Jump to content

Advertisements




Chuyện Nam Kỳ Xưa ...


730 replies to this topic

#16 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 27/03/2023 - 05:42

Ký Ức "RẠP CHIẾU BÓNG THÙNG" Khó Phai Của Người Miền Nam
Mar 13, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Sài Gòn cách đây khoảng 60 năm, trẻ con xem phim như thế nào? "Rạp" chiếu bóng thùng đã giúp trẻ em Sài Gòn xem hoài những bộ phim Sạc-lô đi tìm vàng, Sạc-lô cầm đồ, Bạch Tuyết bảy chú lùn, Hoàng tử Sinh Bá...






.

Thanked by 2 Members:

#17 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 27/03/2023 - 13:01

NHỚ THẰNG TƯ BÁN CÀ REM
Mar 26, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Trẻ con ngày xưa, chắc hẳn sẽ không thể quên được hình ảnh cây cà rem của những ngày thơ ấu...!

Hồi đó, có một thằng bạn học cùng lớp thời Tiểu học, sáng đi học, trưa về... vai đeo thùng mút nhẹ, đi bán cà rem, vai áo bạc màu, quần ngắn chân trần, đội chiếc nón bạc màu, da đen sạm vì nắng gió, tay rung lắc chiếc chuông nhỏ bằng đồng “leng keng... keng” như “thay lời muốn nói...!”.

Ngày ấy, một cây cà rem chỉ có Năm cắc rồi Một đồng thôi, nhưng là cả một niềm mơ ước của trẻ thơ. Bởi đâu phải lúc nào trẻ con chúng tôi cùng xóm cũng được ba má cho tiền mua cà rem...!






.

Thanked by 1 Member:

#18 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 28/03/2023 - 10:10

"THÚ CHƠI" MẠO HIỂM CỦA GIỚI DU ĐÃNG
Mar 27, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Trước năm 1975, ở Sài Gòn nói riêng-cũng như miền Nam nói chung, đa phần là lịch thiệp, hiền lành nhưng bên cạnh đó cũng có những “dân chơi” mà người ta hay gọi là “giới du đãng”.

Giới du đãng thường tụ tập theo băng nhóm, bè phái trong từng khu vực khác nhau và thường nảy sinh những mâu thuẫn tranh giành. Hôm nay, Theo Dấu Giày Sô sẽ kể lại cho quí khán thính giả nghe về 2 “thú chơi” ghê rợn của du đãng Sài Gòn xưa qua những câu chuyện truyền miệng của đông đảo dân Sài Gòn ngày cũ. Đó là trò giải quyết mâu thuẫn tình ái bằng súng lục ổ quay và trò chui gầm xe ben bằng xe Honda 67.






.

Thanked by 1 Member:

#19 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 29/03/2023 - 10:49

Trường Nữ Trung Học TRƯNG VƯƠNG
Mar 28, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Trường Nữ Trung học Trưng Vương (Sài Gòn) – Số 3A, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1

Là một trường trung học công lập danh tiếng ở Sài Gòn trước 1975 dành cho nữ học sinh.






.

Thanked by 2 Members:

#20 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 30/03/2023 - 06:15

"THỦY ĐÀI NẤM" Di Sản Đã Mất Của Sài Gòn | Ca Khúc "CÒN NHỚ SÀI GÒN KHÔNG?" "QUÊ HƯƠNG VÀ MỘNG ƯỚC"
Jul 10, 2022

THEO DẤU GIÀY SÔ

Những thuỷ đài hình nấm đã quen thuộc với người dân Sài Gòn từ trước năm 1975 cho đến khi bị đạp bỏ từ năm 2017.

Ở Sài Gòn có tổng cộng 8 thủy đài hình nấm được xây dựng trước năm 75 là ở đường Hồ Văn Huê (Phú Nhuận), Nguyễn Văn Đậu (Bình Thạnh), Ba Tháng Hai (quận 10), Hoàng Diệu (quận 4), Nguyễn Thái Sơn (Gò Vấp), Võ Văn Kiệt (quận 5), Phạm Phú Thứ (quận 6), Nguyễn Văn Tráng (quận 1).

Những thủy đài cao khoảng 30m, có kết cấu bê tông cốt thép với dung tích 1.200 m3 đến 8.500 m3, được xây dựng trước năm 1975 với mục đích là để điều tiết áp lực nước từ nhà máy nước ở Thủ Đức cho các vùng ven của 3 nơi là Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn.

Phía dưới những tнủʏ đài này được xây tường kín hay là những khung cột bê tông cốt thép đỡ bồn nước hình tròn bên trên. Không gian khu vực thủy đài thường rất rộng để đảm bảo an toàn khi thủy đài vận hành. Vị trí của các thủy đài cho biết mật độ dân cư ở đó khá tập trung, nhu cầu nước sạch lớn nên cần có “áp lực” mạnh và khối lượng lớn để cung cấp.

Tuy nhiên có một điều ít người biết là dù được xây dựng từ rất lâu nhưng những thủy đài hình nấm này chưa bao giờ được sử dụng.

Lý do theo một số người nói là vì các công trình này vừa được xây xong thì xảy ra biến cố 1975 nên bị bỏ hoang cho đến khi bị đập bỏ. Một nguồn tin khác nói rằng thủy đài được xây trong thời gian 1966-1969, nhưng không được đưa vào sử dụng vì bị cho là rò rỉ nước khi thử nghiệm. Công tác khắc phục kéo dài đến năm 1975 vẫn chưa hoàn thành do tình hình chiến cuộc căng thẳng. Có thể giả thiết đầu tiên đúng hơn, vì trong các hình ảnh Sài Gòn trước năm 75, không thể tìm thấy hình ảnh nào của thủy đài nấm này.

Như vậy, nếu như hoạt động được thì các thủy đài hình nấm này sẽ có công dụng và chức năиg như thế nào? Hẳn nhiều người sẽ biết câu trả lời là để chứa nước, nhưng không hẳn là như vậy, nó còn có chức năng điều tiết áp lực. Theo thiết kế, thủy đài được xây dựng để điều áp nguồn nước sinh hoạt. Buổi tối, khi người dân ít sử dụng sẽ dư ra lượng nước lớn, phần nước đó sẽ tự động bơm lên các thuỷ đài. Còn ban ngày dùng nhiều, thủy đài sẽ tự động mở van để bơm nước trở lại vào mạng lưới cung cấp.








.

#21 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7545 Bài viết:
  • 17323 thanks

Gửi vào 30/03/2023 - 07:05

Thủy đài nầy có lâu rồi , Năm 1967 tôi vào Saigon đã có rồi , vẫn sử dụng không hư gì hết, nó dùng để điều tiết áp lực nước .

Thanked by 4 Members:

#22 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 30/03/2023 - 10:20

Nhớ Xe Đạp Sài Gòn Xưa
Mar 29, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Trước khi những vòng xe lăn bánh trên các nẻo đường phố Sài Gòn, tuổi học trò thời trung học của tôi cũng đã gắn liền với nó. Những buổi đi cắm trại dã ngoại, ban đêm bên đống lửa tàn, bọn tôi lật ngược chiếc xe đạp lại, áp cái bình Dinamo nhỏ vào thành bánh xe, thay phiên nhau quay tay bàn đạp để phát sáng ngọn đèn phía trước xe cho cả lũ còn ngồi nán lại ca hát về khuya. Hay những buổi tụ tập tự phát không hẹn trước, những lúc trống tiết dạy đột xuất của thầy cô, chúng tôi chơi trò oảnh tù tì, bắt cặp từng đôi nam nữ đèo nhau qua cầu. Khi lên dốc cầu, vì cố gắng đạp chở bạn gái ngồi sau nên sên xe bị đứt giữa chừng, làm ùn tắc cả đoàn xe trên cầu. Lại bắt con gái người ta xuống xe đẩy bộ đổ mồ hôi ướt áo, đến nỗi dỗi hờn.







.

Thanked by 1 Member:

#23 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 31/03/2023 - 11:01

Ngôi Trường Mang Tên Vị "Anh Quân Nam Quấc"
Mar 30, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Trường nữ sinh Gia Long khánh thành ngày 19/10/1915. Ngay khóa học đầu tiên với 42 nữ sinh và giáo sư giảng dạy là người Pháp, trường đã chọn đồng phục mang màu tím. Ngay từ thời khắc đó, nơi này đã mang sứ mệnh làm biểu tượng cho sự trang nhã, thanh tú của nữ sinh Sài Gòn. 60 năm mang cái tên Gia Long, dù đã đổi màu học phục từ năm 1953, người ta vẫn quen gọi đó là ngôi trường Nữ sinh áo tím.






.

Thanked by 1 Member:

#24 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 02/04/2023 - 12:08

Hồi Ức Về CÁI LU "MÁI VÚ"
Apr 1, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Bây giờ những cái lu nước mái vú bên hiên hè của ngôi nhà Nội đã hóa thành dĩ vãng tự thuở nào....!

Ngày xưa, nhà ai dù giàu hay nghèo đều phải có một hàng lu đựng nước. Số lu có thể vài cá hoặc vài chục cái xếp chung quanh nhà, tuỳ theo cơ ngơi của gia chủ...

Lu đựng nước uống và lu đựng nước sinh hoạt hằng ngày. ở quê tôi thường là lu "mái vú". Nó có cái bụng phình to có thể chứa đến năm đôi nước.






.

Thanked by 1 Member:

#25 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 04/04/2023 - 11:29

Phần 1: Café Saigon | Đường Tự Do và Quán Givral
Apr 3, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Vào thời điểm trước những năm 1975 trên toàn xứ Đông Dương khi đó, không ai không biết về danh xưng “Hòn ngọc viễn đông”. Những tòa nhà, khách sạn lớn liên tiếp được xây dựng nằm trên những con đường nhộn nhịp và sầm uất đã tạo nên dáng hình của một Sài Gòn phồn thịnh, phát triển.

Biểu trưng rõ ràng nhất chính là con đường Catinat – Tự Do (nay là Đồng Khởi). Nơi đã khai sinh ra “văn hóa không tên” nức tiếng một thời. Hãy cùng ngược dòng thời gian trở về chiêm ngưỡng “văn hóa không tên” có mặt ở con đường Catinat – Tự Do trứ danh.






.

Thanked by 1 Member:

#26 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 05/04/2023 - 10:57

TÌNH THIÊN THU CỦA MỘNG THƯỜNG | Bi Ai Thời t*o Loạn
Apr 4, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Câu chuyện đẫm nước mắt phía sau ca khúc “Chuyện Tình Mộng Thường”: Yêu nhau Ba năm, bên nhau Vài ngày…. nhưng xa nhau Trọn kiếp...!

Tháng 11 năm 1971, trên chuyến bay từ Dalat trở về, sau khi mãn khoá trường võ bị Dalat, thiếu uý Phạm Thái tình cờ quen được một nữ Chiêu đãi viên Hàng không xinh đẹp tên là Mộng Thường.

Mùa Noel 1971, Phạm Thái và Mộng Thường cùng dự lễ nửa đêm, trong hồi chuông nửa khuya Thánh lễ, bên hang đá, hai người chính thức yêu nhau.

Đầu tháng giêng năm 1972, Phạm Thái được thuyên chuyển về BĐQ đơn bị anh đóng ở An Lộc-Bình Long, một chiến địa nổi tiếng với những trận tử thủ hãi hùng vào mùa hè năm đó.






.

Thanked by 1 Member:

#27 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 06/04/2023 - 10:31

CẶP DA VÀ NÉT RÈN CHỮ THỜI TIỂU HỌC
Apr 5, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

CHIẾC CẶP DA NGÀY NÀO ĐI HỌC...!

Không ai có thể biết chính xác chiếc cặp da ra đời từ bao giờ..?

Nhưng hình ảnh các nữ sinh với bộ áo dài trắng thướt tha cùng chiếc cặp ôm, xách trên tay rồi hòa vào dòng người trên phố sẽ nổi bật vô cùng khi đi trên đường..!

Hầu hết các chiếc cặp da ngày xưa của các nữ sinh từ lớp Đệ Thất đến Đệ Nhị đều có hình khối chữ nhật làm bằng da bò màu vàng hoặc nâu sậm. Rất hiếm khi có ai đó có chiếc cặp, da từ cá sấu, bởi vì rất hiếm và rất mắc tiền...!






.

Thanked by 1 Member:

#28 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 07/04/2023 - 10:48

Phần 2: Café Saigon | Nét Văn Hóa Không Tên Của Người Sài Gòn
Apr 6, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Chỉ vài bước chân tản bộ từ Eden tại góc đường Nguyễn Thiệp – Tự Do. Ta sẽ dễ dàng bắt gặp ánh sáng chiều nhẹ đang dần chiếu qua mặt kính của một cửa tiệm với bên trong là nội thất đầy sang trọng nhưng cũng không thiếu phần cổ điển. Đó chính là tiệm cafe Brodard.

Brodard luôn mang dáng vẻ vừa hiện đại vừa sang trọng nhưng vẫn khoác lên mình sự yên tĩnh vốn có. Ban đầu quán cafe huyền thoại Brodard xuất hiện đầu tiên vào năm 1948 là một tiệm bánh ngọt với kỹ thuật làm bánh tiên tiến của người Pháp được điều chỉnh để mang hương vị phù hợp hơn với người Việt.






.

Thanked by 2 Members:

#29 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 08/04/2023 - 11:10

TÁNH 'BAO ĐỒNG' CỦA DÂN NAM KỲ
Apr 7, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Nằm trên vùng đất bằng phía Nam kinh đô Huế, khi xưa những tiền nhân quê Bắc đã bỏ "cây đa đình làng" mà theo chân các bậc công thần triều Nguyễn đến đây khai phá một vùng rừng thiêng nước độc bạt ngàn, trên núi cọp gầm - dưới đầm sấu kêu. Qua bao thế kỷ cất công khai phá, chế ngự thiên nhiên, hoà hợp với những sắc tộc Cao Miên, Champa, Việt Nam đã xuất hiện một cộng đồng với giọng nói, văn hoá mới: miền Nam!






.

Thanked by 2 Members:

#30 FM_daubac

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7845 Bài viết:
  • 5965 thanks

Gửi vào 11/04/2023 - 11:23

NHÀ SÁCH KHAI-TRÍ | Vùng Tri-Thức Khai-Sáng Của Dân Tộc
Mar 15, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Trước 75, Khai Trí là nhà sách nổi tiếng nhất Sài Gòn, không ai không biết. Câu chuyện về nhà sách này cũng gắn liền với cuộc đời thăng trầm của ông Nguyễn Hùng Trương mà người thời bấy giờ thường gọi là “ông Khai Trí”.






.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |