

Xác suất cho lá số VCD
#31
Gửi vào 04/10/2011 - 08:05
Ví như chúng ta nói chu kỳ 60 năm là vì có:
1 Giáp Tí, 2 Ất Sửu, 3 Bính Dần, 4 Đinh Mão, 5 Mậu Thìn, 6 Kỷ Tỵ, 7 Canh Ngọ, 8 Tân Mùi, 9 Nhâm Thân, 10 Quý Dậu, 11, Giáp Tuất, 12 Ất Hợi, 13 Bính Tí, 14 Đinh Sửu, 15 Mậu Dần, 16 Kỷ Mão, 17 Canh Thìn, 18 Tân Tỵ, 19 Nhâm Ngọ, 20 Quý Mùi, 21 Giáp Thân, 22 Ất Dậu, 23 Bính Tuất, 24 Đinh Hợi, 25 Mậu Tí, 26 Kỷ Sửu, 27 Canh Dần, 28 Tân Mão, 29 Nhâm Thìn, 30 Quý Tỵ, 31 Giáp Ngọ, 32 Ất Mùi, 33 Bính Thân, 34 Đinh Dậu, 35 Mậu Tuất, 36 Kỷ Hợi, 37 Canh Tí, 38 Tân Sửu, 39 Nhâm Dần, 40 Quý Mão, 41 Giáp Thìn, 42 Ất Tỵ, 43 Bính Ngọ, 44 Đinh Mùi, 45 Mậu Thân, 46 Kỷ Dậu, 47 Canh Tuất, 48 Tân Hợi, 49 Nhâm Tí, 50 Quý Sửu, 51 Giáp Dần, 52 Ất Mão, 53 Bính Thìn, 54 Đinh Tỵ, 55 Mậu Ngọ, 56 Kỷ Mùi, 57 Canh Thân, 58 Tân Dậu, 59 Nhâm Tuất, và 60 là Quý Hợi.
Nên nhớ nếu không có Can mà chỉ có Chi thì chỉ có 12 năm Tí đến Hợi chứ không phải 60 năm Can Chi, nhưng vì có Can nên nó trở thành 60 năm trở lại 1 lần.
Nay nếu lấy tháng là 12 tháng trong năm thì đúng với điều kiện không có Can, nhưng nay tháng Bát Tự tự nó có Can Chi, vậy thì chu kỳ của nó cũng là 60 tháng chứ không phải 12 như chúng ta tính 12 tháng âm lịch hay 12 tháng trong năm như Tử Vi vì nó là Can Chi Lịch. Nên nhớ chu kỳ của tháng theo Tử Vi là 12 vì cứ hết 1 năm thì liền trở lại tháng 1, còn tháng Tử Bình không bao giờ có chuyện tháng Giáp Tí của năm nay là tháng Giáp Tí của năm sau được. Đó là vì tháng Giáp Tí là của năm Quý Hợi mà muốn có 1 tháng Giáp Tí nữa thì phải đến năm Mậu Thìn tức là 5 năm sau mới có tháng Giáp Tí khác vì chu kỳ của nó là 1 chu kỳ 60 tháng. Vậy thì chu kỳ của tháng trong Tử Bình là 60 chứ sao lại tính theo 12 tháng. Nếu cho rằng tháng Tử Bình là 12 tháng thì như vậy phải bỏ Can ra, chỉ tính Chi thôi từ tháng 1 đến tháng 12 thì phải lập tức trở lại tháng 1. Nhưng Tử Bình từ tháng Bính Dần của năm Giáp Tí thì như sau: 1 Bính Dần, 2 Đinh Mão, 3 Mậu Thìn, 4 Kỷ Tỵ, 5 Canh Ngọ, 6 Tân Mùi, 7 Nhâm Thân, 8 Quý Dậu, 9 Giáp Tuất, 10 Ất Hợi, 11 Bính Tí, và 12 là Đinh Sửu. Thế nhưng năm Ất Sửu thì tháng 1 là Mậu Dần, 2 Kỷ Mão, 3 Canh Thìn, 4 Tân Tỵ ... Thế thì làm sao có thể cho rằng tháng Bính Dần (1) và tháng Mậu Dần (1) là 1 chu kỳ 12 tháng được không? Nếu chúng ta cho được thì nên bỏ chữ Bính và Mậu ra thì tôi đồng ý ngay.
Để cho dễ thấy chúng ta có thể tính chu kỳ tháng đầu tiên của năm đầu tiên trở đi như sau:
1 Bính Dần, 2 Đinh Mão, 3 Mậu Thìn, 4 Kỷ Tỵ, 5 Canh Ngọ, 6 Tân Mùi, 7 Nhâm Thân, 8 Quý Dậu, 9, Giáp Tuất, 10 Ất Hợi, 11 Bính Tí, 12 Đinh Sửu, 13 Mậu Dần, 14 Kỷ Mão, 15 Canh Thìn, 16 Tân Tỵ, 17 Nhâm Ngọ, 18 Quý Mùi, 19 Giáp Thân, 20 Ất Dậu, 21 Bính Tuất, 22 Đinh Hợi, 23 Mậu Tí, 24 Kỷ Sửu, 25 Canh Dần, 26 Tân Mão, 27 Nhâm Thìn, 28 Quý Tỵ, 29 Giáp Ngọ, 30 Ất Mùi, 31 Bính Thân, 32 Đinh Dậu, 33 Mậu Tuất, 34 Kỷ Hợi, 35 Canh Tí, 36 Tân Sửu, 37 Nhâm Dần, 38 Quý Mão, 39 Giáp Thìn, 40 Ất Tỵ, 41 Bính Ngọ, 42 Đinh Mùi, 43 Mậu Thân, 44 Kỷ Dậu, 45 Canh Tuất, 46 Tân Hợi, 47 Nhâm Tí, 48 Quý Sửu, 49 Giáp Dần, 50 Ất Mão, 51 Bính Thìn, 52 Đinh Tỵ, 53 Mậu Ngọ, 54 Kỷ Mùi, 55 Canh Thân, 56 Tân Dậu, 57 Nhâm Tuất, 58 Quý Hợi, 59 Giáp Tí, và 60 là Ất Sửu. Sau đó sẽ trở lại tháng Bính Tí... Vì vậy cho nên 60 tháng là 1 chu kỳ chứ không phải 12 tháng là 1 chu kỳ của tháng trong Tử Bình.
Còn ngày và giờ cũng không khác đều tính từ Giáp Tí đến Quý Hợi là 1 chu kỳ:
1 Giáp Tí, 2 Ất Sửu, 3 Bính Dần, 4 Đinh Mão, 5 Mậu Thìn, 6 Kỷ Tỵ, 7 Canh Ngọ, 8 Tân Mùi, 9 Nhâm Thân, 10 Quý Dậu, 11, Giáp Tuất, 12 Ất Hợi, 13 Bính Tí, 14 Đinh Sửu, 15 Mậu Dần, 16 Kỷ Mão, 17 Canh Thìn, 18 Tân Tỵ, 19 Nhâm Ngọ, 20 Quý Mùi, 21 Giáp Thân, 22 Ất Dậu, 23 Bính Tuất, 24 Đinh Hợi, 25 Mậu Tí, 26 Kỷ Sửu, 27 Canh Dần, 28 Tân Mão, 29 Nhâm Thìn, 30 Quý Tỵ, 31 Giáp Ngọ, 32 Ất Mùi, 33 Bính Thân, 34 Đinh Dậu, 35 Mậu Tuất, 36 Kỷ Hợi, 37 Canh Tí, 38 Tân Sửu, 39 Nhâm Dần, 40 Quý Mão, 41 Giáp Thìn, 42 Ất Tỵ, 43 Bính Ngọ, 44 Đinh Mùi, 45 Mậu Thân, 46 Kỷ Dậu, 47 Canh Tuất, 48 Tân Hợi, 49 Nhâm Tí, 50 Quý Sửu, 51 Giáp Dần, 52 Ất Mão, 53 Bính Thìn, 54 Đinh Tỵ, 55 Mậu Ngọ, 56 Kỷ Mùi, 57 Canh Thân, 58 Tân Dậu, 59 Nhâm Tuất, và 60 là Quý Hợi.
Tóm lại, ngày và giờ cũng thế nếu dùng Can Chi thì phải tính 60 Hoa Giáp, ngược lại thì nên bỏ Can ra. Không thể tháng có Can lài dùng 12, còn ngày thì 30 lại chọn dùng 60 vì có Can, và giờ có Can lại chỉ dùng 12. Cách tính toán như thế thì không nhất quán. Còn vấn đề có bao nhiêu lá số thì ở đây tôi hoàn toàn chẳng quan tâm. Chỉ quan tâm cách tính đúng trước rồi sau hãy tính tiếp.
#32
Gửi vào 04/10/2011 - 09:04
Giả sử 2 lá số giống hệt nhau về 8 chữ Can Chi nhưng vào thời điểm T1 thì ls 1 khởi DV bằng con số 2, trong khi ls 2 khởi bằng con số 4. Như vậy ls 1 và ls 2 khác nhau đó!
#33
Gửi vào 04/10/2011 - 09:20
Giả như tính Tháng có tổ hợp là 60, tức từ Giáp Tí đến Quí Hợi. Vậy khi nói đến Tháng Nhâm Dần thì người ta biết Năm đó là Năm Đinh hoặc Nhâm. Đinh thì có thể là Năm Đinh Sửu, Đinh Mão, Đinh Tỵ, Đinh Mùi, Đinh Dậu, Đinh Hợi (6); và Nhâm thì có thể là Năm Nhâm Tí, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất (6). Vậy là có 12 trường hợp, thì cũng là 12 (năm)*60 (tháng) = 720 tổ hợp thôi. Giờ và Ngày cũng vậy.
Không biết bác TKQ tính 1 vòng cho đủ Thập Lục Hoa Giáp của Năm, Tháng, Ngày, Giờ để làm gì? Sự tính toán đó, con số đó nói lên hoặc cho biết điều gì? Trong khi mọi người đang nói về tổ hợp của Tứ Trụ có bao nhiêu lá số. Con số mà xưa nay nhiều người cho rằng là khoảng 1 triệu, không tính sự khác nhau của Vận (nếu tính luôn Vận nữa thì như bác Thatsat nói thì thêm 10 tổ hợp nữa, tức con số lên 10 triệu, nhưng Vận lệch vài năm cũng không quan trọng lắm [ý là khởi Vận lúc 2 thay vì 1, 3 thay vì 2 ... cách 1 năm như vậy cũng không phải là vấn đề lớn] nên cũng không cần phải tính quá chính xác).
Sửa bởi NgoaLong: 04/10/2011 - 09:26
#34
Gửi vào 04/10/2011 - 10:31
#35
Gửi vào 04/10/2011 - 22:17
-Các em bé trai (X) có cùng lá số Tử Vi và cùng lá số Tử Bình.
-Các em bé gái (Y) có cùng lá số Tử Vi và cùng lá số Tử Bình.
Tức là phải tính nhiều thế hệ số lượng người có trùng lá số Tử Vi mới nhiều hơn số người có trùng lá số Tử Bình. Nếu tính cùng thế hệ thì số người có lá số trùng của Tử Vi và Tử Bình y hệt như nhau.
Thành thử đừng cho rằng vì lá số Tử Bình gấp đôi lá số Tử Vi mà Tử Bình ít bị trùng hơn. Như trên cho thấy, số người (sinh cùng năm) trùng số y hệt nhau.
#36
Gửi vào 04/10/2011 - 22:54
Thêm một điểm, tuy số lượng lá số Tử Bình gấp đôi Tử Vi, nhưng nói một lá số tử vi tương đương với hai lá số tử bình chỉ là cách ví von dễ hiểu chứ không có ý nghĩa logic. Vì hai hệ thống có cơ sở khác nhau, có lúc lá số tử vi A cùng thời điểm với lá số tử bình này, có lúc lại trùng với lá số tử bình khác.
Tử Bình có nhiều lá số hơn thì cũng thô hơn và tuần hoàn nhanh hơn (60 năm).
Tử Vi có ít lá số hơn thì chi tiết hơn và tuần hoàn chậm hơn (120 năm).
Tóm lại là từ các góc nhìn khác nhau, không có ý nghĩa ràng buộc với nhau nên không thể coi một bên là tiêu chuẩn để đánh giá bên kia và ngược lại. Cho nên không nhất thiết phải có cả lá số tử bình giống nhau và lá số tử vi giống nhau mới là giống nhau.
#37
Gửi vào 05/10/2011 - 01:18
Như vậy vào thời điểm sinh ra, lá số Tử Vi VCD đó sẽ có lá số TB nào đó với 8 chữ Can Chi. Sau 60 năm, lại 1 lá số Tử Vi giống hệt lập lại, nhưng lần này với lá số TB khác.
Nếu nhìn 1 cách khác, lá số TB lúc Khổng Minh sinh ra là A B C D (tức 4 trụ), đến 1 năm nào đó sẽ có 1 lá số TB cũng A B C D nhưng lá số thứ hai đâu có cùng lá số TV Nhật Nguyệt sáng chói, Tả Hữu và Thiên Mã đồng độ tuyệt vời.
Rồi giả sử qua năm tháng, chúng ta thấy xuất hiện cặp lá số TV và TB giống như cặp lá số Khổng Minh, vậy người đó có là bậc kỳ tài không? Hỏi tức là bí (xị) tức là không dám trả lời. Rồi khi nào mới được như thế? Có ai biết không, trả lời dùm cái, để TUI đây không còn ấm ức.
Khổng Minh cần phải có Minh Chúa và các cận thần để phò trợ, quản trị và thuơng thuyết, nếu không có 1 Hán Cao Tổ thứ 2 với cùng lá số TV và TB, nếu không có Tào Tháo và Ngô Quyền với cùng điều kiện là họ có các lá số TV và TB tái lập như thời trước thì làm sao cảnh xưa tuồng cũ có thể tái diễn hở?
Càng suy nghĩ càng buồn bực và thất vọng quá vì hôm nay là ngày có Tang Hổ, hèn chi đúng giờ Ngọ (trục của nhật hạn) có người báo tin anh ruột bị chết (Thái Duơng trúng Tang Hổ) rồi nhờ chở ra nhà băng lấy tiền (Mã hội Lộc Tồn).
Gieo thử quẻ Mai Hoa xem sao nhe,
Ngày 8 tháng 9AL, giờ Ngọ, năm Tân Mão
Ích ---> VÔ VONG, Hổ quẻ = Bác
Vì nghĩa vụ ích lợi mà làm trong tinh thần không toan tính, cứ tự nhiên không mưu cầu trong tình cảnh tang gia bối rối.
Sửa bởi ThienPhucThienQuan: 05/10/2011 - 01:25
#38
Gửi vào 05/10/2011 - 04:10
ThienPhucThienQuan said:
Chu kỳ Tử Vi : 60 năm
Chu kỳ Tử Bình : xác suất là 120 năm
Thời Khổng Minh đến nay khoảng 1800 năm, tức 1/2 của 3600 năm. Vậy khả năng đã có Khổng Minh thứ 2 là 50% .
Còn nếu ai muốn thì có thể dùng Lịch của ông Hồ Ngọc Đức tra thử.
Sửa bởi NgoaLong: 05/10/2011 - 04:23
#39
Gửi vào 05/10/2011 - 05:56
Trích dẫn
Đệ nhất kỳ nhân thời Tam Quốc tức Khổng Minh sinh ra với lá số Vô Chính Diệu
Những ví dụ được trích dẫn trong Sách, cho ta điểm nhìn từng bước về con người. Vậy mà, một trường Đại học danh tiếng tại Bắc kinh, không phải tại một tỉnh lẻ như Quảng châu, lại có giáo trình Giảng dạy sau 01/10/1949 là: ngài Khổng Minh nói về số Tử vi, có Thiên lương thủ Mệnh cư Ngọ.
Điều này, làm cho những người yêu thích môn Tử vi thật nhiều bâng khuâng !
#40
Gửi vào 05/10/2011 - 06:59
#41
Gửi vào 05/10/2011 - 07:04
ThienPhucThienQuan, on 05/10/2011 - 01:18, said:
Rồi giả sử qua năm tháng, chúng ta thấy xuất hiện cặp lá số TV và TB giống như cặp lá số Khổng Minh, vậy người đó có là bậc kỳ tài không? Hỏi tức là bí (xị) tức là không dám trả lời. Rồi khi nào mới được như thế? Có ai biết không, trả lời dùm cái, để TUI đây không còn ấm ức.
Khổng Minh cần phải có Minh Chúa và các cận thần để phò trợ, quản trị và thuơng thuyết, nếu không có 1 Hán Cao Tổ thứ 2 với cùng lá số TV và TB, nếu không có Tào Tháo và Ngô Quyền với cùng điều kiện là họ có các lá số TV và TB tái lập như thời trước thì làm sao cảnh xưa tuồng cũ có thể tái diễn hở?...
Thời thế tạo anh hùng mà anh TQTP, nếu không có Lưu Bị 3 lần thỉnh mời, có lẽ Gia Cat Lượng còn trên núi ở Long Trung , và "sanh lão bệnh tử" trên núi rồi.Chẳng ai biết Khổng minh là ai đâu .
Cái lý của Tử vi không phải tuyệt đối, đôi khi hoàn cảnh đưa đẩy , cái lý Tử vi còn 10% ( 10% đúng) hoặc số 0 .
Nhưng đừng hiểu lầm tử vi sai số nhiều ( vẫn chính xác cao)
#42
Gửi vào 05/10/2011 - 08:15
Tử Vi - Chu Dịch Dự Đoán - Tứ Trụ
PHẠM VI DỰ ĐOÁN
Tử Vi: Chỉ dự đoán số phận
Chu Dịch: Dự đoán sự kiện, tâm lý, số phận, vận khí, tướng người.
Tứ Trụ: Dự đoán Nhân Cách, Năng Lực, sức khoẻ.
KHẢ NĂNG DỰ ĐOÁN SỐ PHẬN (ƯU ĐIỂM)
Tử vi: Trình bày 12 cung số. Đi vào chi tiết Đại Hạn 10 năm & Tiểu Hạn 1 năm
Chu dịch: Xác định được 2 nhân cách, 2 số phận trong 1 con người
Tứ Trụ: Xác định thiên bẩm đứa bé mới chào đời. Thấy được sự hưng-suy của 4 giai đoạn cuộc đời
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tử vi: Không có. Luận giải cảm tính “Bù Trừ” theo Sao.
Chu Dịch: Lý thuyết Chu Dịch. Luận theo qui luật.
Tứ Trụ: Lý thuyết Âm Dương, Ngũ Hành. Luận theo lý thuyết Âm Dương & Ngũ Hành.
ĐỘ CHÍNH XÁC
Tử Vi: Độ chính xác không cao
Chu Dịch: Độ chính xác cao
Tứ Trụ: Độ chính xác cao
Lời Bàn
Trong thực tiễn, có những người mang lá số Tử Vi đẹp, nhưng cuộc đời lại gần như trái ngược với những gì ghi trên lá số đẹp ấy. Điều này là thường thấy nếu đi vào những nơi mà phương kế sinh nhai có nhiều khó khăn…. Vì thế, có những khi cầm một lá số trông thật tệ nhưng chủ nhân của nó lại không phải như vậy, cho nên, các nhà bói toán buộc lòng phải thực hiện công thức Lá số + Tâm lý mà luận giải theo thực tế.
Tử Vi có Khái niệm về Độ Số, nhưng với những ai đã từng tìm hiểu Tử Vi đều có thể nhận thấy rằng Độ Số ấy mang nhiều cảm tính hơn là lập luận. Vì sao như vậy ? Do Tử Vi không có cơ sở lý luận , và những gì Tử Vi có sử dụng đến Ngũ Hành & Âm Dương để lý giải Độ Số hãy còn sơ khai và giản đơn. Tử Vi là môn học dự đoán không có cơ sở để lý luận.
Tôi đã trình bày cơ sở lý luận của Chu Dịch Dự Đoán Học. Để tạo lập phương pháp dự đoán Tứ Trụ, tôi đã lấy cơ sở lập luận và lý thuyết bên Đông Y. Vì thế, Tứ Trụ & Chu Dịch Dự Đoán Học là hai môn học dự đoán có cơ sở lý để lý luận.
Thực tế dự đoán, tôi thường phối hợp Chu Dịch Dự Đoán với Tứ Trụ do chúng có những điểm bổ sung cho nhau. Tương tự Chu Dịch Dự Đoán Học, khả năng ứng dụng của Tứ Trụ không dừng lại ở dự đoán số phận. Ở phần tiếp theo, tôi sẽ nói thêm về một biến thể của Tứ Trụ _ Môn học Bấm Độn.
Trên đây là nhận định của ông Dương Kiện Toàn, một cao thủ về dịch học đang chủ trì bộ môn Chu Dịch bên tuviglobal
Mời bạn đọc để suy ngẫm. Kính
#43
Gửi vào 05/10/2011 - 08:46
Quark, on 05/10/2011 - 08:15, said:
Tử Vi - Chu Dịch Dự Đoán - Tứ Trụ
PHẠM VI DỰ ĐOÁN
Tử Vi: Chỉ dự đoán số phận
Chu Dịch: Dự đoán sự kiện, tâm lý, số phận, vận khí, tướng người.
Tứ Trụ: Dự đoán Nhân Cách, Năng Lực, sức khoẻ.
KHẢ NĂNG DỰ ĐOÁN SỐ PHẬN (ƯU ĐIỂM)
Tử vi: Trình bày 12 cung số. Đi vào chi tiết Đại Hạn 10 năm & Tiểu Hạn 1 năm
Chu dịch: Xác định được 2 nhân cách, 2 số phận trong 1 con người
Tứ Trụ: Xác định thiên bẩm đứa bé mới chào đời. Thấy được sự hưng-suy của 4 giai đoạn cuộc đời
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tử vi: Không có. Luận giải cảm tính “Bù Trừ” theo Sao.
Chu Dịch: Lý thuyết Chu Dịch. Luận theo qui luật.
Tứ Trụ: Lý thuyết Âm Dương, Ngũ Hành. Luận theo lý thuyết Âm Dương & Ngũ Hành.
ĐỘ CHÍNH XÁC
Tử Vi: Độ chính xác không cao
Chu Dịch: Độ chính xác cao
Tứ Trụ: Độ chính xác cao
Lời Bàn
Trong thực tiễn, có những người mang lá số Tử Vi đẹp, nhưng cuộc đời lại gần như trái ngược với những gì ghi trên lá số đẹp ấy. Điều này là thường thấy nếu đi vào những nơi mà phương kế sinh nhai có nhiều khó khăn…. Vì thế, có những khi cầm một lá số trông thật tệ nhưng chủ nhân của nó lại không phải như vậy, cho nên, các nhà bói toán buộc lòng phải thực hiện công thức Lá số + Tâm lý mà luận giải theo thực tế.
Tử Vi có Khái niệm về Độ Số, nhưng với những ai đã từng tìm hiểu Tử Vi đều có thể nhận thấy rằng Độ Số ấy mang nhiều cảm tính hơn là lập luận. Vì sao như vậy ? Do Tử Vi không có cơ sở lý luận , và những gì Tử Vi có sử dụng đến Ngũ Hành & Âm Dương để lý giải Độ Số hãy còn sơ khai và giản đơn. Tử Vi là môn học dự đoán không có cơ sở để lý luận.
Tôi đã trình bày cơ sở lý luận của Chu Dịch Dự Đoán Học............
Trên đây là nhận định của ông Dương Kiện Toàn, một cao thủ về dịch học đang chủ trì bộ môn Chu Dịch bên tuviglobal
Mời bạn đọc để suy ngẫm. Kính
#44
Gửi vào 05/10/2011 - 08:47
ehem said:
ehem said:
#45
Gửi vào 05/10/2011 - 08:49
NgoaLong& said:
Thời Khổng Minh đến nay khoảng 1800 năm, tức 1/2 của 3600 năm. Vậy khả năng đã có Khổng Minh thứ 2 là 50% .
--------------------------
thatsat, on 05/10/2011 - 06:59, said:
Tân Dậu / Quý Tỵ / Tân Mùi / Mậu Tuất ***
Cũng có tí hiếu kỳ, nên thử tra, phải mất 6180 năm, tức từ năm 181 đến năm 6361 mới có sự trùng lặp cả 2 lá số Tử Vi và Tử Bình giống lá số Khổng Minh.
À, lúc tra thì thấy có một số Ngày trùng lặp vài lần. Thành thử, có lá số có sự trùng lặp nhanh hơn, có lá số thì lâu hơn.
*** Ghi chú: Theo Bát Tự mà Mr. Ù (PhucLoc) tìm trong sách (như Thiên Lý Mệnh Cảo, Thuật Số Cổ Đại, Dự Báo Theo Tử Bình) thì Bát Tự của Khổng Minh là: Tân Dậu / Bính Thân / Quý Sửu / Đinh Tị (nếu vậy thì đâu thể nào là lá số VCD tại Mùi nhỉ). Bát Tự này xuất hiện sớm nhất trong cuốn "Mệnh Phổ" của tác giả Viên Thụ San.
Sẵn đây trích lại luôn cho bà con tham khảo:
Càn tạo: Tân Dậu Bính Thân Quý Sửu Đinh Tị
Đại vận: Ất Mùi (185) Giáp Ngọ (195) Quý Tị (205) Nhâm Thìn (215) Tân Mão (225) Canh Dần (235)
- Còn trong "Trần Hi Di sở trứ đích TV Đẩu số Toàn thư" thì ghi là :
Càn tạo: Tân Dậu Quý Tị Tân Mùi Mậu Tuất
(tức là năm: Tân Dậu niên, 4 nguyệt ngày 10, giờ Tuất)
Đại vận: Nhâm Thìn (182) Tân Mão (192) Canh Dần (202) Kỷ Sửu (212) Mậu Tý (222) Đinh Hợi (232)
- Còn theo gia phả họ Gia Cát là: "Chư Cát thị tông phổ" ghi Gia Cát Lượng sinh ngày 14 tháng 4, mất ngày 28 tháng 8.
Nên chỉ có 3 trụ: Tân Dậu / Quý Tị / Ất Hợi
==>> Nói chung, đôi khi Lá số, Bát Tự người xưa để lại, tạo ra là để dạy về mệnh lý thôi.
Sửa bởi NgoaLong: 05/10/2011 - 09:03
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












