Jump to content

Advertisements




Thông báo chiêu sinh Lớp PHONG THỦY THỰC NGHIỆM


63 replies to this topic

#46 Lamkhai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 207 Bài viết:
  • 496 thanks

Gửi vào 16/04/2024 - 20:30

HÌNH VÀ KHÍ
(Thầy Quảng Đức)



Khí thì dựa vào tượng để thành hình và Hình thì để thể hiện Khí. Hình và Khí hoàn toàn khác biệt nhưng lại không thể tách rời được nhau. Muốn biết Khí thì phải dựa vào Hình.
Thế nhưng mấy ai rõ biết?

Hãy quan sát núi non trùng trùng, điệp điệp ở phương Bắc và bình nguyên rộng lớn trãi dài ở phương Nam. Phương Bắc lạnh lẽo, âm khí thì nhiều. Phương Nam nắng ấm dương khí cùng khắp. Âm thì lạnh, tỉnh. Dương thì nóng, động. Khí Âm thì Trầm, Khí Dương thì Phù.

Posted Image

Càng về Phương Bắc Âm khí càng lớn thì núi non càng hùng vĩ, càng về Phương Nam, Dương khí càng nhiều thì núi non càng hiếm, đất đai bằng phẳng. Khí âm thì nhu, trầm nhưng Hình thì cương cường bạo liệt. Khí Dương thì cương, phù, nhưng Hình thì nhu mì bằng phẳng.

Phong là Gió, là nộ khí của trời đất. Gió càng lớn thí Âm khí càng nhiều. Sấm thuộc Dương khí cho nên mổi khi thấy Sấm động thì Bão sắp dứt. Có phải là Âm khí của Bão bị Dương đánh tan hay không? Bởi thế, càng ở chổ cao, thì gió càng lớn. Ở Phương Bắc, Âm khí thì nhiều mà khí Dương thì thường yếu kém không đủ, cho nên hình thể là núi non trùng điệp, cương cường. Ở phương Nam khí Dương thì nhiều, khí Âm thì yếu kém không đủ, cho nên hình thể bằng phẳng nhu mì.

Lê quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ thêm: Ở Phương Bắc, trời tiết chưa rét lắm mà Nước đã đông đặc thành băng, bởi lẽ khí Dương qúa yếu kém không đủ để lấn át khí Âm. Ở phương Nam, Dương khí thì nhiều lấn át khí Âm, khí âm thường tan biến phía dưới, cho nên nước không thể đông đặc đóng thành băng được.

Hình và Khí như vậy là đã rõ
Những nơi Âm khí nhiều thì Hình cương cường bạo liệt. Những nơi Dương khí nhiều thì Hình nhu mì bằng phẳng.
Trời thuộc Dương cho nên Hình thì động mà Khí thì tỉnh.
Đất thuộc Âm cho nên Hình thì tĩnh mà Khí thì động.

Dịch lấy Âm Dương hai khí làm trọng. Trong Âm phải có Dương, trong Dương phải có Âm. Có Âm hay có Dương thì không thể tồn tại. Phong Thủy thì coi trọng Hình thể. Núi non cương mãnh thì Dụng là Dương nhưng cái Thể là Âm. Bình nguyên rộng khắp, nhu mì thì Dụng là Âm nhưng cái Thể là Dương. Rõ ràng Âm Dương, Hình và Khí hoàn toàn vẫn không thể tách rời được nhau.

Hãy nhìn kỹ bàn tay xấp ngửa để hình dung. Bàn tay xấp thuộc Âm nhưng Hình thì gồ ghề, dáng cương mãnh hiển lộ, rõ ràng không chút ẩn giấu. Bàn tay ngửa thuộc Dương nhưng Hình thì bằng phẳng nhu mì, mềm mại………..

Hoặc cũng có thể hình dung trạng thái của Nước. Âm khí nhiều thì nước vón cục thành đá cứng nhắc, Dương khí nhiều thì nước nhu mì, uyển động.
A Lý Toàn Thư của Lê Bá Oân có ghi lại phần giải đáp giữa Dương Quân Tùng và Sư Nhất Hạnh.

Tăng hỏi: Âm là gì? Dương là gì?
Dương công đáp: Hai chữ Âm Dương là cốt lỏi của phong thủy, là Hình và Khí được tạo rồi hóa mà thành. Dương khí có hình dạng lõm (OA), Âm Khí có hình dạng lồi (ĐỘT). Âm biến thì hóa thành Dương, Dương biến thì hóa thành Âm. Nếu Dương long đến thì Âm thụ huyệt. Nếu Âm long đến thì Dương thụ huyệt hay Âm lai thì Dương thụ, Dương lai thì âm thụ. Âm Dương, Hình, Khí, đạo lý của tạo hóa là như vậy.

Lại hỏi: Âm lai Dương thụ là gì?
Dương công đáp: Mạch có sóng lưng, khi tiến nhập vào chổ huyệt có chổ lõm thì gọi là Âm lai Dương thụ.

Lại hỏi: Dương lai Âm thụ là gì?
Dương công đáp: Thế đến của Mạch tương đối bình hòa, chổ lồi chính là chổ nhập huyệt. Thì gọi là Dương lai Âm thụ.

Họ Trúc giải thích thêm: Phàm là địa hình có thể thụ huyệt, nếu giống OA (lõm), KIỀM (kẹp), PHỆ (mở ra) tinh khí xuất ra bên ngoài ắt thành Dương. Nếu giống NHŨ (lồi), PHỦ (vòng lên), ĐỘT (nhô lên), tinh khí đọng lại bên trong ắt thành ÂM.

Trong OA (lõm) có chổ ĐỘT (nhô lên) như vậy gọi là Dương lai Âm thụ.

Phần đầu của NHỦ (chỗ lồi) có OA (chỗ lõm) như vậy gọi là Âm lai Dương thụ.

Dương Mậu Thúc trong Thai Phục Luận viết: Thai Phục là thư, hùng song long.
Thai sinh trước hòa hợp với Dương mà sinh Thư. Tinh thần của nó chiếu lên trên.
Phục sinh sau, hòa hợp với ÂM mà thành Hùng. Tinh thần của nó chiếu xuống.
Nghênh lên cao thì thành Dương. Phủ xuống dưới thấp thì thành Âm.

Lưu Đôn Tố viết: Âm là cường, Dương là nhược. Nhược gần Cường mà sinh thành vạn vật. Âm tính thì cương kình, Dương tính thì nhu hòa.

Lại viết: Dương lấy Âm làm bản tính. Âm lấy Dương làm hình thể. Chủ của Động là Tỉnh, chủ của Tỉnh là Thể. Ở trên trời thì Dương động mà Âm thì tỉnh. Ở dưới đất thì Dương tỉnh mà Âm thì động. Bản tính vì có hình thể mới Tỉnh. Hình thể vì có bản tính mới động.

Núi non hùng vĩ cương cường tính Âm thì lấy chỗ Dương làm trọng. Đồng bằng nhu mì bằng phẳng tính Dương thì lấy Âm làm trọng. Chỗ nhỏ thì làm nơi mộ táng, lớn hơn thì làm nhà ở, lớn hơn nửa thì làm châu quận, tỉnh thành ... Biết như thế để có thể giải thích tại sao người xưa ví Núi như Long là con Rồng trong thần thoại.

Núi bản chất yên tĩnh thì trọng ở chổ Động. Ví Núi như Long là nhìn núi như con Rồng đang sống, nghĩa là đang có sinh lực dồi dào. Cũng từ quan niệm đó mà các nhà Phong Thủy phân biệt đâu là Sinh Long, đâu là Tử Long. Tử Long là dãy núi thẳng đơ, cứng nhắc như chết. Sinh Long là dãy núi uốn khúc nhấp nhô, lên xuống, sống động....... Nước thì bắt nguồn từ trên Núi cao cho nên nói. Núi là mẹ của Nước hay nói ở đâu có Nước, ở đó có Khí là vì muốn đề cập đến Sinh Long là vậy.

(Một số nhà Phong Thủy cho rằng những nơi ruộng lúa bao la, xanh ngát, chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng có thể thấy rõ những làn sóng nhấp nhô sống động tạo thành lườn y như những vẩy Rồng sinh động.)

Khí cũng chính là Nước, vì Nước là Mạch máu của Long. Nhưng để có thể phân biệt rõ thì Khí là sinh lực của Địa thế mà mắt thường không thấy được, ngược lại sinh lực của địa thế có thể thấy được thì đó chính lá Nước vậy.

Tạ Giác Trai trong Đảo Trượng Thi giải thích tiếp:
Hai chữ Âm Dương rất khó làm rõ. Mấy ai hay biết cái tính của tạo hóa trong đó!
Âm nhũ giống như dương vật của người nam. Dương oa giống như sản môn của người nữ. Nếu giống như Âm nhũ của người nam thì không được làm tổn thương phần đầu. Nếu giống như Dương oa của người nữ thì không được làm hỏng hai môi.
Một không thể sinh ra sự vật mà cần phải có hai. Trường hợp hình thể và khí thế của Long Mạch chạy đến giống như sóng kiếm, như lưng bàn tay úp thì gọi là cô Âm, nếu như bàn tay ngửa thì gọi là độc Dương. Âm Dương cần tương giao với nhau (Giao hợp) nêú không thì y như người Nam không vợ, người Nữ không chồng thì làm sao sinh sôi nảy nở?
Trong Âm phải cầu Dương, trong Dương phải cầu Âm. Âm và Dương cầu giao với nhau mới không bị tuyệt diệt, đất lớn do đó mới được sản sinh.

Cùng một cách nhìn khác của các nhà Phong Thủy thì cao là Âm, thấp là Dương. Địa thế cao vút là Âm. Bằng phẳng, tròn trịa là Dương. Phủ xuống là Âm, ngưỡng diện là Dương. Vật có Mũi Nhọn là Âm, vật có chổ Lõm xuống là Dương.

Trường hợp địa thế trải dài bằng phẳng, không thấy xuất hiện chổ nhô lên nghĩa là không thấy có Âm, nhưng lại thấy xuất hiện các dòng nước hội hợp, tức là đã có Âm tồn tại. Trường hợp này được gọi là trường hợp xảo diệu, địa thế quý vô cùng.

Quan sát thực tế ánh sáng, bóng tối hay ngày và đêm. Chính giữa đêm giờ Tý, Âm hoàn toàn làm chủ thì Dương bắt đầu xuất hiện. Giữa trưa đứng bóng giờ Ngọ, Dương hoàn toàn làm chủ thì Âm bắt đầu xuất hiện. Vì lẽ thế Dịch cho rằng Dương xuất từ Tý, Âm xuất từ Ngọ. Hoặc nói: Gốc của Âm ở trong Dương, gốc của Dương ở trong Âm là vậy.

Âm Mạch thì phải trên nhỏ mà dưới lớn. Dương Mạch thì phải trên lớn dưới nhỏ. Do vậy mỗi khi Dương thở ra khí, vạn vật sinh ra. Một khi Âm hít khí vào thì vạn vật sinh thành.

Đọc lại Địa Lý Bí Truyền của Tả Ao:
Mạch có Mạch Âm Mạch Dương,
Mạch nhược, Mạch cường, Mạch tử, Mạch sinh,
Sơn cước Mạch đi rành rành,
Bình dương Mạch lẩn, nhân tình không thông
Có Mạch qua ao, qua sông
Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non.

Đồng bằng Mạch đị thấp nên gọi là Mạch Dương. Sơn cước Mạch đi theo đồi núi cao lớn nên gọi là Mạch Âm. Lại thêm 4 yếu tố để phân định:
- Mạch Cường: Là thế mạch hùng vĩ, cương cường.
- Mạch Nhược: Là thế Mạch thanh nhã, dịu dàng.
- Mạch Sinh: Thế Mạch đi rất sống động như con thú đang quay đầu, vẫy đuôi.
- Mạch Tử: Thế Mạch đi ngay đơ như cán cuốc

Về Cao Thấp thì trên sơn cước thấp một thước cũng gọi là thấp. Ở bình dương cao một tấc cũng gọi là cao.

Âm Dương Hình Khí, Cụ Tả Ao tóm gọn trong hai câu dễ nhớ:
Âm là gò đóng, đất ghềnh
Dương là ruộng phẳng, đất bằng như lai.

NGŨ HÀNH cũng phân biện Âm Dương, Hình và Thể. Ngoài hành Thổ trung ương, 4 hành khác là Kim, Mộc, Thủy và Hỏa. Mỗi vị trí gọi là mỗi Cuộc Long.

Đứng trên vị trí xây dựng, nhà ở hoặc mộ táng, nhìn thẳng góc với dòng nước chảy gần nhất, quan sát thấy dòng chảy của Nước từ TRÁI sang PHẢI, thuận theo kim đồng hồ thì KHÍ ở đó là KHÍ DƯƠNG.

Ngược lại nếu dòng chảy của Nước từ PHẢI sang TRÁI thì Khí ở đó là KHÍ ÂM. (Cũng cần nhắc lại Âm Khí thì tìm Dương. Dương khí thì tìm Âm. Bình nguyên thấp một tấc cũng có thể là Dương, cao một tấc cũng có thể là Âm)

1/ KIM cuộc:
Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng ĐÔNG. Nghĩa là giòng chảy từ hướng TÂY đến. Hướng TÂY hành KIM nên gọi là: TÂY LONG hay KIM CUỘC LONG.
Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.
Nếu tính từ Vòng Tràng Sinh, Dương KIM trường sinh tại TỴ (Đông Nam). Vượng tại Dậu (Tây) và Mộ tại SỬU (Đông Bắc). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí TAM HỢP Tỵ Dậu Sửu tạo thành Kim cuộc
Âm Kim trường sinh tại DẬU (Tây), Vượng tại TỴ (Đông Nam) và Mộ tại SỬU (Đông Bắc).
Nước chảy về Phương nào thì phương đó là phương Mộ khố.
Hình KIM thì TRÒN. Âm Kim phải có dạng TRÒN, đứng, cao hoặc LỒI. Dương Kim phải có dạng TRÒN nằm, phẳng hoặc LÕM.
Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì KIM vượng có thể Sinh THỦY. Thủy thì có Hình nhấp nhô sóng nước.
Nhớ lại là Nơi Âm thì đi tìm Dương. Nơi Dương thì đi tìm Âm. Hình củaÂm thì Lồi, Hình của Dương thì Lõm. Vị trí Tốt thường được chọn để xây nhà cửa là Vị trí Trường Sinh hoặc Đế Vượng.
Trường Sinh như cây mới nụ, cần thời gian mới trổ trái ra hoa. Đế Vượng thì như Hoa nở rộ, sau đế vượng thì SUY, BỆNH, TỬ, …
Vì thế về lâu dài thì trọng Trường Sinh. Mau chóng thì chọn Đế vượng.

2/ MỘC cuộc:
Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng TÂY. Nghĩa là giòng chảy từ hướng ĐÔNG đến. Hướng ĐÔNG hành MỘC nên gọi là: ĐÔNG LONG hay MỘC CUỘC LONG.
Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.
Nếu tính từ vòng Tràng Sinh, Dương Mộc tràng sinh tại HỢI (Tây Bắc). Vượng tai MÃO (Đông) và Mộ tại MÙI (Tây Nam). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Hợi Mão Mùi tạo thành Mộc cuộc.
Âm Mộc tràng sinh tại Mão. Vượng tại Hợi và Mộ tại Mùi.
Hình Mộc thì DÀI. Âm Mộc phải có dạng Dài, Đứng, Cao. Dương Mộc phải có dạng Nằm, Dài và thẳng.
Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Mộc vượng có thể đi sinh Hỏa. Hỏa thì có hình Nhọn nhấp nhô.

3/ THỦY cuộc:
Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng NAM. Nghĩa là giòng chảy từ hướng BẮC đến. Hướng BẮC hành THỦY nên gọi là: BẮC LONG hay THỦY CUỘC LONG.
Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.
Nếu tính từ Vòng Tràng Sinh, Dương THỦY trường sinh tại THÂN (Tây Nam), Vượng tại TÝ (Bắc) và Mộ tại THÌN (Đông Nam). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn ở vị trí TAM HỢP Thân Tý Thìn tạo thành Thủy cuộc.
Âm thủy tràng sinh tại Tý (Bắc). Vượng tại Thân (Tây Nam) và Mộ tại Thìn (Đông Nam).
Hình THỦY thì nhấp nhô sóng nước. Âm Thủy phải có dạng Đứng, cao. Dương Thủy phải có dạng Nằm hoặc Lõm.
Nếu thấy hình và khí không được chính, thì phải quan sát thêm là vì Thủy Vượng có thể đi sinh Mộc. Mộc thì có Hình thẳng và dài.

4/ HỎA cuộc:
Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng BẮC. Nghĩa là giòng chảy từ hướng NAM đến. Hướng Nam hành HỎA nên gọi là: NAM LONG hay HỎA CUỘC LONG.
Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.
Nếu tính từ vòng Tràng sinh, Dương HỎA tràng sinh tại Dần (Đông Bắc). Vượng tại NGỌ (Nam) và Mộ tại Tuất (Tây Bắc). Tràng sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Dần Ngọ Tuất tạo thành Hỏa cuộc
Âm Hỏa tràng sinh tại Ngọ (Nam), vượng tại Dần (Đông Bắc) và Mộ tại Tuất (Tây Bắc).
Nước chảy về phương nào thì phương đó là Mộ khố.
Hình Hỏa thì Nhọn, nhấp nhô. Âm hỏa phải Cao, nhọn. Dương Hỏa nằm phẳng và góc cạnh.
Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Hỏa vượng có thể đi sinh Thổ. Thổ thì có hình Vuông vức.

#47 Lamkhai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 207 Bài viết:
  • 496 thanks

Gửi vào 16/04/2024 - 20:51

Washington, DC Qua cách nhìn của Khoa Phong Thủy
Thầy Quảng Đức

Khai sáng một triều đại trước hết phải có sự cảm ứng của đất trời. Phát triển một địa thế trở nên một nơi đô hội hàng đầu thì phải biết đón lấy vượng khí của trời đất. Thành phố Washington, DC có được sự cảm ứng với trời đất thì phải do thiên cơ và quả nghiệp, thế nhưng Vượng khí của đất trời thì nhất đinh phải từ dòng Potomac. Có phải từ hướng Tây Bắc thành phố, dòng Potomac vạn dặm chảy dài như con Rồng đang chuyển. Ngỡ như bươn bả, cô đơn, không bến đỗ để hẹn hò tình tự. Vừa đến DC thì Potomac bỗng uốn mình đổi hướng rồi đột nhiên dừng lại Hồ Tidal Basin, trước khi giao hội với Anacostia.
Dư khí của hai dòng là Washington Channel uốn cong như cái móc câu. Potomac như giang rộng vòng ôm cho đất DC được ấm. Trước khi chảy dài ra biển, hai lần quay lại vẫy tay chào thì quả thật Potomac hiển lộ ân tình quá rõ với DC.
Câu vàng lượn trái ôm thân,
tiền tài no đủ chẳng lo nợ nần.

Posted Image

Bên trái của DC hội đủ câu vàng lại thêm cái thế Long tận Thủy giao, mà hễ thấy Thủy giao thì biết là Long phải dừng, thấy Thủy tụ thì biết Long đã tận. Long tận, thuỷ giao, Washington, DC trở nên thành phố hàng đầu chi phối toàn cầu về chính trị cũng như kinh tế là đúng ! Thế nhưng, Potomac cho dù vượt ngàn dặm tìm về, ân tình thắm thiết cho mấy cũng chưa một lần là biểu tượng của DC.
Washington Monument mới thật là biểu tượng. Từ Quốc hội nhìn thẳng sang Lincoln Memorial và từ Nhà trắng nhìn về Thomas Jefferson Memorial, Washington Monument sừng sững cao như cây bút. Mỗi sáng nắng lên, bóng bút ngã dài chấm vào nghiên mực của dòng Potomac đọng trên Reflecting Pool hoặc Rainbow Pool có lúc Tidal Basin. DC thành thế đất Bút chĩa lên mây con cháu đời sau khoa bảng. Và, cho dù được thêm cái thế Bút ngã sang ngang, nước cuốn vòng, thì DC cũng chỉ là đất phát Thế Khoa, bất quá cũng chỉ đến Công Hầu chứ làm gì được ngôi Vương trị vì thiên hạ? Thử nhìn lại bản đồ thành phố, có phải DC vuông vức hành Thổ?
Tổ Sư Địa Lý Tả Ao đã dạy hễ thấy Thổ tinh kết huyệt Trung ương, ấy đất sinh Thánh sinh Vương là gì? Ông Cao Trung quả thật đã có nhiều công đức thu thập cho xuất bản tập Địa Lý Tả Ao. Người đời sau khi gặp, mới có căn, có cứ để luận, để bàn! Rõ ràng DC trở thành đất cư ngụ của những bậc Đế Vương hoàn toàn nhờ vào Khí tụ của dòng Potomac. Biểu tượng Bút chĩa lên mây chỉ đứng hàng thứ yếu.
Vì vậy, muốn đánh đúng huyệt kết ngôi Vương thì phải nhắm vào dòng Potomac, chứ không thể nhắm vào biểu tượng. Biết như thế để có thể giải thích tại sao đã hai mươi năm rồi, kể từ ngày đồ án của cô gái Mỹ gốc Trung Hoa Maya Ying Lin, sinh viên khoa kiến trúc trường Yale được thực hiện, hai bức tường bằng đá hoa cương tạo thành Vietnam Veterans Memorial cương cường chĩa thẳng vào Washington Monument, biểu tượng của thành phố đầu não của nước Mỹ, mà vẫn chưa gây ra được tác hại.
Gấn đây một số nhà toán học chứng minh được rằng trong thiên nhiên có hai năng lực ảnh hưởng rất quan trọng trên các mạch sinh cơ và hệ thần kinh của các loài sinh vật. Đó là năng lực xoáy vòng và năng lực đường thẳng hay gọi là hiệu ứng mũi nhọn.
Năng lực xoáy vòng, Lý Thuyết Về Tiêu Bào của Thái Cổ Khoa Học Toàn Thư cho biết, năng lực này phát sinh bởi sự quay của quả đất và mặt trăng. Quả đất xoay khởi mào cho sự xoáy vòng của khí tượng, tạo thành những cơn bão lốc khủng khiếp. Nhưng phải đủ cả hai nguyên nhân là sự xoay của quả đất và của mặt trăng mới tạo được năng lực xoáy vòng của Thủy tượng. Mặc dù khối lượng không gian của các xoáy nước không lớn, nên không có tính phổ quát. Thế nhưng, năng lực này lại ảnh hưởng về lâu về dài, là vì hiệu ứng sinh cơ tác động trên con người xảy ra không phải tức thời như những cơn xoáy lóc.
Thuật phong thủy từ ngàn xưa đã thấy được năng lực ôm vòng của thủy lưu là một hình thức xoáy vòng của Thủy tượng. Năng lực này gần như vô hình, khó giải thích nhưng lại phát sinh ra hiệu ứng sinh cơ tác động vào các sinh vật nhất là con người. Cũng tựa như tự hàng ngàn năm trước, hai yếu tố Âm Dương, liền, đứt, ngỡ là đặt để, trừu tượng, nhưng bây giờ lại là nền tảng mấu chốt của một nền văn minh cực thịnh của điện toán computer?
Từ trước đời nhà Châu, các nhà thông hiểu khoa học thái cổ đã tìm ra được những con số Mã mang tính sinh cơ số học. Xưa nay gọi là thước Lỗ Ban, được đồng hóa với tà thuật của các thầy bùa thầy pháp. Đơn vị là Chỉ và Phân theo hệ thống Bát phân đổi sang Thập phân thì mỗi Chỉ có chiều dài 0,408 mét. Ngày nay các nhà toán học tìm ra được tần số ngoại âm là 4 ,9. Số thành của 1 / 4,9 là 0,204 chính là đơn vị của thời gian. Con số đơn vị Chỉ 0,408 chính là trị số của hai lần đơn vị thời gian và cũng chính là gia tốc trọng lực ở mặt địa cầu.
Hoặc Nam tả, nữ hữu? Thoạt nghe thì gọi là mê tín dị đoan. Thực ra ở Bắc bán cầu, Âm cực, chiều quay của quả đất là nghịch với chiều quay đồng hồ nghĩa là từ phải qua trái. Ở Nam bán cầu, Dương cực, chiều quay của quả đất thuận theo chiều kim đồng hồ, nghĩa là từ trái sang phải, thì không là nam tả nữ hữu là gì?
Khoa học đã chứng minh được con người và các sinh vật đều bị hỗn loạn ít nhiều về huyết dịch và bị rất nhiều biến chứng, ngược lại thì các bệnh tâm thần lại giảm nhẹ do những hiệu ứng sinh cơ của các năng lực xoáy vòng, đặc biệt là những cơn bão lốc xoáy.
Thuật Phong Thủy thì cho rằng những vùng đất tốt là những vùng được bao bọc bởi các dòng sông. Cho dù các nhà nghiên cứu Phong Thủy không giải thích được một cách khoa học, thế nhưng, những kinh nghiệm thực tế rút tỉa từ đời này sang đời khác cho biết hễ những vùng đất được nước ôm vòng, đều là những vùng đất nhất định phải tốt, bởi lẽ vòng ôm của nước đã tạo thành năng lực xoáy vòng. Vùng đất nhỏ thì để chôn người, lớn thì xây dựng nhà cửa, lớn hơn nữa thì xây dựng quận hạt, thành phố và lớn nữa thì xây dựng quốc gia. Ngược lại, những nơi thế nước đi ào ạt, bạo liệt như tên bắn xông thẳng vào thì không thể gọi là tốt được. Bởi thế, những dòng sông chảy xiết, xối xả, lênh láng thì không thể gọi là tốt đươc là vậy. Hiệu ứng sinh cơ tốt hay xấu thì rõ ràng nghịch với cường độ của năng lực vòng xoáy, nhưng đồng thời cũng cần phải căn cứ vào nguồn nước vươn xa hay gần, nước đến, nước đi đều uốn khúc êm đềm, quanh co ôm vòng, vương vấn như có vẻ dừng lại hay không mới biết mức độ xấu hay tốt của những vùng đất đó. Năng lực này càng cương cường bạo liệt bao nhiêu thì càng gây ra tai họa, biến chứng, hỗn loạn bấy nhiêu. Còn Hiệu ứng mũi nhọn hay năng lực đường thẳng thì khỏi phải nói.
Hãy thử tượng tượng phía trước là một cái mũi nhọn ngày này sang tháng khác cứ chĩa hướng như dao đâm vào mặt, không lẽ không thấy khó chịu? Bức tường chữ V tạo thành Vietnam Veterans Memorial sắc như dao, đâm thẳng vào tâm Washington Monument. Năng lực đường thẳng lâu ngày sẽ gây ra tác hại bởi hiệu ứng của mũi nhọn thì biểu tượng của DC là Washington Monument ít nhiều cũng phải bị ảnh hưởng. Dù sao thì Washington Monument cũng chỉ là biểu tượng. Biểu tượng có bị xâm phạm thì ảnh hưởng cũng sẽ bị giới hạn.
Địa hình của Washington, DC và năng lực xoáy vòng hay đúng hơn là nước chảy ôm vòng của dòng Potomac mới thật sự là mấu chốt cuộc đất sinh Thánh sinh Vương trị vì thiên hạ.
Thế nhưng thử hỏi có được bao nhiêu Vương Hầu Khanh Tướng của nước Mỹ lại sinh ra và lớn lên ngay trên đất của DC? Hay DC chỉ là nơi quy tụ của anh hùng hào kiệt bốn phương tụ về? Quả thật khó có câu trả lời đích xác, đành phải kỳ vọng vào những bậc cao nhân. Quảng Đức Washington DC Qua cách nhìn của Khoa Phong Thủy. Quảng Đức Hai trăm năm trước, Kỹ sư kiêm kiến trúc sư Pierre L’Enfant đã chọn những kiểu kiến trúc và trang trí theo mẫu mã Hy Lạp để sao cho DC trữ tình như Paris nước Pháp. Một trăm năm sau, Charles Follen McKim và nhóm của ông tái thiết lại để sao cho DC không những đẹp hơn Paris mà nhất định phải đẹp nhất thế giới. Mơ ước của những kẻ thiết kế đô thị đã biến thành sự thật.
Thế nhưng, sự thật lại còn đẹp hơn những điều mà họ đã ước mơ. Hầu như tất cả nền văn minh rực rỡ của nhân loại đều được gắn liền tên tuổi của các dòng sông. Những nền văn minh đó cho dù là biểu tượng của nhiều triều đại đã một thời ngự trị huy hoàng cũng không thoát khỏi được quy luật thành, thịnh suy, hủy của tạo hóa vì phải còn tùy thuộc vào vận số của thiên cơ, nhưng các dòng sông thì vẫn mãi mãi tồn tại, vẫn mãi mãi hiện hữu. Như vậy, có phải thật những dòng sông đã đem lại rực rỡ cho các nền văn minh hay các nền văn minh đã đem lại tên tuổi cho các dòng sông? Quả khó có thể trả lời một cách nghiêm xác, vì một bên là biểu tượng của thực tại, một bên là hiện hữu của thực tại. Hai bên chỉ là quan hệ nhân quả và hoàn toàn bị giới hạn trong một thời đoạn nào đó mà thội.
Thử nhìn lại vùng đất Kiến Khang, Nam Kinh ngày nọ, chung quanh tả hữu bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Tần và sông Hoài. Dòng nước đang dồn chảy về phía Đông vừa qua khỏi Mặt Lăng bỗng quay vòng lại ôm lấy Kiến Khang tạo thành kiểu đất Đại Hồi Cục. Kiến Khang trở nên một nơi đô hội. Sáu triều đại Ngô, Tấn, Tống, Lê, Lương, Trần chia nhau trị vì thiên hạ. Các nhà nghiên cứu thuật Phong Thủy cho rằng sở dĩ Kiến Khang trở thành chốn Kinh Đô của các bậc Đế Vương bởi vì cái thế trọng yếu của nó được bao bọc bởi sông Tần, sông Hoài và dòng Thanh Khê tạo thành cái thế ngăn chận. Hồ Huyền Võ làm thế hiểm trở cho nên Kiến Khang có thể đón lấy được cái vượng khí của đất trời. Nhà Tùy cho đào Biện Hà thấy thế dòng nước đâm thẳng vào thành Nam Kinh của vùng đất Kiến Khang. Đào đến gần thành liền đổi thế dòng nước tránh sang chỗ khác cho ôm vòng quanh thành tạo thành cái thế Hữu Tình Thủy. Về sau Minh Thái Tổ đến Kim Lăng nghe theo lời Lưu Bá Ôn xây lại thành quách theo đúng kế hoạch của Lượng, quả nhiên Minh Thái Tổ tóm thâu lấy được thiên hạ. Từ hàng ngàn năm trước, con người đã ý thức được rằng các yếu tố thiên nhiên ảnh hưởng rất lớn đến họa phúc và có thể quyết định vận mạng của con người. Ngay từ thời kỳ hang động, con người đã biết phục tùng và biết phải thích ứng với thiên nhiên để có thể sinh tồn và phát triển. Các nhà Phong Thủy đã dựa vào Âm Dương Ngũ Hành để giải thích, nhưng những kinh nghiệm thực tế từ đời này sang đời khác lưu truyền lại mới gây ảnh hưởng rộng khắp trong cuộc sống hiện thực, tác động vào tâm lý và hành động của con người và đó mới chính là tiền đồ căn bản của thuật Phong Thủy. Phong chính là gió. Thủy chính là nước. Rất giản đơn, không một ẩn bí, không nghĩa bóng nghĩa đen nào đằng sau cái nghĩa rất ư là đơn giản đó. Cho dù các nhà Phong Thủy có phân chia, phân biệt bản thể của Phong Thủy là thiên nhiên, bản thể của Thuật Phong Thủy là con người đi nữa, thì Phong cũng chính là Gió và Thủy cũng vẫn là Nước. Quách Phác đời Tấn là người đầu tiên giải thích phong hay gió là sự chuyển động của không khí.
Thủy chính là dòng nước. Không có nước thì gió đến mà khí tán, có nước thì khí dừng mà không có gió. Nhất thủy tụ, nhì tàng phong. Đất mà có nước thì khí tụ lại. Đất tránh được gió chỉ đứng hàng thứ, kém hơn. Thật ra, quy luật biến hóa tự nhiên của tạo hóa đã có sẵn trong sự vật rồi chứ không phải đợi con người vạch vẽ chế tác.
Âm Dương quả thực không bao giờ tách rời được nhau cho nên các yếu tố thiên nhiên gió, nước, núi đồi, đất đai cũng không thể tách rời được nhau. Gíó và nước là hai yếu tố của thiên nhiên vốn luôn lưu động. Đồi núi đất đai lại vốn luôn luôn tĩnh. Sự chuyển động không ngừng của hai yếu tố gió và nước đã làm thay đổi, ảnh hưởng đến hình thể vốn cố định của đồi núi đất đai. Gió có thể đem phấn hoa để cây cối đơm bông kết nụ, nhưng gió cũng có thể giận dữ trở thành những cơn bão gào thét tàn phá núi rừng. Nước cũng có thể phẫn nộ thành những cơn lũ san bằng làng xóm thành bình địa. Nước thì lại đi theo Núi, Gió thì hành tùy theo Nước. Núi còn đi thì nước còn chuyển và gió còn thổi. Núi đã dừng thì nước sẽ tụ và gió phải ngừng. Tự ngàn xưa con người đã biết dựa lưng vào núi để tránh gió là vì kinh nghiệm cho thấy hễ chỗ nào có gió thổi vào y rằng chỗ đó xấu, chỗ đó nhiều tai họa sẽ đến. Chỗ nào tốt, có sinh khí là những chỗ nước tụ hoặc những chỗ được núi ôm bọc trước sau để có thể che chắn được gió. Thế nhưng, hai thể gió và nước cũng lại phải gắn liền với nhau vì chỗ nào có gió mà không có nước thì chỗ đó lại bị cằn khô. Chỗ nào có nước mà gió đến thì ở đó sinh khí bị tiêu tán và nơi đó sẽ bị lạnh lẽo. Chỗ nào có nước tụ lại, gió bị tán đi thì chỗ đó có sinh khí, đất đai màu mỡ, ấm áp, cây cỏ tốt tươi. Nước và núi thì hữu hình nhưng gió thì lại vô hình cho nên phải nhìn vào thế đi hay dừng của nước và núi mới có thể biết được gió đi hay tán.
Biết như thế để có thể giải thích được tại sao Thủ Đô Washington DC không những trở thành một nơi đô hội, mà lại còn là cái thế trọng yếu hàng đầu chi phối toàn cầu về kinh tế cũng như chính trị. Có phải tại giòng Potomac từ Tây Bắc đang dồn xuống bỗng dừng lại tạo thành thế Tụ Thủy tại hồ Tidal Basin trước khi giao hội với Anascostia từ Đông Bắc chảy xuống? Hai dòng Hợp Thủy dư khí đầy tràn tạo Washington Channel thành bầu sữa mẹ, rồi như ôm ấp Dc vào lòng trước khi đổi hướng sang Tây Nam tụ hội với Occoquan. Như được tăng thêm sức, vừa qua khỏi Stafford, Potomac hai lần uốn mình quay lại tạo thành thế Nghịch Thủy, như muốn vẫy tay chào DC trước khi chảy dài ra biển. Quay lại hai lần trìu mến vẫy tay chào, y như người mẹ thiết tha không nỡ rời con, thì quả Potomac hiễn lộ chân tình quá rõ với DC. Liên tục Rồng quay đầu về tổ, Potomac nước chảy ngược hướng nguồn, vấn vương thắm thiết triền miên, DC trở thành một thế đất cực kỳ độc đáo là phải.

Thanked by 5 Members:

#48 Lamkhai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 207 Bài viết:
  • 496 thanks

Gửi vào 16/04/2024 - 22:09

Nhà Thờ Đức Mẹ Việt Nam Qua Cách Nhìn Của Thuật Phong Thủy
Tác giả: Quảng Đức

Lần đầu tiên khi nhìn thấy thánh đường này tôi đã thấy xúc động ứa nước mắt. Tôi thấy đây là ngôi thánh đường đầu tiên được xây theo kiểu Việt Nam ở Hoa Kỳ. Những đường nét tuy rất thanh nhã theo kiểu kiến trúc Việt Nam nhưng nó diễn tả một cách hùng hồn hào khí của người Viêt. Giữa Thủ Đô Hoa kỳ với Đài chiến sĩ trận vong của Chiến Tranh Việt Nam và mọi người nói chuyện chiến tranh và chính trị cũ và mới, ngôi thánh đường này sẽ trở thành một lời mời gọi để người ta suy nghĩ một cách sâu xa hơn về cuộc chiến ở Việt Nam, một nơi để cầu nguyện xin ơn tha thứ và chữa lành cho những kỷ niệm đau thương của chiến tranh và của quá khứ. (LM. JP Minh Vũ).

Hai mươi năm trước, Maya Ying Lin , cô sinh viên người Mỹ gốc Trung Hoa của Khoa Kiến Trúc Trường Đại Học Yale, tuổi đời mới vừa tròn 21 mà đã hội nhập sâu sắc Khoa Phong Thủy, biết hợp phối trường phái Lý Pháp Phúc Kiến, đơn thuần dựa vào Ngũ Hành Bát Quái với Hình Pháp của trường phái Giang Tây, chuyên dùng Hình và Khí để thiết kế đồ án kiến trúc xây dựng VietNam Veterans Memorial trên Công Viên The National Mall tại Thủ Đô Washington DC. Công trình kiến trúc này đã gây ra không biết bao nhiêu cuộc cãi vã và tranh luận, là vì lần đầu tiên trên đất Mỹ, Maya Ying Lin bức phá lệ thường, dám phá bỏ quy ước xây dựng một Đài Tưởng Niệm thông lệ phải nằm cao trên mặt đất. Vietnam Veterans Memorial chỉ có hai bức tường bằng đá hoa cương màu đen mang tên những người Mỹ đã tử trận hay mất tích trên chiến trường Việt Nam. Hai bức tường giao nhau tạo thành chử V hoàn toàn nằm thấp dưới mặt đất tạo thành hai mũi nhọn. Một từ hướng Tây Bắc Càn Phương đâm thẳng vào tâm Washington Monument, một từ hướng Đông Bắc Cấn Phương đâm thẳng vào Lincoln Memorial. Hai mũi nhọn tấn kích cương cường bạo liệt hoàn toàn không được Maya Ying Lin chế hóa lâu ngày sẽ trở thành hung họa. Pháp độ chọn lựa chế hay hóa để có thể trung hòa những khắc phạm tùy thuộc vào mức độ tinh chuyên của mỡi người và phản ảnh nền Văn Hóa của cả một Dân Tộc.

Posted Image


Dân Tộc Việt Nam vốn hiền hòa, chất phác cho nên thường chọn Hóa hơn là chọn Chế. Khoa Địa Lý cũng thường dạy phép Ngũ Hành Tham Sinh Kỵ Khắc. Nên Sinh chứ không nên Khắc, cho dù Khắc Xuất vẫn còn Lợi Nhập. Tinh kết của các pháp độ chọn lựa trong các công trình xây dựng cốt lõi tạo thành tính Dân Tộc. Người Việt ngay từ thời Phùng Nguyên cổ xưa đã biết kết hợp hài hòa giữa Vuông và Tròn thành những nét Cong uyển chuyển. Những hoa văn uốn lượn này có thể liên quan đến mặt trăng lúc tròn, lúc khuyết , mặt trời, hạt cây, lá, dòng nước và các sóng cuốn của nước... khả năng là để biểu hiện chu kỳ của mùa vụ. Những hoa văn rất đẹp, cực kỳ phức tạp và các đường Cong với các nếp uốn lượn bất ngờ đã là sở thích của người Phùng Nguyên trong việc tạo hoa văn trang trí trên mặt gốm. (Hà Văn Tấn, Khảo Cổ Học Việt Nam, nxb Hà Nội, 1999). Trước Hà Văn Tấn, các Linh mục Lương Kim Định, Vũ Đình Trác, Trần Cao Tường cũng đã khẵng định những Nét Cong trên Mái là đường nét đặc thù của Việt nam cả ngàn năm trước Công Nguyên. Trong kiến trúc, mỗi khi xây dựng Đền, Đình hay Chùa Miếu, người Việt đã biết tạo dáng Mái Cong. Một mặt hợp với nhãn quan và thẩm mỹ, mặt khác là để tránh những khắc phạm do hiệu ứng của Đường Thẳng hay những Góc Nhọn như hình ảnh của những mũi tên trên cung sẳn sàng nhả dây, lâu ngày tạo thành những làn sóng nguyên khí gây tác hại cho các nhà khác ở chung quanh. Thông thường trên các Mái Cong, các hoa văn sóng nước, hoa mây được chọn để trang trí. Các nơi quan trọng của Vua, Chúa, Đình, Chùa thì mới được trang trí các hình tượng của Rồng uốn khúc là vì Rồng tượng trưng cho Quyền Uy tối thượng. Ngay cả khi dùng tượng Rồng để trang trí cũng phải cân nhắc kỷ. Rồng mỗi thời đại có Dáng và Vẽ đặc thù riêng, nhưng Rồng phải thanh thoát, hiền hòa, đôn hậu như Rồng trước đời Lý mới được chọn trang trí trên những Mái Cong. Dáng Rồng thời Khang Hy hay Rồng đời Nguyễn nanh vuốt, bặm trợn, dữ dằn hoàn toàn không được chọn. Những Mái Cong với những trang trí trên Mái trở thành những Ký Hiệu tế nhị để phân biệt Vua Tôi- Công hay Tư - Đạo hay Đời. Lệ tục này lâu ngày trở thành luật tục và đó cũng là một trong những mấu chốt tạo thành nền Văn Hóa Việt Nam.

Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam ngay từ thế kỷ đầu của kỷ nguyên cho nên những kết tinh tinh thần cốt lõi của Dân Tộc Việt được thể hiện rõ ràng - rất dễ nhận thấy qua những nét Cong của các Mái Chùa . Những nơi tập trung uy quyền của Vua Chúa ngày xưa và các nơi phục vụ quyền lợi cộng đồng nhất định kết cấu Mái Cong - phải nhìn vào các hoa văn và các hình tượng trang trí trên Mái tạo thành những Ký hiệu mới có thể phân biệt. Mái Chùa thường Cong, nhưng Mái Cong thì quả thật chưa phải là Chùa. Cha Peter Long rõ biết điều đó cho nên Cha mới đã can đãm đối đầu với những tranh luận trong suốt quá trình xây dựng nhà Thờ Đức Mẹ Việt Nam Mái Cong theo lối Kiến Trúc và Ý Nghĩa Văn Hóa Việt - Phải sau 15 năm, kể từ ngày có được mãnh đất tọa lạc tại 11814 New Hampshire Ave, Silver Spring, Maryland, ngay cạnh Thủ Đô nước Mỹ, Nhà Thờ Đức Mẹ Việt Nam hoàn thành và mới được khánh Thành vào ngày 4 tháng 11 năm 2000 vừa qua.

Posted Image


Khách đến 3 vùng Maryland, Virginia hay Washington DC thường phải vào Beltway 495. Exit 28A sẽ đưa khách vào Silver Spring. Con đường New Hampshire đang nhẹ nhàng uốn lượn, bỗng quay mình vòng về phía trái như muốn e ấp tình tự, ôm ghọn Đền Thánh Giáo Xứ Mẹ Việt Nam vào lòng, tạo thành thế đất Câu Vàng lượn trái ôm thân. Khoa Phong Thủy thì lấy Âm Dương, Ngũ Hành làm căn bản. Thuật Phong Thủy thì lấy sự hài hòa, ứng hợp làm trọng. Âm thì tìm Dương, Dương thì tìm Âm. Trong Âm thì phải có Dương, trong Dương thì phải có Âm thì Khí mới hài hòa, trời đất mới ứng hợp. Từ trung tâm khu vực Đền Thánh Giáo Xứ Mẹ Việt Nam nhìn thẳng vào con suối nhỏ phía sau thấy từ Trái sang Phải, Nước chảy về phương Sửu Đông Bắc. Tỵ Dậu Sửu tam hợp hội tạo thành thế đất Dương KIM. Cổng Tam Quan quay mở về hướng Đông Nam Tốn Phương Âm MỘC. Ngôi Thánh Đường Mái Cong 3 lớp Thủy hình. Kim Thủy tương sinh, Âm Dương hòa hợp thì cát lợi mọi sinh thành. Tam Quan cũng là biểu tượng của Chúa Ba Ngôi và cũng nhằm biểu tượng cho Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa. Cổng chính bên ngoài mặc dù có kết cấu cao thấp không Đồng nhưng lại được nối liền ngay với cửa bên trong. Cổng Vào và Thánh Điện là một khối Nhất Thể. Cổng và Cửa hòa hợp, hoàn toàn không có ranh giới tách chia, không riêng lẽ phân biệt kẻ sang người khó, kẻ trọng người khinh. Ngay tại Tiền Đền Thánh Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, triết lý thâm sâu của người Á Đông: Quân Tử thì Hòa mà Không Đồng đã được thể hiện hết sức sâu sắc, tế nhị nhưng lại rất rõ ràng, không chút ẩn dấu.

Linh Mục Kim Định thì dạy phép Âm Dương hòa hợp. Cha Nguyễn Hữu Lương thì dạy Kinh Dịch với Vũ Trụ Quan. Nhưng mỗi khi luận Âm Dương Dịch Lý và Vũ Trụ Quan thì người đời cho rằng mê tín dị đoan. Là vì dị đoan mê tín đã gây ra quá nhiều tai hại và làm mê muội con người. Khoa Phong Thủy hoàn toàn dựa trên căn bản Âm Dương Dịch Lý và Ngũ Hành sinh khắc. Âm là tối, Dương là sáng. Tính của Âm thì Trầm, tính của Dương thì Phù nhưng Hình của Âm thì lại cương cường bạo liệt, Hình của Dương lại bằng phẳng nhu mì. Từ trung tâm Đền Giáo Xứ Mẹ Việt Nam nhìn về phía trước hướng Đông Nam, Tốn phương Aạm Mộc, thì duy chỉ một hướng Chính Đông, Chấn phương, Dương Mộc mới có thể đưa Khách vào Đền. Hướng này hoàn toàn bị che lấp bởi một căn nhà bằng gổ khá cao, chủ nhà đang muốn bán. Cho dù Cha Peter Long đã biết vận dụng sâu sắc phép Ngũ Hành tương sinh bằng cách phối trí chu vi Thánh Điện hình Vuông hành Thổ và hình Tròn hành Kim trên Nóc nội Đền để cho Kim Thổ tương sinh, mà lối vào Thanh Long bị che chắn bởi Âm Khí của ngôi nhà cao phía Trái thì Khí sẽ không thông được. Khí không thông như huyệt bị Bế thì Nguyên Thần sẽ vô lực, khó mà có thể đi sinh cho Dụng Thần.

Lại nói: Nước chính là Khí thì Nước có thể thấy được mà Khí thì hoàn toàn không thể thấy. Vì vậy, các nhà Phong Thủy cho rằng những gì không thể thấy được thì gọi là Khí, những gì có thể thấy được thì chính lại là Nước. Theo phép Huyền Không Phong Thủy thì Thủy lấy Suy làm Vượng. Chổ nào Suy mà thấy Thủy thì Suy cũng thành Vượng và chổ nào Vượng mà thấy Thủy thì Vượng cũng thành Suy. Ngày mồng 4 tháng 11 năm 2000 khánh thành Nhà Thờ của Giáo Xứ Mẹ Việt Nam nhằm vào ngày Bính Dần, tháng Bính Tuất, Năm Canh Thìn thuộc Vận 7 Hạ Nguyên thì Lục Bạch cư tại Tốn Đông Nam cũng chính là Hướng bàn của Ngôi Đền, và Ngũ Hoàng cư tại Chính Đông, Chấn cung Đương Mão tọa chính ngay tại vị trí của căn nhà đằng trước bên phía Trái. Thường Ngũ Hoàng đến đâu thì gây tai họa đến đó cho nên nếu đủ khả năng thì cố gắng nên mua ngay căn nhà đó đúng lúc chủ nhà đang muốn bán. Từ nay cho đến hết năm Quý Mùi ( 2003) phải giữ nguyên trạng để không động đến phương cư ngụ của Ngũ Hoàng. Sau năm 2004 bước qua Vận 8 cải tạo lại ngôi nhà hoặc phá bỏ để thông Khí cho toàn bộ Ngôi Đền. Cha Long đang dự định đào một Giếng Nước trước khuôn viên Nhà Thờ để nhắc nhở đến Giếng Rửa Tội, là sám hối, hòa giải với Chúa và với anh chị em trước khi bước chân vào Thánh Điện, thì vị trí của Giếng cũng cần phải cân nhắc, tính toán lại cho thật kỷ. Là vì, Thủy đến thì Suy cũng làm Vượng và Vượng cũng có thể biến thành Suy.

Xét qua tứ trụ của ngày tháng Khánh Thành, chưa tính đến trụ Giờ mà lại đã xuất hiện 2 chử Bính. Bính là Nhật Nguyên thì Bính trụ Tháng là Bại Tài. Lại còn địa chi Tuất của trụ Tháng xung với Thìn của trụ Năm. Xung với Niên Thần là Tuế Phá, là Đại hao. May là Cha Peter Long chọn ngày này để Khánh Thành nhà Chung để đời đời Thờ Phượng CHÚA cho nên chắn chắn sẽ được an lành. Nếu là một tư gia mà khánh thành đúng vào ngày Niên Phá, Đại Hao thì chủ nhân cho dù hôm nay có giàu có bao nhiêu đi nữa cũng sẽ phải có ngày bị Đại Hao gây hại!

Dịch là đầu mối, là nguồn khởi cho tất cả các Khoa khác thì Khoa Phong Thủy nhất định phải chịu ảnh hưỡng bởi sự biến hóa không cùng của các Quẻ Dịch. Ngôi Đền được xây dựng trên thế đất Dương Kim thì Đông Nam Thìn Tỵ là chốn Trường Sinh, là vì Dương Kim trường sinh tại Tỵ. Thường thì các nhà Phong Thủy hay chọn hướng Đế Vượng để mong cho chóng phát Tài Quan. Nhưng nếu xây dựng một nơi để đời đời Thờ Phượng Chúa thì cần phải chọn hướng Trường Sinh vì ngay sau Đế Vượng là Suy, Bệnh, Tử, chóng phát chóng tàn. Trường Sinh thì chậm mà lại vững chắc lâu dài. Có thể Cha Peter Long rõ biết điều đó, nhưng Cha lại vô tình bỏ qua tính Phục Ngâm của Quẻ Dịch. Trong Dịch có hai loại đặc biệt là Phản Ngâm và Phục Ngâm. Phản Ngâm thì có xấu có tốt, nhưng Phục Ngâm thì chắc chắn phải chịu xấu hoàn toàn. Ngôi Đền không bị Phản Ngâm nhưng ngay đằng sau ngôi Đền hướng Tây Bắc lại là Chốn của Phục Ngâm. Khí luân lưu vào Đền từ chính Đông phương Chấn thì ngay phía sau Nhà Thờ là phương Càn Tây Bắc. Quẻ Dịch, Càn biến Chấn, Chấn biến Càn là Phục Ngâm. Phép An Du Niên của Trạch Biến Pháp thì Chấn biến đến Càn là Liêm Trinh - Hỏa hành - Ngũ Quỷ. Cha Peter Long có thể không tin vào Quẻ, nhưng Cha phải tin rằng mỗi khi Cha động đến khu vực ngay phía đằng sau nhà Thờ , thì chắc chắn ít nhiều cũng phải sinh chuyện, là vì trong quá khứ Cha gặp phải ít ra cũng đã nhiều lần.

Lý Bạch vừa tài hoa, vừa lãng mạn, vừa kiêu hùng - Tuệ Sĩ đã nói như thế trong “Tô Đông Pha, những Phương Trời Viễn Mộng” - là vì, Lý Bạch là tay cự phách, khả năng có thể Lượm lặt những phế khí của trời đất, để thống ẩm, cuồng ngôn. Ngày nay, Cha Peter Long kiên trì quyên góp, lượm lặt từng viên gạch để xây dựng Nhà Thờ Đức Mẹ Việt Nam theo lối kiến trúc Văn Hóa Việt Nam ngay cạnh Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn mà có người lại gọi Ngài là “Ông Cha ăn mày” thì quả thật quá bất công.

Thanked by 5 Members:

#49 Quảng Đức

    Giáo Viên

  • Giáo Viên
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5570 Bài viết:
  • 32314 thanks

Gửi vào 17/04/2024 - 05:45

Cam on Lamkhai .
Các HV mới vào , nên đọc kỹ những bài này trước khi nhập học ...

Thanked by 2 Members:

#50 nahtlee

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 350 Bài viết:
  • 255 thanks

Gửi vào 17/04/2024 - 10:15

Trích dẫn

4/ HỎA cuộc:
Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng BẮC. Nghĩa là giòng chảy từ hướng NAM đến. Hướng Nam hành HỎA nên gọi là: NAM LONG hay HỎA CUỘC LONG.
Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.
Nếu tính từ vòng Tràng sinh, Dương HỎA tràng sinh tại Dần (Đông Bắc). Vượng tại NGỌ (Nam) và Mộ tại Tuất (Tây Bắc). Tràng sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Dần Ngọ Tuất tạo thành Hỏa cuộc
Âm Hỏa tràng sinh tại Ngọ (Nam), vượng tại Dần (Đông Bắc) và Mộ tại Tuất (Tây Bắc).
Nước chảy về phương nào thì phương đó là Mộ khố.
Hình Hỏa thì Nhọn, nhấp nhô. Âm hỏa phải Cao, nhọn. Dương Hỏa nằm phẳng và góc cạnh.
Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Hỏa vượng có thể đi sinh Thổ. Thổ thì có hình Vuông vức.

Thưa a/c Lamkhai, a/c học trước có thể cho biết vòng tràng sinh mà thầy nói ở đây được an theo lý gì không ạ? Vì e so sánh có sự khác nhau về cách an trường sinh tại các âm cuộc, so với cách an thông thường của các hành.
VD: âm Hỏa cuộc thì sinh vượng mộ là Ngọ Dần Tuất, khác với âm Hỏa hành (đơn) là Dậu Tị Sửu, hay âm hỏa hành (nạp âm) là Dần Tuất Ngọ.

Thanked by 2 Members:

#51 pthuy

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 98 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 17/04/2024 - 10:46

Con chào Thầy Quảng Đức cùng BQT của lớp. pthuy xin phép ghi danh đăng ký học với ah. pthuy xin lỗi về việc đăng ký trễ. Kính mong Thầy và BQT thứ lỗi.
01 - kyvibach
02 - XaoTieu
03 - nahtlee
04 - Pegasus888
05 - tony99
06 - Thienluong
07 - vuilien
08 - vinht
09 - KhongKiep
10 - tuphuongsg
11- tintin1234
12 - camchua0902
13 - jacomviet
14 - AP27032024
15 - chuoitay
16- jd73
17 - anhanh9x
18 - BanhGao
19 - vietvan
20 - Shun1705
21 - boyVN
22 - VuDucTai
23 - nhp01
24 - Anthanh1953
25 - anyang
26 - hp08
27 - hiepnoi
28 - vanha
29 - 1102
30 - Lamkhai
31 - TruongKhoa
32 - amnam2020
33- ratganratxa22
34 - Minhtriet2022
35 - Quik
36 - Giaochaulinhnam
37 - DuyenSo
38-Viendong
39-pthuy

#52 Quảng Đức

    Giáo Viên

  • Giáo Viên
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5570 Bài viết:
  • 32314 thanks

Gửi vào 17/04/2024 - 17:30

Nahtlee:

Vòng tràng sinh sẽ được giãng rõ trong bài học Ngũ Hành Sinh Khắc .
An tâm chờ nhe

#53 ngothinham

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 564 Bài viết:
  • 963 thanks

Gửi vào 18/04/2024 - 17:18


Con chào Thầy Quảng Đức cùng BQT của lớp. ngothinham xin phép ghi danh đăng ký học

ngothinham đăng ký trễ. Kính mong Thầy và BQT thứ lỗi.
01 - kyvibach
02 - XaoTieu
03 - nahtlee
04 - Pegasus888
05 - tony99
06 - Thienluong
07 - vuilien
08 - vinht
09 - KhongKiep
10 - tuphuongsg
11- tintin1234
12 - camchua0902
13 - jacomviet
14 - AP27032024
15 - chuoitay
16- jd73
17 - anhanh9x
18 - BanhGao
19 - vietvan
20 - Shun1705
21 - boyVN
22 - VuDucTai
23 - nhp01
24 - Anthanh1953
25 - anyang
26 - hp08
27 - hiepnoi
28 - vanha
29 - 1102
30 - Lamkhai
31 - TruongKhoa
32 - amnam2020
33- ratganratxa22
34 - Minhtriet2022
35 - Quik
36 - Giaochaulinhnam
37 - DuyenSo
38-Viendong
39-pthuy

40 - ngothinham


Thanked by 2 Members:

#54 phuongvi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 31 Bài viết:
  • 71 thanks

Gửi vào 18/04/2024 - 23:33

Trích dẫn

Phuongvi xin phép ghi danh học ạ. Con đăng ký trễ, xin Thầy và BQT thứ lỗi.

01 - kyvibach
02 - XaoTieu
03 - nahtlee
04 - Pegasus888
05 - tony99
06 - Thienluong
07 - vuilien
08 - vinht
09 - KhongKiep
10 - tuphuongsg
11- tintin1234
12 - camchua0902
13 - jacomviet
14 - AP27032024
15 - chuoitay
16- jd73
17 - anhanh9x
18 - BanhGao
19 - vietvan
20 - Shun1705
21 - boyVN
22 - VuDucTai
23 - nhp01
24 - Anthanh1953
25 - anyang
26 - hp08
27 - hiepnoi
28 - vanha
29 - 1102
30 - Lamkhai
31 - TruongKhoa
32 - amnam2020
33- ratganratxa22
34 - Minhtriet2022
35 - Quik
36 - Giaochaulinhnam
37 - DuyenSo
38-Viendong
39-pthuy

40 - ngothinham
41- phuongvi



#55 BachNhan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 31 Bài viết:
  • 34 thanks

Gửi vào 20/04/2024 - 15:08

01 - kyvibach
02 - XaoTieu
03 - nahtlee
04 - Pegasus888
05 - tony99
06 - Thienluong
07 - vuilien
08 - vinht
09 - KhongKiep
10 - tuphuongsg
11- tintin1234
12 - camchua0902
13 - jacomviet
14 - AP27032024
15 - chuoitay
16- jd73
17 - anhanh9x
18 - BanhGao
19 - vietvan
20 - Shun1705
21 - boyVN
22 - VuDucTai
23 - nhp01
24 - Anthanh1953
25 - anyang
26 - hp08
27 - hiepnoi
28 - vanha
29 - 1102
30 - Lamkhai
31 - TruongKhoa
32 - amnam2020
33- ratganratxa22
34 - Minhtriet2022
35 - Quik
36 - Giaochaulinhnam
37 - DuyenSo
38-Viendong
39-pthuy
40 - ngothinham
41- phuongvi
42 - BachNhan

Em xin phép được đăng kí muộn. Mong thầy và ban quản trị thông cảm.

Thanked by 1 Member:

#56 Debelgique

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 46 Bài viết:
  • 98 thanks

Gửi vào 21/04/2024 - 18:14

Con chào Thầy Quảng Đức cùng Ban quản trị Diễn đàn. Con xin phép ghi danh đăng ký học:

01 - kyvibach
02 - XaoTieu
03 - nahtlee
04 - Pegasus888
05 - tony99
06 - Thienluong
07 - vuilien
08 - vinht
09 - KhongKiep
10 - tuphuongsg
11- tintin1234
12 - camchua0902
13 - jacomviet
14 - AP27032024
15 - chuoitay
16- jd73
17 - anhanh9x
18 - BanhGao
19 - vietvan
20 - Shun1705
21 - boyVN
22 - VuDucTai
23 - nhp01
24 - Anthanh1953
25 - anyang
26 - hp08
27 - hiepnoi
28 - vanha
29 - 1102
30 - Lamkhai
31 - TruongKhoa
32 - amnam2020
33- ratganratxa22
34 - Minhtriet2022
35 - Quik
36 - Giaochaulinhnam
37 - DuyenSo
38-Viendong
39-pthuy
40 - ngothinham
41- phuongvi
42 - BachNhan
43- Debelgique

Con cảm ơn Thầy! Cảm ơn Ban quản trị !!!

Thanked by 1 Member:

#57 Quảng Đức

    Giáo Viên

  • Giáo Viên
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5570 Bài viết:
  • 32314 thanks

Gửi vào 22/04/2024 - 19:09

Lưu ý các HV mới cố gắng iin tập Địa lý Phong Thuỷ trường phái Quàng Đức đọc trước để ít nhiều biết qua về khoa pHong Thuỷ....
Tai liệu có sẳn trong phòng sách của TVLS .
Xin Cam ơn

Thanked by 6 Members:

#58 MsN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 84 Bài viết:
  • 156 thanks

Gửi vào 22/04/2024 - 22:07

Con chào Thầy Quảng Đức cùng Ban quản trị Diễn đàn. Con xin phép ghi danh đăng ký học:

01 - kyvibach
02 - XaoTieu
03 - nahtlee
04 - Pegasus888
05 - tony99
06 - Thienluong
07 - vuilien
08 - vinht
09 - KhongKiep
10 - tuphuongsg
11- tintin1234
12 - camchua0902
13 - jacomviet
14 - AP27032024
15 - chuoitay
16- jd73
17 - anhanh9x
18 - BanhGao
19 - vietvan
20 - Shun1705
21 - boyVN
22 - VuDucTai
23 - nhp01
24 - Anthanh1953
25 - anyang
26 - hp08
27 - hiepnoi
28 - vanha
29 - 1102
30 - Lamkhai
31 - TruongKhoa
32 - amnam2020
33- ratganratxa22
34 - Minhtriet2022
35 - Quik
36 - Giaochaulinhnam
37 - DuyenSo
38-Viendong
39-pthuy
40 - ngothinham
41- phuongvi
42 - BachNhan
43- Debelgique
44- MsN

#59 MsN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 84 Bài viết:
  • 156 thanks

Gửi vào 23/04/2024 - 02:08

Thưa Thầy,
Con đăng ký muộn nhưng đã đọc hết tài liệu Thầy dặn để chuẩn bị cho lớp, mong Thầy cho con xin vào học!
MsN.

#60 Quảng Đức

    Giáo Viên

  • Giáo Viên
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5570 Bài viết:
  • 32314 thanks

Gửi vào 23/04/2024 - 03:24

Còn hạn ghi danh mà .
Cuối tháng 4 mới hết hạn ghi danh .

Thanked by 5 Members:





Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |