Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn
#1
Gửi vào 04/06/2023 - 16:46
Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn là Y điển căn bản của Y học cổ truyền, được xem là giáo trình gốc của Đông y hơn mấy nghìn năm qua.
Do là Y điển đầu giường, nên hiện có thể tìm thấy nhiều bản dịch từ Hán văn sang Việt, có bản khá hay, thường gặp là của cụ Tử Siêu. Tuy nhiên, cho dù đọc bản nào, các tác giả cũng đều tóm tắt và dịch thoát nghĩa một số chỗ, cho nên người hiểu Y lý xem thấy tâm đắc, nhưng người không có khái niệm gì về chuyên môn thì có khi như đi trong rừng. Hơn nữa, cứ truyền nhau qua lại lâu ngày dẫn đến tản mát, khác với lời dịch ban đầu, tam sao thất bổn.
Cụ Hải Thượng Lãn Ông từng nói đến già mới dám viết Hải Thượng Y Tông tâm lĩnh, cũng vì sợ viết sách nghề y sai mà hại người ta, nên vì vậy cố gắng diễn giải đúng sách Y học là một trách nhiệm lớn. Do nhu cầu nghiên cứu học thuật. Lenam098 cố gắng tìm đến bản gốc chữ Hán, nhưng chỉ tìm được bản giản thể, còn bản phồn thể thì lại không tiêp cận được. Để giúp ích cho mọi người cũng là cho mình, Lenam098 xin được dịch sát nghĩa nhất, hầu các anh chị, một số từ giản thể sẽ được chuyển sang phồn thể, cố gắng sát với nguyên bản, hy vọng có thể giúp mọi người có một tài liệu tốt nhất phục vụ cho sức khỏe và cuộc sống.
Do trình độ chuyên môn và Hán văn có hạn, nên bài đăng này cũng rất mong được các cô chú, anh chị giỏi chữ Hán đọc qua, nếu thấy chỗ dịch nào thiếu sót, kính mong được mọi người giúp đỡ hiệu chú cho, nếu được như vậy Lenam098 xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ! Đó cũng là điều Lenam098 mong được mọi người giúp đỡ cho chính mình!
Kính chúc các cô chú, anh chị sức khỏe và niềm vui dạt dào bất tận trong cuộc sống!
上古天真论篇第一
Thiên thứ nhất:
THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN
KINH VĂN ________________________________________________________________________
昔在黃帝,生而神靈,弱而能言,幼而徇齊,長而敦敏,成而登天。乃問於天師曰:
Tích tại Hoàng Đế, sinh nhi thần linh, nhược nhi năng ngôn, ấu nhi tuẫn tề, trưởng nhi đôn mẫn, thành nhi đăng thiên, nãi vấn vu Thiên Sư viết:
Tích kể Hoàng Đế: sinh có thần tính, nhỏ đã biết nói, bé đã nhanh nhạy, khi lớn đôn hậu, minh mẫn, thành nhân được lên ngôi trời. Bèn hỏi Thiên sư ( tức Kì Bá) rằng:
CHÚ GIẢI: Ngày xưa Hoàng Đế trị dân ở gò Hiên Viên, tức là thời Tam Hoàng – Ngũ đế, đời sau các vua đều là hậu duệ, xưng là Thiên tử, phần lớn các sách dịch là con trời, thay trời trị dân. Nhưng xét các sách thì thời Hoàng Đế vị của vua gọi là “thiên”, vua lên ngôi gọi là đăng thiên, nên cách hiểu đúng thiên tử nghiêng về ý nghĩa nhận vua đời sau là con cháu của Hoàng đế vậy. Gọi Kì Bá là Thiên sư cũng như thế (đời sau bậc uyên bác, vua tôn làm thầy gọi là Quốc sư).
餘聞上古之人,春秋皆度百歲,而動作不衰;今時之人,年半百而動作皆衰者,時世異耶,人將失之耶.
Dư văn thượng cổ chi nhân, xuân thu giai độ bách tuế, nhi động tác bất suy; Kim thời chi nhân, niên bán bách nhi động tác giai suy giả, thời thế dị da? Nhân tướng thất chi da?
Trẫm nghe người đời Thượng cổ xuân thu đều thọ trăm tuổi, mà động tác chẳng suy; Người ở đời nay, nửa tuối ấy thời động tác đã suy, là do thời thế khác chăng? Là do lỗi tại người chăng?
岐伯對曰:上古之人,其知道者,法於陰陽,和於術數,食飲有節,起居有常,不妄作勞,故能形與神俱,而儘終其天年,度百歲乃去。今時之人不然也,以酒為漿,以妄為常,醉以入房,以欲竭其精,以耗散其真,不知持滿,不時禦神,務快其心,逆於生樂,起居無節,故半百而衰也。
Kì Bá đối viết: Thượng cổ chi nhân, kì tri đạo giả, pháp vu âm dương, hòa vu thuật số, thực ẩm hữu tiết, khởi cư hữu thường, bất vong tác lao, cố năng hình dự thần câu, nhi tận chung kì thiên niên, độ bách tuế nãi khứ. Kim thời chi nhơn bất nhiên dã, dĩ tửu vị tương, dĩ vong vị thường, túy dĩ nhập phòng, dĩ dục kiệt kì tinh, dĩ hao tán kì chân, bất tri trì mãn, bất thời ngự thần, vũ khoái kì tâm, nghịch vu sinh lạc, khởi cư vô tiết, cố bán bách nhi suy dã.
Kì Bá trả lời: Người thời Thượng cổ, biết hợp với Đạo, hòa theo Âm Dương, thuận cùng thuật số, ăn uống có mực, khởi cư có thường, chẳng để sức hao, thế nên hình vẹn thần nguyên, hưởng đến trọn tuổi trời ban, độ trăm tuổi mới thác.
Thời nay người ta chẳng như thế, lấy rượu làm nước uống, lấy xằng bậy làm chuyện thường, say xỉn lại nhập phòng, tình dục đến kiệt tinh, khiến chân khí hao tán, chẳng biết chỗ chậm ngưng, không giá ngự thần chí, chỉ cốt thỏa lòng thích, dưỡng sinh nghịch đạo, khởi cư không chừng, nên nửa tuổi trời (50 năm) đã suy là vậy.
Thanked by 7 Members:
|
|
#2
Gửi vào 05/06/2023 - 15:11
Phu thượng cổ thánh nhân chi giáo hạ dã, giai ngự chi hư tà tặc phong, tị chi hữu thời, điềm đạm hư vô, chân khí thung chi, tinh thần nội thủ, bệnh yên tòng lai. Thị dĩ chí nhàn nhi thiểu dục, tâm an nhi bất cụ, hình lao nhi bất quyện, khí tòng dĩ thuận, các thung kì dục, giai đắc sở nguyện. Cố mỹ kì thực, nhiệm kì phục, lạc kì tục, cao hạ bất tương mộ, kì dân cố viết phác. Thị dĩ thị-dục bất năng lao kì mục, dâm tà bất năng hoặc kì tâm, ngu trí hiền bất tếu bất cụ ư vật, cố hợp ư Đạo. Sở dĩ năng niên giai độ bách tuế, nhi động tác bất suy dã, dĩ kì đức toàn bất nguy dã!
Từ thời Thượng cổ bậc thánh nhân đã dạy rằng, hết thảy hư tà tặc phong, nên lúc nào cũng lánh, điềm đạm hư vô, chân khí thong dong, giữ vững tinh thần, bệnh đâu đến được. Thế nên chí nhàn mà ít dục, tâm an mà không sợ, hình nhọc mà không mệt, chân khí thuận theo, được gì cũng vui, ung dung sở nguyện.
Thời ấy ăn thấy ngon, mặc thấy đủ, phong tục vui hòa, không ganh cao thấp, nên dân đó gọi là phác. Thời ấy thị-dục không làm hao con mắt, dâm tà chẳng mê hoặc cái tâm, kẻ ngu, người trí, người hiền chẳng sợ chẳng lo, nên hợp với Đạo. Vì thế được hưởng độ trăm tuổi, mà động tác không suy, là bởi ĐỨC TOÀN thì không nguy vậy!
Ghi chú của Chiêu Nhân - Lenam098:ĐỨC TOÀN là gì? Lão Tử sau này để lại Đạo Đức kinh, sách ngắn ít chữ mà cực kì cô đọng, nội dung nói về nguồn gốc của vũ trụ, quy luật của trời đất, sau cùng đúc kết lại cách con người vui sống như thế nào là toàn mỹ. Theo đó, bản thể của vũ trụ, bao gồm nguồn gốc và các quy luật của nó gọi là ĐẠO, người ta muốn được TOÀN, thì nên theo đó mà sống cho hợp với ĐẠO, như thế gọi là ĐỨC. ĐỨC TOÀN ý là như vậy!
帝曰:人年老而無子者,材力尽耶,将天數然也。岐伯曰:女子七歲。腎氣盛,齒更發長;二七而天癸至,任脉通,太冲脉盛,月事以时下,故有子;三七,腎氣平均,故真牙生而長极;四七,筋骨坚,發長极,身体盛壮;五七,阳明脉衰,面始焦,發始堕;六七,三阳脉衰于上,面皆焦,發始白;七七,任脉虚,太冲脉衰少,天癸竭,地道不通,故形坏而無子也。
Đế viết: nhân niên lão nhi vô tử giả, tài lực tận gia, tướng thiên số nhiên dã. Kì Bá viết: nữ tử thất tuế, Thận khí thành. Xỉ cánh phát trưởng. Nhị thất nhi thiên quý chí, Nhâm mạch thông, Thái Xung mạch thịnh, nguyệt sự dĩ thời hạ, cố hữu tử; tam thất, Thận khí bình quân, cố chân nha sinh nhi trưởng cực; tứ thất, cân cốt kiên, phát trưởng cực, thân thể thành tráng; ngũ thất, Dương Minh mạch suy, diện thủy tiêu, phát thủy đọa; lục thất, tam Dương mạch suy vu thượng, diện giai đọa, phát thủy bạch; thất thất, Nhâm mạch hư, Thái Xung mạch suy thiểu, thiên quý kiệt, địa đạo bất thông, cố hình hoại nhi vô tử dã.
Hoàng Đế nói: “Người già không có con được, tinh lực tận chăng, do số trời định vậy chăng?” Kì Bá đáp: “Con gái bảy tuổi, Thận khí thành. Thay răng phát triển. Hai lần bảy thiên quý đến, Nhâm mạch thông, Thái Xung mạch thịnh, kinh nguyệt lúc ấy xuống, có con được; ba bảy hăm mốt, Thận kí bình ổn, nên chân nha mọc lên hết mức; bốn bảy hăm tám, gân cốt khỏe, phát triển cực, thân thể thành tráng; năm bảy ba lăm, Dương Minh mạch suy, mặt chớm khô, tóc chớm bạc; sáu bảy bốn hai, ba mạch Dương suy yếu ở trên, mặt theo đó mà khô, tóc phát trắng; bảy bảy bốn chín, Nhâm mạch hư, Thái Xung mạch suy yếu, thiên quý hết, địa đạo không thông, nên hình hài hư hoại mà không có con.
Thanked by 4 Members:
|
|
#3
Gửi vào 06/06/2023 - 07:59
Trượng phu bát tuế, Thận khí chí, phát trưởng xỉ cánh; nhị bát, Thận khí thành, thiên quý chí, tinh khí dật tả, âm dương hòa, cố năng hữu tử; tam bát, Thận khí bình quân, cân cốt cường kình, cố chân nha sinh nhi trưởng cực; tứ bát, cân cốt long thịnh, cơ nhục mãn tráng; ngũ bát, Thận khí suy, phát đọa xỉ cao; lục bát, dương khí suy kiệt vu thượng, diện tiêu, phát mấn ban bạch; thất bát, Can khí suy, cân bất năng động, thiên quý kiệt, tinh thiểu, Thận tạng suy, hình thể giai cập; bát bát, tắc xỉ phát khứ. Thận giả chủ Thủy, thụ ngũ tạng – lục phủ chi tinh nhi tàng chi, cố ngũ tạng thịnh, nãi năng tả. Kim ngũ tạng giai suy, cân cốt giải đọa, thiên quý tận hĩ, cố phát mấn bạch, thân thể trọng, hành bộ bất chính, nhi vô tử nhĩ.
Kẻ trượng phu tám tuổi, Thận khí đến, phát triển thay răng; hai lần tám Thận khí thành, thiên quý đến, tinh khí dư dật, âm dương hòa, có thể sinh con; ba lần tám Thận khí bình quân, gân cốt khỏe mạnh, nên chân nha mọc lên hết mức; bốn lần tám, gân cốt thịnh vượng, thịt da tráng kiện. Năm lần tám, Thận khí suy, răng lung lay; sáu lần tám, dương khí suy kiệt ở trên, mặt khô, tóc lóm đốm bạc; bảy lần tám, Can khí suy, gân cử động khó, thiên quý kiệt, tinh ít, tạng Thận suy, hình hài bất cập, tám lần tám răng dần rụng hết. Thận chủ về Thủy, bẩm thụ tàng trữ tinh khí của ngũ tạng lục phủ. Nên ngũ tạng thịnh, mới phát lên được, nay ngũ tạng đã suy, gân cốt bèn nhọc, thiên quý cũng hết, nên tóc phát trắng, thân thể nặng nề, đi đứng chẳng ngay, mà không có con vậy.
Thanked by 4 Members:
|
|
#4
Gửi vào 07/06/2023 - 20:32
Đế viết: hữu kì niên kỉ lão nhi hữu tử giả hà dã? Kì Bá viết: thử kì thiên thọ quá độ, khí mạch thường thông, nhi Thận khí hữu dư giả. Thử tuy hữu tử, nam bất quá tận bát bát, nữ bất quá tận thất thất, nhi thiên địa chi tinh khí giai kiệt hĩ.
Hoàng Đế hỏi: Người già còn có thể có con chăng, kì hạn thế nào? Kì Bá đáp: bởi người ấy tuổi thọ quá độ, khí mạch thường thông, Thận khí có dư. Nhưng dù có thể có con, thì nam bất quá 8 lần 8, nữ bất quá 7 lần 7 là hết, thời cái khí bẩm thụ từ trời đất cũng cạn vậy.
帝曰:夫道者年皆百數,能有子乎。岐伯曰:夫道者能卻老而全形,身年雖壽,能生子也。
Đế viết: phu Đạo giả niên giai bách số, năng hữu tử hồ? Kì Bá viết: Phu đạo giả năng khước lão nhi toàn hình, thân niên tuy thọ, năng sinh tử dã.
Hoàng Đế hỏi: bậc Đạo trưởng số độ trăm tuổi, sinh được con chăng? Kì Bá thưa: bậc Đạo trưởng có thể giữ vẹn hình mà không già, thân dù sống lâu, có thể sinh con đặng.
Thanked by 2 Members:
|
|
#5
Gửi vào 15/06/2023 - 22:28
中古之時,有至人者,淳德全道,和於陰陽,調於四時,去世離俗,積精全神,遊行天地之間,視聽八達之外,此蓋益其壽命而強者也,亦歸於真人。
Hoàng đế viết: dư văn thượng cổ hữu Chân nhân giả, đề khiết thiên địa, bả ác âm dương, hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần, cơ nhục nhược nhất, vô hữu chung thời, thử kì đạo sinh.
Trung cổ chi thời, hữu chí nhân giả, thuần đức toàn đạo, hòa ư âm dương, điều ư tứ thời, khu thế ly tục, tích tinh toàn thần, du hành thiên địa chi gian, thị thính bát đạt chi ngoại, thử cái ích kì thọ mệnh nhi cường giả dã, diệc quy ư chân nhân.
Hoàng Đế nói: ta nghe Thượng cổ có bậc Chân nhân, nắm bắt âm dương, xoay chuyển trời đất, thở hút tinh khí, tự giữ hình thần, da thịt không đổi, không có ngày tận, ấy là sống theo Đạo.
Đến thời Trung cổ, có bậc Chí nhân, đạo-đức thuần vẹn, hòa theo âm dương, thuận với tứ thời, xa đời lánh tục, giữ tinh gìn thần, dạo chơi khắp cả thế gian, nghe nhìn vượt ra tám cõi, là nhờ điều ích lợi mà tuổi đủ sức đầy, rồi cũng sẽ như Chân nhân.
CHÚ GIẢI: Lenam098 - Đoạn trên ý nói con người là tinh túy của trời đất, nếu từ khi sinh ra biết sống thuận theo quy luật của trời đất thì tuổi thọ, hình hài và tinh thần được giữ vẹn, như vậy mới thuần, gọi là Người. Đoạn dưới giải thích vì con người ngày càng sinh hoạt, ăn ở trái tự nhiên mà tuổi thọ và sinh lực không như ban đầu vốn có. Bởi vậy Hoàng đế mới thuật lại thời nguyên sơ câu chuyện của bậc Chân nhân, tức sống thuần hợp với tạo hóa mà có kết cục viên mãn, để khuyên người đời sau. Tên gọi Chân nhân bởi vì Người mà sống đúng quy luật trời đất dành cho thì mới thật là người, nên gọi là “chân 真”.
Ngày trước Lão Tử viết quyển Đạo Đức kinh, vẻn vẹn trăm chữ, được coi là sách thần. Đạo Đức kinh gồm 2 phần: phần đầu là Đạo kinh, trong đó “Đạo” là bản nguyên của vũ trụ, gồm bản chất và quy luật vận hành của vạn vật. Phần 2 gọi là Đức kinh, trong đó có ý nói người ta nên thuận theo tự nhiên mà sống, như thế gọi là Đức. trong đây Hoàng Đế nói “ sống theo Đạo” hay trên có nhắc Đức toàn, tức là ý như vậy.
Sửa bởi Lenam098: 15/06/2023 - 22:37
Thanked by 2 Members:
|
|
#6
Gửi vào 18/09/2023 - 13:58
其次有賢人者,法則天地,象似日月,辨列星辰,逆從陰陽,分別四時,將從上古合同於道,亦可使益壽而有极時。
Kì thứ hữu Thánh nhân giả, xử thiên địa chi hòa, tòng nhập phong chi lí, thích thị dục ư thế tục chi gian. Vô khuể sân chi tâm, hành bất dục ly ư thế, phi phục chương, cử bất dục quán ư tục, ngoại bất lao hình ư sự, nội vô tư tưởng chi hoạn, dĩ điềm du vi vụ, dĩ tự đắc vi công, hình thể bất tệ, tinh thần bất tán, diệc khả dĩ bách số.
Kì thứ hữu hiền nhân giả, pháp tắc thiên địa, tượng tự nhật nguyệt, ban liệt tinh thần, nghịch tòng âm dương, phân biệt tứ thời, tương tòng thượng cổ hiệp đồng chi đạo, diệc khả sử ích thọ nhi hữu cực thời.
Kịp kế có bậc Thánh nhân, làm thuận theo ý trời, sống hòa cùng phong tục, hợp sở thích nhân gian thời thế. Tâm không có lòng oán giận, việc vô tư khỏi đời thường, khoác áo mũ, mà hành sự không vướng thế tục, ngoài không nhọc hình vì việc, trong không nhọc ý vì lo, vui vẻ với công việc, tự đắc với công trình, hình thể không sút, tinh thần không tan, nên cũng sống đến trăm tuổi.
Kịp kế có bậc Hiền nhân, phép tắc theo trời đất, tương tự với Nhật -Nguyệt, phân biệt tinh – thần, thuận nghịch theo âm dương, phân biệt tứ thời, theo như thời Thượng cổ mà biết hợp với Đạo,rồi cũng sẽ hưởng thọ đến vô cùng.
Thanked by 2 Members:
|
|
#7
Gửi vào 10/07/2024 - 14:48
Thời gian vừa qua Lenam bận nhiều việc nên không thể dịch liên tiếp, nay công việc đã tạm ổn, xin phép dịch hầu các anh chị, mong được mọi người quan tâm và chỉ ra các chỗ dịch sai nếu có.
四氣调神大论篇第二
Thiên thứ nhì:
TỨ KHÍ ĐIỀU THẦN ĐẠI LUẬN.
KINH VĂN ________________________________________________________________________
春三月,此謂發陳,天地俱生,萬物以榮,夜卧早起,廣步于庭,被發緩形,以使志生,生而勿殺,予而勿奪,賞而勿罰,此春氣之應,養生之道也。逆之則傷肝,夏為寒變,奉長者少。
Xuân tam nguyệt, thử vị phát trần, thiên địa câu sinh, vạn vật dĩ vinh, dạ ngọa tảo khởi, quảng bộ vu đình, bí phát hoãn hình, dĩ sử chí sinh, sinh nhi vật sát, dữ nhi vật đạt, thưởng nhi vật phạt, thử xuân khí chi ứng, dưỡng sinh chi đạo dã. Nghịch tắc thương can, hạ vi hàn biến, phụng trưởng giả thiểu.
Xuân ba tháng, gọi là PHÁT TRẦN, trời đất đều sinh, vận vật tươi mới, đêm nằm sớm dậy, bước xõa ngoài sân, bỏ tóc rộng áo, để cho CHÍ sinh ra (1), sinh mà không sát, cho mà không đoạt, thưởng mà không phạt, để ứng với khí Xuân (2), đạo dưỡng sinh là như vậy. Nghịch tất hại tới Can, Hạ thành bệnh hàn, [đó là bởi vì vào mùa Xuân] ít nuôi dưỡng cái khí trưởng mùa Hạ vậy (3).
CHÚ GIẢI:
- Chú thích của Nguyễn Tử Siêu - Cái khí PHONG MỘC của phương đông (tức là CAN khí) dẫn thẳng lên đầu óc, nên phải xõa tóc cho nó được sơ tán điều đạt. “CHÍ” tức là cái cơ phát sinh của 5 Tạng. CHÍ với Ý dùng để giá ngự tinh thần, thu liễm hồn phách, thông đạt ấm lạnh … Vì vậy nên suốt cả 4 mùa, lúc nào cũng làm cho thuận “CHÍ” .
- Chú thích của Lenam098 - Tục lì xì đầu năm là xuất phát từ quan điểm dưỡng sinh: bởi mùa Xuân là mùa của sinh, không có sát khí, vì Xuân thuộc mộc ứng với tạng Can. Can chủ về mưu sự, ứng với sự nóng giận, can đảm, chức năng là kho lẫm, tàng trữ huyết nuôi ngũ tạng, chỉ có cho mà không có nhận. Nên mùa Xuân giữ sự vui vẻ, chỉ cho đi chứ không đoạt lại, là để gìn giữ tình chí, không để sự nóng giận bất hòa làm tổn thương đến Can.
- Chú thích của Lenam098: nguyên văn là: 奉長者少 (phụng tàng giả thiểu), dịch theo nghĩa đen là ít tuân phụng [ khí] trưởng. Có câu: Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàng. Mùa xuân thuộc mộc, tạng can, chủ về sinh (nuôi, cho), mùa Hạ thuộc hỏa, tạng tâm, chủ về trưởng (lớn mạnh), vì nó là chí dương, mùa Thu thuộc kim chủ về thu liễm (thu vén), mùa Đông thuộc thủy, tạng thận, chủ về bế tàng (ẩn chứa), vì nó là chí âm. Như vậy bốn mùa thì Xuân Hạ là mộc với hỏa thuộc về dương, Thu Đông là kim với thủy thuộc về âm. Bốn mùa lần lượt nối nhau, tuân dưỡng đạo mùa này để dành cho mùa sau cũng ví như thu hoạch phải chừa lại lúa giống, gặt hái xong phải cày bừa nghỉ đất, biết như vậy thì mới nuôi cơ thể khỏe mạnh được.
- Chú thích của Nguyễn Tử Siêu - Can thuộc MỘC vượng về mùa Xuân. Giờ làm trái ngược cái khí Xuân sinh thời sẽ thương Can. Can bị thương thời đến mùa Hạ sẽ biến ra bịnh Hàn ; Vì mùa Hạ thuộc Tâm HỎA … Can MỘC đã bị thương thời không thể sinh được Tâm-Hỏa … đến mùa Hạ sẽ biến thành bịnh Hàn … sở dĩ như vậy là vì Tâm hỏa không được cái “sinh” (của Can Mộc), tự nhiên “Thủy” nó sẽ đến khắc “Hỏa” nên mới phát ra bịnh Hàn.
夏三月,此謂蕃秀,天地氣交, 萬物華實,夜卧早起,無厭于日,使志無怒,使華英成秀,使氣得泄,若所愛在外,此夏氣之應,養長之道也。逆之則傷心,秋為痎瘧,奉收者少,冬至重病。
Hạ tam nguyệt, thử vị PHỒN TÚ, thiên địa khí giao, vạn vật hoa thực, dạ ngọa tảo khởi, vô yếm vu nhật, sử chí vô nộ, sử hoa anh thành tú, sử khí đắc duệ, nhược sở ái tại ngoại, thử hạ khí chi ứng, dưỡng trưởng chi đạo dã. Nghịch chi tắc thương Tâm, thu vị giai ngược, phụng thu giả thiểu, đông chí trọng bệnh.
Hạ ba tháng, gọi là PHỒN TÚ, khí trời đất giao nhau, vạn vật ra hoa kết quả, đêm nằm sớm dậy, không giữ chán ghét, để chí không giận, để tâm sáng đẹp được nuôi lớn (1), cho khí tuyên ra, đến chỗ ưa ở bên ngoài, ứng với khí của mùa hạ, đạo dưỡng trưởng hạ là như vậy (2). Nghịch tất hại tới Tâm, thu biến ra bệnh ngược, [đó là bởi vì vào mùa Hạ] ít tuân dưỡng đạo thâu liễm của mùa Thu vậy, Đông thành ra trọng bệnh (3).
CHÚ GIẢI: Chú thích của Nguyễn Tử Siêu :
- Về tháng Trưởng-Hạ (tháng 6) thuộc về thời kỳ phát triển của 2 hành HỎA và THỔ (tức TÂM và TỲ). Nếu giận dữ thời Can khí phát động sẽ làm thương đến Tỳ THỔ.
- Hạ khí bồng nổi ra bên ngoài, nên phải để cho tuyên tiết, không bị vít lấp, thời Can sẽ được thư sướng, không sinh bịnh hoạn.
- Tâm thuộc HỎA vượng về mùa Hạ. Nếu làm trái với cái khí của mùa Hạ thời Tâm sẽ bị thương. Tâm bị thương đến Thu sẽ làm bịnh NGƯỢC. đó là vì cái khí của mùa Hạ phù việt ra bên ngoài, đến mùa Thu thu liễm vào bên trong. Giờ không thu liễm được khiến cho 2 khí Âm Dương cùng chọi nhau nên mới thành bịnh Ngược. – Lại như : Dương khí vốn phát sanh từ Âm, tàng tại HẠ-TIÊU. Mùa Xuân dẫn lên bộ phận trên, mùa Hạ dẫn ra bộ phận ngoài, mùa Thu liễm vào bộ phận trong, mùa đông ẩn ở bộ phận dưới. Giờ mùa Hạ đã bị thương ở trên rồi, đến mùa Thu không còn gì để thu liễm. Sự thu liễm đã kém sút, đến mùa đông không còn gì để bế tàng. Dương khí không trú về nơi căn bản; đến mùa đông là thời kỳ phát triển Hàn-thủy, không có khí Dương ấm áp để làm cho nó được quân bình điều hòa, nên mới lại mắc bịnh và nguy hiểm
Sửa bởi Lenam098: 10/07/2024 - 14:45
Thanked by 2 Members:
|
|
#8
Gửi vào 23/07/2024 - 18:13
Thu tam nguyệt, thử vị dung bình, thiên khí dĩ cấp, địa khí dĩ minh, tảo ngọa tảo khởi, , dự kê câu hứng, thần chí an định, dĩ hoãn thu hình, thu liễm thần khí, sử Thu khí bình, vô ngoại kì chí, sử Phế khí thanh, thử Thu khí chi ứng, dưỡng Thu chi đạo dã. Nghịch chi tắc thương Phế, Đông vị sôn-tiết, phụng tàng giả thiểu.
Thu ba tháng, gọi là DUNG BÌNH, khí trời nhanh lẹ, khí đất trong sáng, sớm ngủ sớm thức, theo tiếng gà gáy, an định thần chí, bớt sự hình khắc của mùa Thu, thu liễm thần khí, nương khí Dung Bình, giữ chí trong thân, Phế khí thanh sạch, để ứng với khí Thu, đạo dưỡng sinh là như vậy. Nghịch tất hại đến Phế, Đông thành bệnh sôn-tiết, [đó là bởi vì ở mùa Thu] ít tuân dưỡng đạo tàng trữ của mùa Đông vậy (1).
CHÚ GIẢI: Chú thích của Nguyễn Tử Siêu :
- Mùa Thu chủ về hành KIM, Phế cũng thuộc hành Kim. Làm trái Thu-khí thời thương đến Phế-kim. Phế-kim do đó không sinh được Thận-Thủy là một tạng thuận về mùa đông nên mới sinh ra bịnh Sôn-tiết. Sở dĩ sinh ra bịnh đó là vì : Phế thuộc về “TÁO KIM” của Dương-Minh kinh ; Tỳ Thổ ghét thấp (ẩm) ưa táo(ráo), giờ Phế-kim đã suy, không thể sinh Thủy. Thận khí lại suy, không giữ gìn được Thủy. Tỳ Thổ lại không chế được Thủy nên mới bị “thấp” nó xâm lấn. Tỳ bị thấp xâm lấn, thời tránh sao khỏi sinh chứng SÔN-TIẾT (vì ăn uống không tiêu hóa được, hoặc thổ hoặc tả ra, có khi còn nguyên cả thức ăn).
冬三月,此謂閉藏,水冰地坼,無擾乎陽,早卧晚起,必待日光,使志若伏若匿,若有私意,若已有得,去寒就溫,無泄皮膚,使氣亟奪,此冬氣之應,養藏之道也。逆之則傷腎,春為痿厥,奉生者少。
Đông tam nguyệt, thử vị bế tàng, thủy băng địa sách, vô nhiễu hồ dương, tảo ngọa vãn khởi, tất đã nhật quang, sử chí nhược phục nhược nặc, nhược hữu tư ý, nhược dĩ hữu đắc, khứ hàn tựu ôn, vô tiết bì phu, sử khí cức đoạt, thử đông khí chi ứng, dưỡng tàng chi đạo dã, nghịch chi tắc thương thận, Xuân vị nuy quyết, phụng sinh giả thiểu.
Đông ba tháng, gọi là bế tàng (giữ kín), nước cứng đất tan, chớ nhiễu dương khí, dậy sớm thức muộn, chờ đến nắng lên, để chí hoặc ẩn hoặc nấp, hoặc có ý riêng, hoặc được sở đắc, bỏ rét tìm ấm, đừng lộ thịt da, để khí luôn giữ, ứng với khí của mùa đông, đạo dưỡng tàng là vậy (1)! Nghịch tất tổn thương thận, Xuân bị nuy quyết, [đó là bởi vì ở mùa Đông] ít tuân dưỡng đạo sinh thành của mùa Xuân (2).
CHÚ GIẢI:
Chú thích của Nguyễn Tử Siêu :
- Ngoài bì phu thuộc về nơi sở chủ của Dương khí. Nhưng Dương khí gốc ở Âm (từ bộ phận Chí-âm) rồi mới phát ra ngoài bì phu. Nếu bên ngoài không giữ gìn ấm kín, thời khí Dương ở bên trong tất phải phát ra để tiếp viện, đó tức là làm lay động đến căn-khí, rất có hại.
- THẬN thuộc THỦY, vượng về mùa đông. Nếu mùa đông trái mất sự bế tàng, thời sẽ thương đến Thận. thận đã bị thương, không còn đủ sức để sinh ra CAN-MỘC ; nên sang mùa Xuân Can-Mộc cũng bị suy yếu. Can chủ CÂN, Can suy yếu thời cân mắc bịnh nên thành chứng NUY – tức là gân dãn ra, không cử động được, hoặc cái sinh khí của Can quay nghịch xuống bộ phận dưới thời thành chứng QUYẾT – tay chân giá lạnh.
- Chú thích của Lenam098: Nội kinh có đoạn dạy: "hoặc có ý riêng, hoặc được sở đắc", ấy là bởi vì gan nó chủ về mưu lự, mùa đông thuộc thủy, nên dưỡng Can mộc, để đến khi Xuân sang tạng Can được có cái đắc ý vui thích, đó gọi là phụng sinh giả thiểu, tức là một kiểu dưỡng sinh bằng tâm đạo vậy!
Sửa bởi Lenam098: 23/07/2024 - 18:23
Thanked by 2 Members:
|
|
#9
Gửi vào 24/07/2024 - 19:16
Thiên khí thanh tịnh quang minh giả dã, tàng đức bất chi, cố bất hạ dã. Thiên minh tắc nhật nguyệt bất minh, tà hại không khiếu, dương khí giả bế tắc, địa khí giả mặc minh, vân vụ bất tinh, tắc thượng ứng bạch lộ bất hạ. Giao thông bất biểu, vạn vật mệnh cố bất dị, bất dị tắc danh mộc đa tử.
Thiên khí vốn dĩ trong sáng thanh tịnh, chứa ĐỨC không ngừng, nên chẳng hao giảm. Trời sáng mà nhật nguyệt không tỏ, tà khí hại đến không khiếu, dương khí mà bế tắc, địa khí sẽ bốc lên, mây mù không sạch trong, tất bạch lộ trên chẳng xuống được. Giao thông tắc ở bên ngoài, muôn vật vì thế chẳng chuyển hóa, chẳng chuyển hóa được tất cây lớn chết nhiều.
惡氣不發,風雨不節,白露不下,則菀槁不榮。賊風數至,暴雨數起,天地四時不相保,與道相失,則未央絕滅。唯聖人從之,故身無奇病, 萬物不失,生氣不竭。
Ố khí bất phát, phong vũ bất tiết, bạch lộ bất hạ, tắc uyên cảo bất vinh. Tặc phong số chí, bạo vũ số khởi, thiên địa tứ thì bất tương bảo, dữ đạo tương thất, tắc vị ương tuyệt diệt. Duy thánh nhân tòng chi, cố thân vô kỳ bệnh, vạn vật bất thất, sinh khí bất kiệt.
Khí độc không phát, mưa gió trái mùa, bạch lộ chẳng xuống, tất hoa cỏ không tươi. Gió dữ thường đến, mưa lớn thường nổi, trời đất bốn mùa không giữ gìn nhau, lẽ hợp đã mất, tất già nửa tuyệt diệt. Duy thánh nhân làm theo, nên thân không bệnh lạ, vạn vật chẳng mất, sinh khí chẳng cạn.
Sửa bởi Lenam098: 24/07/2024 - 19:17
Thanked by 3 Members:
|
|
#10
Gửi vào 25/07/2024 - 21:06
Nghịch xuân khí, tắc thiếu dương bất sinh, can khí nội biến. Nghịch hạ khí, tắc thái dương bất trường, tâm khí nội động. Nghịch thu khí, tắc thái âm bất thâu, phế khí tiêu mãn. Nghịch đông khí, tắc thiếu âm bất tàng, thận khí độc. Phu tứ thời âm dương giả, vạn vật chi căn bản dã. Sở dĩ thánh nhân xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm, dĩ tòng kỳ căn, cố dữ vạn vật trầm phù ư sinh trưởng chi môn. Nghịch kỳ căn, tắc phạt kỳ bản, hoại kỳ chân dĩ.
Nghịch khí Xuân, tất thiếu dương chẳng sinh, Can khí ngầm biến. Nghịch khí Hạ, tất thái dương chẳng bền, tâm khí ngầm động. Nghịch khí Thu, tất thái âm không thâu, Phế khí tiêu hết. Nghịch Đông khí, tất thiếu âm không tồn, Thận khí đơn độc. Người bốn mùa lấy âm dương, vạn vật làm căn bản. Sở dĩ thánh nhân Xuân Hạ dưỡng dương, Thu Đông dưỡng âm, là tuân thuận gốc rễ, nên cùng vạn vật ở ngưỡng sinh trưởng nổi chìm. Nghịch cái gốc ấy, tất hại đến rễ, hỏng đến cội vậy.
Thanked by 2 Members:
|
|
#11
Gửi vào 29/07/2024 - 13:52
是故聖人不治已病,治未病,不治已亂,治未亂,此之謂也。夫病已成而後藥之,亂已成而後治之,譬猶渴而穿井,而鑄錐,不亦晚乎。
Cố âm dương tứ thời giả, vạn vật chi chung thủy dã, tử sinh chi bổn dã, nghịch chi tắc tai hại sinh, tòng chi tắc hà tật bất khởi, thị vị đắc đạo. Đạo giả, thánh nhân hành chi, ngu giả bội chi. Tòng âm dương tắc sinh. Nghịch chi tắc tử, tòng chi tắc trị, nghịch chi tắc loạn. Phản thuận vi nghịch, thị vị nội cách.
Thị cố thánh nhân bất trị dĩ bệnh, trị vị bệnh, bất trị dĩ loạn, trị vị loạn, thử chi vị dã. Phu bệnh dĩ thành nhi hậu dược chi, loạn dĩ thành nhi hậu trị chi, thí do khát nhi xuyên tĩnh, nhi chú trùy, bất diệc vãn hồ.
Nên âm dương bốn mùa kia, là thủy chung của vạn vật, gốc của sống chết vậy, nghịch thì tất tai hại sự sống, thuận thì bệnh gì cũng không sinh, gọi là đắc ĐẠO. Đạo ấy, thánh nhân làm theo, người ngu không theo. Theo âm dương thì sống, nghịch thì tất chết, thuận thì ắt trị, nghịch thì ắt loạn. Đổi nghịch làm thuận, thì mới là cách.
Nên thánh nhân không trị khi đã bệnh, mà chữa từ khi chưa bệnh, không sửa khi đã loạn, mà trị từ chưa loạn, đó là như vậy. Người bệnh thành rồi sau mới cho thuốc, loạn thành rồi sau mới sửa trị, ví như khát nước mới đào giếng, mới xoi lỗ, chẳng phải muộn sao?
Thanked by 2 Members:
|
|
#12
Gửi vào 02/08/2024 - 10:07
Thiên thứ ba:
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN.
KINH VĂN ________________________________________________________________________
黃帝曰:夫自古通天者,生之本,本於陰陽。
天地之間,六合之內,其氣九州九竅五藏十二節,皆通乎天氣。其生五,其氣三,數犯此者,則邪氣傷人,此壽命之本也
Hoàng Đế viết: Phu tự cổ thông thiên giả, sinh chi bản, bản ư âm dương.
Thiên địa chi gian, lục hợp chi nội, kỳ khí cửu châu cửu xuyết ngũ tạng thập nhị tiết, giai thông hồ thiên khí. Kỳ sinh ngũ, kỳ khí tam, sổ phạm thử giả, tắc tà khí thương nhân, thử thọ mệnh chi bản dã.
Hoàng Đế nói: Người tự cổ hiểu lẽ trời, căn bản sự sống, gốc ở âm dương.
Khoảng giữa trời đất, đều trong sáu cõi (1), khí ấy dù 9 châu, 9 khiếu, 5 tạng 12 khớp, đều thông với khí trời (2). Nó sinh ngũ hành(3), nó sinh tam khí (4), hay phạm điều đó, tất tà khí hại đến, gốc của thọ mạng là đó vậy.
CHÚ GIẢI: Chú thích của Lenam098 :
(1) 6 cõi (lục hợp): tức 4 phương và trên dưới cộng thành 6, thiên khí ở 6 phương đều lưu thông thuần hóa với nhau, gọi là lục hợp. Nếu chiếu theo các phương trên địa bàn tạo bởi 12 chi, thì lục hợp là 6 cặp nhị hợp với nhau gồm: Tý – Sửu, Dần – Hợi, Mão – Tuất , Thìn – Dậu, Tỵ – Thân, Ngọ – Mùi. Tùy hoàn cảnh mà xét. Nhưng về căn bản, ý đoạn này nói đại khái thiên khí hài hòa luân chuyển khắp trời đất, người ta bẩm thụ khí ấy, thuận theo thì sống, nghịch thì chết, hòa hợp thì khỏe mạnh, không theo thì bệnh tật vậy.
(2) 9 châu, 9 khiếu, 5 tạng 12 khớp, đều thông với khí trời: tức nói thiên khí luân chuyển trong 6 cõi, 9 châu thiên khí lưu chuyển không ngừng. Người ta là tinh hoa của trời đất, nên trời đất có 9 châu, người có 9 khiếu, trời đất có 6 phương 12 địa chi, người cũng có 6 phủ 5 tạng, 12 khớp xương. LINH KHU nói : “ đất có 9 Châu, người có 9 Khiếu, trời có 5 Âm, người có 5 Tạng ; NĂM có 12 tháng, người có 12 khớp xương ; Năm có 365 ngày, người có 365 đốt xương nhỏ ; đất có 12 nguồn nước, người có 12 đường mạch. cho nên phép dưỡng sinh là thuận với lẽ tự nhiên mà sống.
(3) Ngũ hành: tức là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (xem chú thích 2 để hiểu ý chính đoạn này)
(4) Tam khí: 3 khí thuộc Âm : HÀN_TÁO_THẤP và 3 khí thuộc Dương : PHONG_HỎA_THỬ (khí nắng) (chú thích của Nguyễn Tử Siêu – vì đoạn này đang nói tới khi). Nếu chiếu theo Dịch lý thì ta có Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh lưỡng nghi (trời – đất -> khí trời, khí đất), tam tài, tứ tượng, ngũ hành. 5 ở đây chỉ ngũ hành (cũng ứng với ngũ âm, ngũ tạng, ngũ sắc….), 3 ở đây chỉ tam tài, lục khí (3 âm, 3 dương), một mùa cũng có 3 tháng. Đó là nói đến các con số ứng hợp giữa trời đất và người đều gói gọn trong nguyên tắc của Dịch vậy.
蒼天之氣清淨,則志意治,順之則陽氣固,雖有賊邪,弗能害也,此因時之序。故聖人傳精神,服天氣,而通神明。失之則內閉九竅,外壅肌肉,衛氣散解,此謂自傷,氣之削也。陽氣者若天與日,失其所,則折壽而不彰,故天運當以日光明。是故陽因而上,衛外者也。因於寒,欲如運樞,起居如驚,神氣乃浮。因於暑,汗煩則喘喝,靜則多言,體若燔炭,汗出而散。因於濕,首如裹,濕熱不攘,大筋緛短,小筋弛長,緛短為拘,弛長為痿。因於氣,為腫,
Thương thiên chi khí thanh tịnh, tắc chí ý trị, thuận chi tắc dương khí cố, tuy hữu tặc tà, phất năng hại dã, thử nhân thời chi tự. Cố thánh nhân truyền tinh thần, phục thiên khí, nhi thông thần minh. Thất chi tắc nội bế cửu xuyết, ngoại úng cơ nhục, vệ khí tản giải, thử vị tự thương, khí chi tước dã.
Dương khí giả nhược thiên dữ nhật, thất kỳ sở, tắc chiết thọ nhi bất chương, cố thiên vận đương dĩ nhật quang minh. Thị cố dương nhân nhi thượng, vệ ngoại giả dã. Nhân ư hàn, dục như vận khu, khởi cư như kinh, thần khí nãi phù. Nhân ư thử, hãn phiền tắc suyến hát, tĩnh tắc đa ngôn, thể nhược thiêm than, hãn xuất nhi tản. Nhân ư thấp, thủ như quải, thấp nhiệt bất nhiễu, đại cân nhuyễn đoản, tiểu cân trì trường, nhuyễn đoản vi cứ, trì trường vi nhi. Nhân ư khí, vi thũng,
Khí của trời xanh trong sạch, tất ý chí trị, thuận thì ắt dương khí bền vững, tuy có tà khí, chẳng thể làm hại, là nhân theo thời mà thuận. Nên tinh thần Thánh nhân dạy, tuân phục thiên khí, thì tinh thần thông sáng. Mất thì tất trong bít 9 khiếu, ngoài nghẽn cơ thịt, vệ khí tan rã, đấy là tự mình làm hại, tước mất khí mình.
Dương khí như Mặt Trời với bầu trời, sai lạc mất chỗ, thì tất yểu thọ không đặng, lẽ trời vận hành Mặt Trời phải sáng. Nên bên trên bền khí dương, bên ngoài chắc khí vệ là vậy. (1)
Bởi do HÀN, gấp như chốt cửa, đứng ngồi như sợ, thần khí nổi lên (mạch phù).
Bởi do THỬ, mồ hôi phiền thì hổn hển, ở im thì nói nhiều, người như than cháy, mồ hôi chảy rồi tan.
Bởi do THẤP, đầu nặng như đội, ẩm nóng không xua được, gân lớn co rút, gân nhỏ buông chùng, co rút thì gập, buông chùng thì liệt. (2) Có khi lại sưng thũng cả tứ chi.
CHÚ GIẢI: Chú thích của Lenam098:
(1) Ở đây đang nói về khí Dương. Lẽ tự nhiên dương nằm ở trên, âm ở dưới. Mặt Trời là dương, phải ở trên bầu trời (dương), đó là không sai chỗ, đến kì trực của nó (ban ngày) thì nó sẽ soi sáng, đó là không sai thời. Nên vũ trụ vận hành, ban ngày mặt trời phải mọc sáng, ban đêm thời phải lặn, nếu như Mặt Trăng mọc vào ban ngày thì trời không thể sáng được. Cho nên người ta phải giữ bền khí dương ở bên trên, cũng như Phế và Thận thở hít, nạp lấy thanh khí, rồi đưa khí ấy thông sang Tâm để bẩm thụ khí dương của Tỵ Ngọ (Tâm ở giờ Ngọ) mà luân chuyển ra bên ngoài thành vệ khí, nên nói bền khí dương ở bên trên thì chắc khí vệ ở bên ngoài vậy.
(2) Phần này xin trích chú giải của thầy Nguyễn Tử Siêu: Phàm cái độc của khí “Phong, hàn” đều bắt đầu phạm vào khí phận ở bì mao, vì thế Dương khí ở bên trong mới ứng ra để cản lại, do đó, gây nên sốt nóng _ MẠC-TRỌNG-SIÊU nói :” án: bịnh Thương-hàn bắt đầu phạm vào khí phận ở bì mao, gặp Dương khí ở bên trong ứng ra nên hóa nhiệt, nhiệt dù nhiều cũng không chết” _Tỷ như bịnh ở kinh Thái-Dương, phát nhiệt, nhức đầu, mạch lại “TRẦM” (bịnh ở Thái-dương đáng lẽ mạch PHÙ, nên đây dùng chữ “lại”) : nên kịp cứu Dương-khí ở “LÝ” cho nó ra ngoài.” Nguyên Hán-văn đoạn này chỉ có 1 câu: “ Nhân ư hàn dục như vận khu” _ theo nghĩa đen thời là : “ Nhân ở khí hàn muốn như xoay cối cửa” sẽ hơi khó hiểu, nên cần chú thích lại.
Dương tà của Trời (tức hơi nắng) phạm vào Dương-khí của người, khí bị thương không vệ ngoại (giữ bên ngoài) được, nên mồ hôi (hãn) mới thoát ra. Cái tà ở khí-phận nhiệt quá bách vào Tâm, nên Tâm phiền. Bộ vị của Tâm ở trong Phế,Tâm mắc bịnh Phế cũng bị lây. Hỏa khắc Kim, nên mới thành thở gấp.
Nếu không phiền, thời tà khí còn ở khí phận ; khí phận bị thương nên khí hư, khí hư nên nói nhiều. Dương tà của Trời phạm vào Dương khí của ngươi , hai khí đó cùng chọi nhau, nên mình mới nóng như than. Tà nhiệt đó gặp được chất âmdịch thời giải, nên mồ hôi ra mới khỏi.
Gặp phải THẤP (khí ẩm). đầu nặng như đội ; thấp phạm vào Dương-khí, nhân đó hóa nhiệt _ Cơ thể người ta có khí và huyết thấm nhuần nuôi các mạch và gân thịt, khí thuộc dương, huyết thuộc âm, khí làm hơi lực thúc đẩy huyết dịch, cùng nhau lưu chuyển. Dương khí vốn là một vật nhuần nuôi các đường gân, giờ Dương khí bị thương, gân sẽ mắc bịnh. Các gân nhỏ co rút lại, các gân lớn buông chùng ra, thành ra bịnh CÂU-LOAN và TÚNG-THỈ (co quắp, rã rời không cử động được). Có khi lại sưng thũng cả tứ chi (bởi Dương khí ứ tắc, không vận hành ra tứ chi nên sưng thũng).
Thanked by 2 Members:
|
|
#13
Gửi vào 06/08/2024 - 13:07
陽氣者,煩勞則張,精絕辟積,於夏使人煎厥。目盲不可以視,耳閉不可以聽,潰潰乎若壞都,汨汨乎不可止。
陽氣者,大怒則形氣絕,而血菀於上,使人薄厥。有傷於筋縱,其若不容,汗出偏沮,使人偏枯。汗出見濕,乃生痤疿。
高梁之變,足生大丁,受如持虛。
勞汗當風,寒薄為皻,鬱乃痤。
陽氣者,精則養神,柔則養筋。
Tứ duy tương đại, dương khí nãi kiệt. Dương khí giả, phiền lao tắc trướng, tinh tuyệt bách tích, ư hạ sử nhân tiên quyết. Mục vọng bất khả dĩ thị, nhĩ bế bất khả dĩ thính, hội hội hồ nhược hoại đô, cốt cốt hồ bất khả chỉ.
Dương khí giả, đại nộ tắc hình khí tuyệt, nhi huyết uẩn ư thượng, sử nhân bạc quyết. Hữu thương ư cân tổng, kỳ nhược bất dung, hãn xuất thiên trở, sử nhân thiên khô. Hãn xuất kiến thấp, nãi sinh thô chú.
Cao lương chi biến, túc sinh đại đinh, thọ như trì hư.
Lao hãn đương phong, hàn bạc vi chạo, uất nãi thô.
Dương khí giả, tinh tắc dưỡng thần, nhu tắc dưỡng cân.
Bốn mạch đều lớn (mạch Đại), dương khí sẽ tuyệt. Dương khí hễ phiền lao thì trương tán, tinh khí hao tuyệt, mùa Hạ thành chứng Tiên Quyết, mắt nhìn không thể trông thấy, tai bít không thể nghe ra, rời rạc như thể hư rã, ồ ồ như thể không ngừng.
Dương khí hễ tức giận quá tất thành khí nghịch, thì huyết uất tắc ở trên, thành chứng Bạc Quyết. Bị thương nên gân thõng, yếu nhược không thể thấm chứa, mồ hôi ra lầy lội, thành chứng Thiên Khô. Mồ hôi ra gặp [khí] Thấp, sẽ sinh nốt mụt.
CHÚ GIẢI: Chú thích của Lenam098 (có tham khảo với bản dịch của thầy Nguyễn Tử Siêu):
Bốn mạch đều là mạch đại, tức dương khí nổi hết ra bên ngoài, khí dương gốc nó ở bên trong, nếu bên ngoài nổi ra hết thời bên trong không còn, ví như dốc hết nước ra thì còn cái bình rỗng, cho nên mới nói là dương khí sẽ tuyệt.
Phiền lao thì dương khí hao tán.Khí dương tán mác ra bên ngoài ; không thể bao bọc để bảo vệ Âm-khí ở bên trong (âm phải được dương bao bọc), tinh sẽ tự tiết ra mà hao kiệt. Nếu ở mùa Hạ thời thành chứng TIÊN-QUYẾT (chân tay giá lạnh) ; tinh khí hư nên mắt mờ, không trông rõ, tai ù không nghe rõ. Tương tự như người già mà có các chứng ấy cũng bởi vì tinh lực hao kiệt mới thành ra như thế.
Nóng giận thuộc về dương, tức giận thì dương khí nghịch lên, huyết cũng theo mà uất lên bộ phận trên, gây nên chứng BẠC-HUYẾT (toàn thân giá lạnh). Gân nhờ có huyết mới thấm nhuần mềm mại; giờ huyết bị uất, gân không được thấm nhuần nên mới thành ra rã rời không thể cử động.
Hãn ra gặp gió, khí lạnh át lại, sẽ uất thành các mụt nhỏ như nốt sởi.
Thanked by 3 Members:
|
|
#14
Gửi vào 07/08/2024 - 20:50
營氣不從,逆於肉理,乃生癰腫。
魄汗未盡,形弱而氣爍,穴俞以閉,發為風瘧。
故風者,百病之始也,
清靜則肉腠閉拒,雖有大風苛毒,弗之能害,此因時之序也
Khai hạp bất đắc, hàn khí tòng chi, nãi sinh đại lũ. Hãm mạch vi lũ, lưu liên nhục thấu. Du khí hóa bạc, truyền vi thiện úy, cập vi kinh hãi.
Doanh khí bất tòng, nghịch ư nhục lý, nãi sinh ung thũng.
Phách hãn vị tận, hình nhược nhi khí thước, huyệt du dĩ bế, phát vi phong ngược.
Cố phong giả, bách bệnh chi thủy dã,
Thanh tĩnh tắc nhục tấu bế cự, tuy hữu đại phong hà độc, bất chi năng hại, thử nhân thời chi tự dã.
Khép mở không đúng, hàn khí theo vào, sẽ sinh chứng gù, hãm mạch thành nhọt, lưu luyến da thịt, rút khí mỏng bạc, nó truyền đi thì hay sợ, nó ghé đến thì kinh hãi.
Doanh khí không cùng, nghịch với trong thịt (ý nói phần doanh khí nghịch với phần lý), sẽ sinh ung thũng.
Phách hãn chưa hết, hình yếu mà khí nóng, huyệt Du bị bế, thành chứng Phong Ngược.
Nên phong khí là căn nguyên của trăm bệnh.
Thanh tĩnh ắt da thịt kín giữ, tuy có gió to hiểm độc, không thể làm hại, bởi người thuận với thời vậy.
CHÚ GIẢI: Chú thích của Lenam098
Khép mở tức là nói đến bì mao và chỗ các kinh lạc thông ra bên ngoài. Trời đất có 12 tháng, người có 12 kinh mạch, bát quái có 8 quẻ, người có 8 đường kì kinh. Những chỗ ấy là nơi ngũ tạng thông với nhau và với lục phủ, nối với sinh khí của trời đất. Cửa ngõ mở ra, khí âm dương của trời đất được thông vào với người, nhờ vậy mà cứng cáp khỏe mạnh, nhưng cũng là nơi tà khí có thể nhân đó mà xâm lấn, trúng bệnh thì gọi là thực chứng (chữ thực trong chữ thực dân, tức à xâm lấn).
Phong tà thuộc khí, nên tính dương, biến hóa mau lẹ. Hàn thử phạm tới bì mao sẽ có vệ khí cản át lại, còn phong tà khi đã phạm vào tấu lý, nó sẽ truyền thẳng đến kinh lạc, vào đến kinh lạc nó sẽ theo đường khắc của ngũ hành mà truyền biến đến cơ quan.
Sở dĩ nói như vậy là vì ở trên đang nhắc đến cần bảo dưỡng phần dương khí, ngoài bì mao là địa hạt của khí dương. Dương khí được giữ gìn, thì bì mao cố giữ bền chặt, tà khí không thể làm lại, nhược bằng nếu sơ hở không gìn giữ, tà khí tất sẽ thừa cơ lẻn vào mà thành bệnh ngoại cảm.
Chú thích của thầy Nguyễn Tử Siêu: HUYỆT DU : là 1 huyệt của Phế-bộ _ Tấu lý bị thưa rỗng, thởi biểu Dương với tà khí đều ẩn nấp ở đó. Hàn tà ở biểu thời theo Dương mà hóa nhiệt ; tà lọt vào tấu lý mà biểu-khí (dương) không trở về được “KINH” là nơi cư trú của mình, vì thế nên huyệt DU mới bị vít.
Thanked by 3 Members:
|
|
#15
Gửi vào 09/08/2024 - 13:50
故陽畜積病死,而陽氣當隔,隔者當瀉,不亟正治,粗乃敗之。
故陽氣者,一日而主外,
平旦人氣生,日中而陽氣隆,
日西而陽氣已虛,氣門乃閉。
是故暮而收拒,無擾筋骨,無見霧露,
反此三時,形乃困薄。
Cố bệnh cửu tắc truyền hóa, thượng hạ bất bính, lương y phất vi.
Cố dương chử tích bệnh tử, nhi dương khí đương cách, cách giả đương tả, bất cức chính trị, thô nãi bại chi.
Cố dương khí giả, nhất nhật nhi chủ ngoại,
Bình đán nhân khí sinh, nhật trung nhi dương khí long,
Nhật tây nhi dương khí dĩ hư, khí môn nãi bế.
Thị cố mộ nhi thu cự, vô nhiễu kinh cốt, vô kiến vụ lộ,
Phản thử tam thời, hình nãi khốn bạc.
Nên bệnh lâu cũ tất truyền biến, trên dưới không thông, thầy thuốc bó tay.
Nên dương chứa tụ là bệnh chết, khi dương khí còn cách, cách thì nên tả, không gấp chính trị, thô bạo sẽ hỏng.
Nên dương khí một ngày chủ ở bên ngoài.
Trời sáng khí sinh ra trong người.
Trời trưa, dương khí rực rỡ,
Trời xế dương khí hư yếu, cửa khí bèn đóng.
Vậy nên tối đến thu mình, đừng nhiễu gân cốt, không ra sương gió.
Phản ba thời ấy, thân sẽ nguy khốn.
CHÚ GIẢI:
Đoạn này nói về khí dương, dương nó vốn ở bên ngoài, nên mới nói: 故陽氣者,一日而主外 … dương khí một ngày chủ ở bên ngoài.
Khí dương sáng sớm sinh ra, vì một ngày chia làm 12 giờ, 6 giờ dương, 6 giờ âm, ngày là dương đêm là âm, mà có 6 giờ dương ban ngày, 6 giờ dương ban đêm, 6 giờ âm ban ngày, 6 giờ âm ban đêm: từ Tý đến Dần là dương ở trong âm, vì nó là giờ dương mà ban đêm, từ Mão trở đi là ban ngày, là dương trong dương, đến buổi trưa, giờ Ngọ là cực dương, qua giờ ngọ thì dương sẽ hết, vấn ban ngày nhưng giờ âm bắt đầu sinh, là âm trong dương, đến giờ thân dậu thì đó là giờ âm mà trời đã tối , là âm ở trong âm, dương khí về đất mộ tuyệt. Nên mới nói Trời sáng dương khí sinh ra trong mình, giữa trưa dương khí thịnh vượng, đến chiều thì dương khí hư, tối đến dương khí ở ngoài không còn, nên phải thu liễm, giữ gìn khí dương ở trong mình, không ra trước sương gió lạnh lẽo, sẽ làm dương khí phải bị đẩy ra chống lại khiến nó hao kiệt.
Chính trị ở đây là phép chữa (chính trị - tòng trị), chính trị chính là bệnh nhiệt thì dùng thuốc mát, bệnh hàn thì dùng thuốc ấm, như câu:
Hư phải bổ thực thì phải tả, hàn khá ôn mà nhiệt phải lương,
Việc tử sanh trước phải cho tường,
Tua chẩn rõ mạch hình thư thực
Lư San mạch phú.
Sửa bởi Lenam098: 09/08/2024 - 13:54
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Một Thoáng Ở Con Tim |
Vườn Thơ | nguyenthanhsang |
|
||
Tài liệu của thầy Hoàng Quý Sơn - Thiên Kỷ Quý |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Kaikudo999 |
|
||
Sách thiên văn lịch pháp ở đôn hoàng |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | trongtri |
|
||
LƯU BÁ ÔN VIẾNG MỘ KHỔNG MINH, NHÌN THẤY 5 CHỮ LẬP TỨC HOẢNG SỢ DẬP ĐẦU LẠY 1000 CÁI |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Ai có tài liệu tử vi của thầy Hoàng Quý Sơn không? |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | ch8484 |
|
|
|
Hoàng đế Anh kỉnh trọng Hoàng hậu |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | Đinh Văn Tân |
|
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |