảm.
Sửa bởi Ngu Yên: 22/08/2024 - 00:13
Thanked by 1 Member:
|
|
#7
Gửi vào 20/08/2024 - 15:21
Chữ Ly/Li 離 (bộ Chuy 隹).
Với Chuy (được viết ở bên phải của chữ Li) có nghĩa là chỉ các loài chim có đuôi ngắn nói chung.
Bên trái của chữ Li cũng đọc là Li 离, có phần trên có hình tựa như con chim, phần dưới là chữ Nhựu 禸 có nghĩa là vết chân thú dẫm vào, chân thú in vào, đạp vào,...
Cho nên Ly/Li 離 mang cả 2 nghĩa:
- thứ nhất là, Chia lìa, phân chia ra, tách ra (khi ở gần mà chia lìa, tách ra thì người ta dùng chữ Li, còn khi ở xa mà chia lìa thì gọi là Biệt).
- thứ hai là, Bám dính, mắc phải,...
Nhưng dựa vào bản Mã Vương Đôi người ta còn cho rằng Ly cũng là La , nghĩa là cái lưới bắt chim/ chim mắc lưới . Cho nên nghĩa bóng là mắc nạn; sau đó thêm nghĩa ánh sáng và từ đời Hán thì biến thành lửa.
Sửa bởi Ngu Yên: 21/08/2024 - 15:29
Thanked by 1 Member:
|
|
#8
Gửi vào 21/08/2024 - 15:42
Ở trên là bộ vũ (mưa) , được dùng cho tất cả các hiện tượng thời tiết, khí hậu. Ở dưới là chữ Thìn ( trong 12 địa chi) , là tượng của rồng / long và buổi sáng ( giờ Thìn là từ 7 đến 9g) cũng như bắt đầu , khơi sáng . Ở kinh Dịch Chấn còn có để chỉ tên viên tướng nhà Chu đã được gửi đi giúp nhà Thương thời Cao tông/ Vũ Đinh ( xem hào 4 quẻ 64 Vị Tế). Thành tích vang lừng của Chấn và ý nghĩa mở đầu cho sự đi lên của nhà Chu do đó cũng được dùng để chỉ cho quẻ Chấn mà ý nghĩa đen là sấm sét , động đất và nhất là những cơn mưa đầu muà xuân .Ý bóng có 2 phần : hoặc là ban đầu , khích động , khởi động hoặc là sự kinh khủng , sợ hãi.
Sửa bởi Ngu Yên: 22/08/2024 - 00:10
Thanked by 2 Members:
|
|
#9
Gửi vào 22/08/2024 - 13:31
Chữ Cấn lúc đầu có bộ mục (mắt) ở trên , bộ này không chỉ vào việc xem , thấy , cảm nhận do ngũ quan mà còn nhờ ngũ quan mà hiểu ra .Ở dưới vốn là bộ nhân ( con người) , lẽ ra vẽ người đang đi nhưng ở đây lại là quay ngược : ý là lúc dừng lại , lúc muốn ngừng lại phương hướng đi tới và đảo chiều.. Đó là ý chính của cấn : muốn ngừng lại , muốn chống lại .
Hai phần được sáp nhập thành một và đưa ra ý nghĩa : đầu tiên ngộ ra điều gì làm thay đổi định hướng và sau đó chống lại sự lôi cuốn ban đầu một cách cứng rắn bằng sự ổn cố.
Sửa bởi Ngu Yên: 22/08/2024 - 13:32
Thanked by 1 Member:
|
|
#10
Gửi vào 23/08/2024 - 04:26
Ngu Yên, on 20/08/2024 - 14:58, said:
Chữ "Khảm" - do hai bộ Thổ (đất) và Khiếm (thiếu) mà thành. Hình tượng với 2 hào trên như cái Hố và 2 hào dưới như cái Gò và quẻ Khảm đôi khi được gọi là "Tập Khảm" là như thế nào? "Tập" có hai nghĩa:
1. là lặp lại (hào Âm = 2 vạch đứt), tức là hai chướng ngại chồng lên nhau, tức là có chướng ngại cả bên trong (hào hạ) và bên ngoài (hào thượng)
2. là thói quen, có những nguy hiểm cả bên trong lẫn bên ngoài nên chúng ta quen cầu hanh thông (hào trung Dương = liền một vạch) giữa hiểm nguy.
Chữ "Tập" - do bộ Vũ (2 lông chim) và bộ Nhật mặt trời mà thành. Hình tượng như đôi cánh chim "tập" bay về hướng mặt trời mà qua nhiều thời đại chữ Nhật dần viết ra thành chữ Bạch. Như chim đập cánh nhiều lần học bay, học đi học lại (học tập) với động tác làm đi làm lại nhiều lần thành thói quen (huân tập). Do thế, thường nhìn thấy (tập kiến), thường lắng nghe (tập văn) nên (tập khảm) là thường ở trong nguy hiểm mà kiếm cách thoát hiểm như dân gian Việt ta có câu: "cái khó ló cái khôn" đó thôi.
Thanked by 5 Members:
|
|
#11
Gửi vào 23/08/2024 - 13:04
Yeslan, on 23/08/2024 - 04:26, said:
1. là lặp lại (hào Âm = 2 vạch đứt), tức là hai chướng ngại chồng lên nhau, tức là có chướng ngại cả bên trong (hào hạ) và bên ngoài (hào thượng)
2. là thói quen, có những nguy hiểm cả bên trong lẫn bên ngoài nên chúng ta quen cầu hanh thông (hào trung Dương = liền một vạch) giữa hiểm nguy.
Chữ "Tập" - do bộ Vũ (2 lông chim) và bộ Nhật mặt trời mà thành. Hình tượng như đôi cánh chim "tập" bay về hướng mặt trời mà qua nhiều thời đại chữ Nhật dần viết ra thành chữ Bạch. Như chim đập cánh nhiều lần học bay, học đi học lại (học tập) với động tác làm đi làm lại nhiều lần thành thói quen (huân tập). Do thế, thường nhìn thấy (tập kiến), thường lắng nghe (tập văn) nên (tập khảm) là thường ở trong nguy hiểm mà kiếm cách thoát hiểm như dân gian Việt ta có câu: "cái khó ló cái khôn" đó thôi.
Sửa bởi Ngu Yên: 23/08/2024 - 13:06
Thanked by 2 Members:
|
|
#12
Gửi vào 23/08/2024 - 14:14
Phần dưới vẽ 2 bàn tay đang nâng một vật như một cái bàn để đồ vật dùng để ăn uống (đồ lễ). Phần trên là 2 vật , chữ thời cổ là cái cung, sau này là thẻ bài hay vật gì đó tượng trưng cho quyền uy..Nhưng thực ra là cung hay thẻ bài đều có cùng ý nghĩa là vật tượng trưng cho uy quyền được trao. Để ý là đây là một cặp (cung, thẻ) cho thấy chú trọng đến việc đưa quyền giữa vua và thần tướng và 2 bàn tay cung kính dâng lên có ý nghĩa như sau này khi thần dân phải ôm tay phải bằng tay trái để tượng trưng cho sự " tôi mang sức mạnh của mình , kìm nó để làm việc cho ngài ". Văn hoá Hoa Hạ luôn cho rằng quyền thế là do có được từ một kẻ có địa vị cao hơn ; ngay cả vua cũng thế _ chỉ là con Trời , được Thiên uỷ Mệnh .
Sửa bởi Ngu Yên: 23/08/2024 - 14:16
Thanked by 1 Member:
|
|
#13
Gửi vào 27/08/2024 - 01:03
Ở trên là chữ bát ( 8), ở dưới là chữ huynh (anh) . Chữ huynh được vẽ ở trên là cái miệng , ở dưới là 2 chân ( một phần của chữ nhân / người) . Cái miệng xưa được vẽ quay lên trời để chỉ sự cầu nguyện _ người anh trưởng được chỉ bằng một tượng cầu nguyện vì vai trò của anh là làm cầu nối giữa người sống và tổ tiên khi tế lễ.
Ý nghĩa trao đổi là căn bản của quẻ Đoài ; thí dụ bộ ngôn đi với chữ Đoài thành chữ Thuyết ( nói , giảng ...) , Đoài đi với bộ tâm thành chữ Duyệt (vui mừng) và nên nhớ là chữ Đoài này còn có nghĩa là trao đổi tiền bạc (hối đoái) , vật dụng ( tiếng Hán Việt đọc là Đoái)
Thanked by 1 Member:
|
|
#14
Gửi vào 28/08/2024 - 06:25
Ngu Yên, on 27/08/2024 - 01:03, said:
Ở trên là chữ bát ( 8), ở dưới là chữ huynh (anh) . Chữ huynh được vẽ ở trên là cái miệng , ở dưới là 2 chân ( một phần của chữ nhân / người) . Cái miệng xưa được vẽ quay lên trời để chỉ sự cầu nguyện _ người anh trưởng được chỉ bằng một tượng cầu nguyện vì vai trò của anh là làm cầu nối giữa người sống và tổ tiên khi tế lễ.
Ý nghĩa trao đổi là căn bản của quẻ Đoài ; thí dụ bộ ngôn đi với chữ Đoài thành chữ Thuyết ( nói , giảng ...) , Đoài đi với bộ tâm thành chữ Duyệt (vui mừng) và nên nhớ là chữ Đoài này còn có nghĩa là trao đổi tiền bạc (hối đoái) , vật dụng ( tiếng Hán Việt đọc là Đoái)
Giống như bộ "Nhân" đứng, giống người đi.. mà vừa đi vừa "Khẩu" (nói) nhưng không giống như Thuyết (cần bộ Ngôn) giảng và còn "Tám" nữa huyên thuyên. Do đó, mình nghĩ khó mà thông qua "...tượng cầu nguyện vì vai trò của anh là làm cầu nối giữa người sống và tổ tiên khi tế lễ" được vậy!
Thế nên, một kẻ vừa đi vừa "Tám" chuyện thiên hạ chắc không phải là kẻ âu lo mà "rảnh" quá đi thành ra mới có "Đoài - ượng vui hiện trên mặt, khẩu khí." Ác một đỗi là gán quẻ Đoài cho đó là đứa con "gái út" nhưng lại đúng quá đi thôi
Thanked by 1 Member:
|
|
#15
Gửi vào 28/08/2024 - 15:51
Yeslan, on 28/08/2024 - 06:25, said:
Thế nên, một kẻ vừa đi vừa "Tám" chuyện thiên hạ chắc không phải là kẻ âu lo mà "rảnh" quá đi thành ra mới có "Đoài - ượng vui hiện trên mặt, khẩu khí." Ác một đỗi là gán quẻ Đoài cho đó là đứa con "gái út" nhưng lại đúng quá đi thôi
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Ai đặt tên cho đường phố Sài Gòn trước 1975? Ký Ức Sài Gòn |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
||
Pinned TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975tập hợp các bài của KHHB mời ace giúp sức. |
TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 | Tử Phủ Vũ Tướng |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |