SƯ MINH TUỆ VÀ PHÁP HÀNH DƯỚI GÓC NHÌN PHẬT GIÁO Nguyễn Thanh Huy*
#76
Gửi vào 09/06/2024 - 16:45
Chứ nghe mấy cha xàm tu giảng đạo nghĩa nghe sốt ruột tắt mẹ ti vi đi khỏi xem...
Mà trên mạng có câu những người hay nói đạo nghĩa thường sống như L
Cuối cùng các thầy toàn nhà lầu xiêu xe... Chả biết tu cái gì... Có khi gái gú nữa
Như bên Trung Quốc thì trụ trì toàn có con riêng
Thanked by 2 Members:
|
|
#77
Gửi vào 12/06/2024 - 11:50
VIỆC BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ NÓI SƯ MINH TUỆ
"TỰ NGUYỆN DỪNG BỘ HÀNH KHẤT THỰC"
Sư Minh Tuệ bị buộc lăn tay làm căn cước (ảnh trái) và các sư bị bắt lên xe thùng của công an biển số Thừa Thiên Huế
Ban Tôn giáo Chính phủ (viết tắt là BTGCP) Việt Nam sáng 3/6 tuyên bố cho biết ông Lê Anh Tú (thế danh của sư Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc bộ hành khất thực, tuy nhiên hai vị sư đi theo trong đoàn tiết lộ điều hoàn toàn trái ngược.
Cơ quan thuộc Bộ Nội vụ có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đăng tải trên trang web chính thức cho hay, ông Tú hiện không có địa chỉ cư trú cố định, chưa làm căn cước công dân, tự tu hành theo đạo Phật và đã đi bộ hành từ Nam ra Bắc và ngược lại nhiều lần.
BTGCP cho rằng, trong hành trình trở về của lần đi bộ thứ tư này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo sư Minh Tuệ gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường, trong đó có vụ một người đàn ông đi theo đoàn tên Lương Thanh Sơn đã bị sốc nhiệt dẫn đến tử vong vào ngày 30/5/2024.
"Trước sự việc đáng tiếc nêu trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Anh Tú về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Lê Anh Tú được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, song cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội.
Ông Lê Anh Tú đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực," cơ quan hành chính của Bộ Nội vụ viết.
TTXVN dẫn lời Chủ tịch UBND xã Hương Thọ (Thừa Thiên Huế) là ông Lê Văn Thìn cho biết, tối 2-6, ông Lê Anh Tú và đoàn người đi bộ khất thực đã rời khỏi địa bàn xã; người dân đi theo cũng đã giải tán, không còn tụ tập.
Các sư bị công an bắt trong đêm, buộc viết cam kết dừng bộ hành
Trái ngược với tuyên bố của cơ quan Nhà nước, sư Minh Nhuận - người đi theo đoàn của sư Minh Tuệ nói trong một video được đăng tải lên Tiktok vào trưa 3/6, cho biết vào khoảng 1-2 giờ sáng cùng ngày khi đang nghỉ ở đỉnh đèo Hải Vân, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, thì có hơn mười chiếc xe 16 chỗ mang biển xanh 75 (biển số xe của tỉnh Thừa Thiên Huế) và một chiếc xe 24 chỗ (biển số xe tỉnh Gia Lai) chở người đến khống chế các sư. Ông nói:
"Khi con đang ngủ, các anh em trong đoàn đang ngủ thì họ vô cửa, họ ào vào một cái một rồi họ nắm tay mọi người ra.
Hai người kèm một người (trong đoàn bảy mươi mấy người thì chắc phải có 100 người đó) là họ kề ra xe, họ chở đi họ chở một hướng đi Nam một hướng đi Bắc nhưng mà không biết sư Minh Tuệ và mọi người đang ở đâu.
Con và các huynh đệ thì chở ra Hà Tĩnh vô công an phường (xã-PV) Kỳ Trung lấy lời khai làm việc, ký cam kết này nọ buộc con phải ký là không đi chung đoàn và không vi phạm pháp luật."
Sư Minh Nhuận cho rằng bản thân không vi phạm pháp luật và không làm gì sai trái nên đã không đồng ý hợp tác nên bị công an chở ra bãi đất trống xa trung tâm thành phố Hà Tĩnh và thả xuống.
Sư Phúc Giác (còn gọi là Kim Cang) trong một đoạn video khác cũng cho biết, khi sư Minh Tuệ đang ngồi thiền thì bị năm công an khống chế dí xuống đất.
"Một người tu đang ngồi thiền mà năm ông đè ra làm gì? Thầy đâu có chống cự đâu mà người tu lấy gì mà chống cự. Ban ngày mời mình lên trụ sở hỏi han thì được chứ nửa đêm mà bắt người ta trói tay vào thì sao được?" - vị sư xuống tóc nguyện đi theo sư Minh Tuệ khoảng hơn 10 ngày nay cho biết.
Cũng theo ông, có khả năng 71 vị đi theo đoàn đều được trả tự do rải rác ở các tỉnh thành, còn lại sư Minh Tuệ thì không biết tin tức.
Phóng viên gọi điện thoại cho Phòng tham mưu công an tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đoàn các sư nghỉ lại tối qua, để xác minh thông tin trên. Tuy nhiên viên công an trực máy khẳng định không biết sự việc và nói "trên mạng nói lung tung thôi, không đúng đâu".
Ngoài ra, hình ảnh của sư Minh Tuệ trên mình vẫn đang khoác y bá nạp, bị một người mặc sắc phục công an buộc lăn năm đầu ngón tay trong trụ sở để làm căn cước công dân, cũng được lan truyền trên mạng.
Phóng viên xác minh với công an huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai - nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của sư Minh Tuệ để hỏi về việc ông bị đưa trở về đây làm căn cước công dân, tuy nhiên người trực ban bắt máy từ chối trả lời và yêu cầu lên trụ sở gặp lãnh đạo để được cung cấp thông tin.
Một số sư bị đưa về Hà Tĩnh, buộc cởi y bá nạp và phải ghé quán ăn bên đường xin phở không ăn với nước tương. Ảnh Facebook
Người dân nói gì?
Một số video, hình ảnh khác cũng cho thấy khoảng năm vị sư trong đó có sư Kim Cang, sư Thích Tự Do... ghé vào quán Phở Hà Nội, ở cổng Formosa, phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào trưa 3/6 để xin cơm chay.
Một người không nêu danh tính vì lý do an ninh đã gặp các sư ở quán ăn này khẳng định, các sư ăn bánh phở không với nước tương và tiết lộ bị công an buộc viết cam kết phải từ bỏ đoàn bộ hành trở về nhà. Người này khẳng định:
"Trước mắt các sư trở về nhà tiếp tục ăn chay, tu hành và chờ xem sư Minh Tuệ hiện đang ở đâu rồi tính tiếp."
Một người dân ở Sài Gòn muốn ẩn danh để bình luận một cách thoải mái, cho rằng chính quyền đã không thể kiểm soát được số người tin và bộ hành theo đoàn của các sư tu theo hạnh đầu đà nên đã đổ hết hệ thống công quyền ra để ngăn chặn dân chúng với lý lẽ thường thấy "không quản được thì cấm". Ông chia sẻ:
"72 vị khất sĩ cùng ngài Minh Tuệ đã không cánh mà bay hồi đêm qua... Nhưng ngọn lửa của chân pháp vẫn đang rực cháy. Có lẽ bấy nhiêu đó đã đủ cho thức tỉnh những người hữu duyên."
Một nhà quan sát về Phật giáo ở trong nước không nêu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề, cho rằng có khả năng sư Minh Tuệ đã bị bắt làm biên bản cam kết từ bỏ việc bộ hành như trong sáu năm qua, rồi bắt làm căn cước như một lý do chính và quay phim lại, chờ dịp để phát lên truyền hình Nhà nước.
"Sự kiện ông Thích Minh Tuệ được báo chí Nhà nước đưa tin là 'tự nguyện' không đi nữa, cách diễn giải đó giống như chuyện tù nhân tuyệt thực trong tù vì chế độ hà khắc được đưa tin là 'tự nguyện' không ăn cơm.
Đây là một trong những biểu hiện cụ thể cho thấy rằng tự do tôn giáo ở Việt Nam chỉ là cái bánh vẽ mà Hà Nội đưa ra để giới thiệu với thế giới," người này nhận xét đồng thời cho rằng sư Minh Tuệ từ giờ trở đi sẽ không được để yên để tu hành "cho đến khi về một chùa nào đó và chịu sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam."
Nhà quan sát này cho rằng, sở dĩ cơ quan công an phải hành động trước khi đoàn của sư Minh Tuệ đến Đà Nẵng và vào các thành phố lớn của miền Nam là do:
"Từ Huế, người ta thấy số lượng người đi theo sư Tuệ đã lên đến cả ngàn, và điều này đối với công an cũng như là Ban tôn giáo sẽ không thể cho phép sư Tuệ bước vào miền Nam và trở thành một cuộc diễu hành vĩ đại cho tự do tôn giáo được."
Xử lý các Youtuber đưa video về đoàn sư Minh Tuệ
Chiều 3/6, TTXVN cho biết cơ quan chức năng sẽ xử lý các trường hợp đưa thông tin sai lệch về trường hợp của sư Minh Tuệ.
Sở Thông tin truyền thông Thừa Thiên Huế trong cùng ngày đã làm việc với ông Nguyễn Văn Tý (sinh năm 1990, trú tỉnh Bình Dương, quản lý kênh Youtube "15s Bình Dương") về việc đăng tải các video có tiêu đề, ảnh bìa bị cho là thể hiện nội dung "giật tít", "câu view" với những thông tin sai sự thật về tình hình an ninh trật tự địa phương và gây hoang mang trong nhân dân.
Hãng thông tấn Quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam cho hay, sau buổi làm việc, ông Tý đã nhận thức được việc đăng tải các nội dung trên đã tạo sự hiếu kỳ, tò mò khiến người dân tụ tập đông người làm cản trở giao thông, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự.
Ông Tý đã viết bản tường trình và cam đoan không tái diễn việc làm tương tự; đồng thời, chịu mọi hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Sau đó, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu ông Tý gỡ bỏ các video đã đăng tải trên các kênh Youtube và mạng xã hội.
(Theo RFA)
Nguồn:
.
#78
Gửi vào 12/06/2024 - 12:03
BAN TÔN GIÁO ĐÃ ĐÁNH MẤT PHẬT GIÁO NHƯ THẾ NÀO?
(Trần Kiêm Đoàn)
Thực trạng mất còn của đạo Phật trong suốt 2568 năm qua không nằm trong quy ước mất còn của thế tục bởi bản chất cứu khổ của đạo Phật không tính bằng đơn vị cân đo đong đếm của đời thường.
Phật giáo mất như thế nào?
Đây không còn là một câu hỏi mà thật ra cần một câu trả lời.
Phật giáo là một biểu tượng thanh thoát của đời sống tinh thần bình thường mà an lạc. Bởi vậy, sự lẩn quẩn trong một thế giới chỉ thấy vật chất và hình tướng, bị nguyên tắc bao quanh thì dẫu cho ở chốn đại thiền môn chùa to tượng lớn, tứ chúng rầm rộ, lễ lạc tưng bừng thì cũng vắng bóng đạo Phật ví như biển nước đục ngầu dậy sóng thì làm sao thấy được bóng trời xanh.
Cho nên cái “được” trong Phật giáo rất có thể là cái “mất” giữa đời thường và ngược lại. Sau khi đắc đạo trở về thăm lại Hoàng cung và phụ vương, đức Phật đã gặp lại người anh em họ đầy tỵ hiềm và ganh tỵ. Thấy đức Phật đi chân đất, tay ôm bình bát khất thực, mình choàng tấm áo cà sa đơn giản. Đề Bà Đạt Đa nhếch mép cười thách thức và hỏi: “Thế Anh ra đi bao lâu, sáu năm khổ hạnh để được cái gì?”
“Ta mất đi nhiều hơn là được” mỉm cười, đức Phật trả lời.
“Thảo nào! Đấy là một sự thất bại lớn…” Đề Bà Đạt Đa kêu lên và cười to thỏa mãn.
Chẳng cần quan tâm dao động thị phi, đức Phật nhẹ nhàng hóa giải, “Ta mất đi lòng tham danh lợi, mất hết tức giận hận thù, mất hẳn si mê bám chấp và bảo thủ. Mất nhiều mà chỉ được một, đó là thân tâm thường an lạc.”
Năm 520, diện kiến Đạt Ma Tổ sư, Lương Vũ Đế hỏi: “Từ ngày lên ngôi tới nay, trẫm đã cho xây nhiều chùa to tượng lớn, ấn tống kinh sách, hảo độ hàng vạn tăng chúng, công đức như thế có lớn không?”
Đạt Ma đáp: “Chẳng có gì đáng kể cả”
“Tại sao hộ pháp, độ tăng nhiều như thế mà lại không có công đức gì cả?”
“Bởi vì những việc vua làm chỉ là nhân ‘hữu lậu’. Đấy chi là những thành quả nhỏ trong vòng nhân thiên, ảo tướng tùy hình, có mà chẳng thật.”
“Như thế, thật tướng công đức là gì”
Đạt Ma thuyết: “Tâm thanh tịnh, thể trống không rỗng lặng mới thật là công đức, công phu. Vì thế không thể lấy việc thế gian mà đo lường được.”
Và có bao nhiêu cái được đời thường hóa ra là mất trong tầm nhìn Phật giáo.
Sau cuộc đấu tranh đòi hỏi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo năm 1963, giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập. Năm 1981, giáo hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tôn giáo Chính phủ với khẩu hiệu: Dân Tộc - Đạo Pháp - Xã hội Chủ nghĩa. Đại chúng Phật giáo nghiêm khắc đặt vấn đề: “Có chăng thay khẩu hiệu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc bằng Độc lập - Tự do - Giải thoát liệu Ban Tôn Giáo có khả dĩ chấp nhận được chăng?”
Một đạo Phật truyền thống, vô hình chung, bị cột buộc vào một chủ nghĩa chính trị và xã hội của thế lực cầm quyền thì sự phát triển của Phật giáo tất nhiên sẽ bị rẽ hướng theo nhu cầu chính trị thế quyền. Và hơn 40 năm qua, Phật giáo Việt Nam đã trở thành một phương tiện của chính quyền về mặt lãnh đạo, tổ chức và sinh hoạt.
Vai trò của Phật giáo đối với đất nước suốt dòng lịch sử là gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Tổ quốc điêu tàn thì Đạo pháp cũng suy vong. Thời thịnh trị có sự đồng hành tương tác giữa tôn giáo và thế lực lãnh đạo như thời đại Lý Trần, Phật giáo đóng vai trò tham vấn về đạo lý và sức mạnh tinh thần cho vua quan ứng dụng tinh thần thân dân và thực hiện vai trò bảo vệ đất nước. Phật hoàng Trần Nhân Tông đã từng cởi cẩm bào khoác chiến bào chống xâm lăng và khi tổ quốc bình trị thì treo chiến bào để khoác áo cà sa. Những thiền sư Vạn Hạnh, Khuông Việt, Tuệ Trung… là những nhà tham vấn lỗi lạc làm chỗ dựa cho vua quan trong quá trình trị nước an dân.
Nhưng một khi tôn giáo (bất cứ tôn giáo nào) đã biến thành phương tiện làm đẹp tinh thần của chính trị thế quyền thì tôn giáo đó chỉ còn là những cổ xe tứ mã để trang điểm cho người nắm quyền lực hơn là còn có được một vai trò dù là khiêm tốn đến mức nào để có cơ hội đóng góp cho quá trình trị nước an dân.
Đánh mất là khi đã cầm trên tay nhưng để rơi ra ngoài tầm hành hoạt. Đạo Phật đã rơi khỏi tay của Ban Tôn giáo khi quan hệ tương tác giữa đôi bên không còn là đối thoại song phương mà thi hành chỉ thị. Hoạt động nội bộ của đạo Phật như bổ nhiệm trụ trì, tấn phong đạo vị, hoàn thiện nhân sự cho giáo hội… đã phải phủ phục nhận quyết định từ thế lực cầm quyền.
Ban Tôn giáo đã đánh mất Phật giáo như thế nào:
- Phật giáo đã bị thu lại thành một đoàn thể quần chúng trong Mặt trận Tổ quốc.
- Hàng giáo phẩm Phật giáo được bổ nhiệm như quan chức Nhà Nước.
- Giáo quyền do thế quyền chủ động hành xử và chỉ còn đóng vai trò lễ nghi, thụ hưởng.
- Giới luật nhà Phật triển khai và ứng dụng bị vận dụng hay cưỡng chế bằng pháp luật xã hội.
- Nội dung hoằng pháp, hộ pháp và trạch pháp do thế quyền chỉ đạo.
- Tăng Ni và Phật tử biến tướng thành khối quần chúng phụ thuộc, vô danh.
Trong một hoàn cảnh như thế tuy Phật giáo vẫn còn tồn tại; thậm chí phát triển tưng bừng, hoa hòe hơn nhưng chỉ là hình tướng và phương tiện nên phàm tăng, tục chúng nhiễu loạn cửa thiền càng trầm trọng. Chân tăng, thiện tri thức và tín chúng thì rút lui vào im lặng trong khi cảnh chùa viện Phật giáo càng ngày càng náo nhiệt như một bệnh dịch đang hoành hành.
Bậc cao minh lắc đầu ngao ngán, phường phàm phu đắc chí vênh vang. Cửa thiền rộng mở nhưng không phải cảnh thiền môn thanh tịnh, Tam Bảo trang nghiêm mà ngược lại, Tam Bảo bất an, nhân tâm náo loạn.
Khi Phật giáo bị đánh mất thì “Phật sự đa đoan” trở nên tha hóa, mập mờ và hỗn tạp với những hiện tượng bất pháp, vô minh, thân tàn, tâm diệt.
Khi Phật giáo bị đánh mất thì thiền môn bất tịnh, chân tăng thối chuyển, ma quỷ vận áo cà sa lên ngôi với những trò thuyết pháp mỵ tín đồ, pháp ngôn dung tục, nội hàm cẩu thả và pháp chủ tà môn.
Khi Phật giáo bị đánh mất thì ba ngôi Tam Bảo chỉ còn một ngôi Nhất Bảo Kim Cang Phật may ra yên vị; trong lúc Tăng Bảo thoái trào và Pháp Bảo lung lay.
Khi Phật giáo bị đánh mất thì pháp nạn tự thân xuất hiện: Tu sĩ biến thành doanh nhân; tín đồ Phật tử biến thành những phẩm vật tế thần cúng dường vô điều kiện cho những dịch vụ ma vương như những trò lừa mị kiểu xá lợi Phật, cúng tế cầu vong, oan gia trái chủ… trùng trùng mê tín dị đoan loạn động, công khai mà mọi người đều chứng kiến.
Công án Minh Tuệ: Hoàn Không
Chữ “không” trong Phật giáo được các học giả phương Tây dịch ra thành nhiều cách, mỗi cách mang một nội dung khác nhau: Không (nothingness = không có gì cả), không (emptiness = trống không), không (nihility = hư vô), không (voidness = không có ). Tôi chọn khái niệm sau cùng nầy khi nhìn tấm ngân phiếu mình đã ghi lên đó số tiền bao nhiêu, trả cho ai nhưng khi muốn hủy tất cả “cái có” thành “cái không” thì tôi viết trên chi phiếu đó một chữ đậm là “VOID”: Cái ngân phiếu thành ra thực tế có đó nhưng nó hoàn toàn trống rỗng, không mang một cái có thực hữu nào cả. Khái niệm này chỉ ra rằng tất cả các hiện tượng đều không có bản chất tự thân và không tồn tại độc lập. Mọi vật đều phụ thuộc lẫn nhau và chỉ tồn tại do các nhân duyên hợp lại.
Công án, nói một cách phổ thông và dễ hiểu là những lời nói, việc làm, động thái, sự kiện nhưng chúng ta không thể hiếu hay tìm ra ý nghĩa rõ ràng của nó bằng kiến thức, cảm quan, suy luận theo ý nghĩa thông thường mà chỉ có thể thâm nhập hay nhận thức nó bằng trực giác.
Từ mấy hôm nay, hiện tượng Minh Tuệ làm tôi suy nghĩ. Tuy mọi sự kiện xoay quanh nhân vật nầy trong suốt như pha lê, thật như đếm, rõ như ban ngày, dễ hiểu như hơi thở của chính mình; thế nhưng tôi cũng như nhiều người vẫn mịt mờ không hiểu nổi “vì sao như thế”?!
Hàng triệu con mắt, tấm lòng và cảm quan đã dồn về Tu sĩ Minh Tuệ đều thấy rõ rằng nhân vật này không có gì đặc biệt cả: Kiến thức Phật học sơ cơ, chẳng có một danh vị nào để xưng tán, chưa được đăng đàn thọ giới, chưa từng qua chùa viện tu trì, không nói một câu Phật lý nào minh triết, chẳng kinh kệ sớm hôm… nghĩa là không một dấu chỉ có sự trói buộc nào vào những quy lệ thường tình của một người xuất gia theo Phật truyền thống.
Thế nhưng Tu sĩ Minh Tuệ có cả một vùng hào quang vô hình trong suốt bao bọc và tỏa chiết đến mọi người: Cái tôi không còn bám chấp, danh lợi là hư không, tham sân đều xả bỏ, ái dục đã xa lìa, cái ngủ cái ăn chỉ đủ để duy trì sự sống, bệnh tật sống chết không màng, tiền bạc của cải vật chất không bao giờ dính tay, lấy khổ hạnh du phương làm an nhiên tự tại. Cái Tánh Hữu đời thường của Tu sĩ Minh Tuệ phảng phất đạo vị Tánh Không tự tại của nhà Phật.
Những ngày theo dõi khá thường xuyên con người và hành trạng của Tu sĩ Minh Tuệ, thoạt tiên tôi cho đó một nguyên cớ, một giọt nước tràn ly của một cái ly đã gần tràn. Chất liệu chứa đầy trong ly mang một nội dung tượng trưng mà rất thật: Đó là Phật giáo Việt Nam với đủ tướng trạng, nội hàm cùng phong cách sinh hoạt của chùa viện, tu sĩ và đại chúng.
Tôi đã viết một tham luận nhỏ có đề tài là: “Tu sĩ Minh Tuệ…giọt nuớc tràn ly” nói lên cảm tưởng của mình về Phật giáo Việt Nam trong tầm quan sát và hiểu biết trực tiếp cũng như gián tiếp của mình.
Theo dõi bước chân của Tu sĩ Minh Tuệ và phản ứng của quần chúng trong cả nước và thế giới quan tâm từng giờ, từng phút, suốt đêm ngày, ai cũng tự hỏi rằng: Sức hút và “phép lạ” nào đã quyện vào một nhân vật chơn chất, thật thà, đạo hạnh gần như vô danh trong chỉ vài ba tuần trước đó nay bỗng nhiên lại trở thành đối tượng “siêu quần bạt chúng” làm sôi động cả nước như thế?
Thử lật ra vài trang sử các phong trào quần chúng trên thế giới có sức hút tương tự còn ghi dấu trong ký ức của mọi người như “Tank man”, người thanh niên trẻ tuổi vô danh một mình tay không đứng chặn cả đoàn xe tăng 59 chiếc đang rầm rập tiến vào Thiên An Môn để đàn áp phong trào quần chúng đòi tự do và quyền sống tại Trung Quốc ngày 5-6-1989. Chỉ một phút trôi qua với ống kính của Jeff Widener của AP, “Tank man” đã trở thành biểu tượng thiên thu về lòng can đảm của người dân yêu chuộng tự do và sự hung tàn của thế lực đàn áp. Hình ảnh người phụ nữ da đen không chịu nhường ghế “dành riêng cho người da màu” cho một thanh niên da trắng trên một chuyến xe buýt phân biệt chủng tộc tại Montgomery năm 1955 đã làm dấy lên phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới…
Và, bao nhiêu cá nhân yếu đuối, vô danh, vươn lên như ánh đèn, như tia chớp, như giọt nước tràn ly, như tiếng chuông cảnh tỉnh gây nên những phong trào quần chúng nhất thời hay lâu dài; địa phưong hay toàn diện đứng lên đấu tranh đòi hỏi sửa sai đối với sự sai lầm, chấn hưng đối với tình trạng thoái trào, trừng phạt đối với tội ác. Người đóng vai “khởi động” vô tình hay cố ý, dù chỉ thoáng qua hay lâu dài một khi tạo ra được tác dụng tích cực hay ảnh hưởng tốt đẹp trong quần chúng sẽ mãi mãi trở thành biểu tượng chiếu rọi âm u thành ánh sáng.
Sớm hôm nay, ngày 3-6-2024, được tin là Tu sĩ Minh Tuệ đã “tình nguyện chấm dứt” (?!) cuộc đi bộ hành cước khổ tu. Hình như hết thảy những người mà tôi được gặp hay tiếp xúc qua mạng lưới truyền thông, sẽ không có ai ngạc nhiên nếu có “sự cố” nào xảy ra cho Tu sĩ Minh Tuệ; kể cả cái chết bất đắc kỳ tử bởi bất cứ cách xếp đặt hay phương tiện nào xảy ra.
Điều quan trọng nhất: Tu sĩ Minh Tuệ đã làm xong nhiệm vụ, đem 6 năm khổ tu dồn lại mấy tuần, đem chính thân mạng của mình để minh họa lại hình ảnh và đạo hạnh của một nhà tu theo Phật:… là như thế đó. Phật tử và quần chúng cả nước và khắp năm châu ít nhất cũng có một khái niệm về hình ảnh và phẩm chất tối thắng của một người tu theo Phật giáo chân chính căn bản là như thế nào. Tuyệt nhiên không phải là những màn múa may thời mạt pháp với những Tăng (ông), Ni (bà) đang lợi dụng một đạo Phật thậm thâm vi diệu thành hí trường gây quỹ hay môi trường kinh doanh trục lợi trên sự nhẹ dạ vô tâm của quần chúng Phật tử đang phủ phục cúng dường!
Ước mong và cầu nguyện chúng ta nên thực hành theo con đường Trung Đạo của nhà Phật: Không thái quá mà cũng chẳng bất cập. Kẻ tham lam xin dẹp bớt lòng tham; người khổ hạnh xin nhẹ dần khổ hạnh.
Cám ơn Tu sĩ Minh Tuệ đã đem hạnh tu trong sáng của người tu sĩ theo Phật để giúp khai thị hay nhắc nhở cho những ai trong tứ chúng Phật Tử hiện tiền đã và đang cố tình hay vô tâm đi sai đường Chánh Đạo.
Xin kính chúc Tu sĩ Minh Tuệ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng được viên thành đạo quả.
Trần Kiêm Đoàn
Nguồn:
.
Thanked by 2 Members:
|
|
#79
Gửi vào 12/06/2024 - 13:40
Vn tôn trọng tôn giáo , nhưng ko có nghĩa thầy tu đục nc béo cò để mất an sinh xh
Tôi nhớ cách đây vài năm có 1 thành viên cá nhân kêu gọi ủng hộ xây dựng 1 ngôi chùa trên núi , nhưng khi đc hỏi giấy phép xây dựng , bản thiết kế , công văn trả lời giao đất của sở đâu thì ko show ra đc , mà thầy tra trên giáo hội cũng chẳng có tên .
Thầy này chắc cũng vậy , nếu tu tập kín tiếng thì ở trên núi , còn có mong muốn lập 1 làng tín ngưỡng kiểu làng mai thì ko đc , nhiều con nhang đệ tử nếu có biến khác j loạn như đồng tâm , lúc đó ng bị ảnh hưởng là ng dân bản địa , nên công an mới phải lập chốt , tôi ủng hộ việc đó , trên tây nguyên cũng lắm nhóm ta.o phan
Sửa bởi Heorungthaomai: 12/06/2024 - 13:41
#80
Gửi vào 12/06/2024 - 16:04
Làm gì có an sinh xã hội : AN NINH Đảng.
Thanked by 2 Members:
|
|
#82
Gửi vào 12/06/2024 - 17:33
Vài bữa là tịt ấy mà
Bắt kịp trend thì quỳ lạy ông này
Mà bắt ko kịp thì giống tôi =]]]
Tu nó phải theo thời gian , theo trình độ , lấy sách vở là căn bản , sau đó tu tập lâu thì lấy kinh nghiệm trau dồi, học lớp 1 thì lên lớp 2 , có thần đồng thì cũng phải thi kiểm tra đc thì mới nhày lớp đc
Đoành cái tu 13 hạnh =]]]] chịu luôn tu j vội thế , như kiểu ăn cướp chộp giật thế
Ngu Yên, on 12/06/2024 - 16:04, said:
Làm gì có an sinh xã hội : AN NINH Đảng.
Mất an sinh xh thì sẽ mất an ninh đảng
Dân tộc vn lấy dân làm gốc
Quân đội vn cũng từ dân mà ra
Cái này có trong điều lệ rồi , ko phải tôi bịa ra =,=
Sửa bởi Heorungthaomai: 12/06/2024 - 17:36
#84
Gửi vào 13/06/2024 - 07:53
Heorungthaomai, on 12/06/2024 - 17:33, said:
Vài bữa là tịt ấy mà
Bắt kịp trend thì quỳ lạy ông này
Mà bắt ko kịp thì giống tôi =]]]
Tu nó phải theo thời gian , theo trình độ , lấy sách vở là căn bản , sau đó tu tập lâu thì lấy kinh nghiệm trau dồi, học lớp 1 thì lên lớp 2 , có thần đồng thì cũng phải thi kiểm tra đc thì mới nhày lớp đc
Đoành cái tu 13 hạnh =]]]] chịu luôn tu j vội thế , như kiểu ăn cướp chộp giật thế
Mất an sinh xh thì sẽ mất an ninh đảng
Dân tộc vn lấy dân làm gốc
Quân đội vn cũng từ dân mà ra
Cái này có trong điều lệ rồi , ko phải tôi bịa ra =,=
Dân tộc nào cũng ghi vào hiến pháp dân làm gốc. Quan trọng là khi thực hiện họ làm như thế nào. Quân đội không từ dân ra thì từ đâu? Đi thuê lính đánh thuê nước khác à? Nói thì hay lắm, ai nói cũng hay, 1 khi có quyền lực vô thì thành con người khác, đớp không chừa cái gì.
#85
Gửi vào 13/06/2024 - 08:53
tansuu, on 13/06/2024 - 07:53, said:
Dân tộc nào cũng ghi vào hiến pháp dân làm gốc. Quan trọng là khi thực hiện họ làm như thế nào. Quân đội không từ dân ra thì từ đâu? Đi thuê lính đánh thuê nước khác à? Nói thì hay lắm, ai nói cũng hay, 1 khi có quyền lực vô thì thành con người khác, đớp không chừa cái gì.
Thôi thôi , tôi ko tham gia showbiz
Quân đội 1 số nc họ sẽ thuê lính đánh thuê ở nc khác hoặc các cty khác
Như chiến trường Afghanistan chẳng hạn , trên discovery có nói đây
Bụt tiên còn mắc sai lầm nữa là người =]]]]
#86
Gửi vào 13/06/2024 - 09:03
Heorungthaomai, on 13/06/2024 - 08:53, said:
Quân đội 1 số nc họ sẽ thuê lính đánh thuê ở nc khác hoặc các cty khác
Như chiến trường Afghanistan chẳng hạn , trên discovery có nói đây
Bụt tiên còn mắc sai lầm nữa là người =]]]]
Ngoại trừ 1 số nước Trung Đông giàu nức đố đổ vách ra thì quân đội chính quy họ làm cảnh, thuê lính đánh thuê chết thay. Còn lại hầu hết quân đội các nước đều là dân họ cầm súng ra chiến trường.
Bụt tiên cũng mắc sai lầm, đúng. Nhưng chỉ có ở Vn là mắc sai lầm hết năm nầy qua năm khác, sai rồi rút kinh nghiệm, kiểm điểm rồi vẫn ngồi đó đớp tiếp. Giống kinh doanh độc quyền thì biết chất lượng nó như thế nào rồi đấy.
Sửa bởi tansuu: 13/06/2024 - 09:05
#87
Gửi vào 13/06/2024 - 09:09
À chuyện trên trời thì tôi ko rõ
Đứng xuống đất đi
#88
Gửi vào 13/06/2024 - 09:14
Heorungthaomai, on 13/06/2024 - 09:09, said:
À chuyện trên trời thì tôi ko rõ
Đứng xuống đất đi
Đúng, Mỹ có thuê để làm nhiệm vụ ở những nơi mà họ theo quy định lính Mỹ không thể hiện diện. Còn quân chính quy Mỹ vẫn là người Mỹ cầm súng ra chiến trường. Còn chuyện trên trời thì cô nói chứ tôi không nói, tôi chỉ trả lời cô thôi.
#89
Gửi vào 13/06/2024 - 12:45
Ví dụ như một nước nào đó gây ra chiến tranh chết vài triệu người như đó vẫn là chính nghĩa vì nó là kẻ mạnh =))
Còn các nước khác bị coi là khủng bố
Thế gian này công bằng hay Chính Nghĩa chỉ có trong tưởng tượng thôi ông tân sửu 1971 ah. Đừng mơ mộng hão huyền nữa
Cứ mạnh lên thành kẻ mạnh là khác có chính nghĩa
Người ta bảo, miệng nhà giàu thì có gang có thép là vậy
#90
Gửi vào 13/06/2024 - 19:37
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Nhật ký thành tỷ phúmơ, mộng, tiền, quyền, tình, danh |
Vài Dòng Tản Mạn... | kyvibach |
|
||
Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành - 古今图书集成 |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | minhhuyluu |
|
||
Đương số Nguyễn Đức Kiên |
Tử Vi | Hà Uyên |
|
||
BÁT TỰ LÝ GIA THÀNHLý Gia Thành |
Tử Bình | Durobi |
|
||
Nghiên cứu tinh mệnh học - Nguyễn Anh VũTử Vi |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | huygen |
|
|
|
Victor Wembanyama thần đồng bóng rổ liệu có thành công? |
Bát Tự Hà Lạc | Ngu Yên |
|
6 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |