Jump to content

Advertisements




TÌM HIỂU SẤM TRẠNG


87 replies to this topic

#1 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 03/01/2020 - 22:30

Tôi xin mượn hai bài Sấm Trạng của hai bạn, baphai và babylon : một của Trạng Trình và một của người Nhật
Tôi nghĩ tìm hiểu Sấm chỉ dựa trên cơ sở Lý học thuần túy (giả định như bản Sấm này là thật - nghĩa là theo quy luật vận động tự nhiên của trơi đất hay thiên đạo và địa đạo mà nhân sự biến động theo.)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

baphai, on 27/12/2019 - 19:31, said:

嗚呼世事似萍篷
南北何時鐵路通
猢隱山中毛盡白
鯨居海外血由紅
雞鳴玉樹天傾北
牛出藍田日正東
若待鷹來獅子尚
世閒盡享太平風


Ô hô thế sự tợ bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông.
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch ,
Kình cư hải ngoại huyết do hồng .
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
Ngưu xuất lam điền nhật chính Đông.
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Thế gian tận hưởng thái bình phong .
Trình Quốc Công



Tôi nghĩ những sự việc diễn ra ở bài Sấm đã qua rồi như:
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc,
Năm 1945 có nạn đói ở miền bắc, đồng thời Người Tôn Quý được Thiên mệnh nghiêng về phương Bắc.

Ngưu xuất lam điền nhật chính Đông.
Ngưu xuất lam điền là năm Mậu Tuất (1958), Nhật chính Đông là năm Quý Mão (1963).

Nhược đãi ưng lai sư tử thượng,
Bằng đợi Chim Ưng lại là ứng Máy bay thả bom và không chiến. Pháo cao xạ, tên lửa chỉ Sư tử chiến lại.
(chiến tranh suốt từ năm 1964 Hoa Kỳ ném bom miền bắc, đến 1975, và tiếp 1979 lai dai chục năm sau).

Thế gian tận hưởng thái bình phong.

Vài dòng chia sẻ đến bạn quan tâm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

babylon, on 27/12/2019 - 22:08, said:

Bài Này ở Đây Các Bác ah :
Những bài sấm khác trong bản Nôm của TVQGVN
Bài thơ trạng nguyên Nhật Bản đưa cho vua Tự Đức
嗣德行獵遇日本往商有一状元問我囯家治安如何
狀元詩一首云
嗟哉世事若萍蓬
南北何辰兩路通
狐隱驕山雲共白
鯨吞魚島水流紅
猪逢玉兔天傾北
鼠出金田日正東
直待烏飛獅子上
太平天下有春風
Phiên âm
Tự Đức hành lạp, ngộ Nhật Bản vãng thương hữu nhất
trạng nguyên, vấn ngã quốc gia trị an như hà.
Trạng nguyên thi nhất thủ vân :
ta tai thế sự nhược bình bồng
Nam Bắc hà thời lưỡng lộ thông
Hồ ẩn kiêu sơn vân cộng bạch
Kình thôn ngư đảo thủy lưu hồng
Chư phùng ngọc thố Thiên khuynh bắc
Thử xuất kim điền Nhật chính đông
trực đãi Ô phi Sư Tử thướng
thái bình thiên hạ hữu xuân phong.
Tạm dịch
Tự Đức đi săn, gặp đoàn khách buôn người Nhật Bản,
trong đoàn khách có một trạng nguyên, (mới) hỏi nước ta
trị an ra sao?
Trạng nguyên dâng lên một bài thơ, thơ rằng :
than thay! việc đời như bèo trôi, cỏ bồng bị gió cuốn
Nam Bắc bao giờ mở thông hai con đường
Cáo núp trên núi lớn, mây cùng trắng
Cá Kình nuốt đảo cá, nước chảy hồng
Lợn gặp thỏ ngọc, Trời nghiêng ở phương Bắc
Chuột ra ở ruộng vàng, Mặt Trời thẳng ở phương Đông
đợi đến Quạ bay, Sư tử dậy
thiên hạ thái bình, (như) có gió mùa xuân.
tạm chú thích:
- ở đây có vẻ người chép xem nhẹ vua Tự Đức, cho nên
chép Tự Đức cộc lốc.
- bèo trôi nổi cùng nước chảy, cỏ bồng bị gió cuốn đi khắp
nơi, lấy hai thứ này để ví việc trôi nổi, bất định.
- nhiều bản quốc ngữ chép "thiết lộ", bản này chép "lưỡng
lộ".
- Quạ còn tượng trưng cho mặt trăng'

Bài của người Nhật dùng tham khảo cũng rất hay.

Thanked by 1 Member:

#2 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1206 Bài viết:
  • 1356 thanks

Gửi vào 04/01/2020 - 07:13

Nếu xét thời gain thì có lẽ chưa Ứng nghiệm :
Bao giờ Nam Bắc mở thông con đường ( Đường sắt )
Hồ ẩn - Mao tận ( H.C.M mất - Mao Trạch Đông tận)
Ngưu ( sao Ngưu )
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc ( Gà gáy sáng trời nghiêng ở phương Bắc - Cũng có thể Trung Quốc khai Tên lửa hay chế tạo bom Hạt nhân - đồ hình Trung Quốc là con Gà )
Chư phùng Ngọc thố thiên khuynh Bắc ( Năm hợi , năm Thỏ trắng trục chính trị nghiêng hẳn về phương Bắc )
Từ 45-85 Trung Quốc chưa giữ vị thế siêu cường - Cùng lắm chỉ là Anh láng giềng tai to mặt lớn trong khu vực với Bom hạt nhân làm lá chắn ; kinh tế khá ọp ẹp
Từ 2005 - đến nay tốc độ tăng trưởng Kinh tế ngoạn mục và có thể hoàn thành sớm mục tiêu mà Mao đã đề ra :" Trong khoảng 100 năm vươn lên cường quốc thứ 2 đối trọng với Mỹ "

Thanked by 1 Member:

#3 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 260 thanks

Gửi vào 04/01/2020 - 10:16

Tôi không tin bài của tôi nêu trên là bài sấm của Trạng Trình mà chỉ là bài"gọt" của một người nào đó từ đầu thế kỷ 20, lúc mà chính trị VN đang lộn xộn. Bởi vì:
- Lấy mốc thời gian sinh - tử của Trạng Trình 1491 - 1585 và mốc thời gian của vua Tự Đức lên ngôi - băng hà 1847 - 1883 thì:
+/ Nếu bài tôi nêu trên là của Trạng Trình thì chẳng lẽ ngài Trạng Nguyện Nhật Bản "đạo văn" của Trạng Trình? Nghĩa là Trạng Nguyên Nhật Bản mượn bài thơ của Trạng Trình chỉnh sửa thêm thoắt vào đó rồi dâng lên vua Tư Đức? (trong khi đó, thời đại lúc bấy giờ rất hạn chế thông tin chứ không phải như thời đại ngày nay, thử hỏi bằng cách nào ngài Trạng Nhật Bản thu nhặt được thông tin từ Trạng Trình?)
+/ Nếu bài của Babylon chính là của Trạng Nguyên Nhật Bản sáng tác để dâng lên vua Tự Đức thì rõ ràng là các bậc thức giả triều Nguyễn (kể từ sau đời vua Tự Đức) "đạo văn" của Ngài Trạng Nhật Bản rồi mượn danh Trạng Trình để ra đời bài "sấm" như tôi đã nêu!
- Bài thơ tôi đăng trên đây đã được tờ "Nam phong nhật báo" đăng năm 1930, cũng cho là sấm ký Trạng Trình.(???)
Là con người của thời đại bùng nổ thông tin, chúng ta suy ngẫm, tìm cái chân thật của nó, không nên tin vào những điều chưa được xác định!

Thanked by 1 Member:

#4 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 04/01/2020 - 11:13

tôi cũng nghĩ quá ư là hồ đồ. Tự Đức đi săn chắc chắn phải đi chỗ núi rừng, hoặc khuôn viên được bảo vệ nghiêm ngặt.
Đoàn thương nhân Nhật Bản chui rúc vào núi rừng di chuyển làm cái gì? Trong khi chỗ buôn bán ở ngoài phố ngoài chợ.
Hơn nữa còn cố tình đem Hồ-Mao ra với hình ảnh dễ liên tưởng, lại còn chi mà "thiết lộ", không phải quá dễ dàng rồi sao...

Thanked by 1 Member:

#5 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 04/01/2020 - 11:33

Nói đến người Nhật thì không thể không nói đến phố cổ Hội An. Năm 1604, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho xd Dinh trấn Quảng Nam, quản lý cảng Hội An. Hội An là một đô thị thương cảng lớn không những của Đại Việt (cả đàng trong và đàng ngoài) mà còn là thương cảng quốc tế hàng đầu của Đông Nam Á. vào khoảng thập niên năm 1631... Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã gả một quận chúa cho một thương gia Nhật Bản (đại quý tộc Araki Jotaro). Như vậy Đại Việt và Nhật Bản đã có giao thương mật thiết gần 500 năm, tính đến nay.

Về bài Sấm mà Baphai sưu tầm tôi cũng hồ nghi người sáng tác. Nhưng về lý học và các sự kiện nêu ra tôi thấy có giá trị dự đoán nhất định.

Về bài Sấm mà Babylon sưu tầm không chỉnh bằng bài trước, có lẽ bị sửa cho sai lệch. nhưng có ich trong việc so sánh và liên hệ.

Thanked by 2 Members:

#6 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 260 thanks

Gửi vào 04/01/2020 - 14:18

Chúng ta ngồi đây và suy diễn đủ kiểu chứ thực tình chưa ai đọc được chính bản thảo của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tôi nêu bài thơ trên nhằm mục đích để cho các bạn ở diễn đàn này thấy cái " tài" gọt sấm Trạng Trình của những người ăn không ngồi rồi mà thôi. Nếu quay ngược lịch sử, vào thời đại phong kiến, chữ "sĩ" rất được đề cao. Chỉ cần thua một câu nói thì người ta có thể tự vẫn hoặc chỉ sơ xuất một lời nói thì sẽ bị chém đầu chứ không phải chuyện đùa. Bởi vậy, nếu ví dụ như bài thơ tôi nêu chính là của Trạng Trình thì cũng vì chữ "sĩ" mà ngài Trạng Nguyên Nhật Bản không thể mượn ý mượn chữ để làm bài thơ dâng cho vua Tự Đức được. Là một người tài hoa về thơ văn, không lẽ vua Tự Đức không biết rõ bài thơ của Trạng Nguyên kia là "đạo văn" của Trạng Trình?. Lập luận của tôi một lần nữa muốn chứng minh rằng bài thơ này không phải của Trạng Trình sáng tác mà là một thức giả nào đó trong thời đại sau vua Tự Đức chế phẩm rồi mượn danh của Trạng Trình để thành sấm Trạng.

Thanked by 1 Member:

#7 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 04/01/2020 - 18:43

Đôi khi có những Vị có khả năng nhưng Họ lại ẩn đi bằng mượn tên Người có uy tín. và cũng có trường hợp sử dụng Cơ Bút. Biết được xuát xứ của Sấm thì khỏi phân tâm. Tuy nhiên với nội dung bài Sấm trên có giá trị nghiệm lý nhất định với người muốn tìm hiểu, nên tôi cũng không lăn tăn nhiều.

#8 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 05/01/2020 - 13:05

雞鳴玉樹天傾北
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Kê (gà) minh (tiếng kêu) ngọc (người tôn quý) thụ (dưng lên) Thiên (trời, thiên mệnh) khuynh (nghiêng) Bắc (địa vị)

Kê minh : tượng năm dậu có tiếng kêu buồn, ứng với những sự kiện nạn đói sẩy ra ở miền bắc. Kết thúc chiến tranh thế giới lần 2, nước Nhật bị 2 quả bom.
Ngọc thụ: người tôn quý đứng lên (sáng lập)
Thiên khuynh Bắc : Trời nghiêng về phương Bắc (thiên mệnh ứng ngôi vị Bắc phương).
Về vận khí : Kim chủ Ất Canh. Kim vận lâm Dậu. Đúng thời vận.
Nghiệm đoán năm Ất Dậu 1945

牛出藍田日正東
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Ngưu (sao ngưu) xuất (ra) lam (màu xanh lam) điền (ruộng)

Sao Ngưu thuộc Mậu phận.
Lam điền: ý bình địa mộc, điền còn có ý Tuất thổ.
Suy ra là năm Mậu Tuất 1958.

Nhật chính Đông: nhật là mặt trời, ban ngày dương khí nóng.
Mặt trời còn gọi Kim ô nên cũng có ý chỉ năm mệnh nạp âm Kim Bạch Kim.
Chính Đông: ý tứ chính địa chi Mão
Về vận khí: năm Mậu Quý là Hỏa vận.
Nghiệm đoán năm Quý Mão 1963.

Diễn nôm, nghiệm đoán
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
Ngưu xuất lam điền nhật chính Đông.

Đầu năm Ất Dậu 1945 gà kêu tiếng oán thán ngút trời (chết đói, chiến tranh...), người Tôn Quý đứng lên thừa vận trời (Thừa Thiên), ngôi vị Bắc phương. Phá kho thóc (lam điền) của Nhật cứu đói (việc làm Chính) (Đông: dương khí, sự sống)

Vài dòng chia sẻ đến bạn quan tâm

Sửa bởi PhapVan: 05/01/2020 - 13:09


#9 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 260 thanks

Gửi vào 05/01/2020 - 14:38

Diễn giải sấm thì cũng mỗi người mỗi ý nhưng để người đọc cảm thụ được thì trước hết chúng ta phải nắm chắc nghĩa đen của nó, từ đó mới phân tích ra có lý luận khúc chiết. Như cách phân tích câu 5, theo mặt chữ "thụ" ở đây nghĩa là cây cổ thụ chứ không phải "thụ" là đứng lên. cho nên phân tích "ngọc thụ" = người tôn quý đứng lên (sáng lập) thì tôi thấy có gì đó bất ổn. Tôi đăng nghĩa đen (sát nghĩa) của bài thơ này để các bạn xem thử có đúng không?
Nghĩa đen thế này:
Ô hô, việc đời như bèo trôi
Ngày nào đường sắt Nam Bắc nối liền
Cáo nằm trong núi lông trắng cả
Cá kình ở nước ngoài máu còn đỏ
Gà gáy trên cây ngọc, trời nghiêng về phương Bắc
Trâu ra đất màu mỡ, mặt trời nằm chính phương Đông
Nếu đợi chim ưng đến, sư tử lên
Xã hội loài người được hưởng gió thái bình

Sửa bởi baphai: 05/01/2020 - 14:39


Thanked by 1 Member:

#10 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 05/01/2020 - 15:55

Theo từ điển của cụ Thiều Chửu

樹 thụ
① Cây. ||② Cái bình phong che cửa, như bang quân thụ tắc môn 邦君樹塞門 vua dựng bình phong che cửa. ||③ Trồng trọt (trồng tỉa). ||④ Thụ lập (dựng nên), như kiến thụ 建樹 sáng lập hết thảy các cái. ||⑤ Tên số vật.

Tùy duyên cảm nhận, trải nghiệm mà mỗi người liên tưởng và liên hệ sấm ký với các hiện tượng và sự việc sẩy ra (hiện tượng) tại vị trí (không gian) trong một vài thập niên (thời gian) cụ thể nào đó.

Có nhiều cách cảm nhận ý nghĩa, ví dụ
Kê (dậu) minh ngọc thụ thiên khuynh bắc (tí)
ngọc thụ thiên khuynh bắc : phương bắc có người nghiêng mình thụ nhận ấn ngọc trời ban.

Vài dòng chia sẻ đến bạn quan tâm

Sửa bởi PhapVan: 05/01/2020 - 15:56


Thanked by 1 Member:

#11 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 260 thanks

Gửi vào 05/01/2020 - 16:38

Tôi thì chữ Hán cũng chưa rành nên nhất trí với chia sẻ của bạn, không có ý kiến gì thêm.

Thanked by 1 Member:

#12 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 05/01/2020 - 16:54

Cảm ơn bạn Baphai đã chia sẻ, nhờ vậy tôi cũng nghiệm ra thêm.

#13 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 05/01/2020 - 22:41

"Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc
Ngưu Xuất lam điền nhật chính đông."

Kê là Gà cũng chỉ phương Tây, Kê Minh là gà kêu, gà gáy, cũng có nghĩa là Tây "gáy" tức nổ súng.
Chữ 玉(ngọc) có bộ Chủ (丶) ở phương Vị Chấn Tốn. So sánh với bản đồ VN hiện đại, phương vị đó chính là... HS-TS.
Khi nào các nước phương Tây- nổ súng ở ngoài đảo HS-TS thì "thiên khuynh Bắc".
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông.

Ngưu mà ra khỏi ruộng thì Đói, Nhật chính đông là mặt tời buổi bình minh. Nhật chính Ngọ là buổi tưa, Nhật chính Tây là buổi chiều.
"Nhật chính đông" còn nghĩa là ngày ấy là chính vào mùa đông năm ấy... Nếu như có tượng Ngưu xuất lam điền ắt hẳn Kê sẽ Minh và Tây nổ súng. Lưu ý, Ngưu xuất chứ không phải Ngưu nhập.
Hoặc có nghĩa, Trâu rời ruộng vào ngày mùa đông, sáng mùa đông. Trâu thì chúng ta liên hệ với cày, bừa, đồng áng, điền, Thần Nông(trung hoa)...
Tổng hợp các ý chúng ta đi đến kết luận.
Dẫn khí từ Đan Điền(khí màu lam,cam) dẫn khí lên Ngực(xanh lá, lam điền) rồi dẫn lên ấn đường(màu xanh da trời) và tuột lên bách hội(màu tím).
Hình ảnh này cũng tương tự bức tranh chăn trâu trong thiền môn, dắt đến khi không còn trâu, không người dắt, rồi cả người và trâu tung tăng trong chợ.
Ý thứ hai,
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc: Kê minh, gà muốn gáy thì gà phải hít hơi vào phổi trước, đây là điều hiển nhiên. Thổ nạp, thổ rồi lại nạp, nạp rồi mới minh được, minh chính là thổ.
Kê minh tức là hình tượng thổ, xuất ra, phóng ra... Ngọc thụ thiên khuynh Bắc.
Con gà gáy mà xô ngã cả người quân tử(ngọc thụ lâm phong thường miêu tả người quân tử) về Bắc, tức là, cái năm con Ga đó, chí sĩ trong toàn thiên hạ sẽ chầu về Bắc.
Tạm vậy đã..

Thanked by 1 Member:

#14 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1206 Bài viết:
  • 1356 thanks

Gửi vào 06/01/2020 - 07:32

Ngưu xuất lam điền Nhật chính Đông
Ngưu( sao Ngưu - đẩu)
Nhật chính Đông ( Mặt trời nơi phương chính Đông)
Sao Ngưu xuất hiện trên Ruộng ngọc phía chính Đông Mặt trời

Thanked by 2 Members:

#15 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 26/02/2020 - 20:24

H. 17
一頃寒江是雪金
江籩結屋伴行吟
汲泵煮藥僧廚靜
掃地焚香道院深
松下風來知有徑
竹邊月到卻無心
漁翁不遇桃源客
豈識興亡幾古今

Phiên âm:

Nhất khoảnh hàn giang thị Tuyết Kim,
Giang biên kết ốc bạn hành ngâm.
Cấp tuyền chử dược tăng trù tĩnh,
Tảo địa phần hương đạo viện thâm.
Tùng hạ phong lai tri hữu kính,
Trúc biên nguyệt đáo khước vô tâm.
Ngư ông bất ngộ Đào Nguyên khách,
Khởi thức hưng vong kỷ cổ kim.

Dịch thơ: Bài 31

Một vùng sông lạnh, Tuyết Kim đây,
Thơ thẩn ngâm nga ở chốn này.
Lặng lẽ tăng trù hơi thuốc thoảng,
Thâm u đạo viện khói hương bay,
Vô tâm, giậu trúc vầng trăng chiếu,
Biết lối, hàng tùng ngọn gió lay.
Ngư phủ Đào Nguyên không lạc bước,
Hưng vong dễ biết mấy xưa nay ?

(Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân Am - Tác giả Nguyễn Khuê; NXB TP. H.C.M)

Sửa bởi PhapVan: 26/02/2020 - 20:30







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |