Bài viết này đã có rất lâu trên diễn đàn lyso.vn từ 12 năm trước.
Nay đăng lại bài viết để cảm ơn những người đi trước quảng bá kiến thức cho thiên hạ.
Càn tiêu tức:
Nhận xét:
- Nội quái, ba hào Sơ + Nhị + Tam đều khởi từ chi Sửu - đối với can thì theo quy luật 8 - 6 - 4 (Tân - Kỷ - Đinh)
- Ngoại quái, ba hào Tứ + Ngũ + Thượng đều khởi từ chi Mùi - đối với thiên can thì vận hành theo quy luật 8 - 6 - 4 (Tân - Kỷ - Đinh)
Khôn tiêu tức:
Nhận xét:
- Nội quái, hào Sơ + Nhị + Tam được khởi tại tam hội Thân - Tý - Thìn, thiên can vận hành theo quy luật 7 - 5 - 3 (Canh -Mậu - Bính)
- Ngoại quái, hào Tứ + Ngũ + Thượng được khởi tại tam hội Dần - Ngọ - Tuất, thiên can vận hành theo quy luật 7 - 5 - 3 ( Canh - Bính - Mậu)
Thông qua hai bảng biểu tiêu tức Càn Khôn, mỗi hào được số biến hoá là 20, thì về tới Bản cung. Sáu hào quẻ Càn được định vị khởi nguyên từ trục Sửu - Mùi. Sáu hào quẻ Khôn được định vị vận hành theo 2 tam hội dương, đó là Thân - Tý - Thìn và Dần - Ngọ - Tuất.
Như vậy, 1 quẻ 6 hào tương đương với số lần biến là 120 (tương đương 120 phân ~ phút, có nghĩa là 1 quẻ ứng với một Giờ), một Hào thông qua 19 lần biến hóa (số tính tháng nhuận), thể hiện quá trình vận hành của âm dương, hết thăng lại giáng, hết giáng lại thăng, đến lần thứ 20 trở về tới Bản cung. (Hai chữ "bản cung" này, được gọi cho 8 quẻ bát thuần, đối với 56 quẻ còn lại, thì được gọi là Nguyên quái)
- Tại dòng 1, cột hào Sơ - Nhị - Tam - Tứ - Ngũ và hào Thượng, đã bộc lộ cho ta thấy sự hình thành "trục" Sửu - Mùi, sự khởi đầu của 3 hào Nội quái từ Sửu, sự khởi đầu của 3 hào Ngoại quái từ Mùi. Thông qua đây mà cổ nhân đã thiết lập những nguyên tắc kèm theo khi hành dụng tới trục Sửu - Mùi, hoặc nguyên lý Quý nhân xuất từ trục Sửu - Mùi,.v.v...
- Tại dòng 2, cột hào Sơ và hào Nhị, Ta nhận thấy giao nhau tại môi trường hoàn cảnh quẻ Độn, tương ứng với thời gian can chi là Bính Ngọ và Bính Thìn
- Tại dòng 3, cột hào Sơ và hào Tam, ta nhận thấy hai hào này giao nhau tại môi trường quẻ Bĩ, tương ứng với thời điểm can chi Ất Mão và Ất Mùi
- Tại dòng 4, cột hào Sơ và cột hào Tứ giao nhau tại quẻ Quan, lại thêm bên trong chứa sự giao nhau của hào Nhị và hào Tam tại môi trường quẻ Tụng. Như vậy, cặp thế - ứng của hào Sơ và hào Tứ quẻ Càn, đã cho ta biết điều kiện thỏa mãn của thế - ứng, đó chính là hoàn cảnh môi trường tương ứng với quẻ Quan, và tại thời gian tương ứng với cặp can chi Tân Mùi và Ất Mùi.
- Tương tự như vậy, hào Nhị với hào Ngũ là cặp Thế - Ứng, tại lần biến thứ 6 thì giao nhau tại hoàn cảnh môi trường quẻ Mông, ứng với thời điểm Bính Tý và Mậu Thìn
- Hào Tam và hào Thượng giao nhau tại quẻ Thăng, khi biến đến lần thứ 8, ứng với thời gian Quý Dậu và Tân Dậu.
Toàn kinh, 64 quẻ đều như vậy !
Cho nên, Cổ nhân nói:
Đạo sinh một,
Một sinh Hai, thì Sơ + Nhị giao nhau
Hai sinh Ba, thì Sơ + Tam giao nhau.
Tới 4 thì Sơ + Tứ giao
Tới 5 thì Sơ + Ngũ giao
Tới 6 thì Nhị + Ngũ giao
Tới 7 thì Nhị + Thượng giao
Tới 8 thì Tam + Thượng giao
- Riêng lần biến thứ 6 tại dòng 6, cột hào Sơ và hào Thượng giao nhau, đây cho ta biết đầu - cuối, cũng như Hệ từ nói: "thành ngôn tại Cấn", "kết thúc và mở đầu", ...
- Tượng của hào Thượng luôn luôn vận hành nghịch với tượng hào Ngũ trong 20 lần biến hóa, đối với những Dịch gia thời Tống, thì coi đây là điều sâu kín của thế giới tự nhiên, có nghĩa là mối quan hệ giữa cái Tất nhiên và cái Ngẫu nhiên vậy. Toàn kinh 64 quẻ thì tượng của hào Thượng luôn như vậy. Cho nên, trường phái nghĩa - lý mà đại biểu là ngài Vương Bật đã nói: "Sơ thượng không ngôi". Cụ thể như sau:
Hào Ngũ 20 biến: Càn => 1 Đại hữu => 2 Đại súc => 3 Tổn => 4 Di => 5 Bác => 6 Mông => 7 Cổ => 8 Đỉnh => 9 Cấu => 10 Đại quá => 11 Hằng => 12 Thăng => 13 Sư => 14 Khôn => 15 Phục => 16 Lâm => 17 Thái => 18 Đại tráng => 19 Quải => 20 Càn.
Hào Thượng 20 biến: Càn => 1 Quải => 2 Đại tráng => 3 Thái => 4 Lâm => 5 Phục => 6 Khôn => 7 Sư => 8 Thăng => 9 Hằng => 10 Đại quá => 11 Cấu => 12 Đỉnh => 13 Cổ => 14 Mông => 15 Bác => 16 Di => 17 Tổn => 18 Đại súc => 19 Đại hữu => 20 Càn
- Tới lần biến thứ 10 thì cả 6 hào đều giao nhau, cổ nhân cũng đã khai thác nguyên lý này rất sâu sắc. Ví như thông qua 10 số đếm của Hà Đồ, hoặc như Hệ từ nói: "trời 1 đất 2, trời 3 đất 4, ..."
Nói về Dịch, nghĩa lý sâu kín của Dịch, không ngoài Lý Số Tượng Chiêm. Trong đó, Số thì không thể hiển hiện được rõ ràng, Lý thì không thể suy đến tận cùng, cho nên chỉ có thể gửi vào Tượng. Biết Tượng, thì Lý Số đều nằm ở trong đó. Có Thời có Vị, thì có đức ứng trong đó.
Căn cứ vào phép Thăng - Giáng để tìm Tượng, từ Tượng giải thích làm rõ Lý. Mỗi quẻ đều có thể chú giải nguồn gốc từ quẻ nào ra, được gọi là "thời lai", không hiểu rõ "thời lai" của quẻ, thì không biết được quẻ đó từ đâu mà ra. Không tìm hiểu sự biến của Hào, thì không biết quẻ đó sẽ biến ra quẻ nào. Hào bao quát hết thảy các hiện tượng và sự vật.
Ly tiêu tức-120 biến:
Khảm tiêu tức-120 biến:
Sửa bởi DaLanHaNguyet: 01/06/2023 - 08:56