Jump to content

Advertisements




Nhật ký tu dưỡng thần tiên


1155 replies to this topic

#16 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12937 Bài viết:
  • 25410 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 12:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MHTH, on 23/11/2022 - 12:15, said:

Anh Hoàng nói đúng rồi.

Không sinh Có, Có sinh vạn vật.

Tuy nhiên Không và Có đều là Danh.

Chúng ta có thể gọi tên, tư duy và đặt tên ra được không phải là cái Danh thường tồn bất biến.

Chắc chỉ Cảm được mà không Gọi Tên được.
đọc cái để đừng nghĩ mà lại cứ nghĩ thì làm sao đọc được
đừng nghĩ, đừng suy diễn nữa

Thanked by 1 Member:

#17 MR.Hoang

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1532 Bài viết:
  • 689 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 12:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MHTH, on 23/11/2022 - 12:15, said:

Anh Hoàng nói đúng rồi.

Không sinh Có, Có sinh vạn vật.

Tuy nhiên Không và Có đều là Danh.

Chúng ta có thể gọi tên, tư duy và đặt tên ra được không phải là cái Danh thường tồn bất biến.

Chắc chỉ Cảm được mà không Gọi Tên được.

Có là vạn vật, ở nơi không, có một vật thì cũng là có mà có vạn vật cũng là có.
Có nằm ở nơi không, không không thì cũng không có.

Vậy nên chúng đều là danh.

Giống như lâu đài cát trẻ con dựng lên ngoài bãi cát. Người lớn đứng ngoài thì thấy trẻ con ngây thơ cho là có lâu đài mà thật thì không có lâu đài.

Cũng vậy chúng sinh cũng chơi 'trên lâu đài cát' và bậc giác ngộ thì nhìn chúng sanh chìm trong mộng cảnh. Bản giác thì tùy thời giác có cũng tùy thời giác không, nhưng vì chỉ thọ nhặt phần có nên không chú ý phần không.
Nếu tùy thời ngộ ra có và không đồng thời tồn tại thì lúc ấy là sống thật nơi tánh giác, và thật thấy không có gì gọi là có và không. Vậy nên chúng đều là giả danh, và ta mỗi thời đều giác được chỗ ấy, gọi là thật giác.

Lỗi ở đâu mà sanh ra vậy? Đó là do 6 giác quan. Chúng ta tiếp xúc với trần lập tức 'cấu' tức là lập tức nhận phần có mà bỏ phần không. Nếu biết chỗ ấy, không bị chạy ra ngoài qua 6 giác thì tùy thời hiểu đạo, cũng không khó.

Thật chứng không suy diễn!

Sửa bởi MR.Hoang: 23/11/2022 - 13:19


Thanked by 1 Member:

#18 MR.Hoang

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1532 Bài viết:
  • 689 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 13:06

Nhớ trong kinh Lăng Nghiêm, lúc tiếng chuông được gõ thì ngài Anan gọi là có nghe, lúc chuông không gõ thì ngài Anan gọi là không nghe. Phật bảo ngài Anan bị điên đảo, tánh nghe làm gì có phụ thuộc nới âm thanh. Lúc có âm thanh thì nghe âm thanh mà lúc không có âm thanh thì cũng nghe chỗ không có âm thanh chớ. Này là thật hành chớ làm gì có ảo tưởng... Vì mình sử dụng tai hằng ngày, chỉ là giờ hiểu rồi sử dụng tai minh triết hơn thôi... Hành ở chỗ này chớ chỗ nào... 5 giác quan còn lại cũng như vậy. Làm gì có chỗ nào là ảo tưởng và suy diễn.

Thi công thì phải ở các giác quan mà thi công, đừng lấy tưởng chồng tưởng là được!

Thanked by 1 Member:

#19 MR.Hoang

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1532 Bài viết:
  • 689 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 13:29

Dễ mà. Ứng dụng khi thực hành lên mắt.
Ví dụ: lúc trước, khi ta nhìn ra ngoài công viên, ta nhìn thấy cây cối và chỉ tập trung chỗ cây cối. Giờ hiểu rồi, ở bước đầu ta nhìn cả phần khoảng không ở giữa mỗi cây, mỗi cỏ....vậy là bao quát toàn cảnh... Nhờ bao quát toàn cảnh nên chỗ này có thể tới chỗ toàn giác, mà không ảo tưởng.

Sau này khi đi đứng nằm ngồi tùy thời sử dụng 6 giác quan ta cũng làm tương tự như trên, vậy là có pháp tứ niệm xứ, thuộc chánh niệm trong bát chánh đạo, đi đứng nằm ngồi. Còn những cái tưởng tượng như pháp này, pháp kia đều là 'cấu' cả.

Đọc chưa hiểu thì thấy phức tạp, hiểu rồi dụng từ từ thì đơn giản đến bất ngờ.

Thật hành và thật chứng tuyệt không suy diễn!

Sửa bởi MR.Hoang: 23/11/2022 - 13:30


Thanked by 1 Member:

#20 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3121 Bài viết:
  • 1883 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 13:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MR.Hoang, on 23/11/2022 - 12:57, said:



Có là vạn vật, ở nơi không, có một vật thì cũng là có mà có vạn vật cũng là có.
Có nằm ở nơi không, không không thì cũng không có.


Không không là vô vô, tức cái không đứng yên không sinh có hả anh ?

#21 MR.Hoang

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1532 Bài viết:
  • 689 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 13:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MHTH, on 23/11/2022 - 13:30, said:


Không không là vô vô, tức cái không đứng yên không sinh có hả anh ?
Giờ nói không có thì em hiểu đúng không?!!!
Không không cũng hiểu tương tự vậy! Chữ không thứ hai và chữ có là đồng đẳng.

Thanked by 1 Member:

#22 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3121 Bài viết:
  • 1883 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 13:33

Ok anh cứ nói em ngẫm.

Hiểu cái không với có rồi.

Không Không và Không Có !

Không không không sinh vật còn Không có thì sinh vật.

Ok !

Sửa bởi MHTH: 23/11/2022 - 13:36


#23 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3121 Bài viết:
  • 1883 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 13:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MR.Hoang, on 23/11/2022 - 12:57, said:




Cũng vậy chúng sinh cũng chơi 'trên lâu đài cát' và bậc giác ngộ thì nhìn chúng sanh chìm trong mộng cảnh. Bản giác thì tùy thời giác có cũng tùy thời giác không, nhưng vì chỉ thọ nhặt phần có nên không chú ý phần không.
Nếu tùy thời ngộ ra có và không đồng thời tồn tại thì lúc ấy là sống thật nơi tánh giác, và thật thấy không có gì gọi là có và không. Vậy nên chúng đều là giả danh, và ta mỗi thời đều giác được chỗ ấy, gọi là thật giác.


Hiểuuuuuuu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MR.Hoang, on 23/11/2022 - 13:06, said:

Nhớ trong kinh Lăng Nghiêm, lúc tiếng chuông được gõ thì ngài Anan gọi là có nghe, lúc chuông không gõ thì ngài Anan gọi là không nghe. Phật bảo ngài Anan bị điên đảo, tánh nghe làm gì có phụ thuộc nới âm thanh. Lúc có âm thanh thì nghe âm thanh mà lúc không có âm thanh thì cũng nghe chỗ không có âm thanh chớ. Này là thật hành chớ làm gì có ảo tưởng... Vì mình sử dụng tai hằng ngày, chỉ là giờ hiểu rồi sử dụng tai minh triết hơn thôi... Hành ở chỗ này chớ chỗ nào... 5 giác quan còn lại cũng như vậy. Làm gì có chỗ nào là ảo tưởng và suy diễn.

Thi công thì phải ở các giác quan mà thi công, đừng lấy tưởng chồng tưởng là được!

Minh bạch !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MR.Hoang, on 23/11/2022 - 13:29, said:

Dễ mà. Ứng dụng khi thực hành lên mắt.
Ví dụ: lúc trước, khi ta nhìn ra ngoài công viên, ta nhìn thấy cây cối và chỉ tập trung chỗ cây cối. Giờ hiểu rồi, ở bước đầu ta nhìn cả phần khoảng không ở giữa mỗi cây, mỗi cỏ....vậy là bao quát toàn cảnh... Nhờ bao quát toàn cảnh nên chỗ này có thể tới chỗ toàn giác, mà không ảo tưởng.

Sau này khi đi đứng nằm ngồi tùy thời sử dụng 6 giác quan ta cũng làm tương tự như trên, vậy là có pháp tứ niệm xứ, thuộc chánh niệm trong bát chánh đạo, đi đứng nằm ngồi. Còn những cái tưởng tượng như pháp này, pháp kia đều là 'cấu' cả.

Đọc chưa hiểu thì thấy phức tạp, hiểu rồi dụng từ từ thì đơn giản đến bất ngờ.

Thật hành và thật chứng tuyệt không suy diễn!

Okkkkk

#24 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3121 Bài viết:
  • 1883 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 14:04

Ví dụ:

Nghe thì nghe cả khoảng không và tiếng

Nói thì khoảng không + tiếng

Nhìn như zị luôn.

Nếm thì nếm khoảng không với nếm vị như nhau. Đều là nếm.

Thật chứ còn gì suy diễn đâu @@

Là kiểu không chấp vào hình tướng.

Aizz, mềnh quá thông minh !

Anh Hoàng quả là bảo bối !

Thanked by 1 Member:

#25 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 640 Bài viết:
  • 793 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 14:11

ĐỘC GIÁC KINH
(vẫn tiếp theo)

Tiếp theo tới phần “Nhân”. Cái “nhân” để nhìn thấy bản thể (lý) là: “thường vô dục dĩ quan kì diệu”, và cái “nhân” để nhìn thấy hiện tượng (sự) là: “thường hữu dục dĩ quan kì kiếu”. Chỉ hai câu là xong phần “nhân”. Xong rồi nhưng Lão tử vẫn không quên nhắc lại, rằng “Thường vô dục” là bản thể, “thường hữu dục” là hiện tượng tưởng như nghịch nhau, nhưng thực ra là một. Hai cái “nhân” đó không lìa nhau, mà viên dung với nhau, tuy hai mà một: “Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh”. Đều huyền diệu cả: “đồng vị chi huyền”, huyền diệu vì từ đó sinh ra huyễn, thì thêm một lần huyền nữa, và huyễn cũng tức là huyền: “huyền chi hựu huyền”. Đây chính là chỗ Lão tử nói “tục đế tức chân đế” và nghĩa lý của Trung đạo, như sau này Long Thọ Bồ Tát viết: “Chúng nhân duyên sinh pháp / Ngã thuyết tức thị không / Diệc vi thị giả danh / Diệc thị trung đạo nghĩa”, vì có “chúng nhân duyên sinh pháp” cho nên mới “dĩ quan kì diệu”, và cũng vì “vi thị giả danh”, cho nên mới “dĩ quan kì kiếu”. Nghĩa lý bài kệ này của Ngài Long Thọ với đoạn trên trong Đạo Đức kinh thực ra là một. Tuệ giác gặp nhau kì diệu như thế đấy.

Các học giả đời sau bố cục Đạo Đức kinh làm 81 chương là thuần túy số học, chia đôi thành Thượng kinh và Hạ kinh. Trong khi chương một gồm “tông chỉ” và “nhân địa”, từ chương hai trở đi là “Dụ” (ví dụ, dẫn chứng…), tuy thỉnh thoảng cũng có câu trùng ý với chương một, song chỉ là nhắc lại mà thôi. Phần “Dụ” cũng là “đạo” đấy, bởi “dụ” không ra ngoài “đạo”, nhưng là đạo sinh diệt, không phải “thường đạo”. “Tông chỉ” và “nhân địa” là pháp “xuất thế gian”, tức là pháp “vô vi”. “Dụ” là pháp “thế gian”, tức là pháp “hữu vi”. Dùng pháp “thế gian” làm ví dụ, để diễn giải và minh họa cho pháp “xuất thế gian”, là việc chư Phật mười phương ba đời vẫn thường hay làm, không chỉ riêng Lão tử. Điều đó chứng tỏ tư tưởng Độc Giác của Lão tử đã hướng tới tuệ giác của Đại thừa. Tuệ giác ấy mách bảo chúng ta rằng cái gọi là “Đạo” ấy, nó ở ngay đây, trong ta và xung quanh ta, chứ không ở đâu khác. Tục đế tức Chân đế, phiền não tức Bồ Đề… Đó chính là tư tưởng Đại thừa.

Đọc Đạo Đức kinh dưới góc nhìn của Nhân Minh luận thì như vậy. Ngoài ra, từ chương 2 trở đi, còn nhiều cách đọc nữa, ví dụ đọc theo Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo), thì sẽ thấy Đạo Đức kinh như một bộ luận về Bát Chánh Đạo của Phật Đà, bao gồm cả “chánh kiến”; “chánh tư duy”; “chánh mạng”, “chánh nghiệp”… Tóm lại có rất nhiều “cửa” kì diệu để thâm nhập Đạo Đức kinh mà kết thúc chương 1, Lão tử viết: “chúng diệu chi môn” có nghĩa là như vậy. Giáo Pháp của Phật cũng chỉ ra tới 84.000 pháp môn (84.000 cửa) để khai mở “tri kiến Phật”, cũng tức là khai mở năng lực Độc Giác của mỗi mỗi chúng sinh.

Trong khuôn khổ của một bài viết, thì không thể bàn chi tiết phần “Dụ” (tức là từ chương 2 trở đi) của bộ kinh được. Chỉ biết rằng vì những phản ngôn tiên chỉ, đầy tính khuyên bảo, dạy dỗ cuộc đời, thậm chí mắng mỏ (đàn ha)… của Lão tử, mà nhiều học giả đời sau đã tôn Ngài thành đệ nhất túi khôn của thiên hạ. Các học giả cũng đã bàn phần này đến nát cả ra rồi, vậy mà ngày nay vẫn xuất hiện một điều thú vị, đó là bản dịch và chú giải gần nhất, mới nhất và dũng cảm nhất của tiến sĩ Bùi Đại Dũng (như đã nhắc tới ở trên). Bản này được NXB HNV xuất bản vào quý 4/2022, vừa mới “bóc tem”. Đó chính là “nhân duyên”, khiến tôi “nổi cơn” viết những dòng này. Và cũng nhờ bản dịch và chú giải của Bùi Đại Dũng, mà tôi mới có tài liệu, để trích dẫn những câu dịch của các cụ học giả như trên. Xin cảm ơn tiến sĩ Bùi Đại Dũng.

Kho tàng giáo lý nhà Phật nói đến tên nhiều vị Phật, như Phật A Di Đà, Phật Nhiên Đăng, Phật Dược Sư, Phật A Súc… Nhưng duy chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni (cho đến nay) là có thật trong lịch sử. Cũng xuất hiện lai lịch một số vị Bích Chi Phật (Phật Độc Giác), song sử sách không hề thấy ghi chép. Có lẽ Lão tử là trường hợp duy nhất chăng? Năng lực Độc Giác của chúng sinh vốn là thường hằng, nên chủng tính giác ngộ bằng con đường Độc Giác cũng tồn tại thường hằng, từ vô thủy. Nhưng chỉ đến khi Phật Thích Ca xuất hiện, thì pháp tu của những hàng Độc Giác mới được bậc toàn giác “ấn chứng”, và thâu nhiếp một cách rõ ràng, mạch lạc, từ nhân địa tu hành đến quả vị tu chứng… vào trong giáo pháp của Ngài. Đó là pháp tu “Thập nhị nhân duyên” của những bậc Duyên Giác. Trước đó tại sao chưa có vị Bích Chi Phật nào chỉ ra điều này? Bởi vì chỉ có “đạo chủng trí” của một vị Phật thì mới làm nổi điều đó. Bích Chi Phật có “nhất thiết chủng trí”, song không có “đạo chủng trí”.

Pháp tu của hàng Độc Giác được thâu nhiếp vào kho tàng giáo Pháp của Phật Đà gọi là “Độc Giác thừa”, cùng với “Thanh Văn thừa”, được xếp chung vào hàng “Nhị thừa”, để phân biệt với “Bồ Tát thừa”. Nhưng tại sao “Thanh Văn thừa” và “Bồ Tát thừa” có thứ lớp tu chứng rõ ràng, từ “tam hiền” (thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng) đến “tứ thánh” (Tu Đà hoàn, A Na Hàm, A La hán), rồi “thập thánh” (thập địa Bồ Tát)… trong khi “Độc Giác thừa” thì tịnh không thấy nói đến thứ lớp tu chứng? chỉ một phát đến thẳng quả vị Bích chi Phật? Có lẽ vì “Độc Giác thừa” là pháp tu “đốn ngộ”, không phải “tiệm ngộ” chăng?

Thực ra thì không có gì gọi là “đốn”, hay “tiệm” cả, bởi trong “đốn ngộ” vẫn có thứ lớp tu chứng, tức là “tiệm ngộ”, và ngược lại, trong “tiệm ngộ” vẫn có “đốn ngộ”. Trong kinh Viên Giác, Phật đã ân cần nhắc đi nhắc lại điều này. Đạo Đức kinh (có thể nói) là bộ giáo lý duy nhất (tính cho đến nay) của “Độc Giác thừa”, do một vị Độc Giác để lại. Vậy đầu đề ba chữ “Đạo Đức kinh” có nghĩa là gì?

“Đạo Đức kinh” là kinh nói về cái “Đức” của “Đạo”. Chứ không phải nói về “đạo đức”, “quy tắc”, “luân lý”, “tử tế” hay “có học”… như cách xưa nay chúng ta vẫn hiểu. Ở đây “Đức” là đại từ sở hữu của “Đạo”, thuộc về “Đạo”, cho nên đây là bộ kinh nói về cái “Đức” của “Đạo”. Chữ “Đức” ở đây cũng không hẳn như từ điển Hán Việt giảng là cái “đạo” để lập thân, là đức hạnh, là làm thiện... “Đức” ở đây phải hiểu là “dụng” của “Đạo”, nhờ “Đức” mà thấy được “Đạo”. Đó là năng lực, là công đức, bất sinh bất diệt, bất khả tư nghì... gắn liền với Đạo, không ra ngoài Đạo. Vì bất sinh bất diệt nên đó là pháp vô vi (xuất thế gian), thì không thể hiểu theo cách hiểu của đạo đức thế gian (pháp hữu vi) được. Cũng như “Đức” của Niết Bàn là “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh”, nhờ “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh” mà thấy được Niết Bàn. “Đức” của Phật tính là “Bát Nhã, Pháp thân và Giải thoát”, nhờ “Bát Nhã, Pháp thân và Giải thoát” mà thấy được Phật tính... “Đức” của “Thường Đạo”, trong Đạo Đức kinh cũng tương tự như vậy. Vì “Thường Đạo” là năng lực Độc Giác, nên cũng chứa đầy đủ mọi công đức trí tuệ (Bát Nhã), cũng tồn tại thường hằng, ở mọi lúc, mọi nơi (Pháp Thân), cũng chính là Giác ngộ (Giải thoát)”. Tuyền bộ kinh hơn 5000 chữ, đều không ra ngoài ba cái “Đức” ấy.

Đạo Đức kinh, do một vị Độc Giác làm ra, có đủ ba đức Bát Nhã, Pháp Thân và Giải thoát, thì có thể coi là Giáo lý của Độc Giác thừa. Nghĩa là Đạo Đức kinh cũng tức là Độc Giác kinh.

Lão tử (khoảng 571 TCN - 471 TCN) sống gần như cùng thời với Thái tử Tất Đạt Đa, tức Ngài Cồ Đàm, tức Phật Thích Ca Mâu Ni. Địa lý y báo của hai Ngài cách xa nhau vạn dặm, một Tây Trúc, một Đông Độ, một vị thu nhận đệ tử, thường thường di chuyển và thuyết pháp, một vị tuyệt đối không nhận đệ tử, cũng không di chuyển, không thuyết pháp…

Nếu không có chuyện Doãn Hỷ, người giữ cổng thành của nhà Chu hốt nhiên đề nghị, thì Lão tử cũng không để lại bộ giáo lý này.

Đó là những chỗ khác nhau (bề ngoài) giữa Phật và Lão, cũng là khác nhau giữa Bồ Tát thừa và Độc Giác thừa, giữa Phật Đà và Bích chi Phật (tức Độc Giác Phật).

Có thể khẳng định Lão tử là Độc Giác, bởi vì thời ấy không có báo chí, không có internet, không có mạng xã hội… nên Phật và Lão tuyệt đối không có bất cứ thông tin gì về nhau. Nhưng hai Ngài biết nhau, chắc chắn như thế. Không phải biết nhau qua tin đồn, mặc dù thời nào cũng tồn tại quy luật “tiếng lành đồn xa…”, mà là biết rõ tới mức chứng được trí tuệ của nhau. Dù khó tin song cũng xin chớ thắc mắc. Bởi cái biết của các bậc giác ngộ thì bất khả tư nghì, là vô giới hạn về không gian và thời gian. Bằng chứng là khi Phật thuyết “Thập nhị nhân duyên” ở bên Tây Trúc, thì Lão tử ngồi trông kho sách của nhà Chu ở bên Đông Độ đã chứng quả Bích Chi Phật. Nghìn năm sau, Trung Hoa xuất hiện đại sư Thiên Thai Trí Giả (538-597), mỗi khi nhập “Pháp Hoa tam muội”, thì ngài lại thấy Phật vẫn đang thuyết kinh Pháp Hoa ở trên núi Linh Thứu. Và mỗi khi nhập “Thập nhị nhân duyên” tam muội, ngài lại thấy Lão tử đang ngồi ở cổng thành nhà Chu viết Đạo Đức kinh.

Phật tất nhiên biết rõ về Lão hơn là ngược lại, vì cái biết của chư Phật là “đạo chủng trí” (tỏ mọi đường đạo), cái biết của Lão mới dừng lại ở “nhất thiết trí” (tỏ mọi đường đời). Vì có “đạo chủng trí”, nên Phật không chỉ biết rõ về Lão, mà còn biết rõ cả Khổng, một trí tuệ khác, cũng cùng chung “thiên hạ” với Lão.

Khác với Lão tử có “căn tính” Độc Giác, không cần tới bất cứ ông thầy nào, thì Khổng tử có “căn tính” tương tự như Thanh Văn thừa, tức là anh học trò, dẫu rất thông minh đấy, nhưng nếu không có những vị tiền bối để tôn làm thầy như Văn Vương, Chu Công, không có sách để học như Kinh Thi, Kinh Lễ… thì không có Khổng tử. Học thuyết của Khổng tử là Nhân thừa, cứu cánh là làm Người, tức là trong phạm vi gầm Trời. Nhưng đời sau học Khổng chỉ cốt để làm vua, làm quan… nên không nhất thiết phải đạt tới Nhân thừa, chỉ cần hạ thấp học thuyết của Ngài xuống, thành Tiểu Nhân thừa là… quá đủ. Điều này đã được sử gia Tư Mã Thiên kể lại trong thiên “Khổng tử thế gia”.

Ở Lão tử, phải chăng cũng xảy ra tình huống tương tự? Cứu cánh của Độc giác thừa là Niết Bàn Vô lượng thọ, tức là xuất thế gian. Nhưng đời sau học Lão chỉ cốt thành “thọ giả” (cầu thọ) mà thôi. Nên Độc Giác thừa cũng bị hạ thấp xuống thành Tiên thừa, cứu cánh là chư thiên. Đời sau tôn Lão tử làm Đạo Tổ, thì cũng chỉ cầu đắc đạo tu Tiên, dẫu có lên tới được đỉnh Trời, thì vẫn còn luẩn quẩn trong phạm vi của thế gian.
-Nguon: Pham luu vu-

Thanked by 1 Member:

#26 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 640 Bài viết:
  • 793 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 14:23

CÓ “PHẬT SỐNG” HAY KHÔNG?

Khi tôi dẫn kinh Lăng Nghiêm nói rằng người đã chứng ngộ chánh đẳng giác thì không được tiết lộ thân phận. Nếu lộ ra, thì lập tức phải nhập diệt. Điều này giúp cho đời sau nhận ra những kẻ mạo nhận mình đã thành Phật (tức là phật sống). Trong nhà Phật có rất nhiều chuyện kể về các “hậu thân” hoặc những trường hợp “thị hiện” của các bậc “đẳng giác” như Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Di Lặc… Song tất cả đều không cho người đời được biết, kể cả vua chúa… Các Ngài đều nhập diệt, để lại một bài kệ… thì người đời mới biết. Về sau, dẫu có thêu dệt, thêm thắt thế nào, thì cũng không được vi phạm nguyên tắc: lộ thân phận khi còn đang tại thế.

Không thấy bạn nào thắc mắc, rằng vậy lúc Đức Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, từ khi thành đạo dưới cội Bồ Đề, trong suốt 49 năm thuyết pháp, Ngài có tự nhận mình là Phật hay không? Nếu có, tức là có Phật sống? những 49 năm. Nghĩa là chính Ngài đã vi phạm nguyên tắc đó? Chớ nói rằng nguyên tắc đó là do Ngài đặt ra, nên không vi phạm. Nguyên tắc đó là của chư Phật mười phương, ba đời… Dẫu có Đức Thích Ca hay không có Đức Thích Ca, thì vẫn có chư Phật, nghĩa là vẫn có nguyên tắc ấy.

Nguyên tắc ấy nói lên điều gì? Là không có Phật sống. Bởi nếu có Phật sống, tức là có Phật chết. Nghĩa là cái vị gọi là “Phật” ấy, vẫn còn trong vòng sinh siệt, thế thì chắc chắn không phải Phật. Không bao giờ có Phật sống, kể cả thời Đức Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Chỗ này rất khó, song cũng xin chiếu cố đến tâm tính chân thật của mình một chút. Trong đạo Phật, khái niệm “Phật” hay “Như Lai”… có nghĩa rốt ráo là tính Giác, là toàn Giác, là công đức viên mãn… nó vô hình vô tướng, vô cùng mênh mông, bao trùm tất cả. Nếu gắn chữ “Phật” hay “Như Lai” với bất kì một “cá thể” hữu tình nào đó, dù chỉ trong trí tưởng tượng, thì sẽ không thể tiếp cận được với khái niệm này. Vậy Đức Thích Ca Mâu Ni kia là gì? Ngài chẳng phải là một ông Phật sống, có đủ 32 vẻ đẹp, 80 tướng tốt… hay sao? Không phải. Đó là Sa môn Gotama, một “cá thể” hữu tình đã “đắc” được “quả vị” Phật, tức là chứng được Như Lai, cũng tức là chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác. Sa môn Gotama với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp là “tượng” của Như Lai, chứ không phải Như Lai. Sa môn Gotama và Như Lai tuy không khác, song cũng không phải là một. Cho nên không thể do nơi thân tướng… của sa môn Gotama, mà thấy được Như Lai. Kinh Kim Cang đã nói rõ về điều này:

“Nếu dùng sắc thấy ta,
Nghe tiếng nói của ta,
Người ấy tu đạo tà!
Chẳng thấy được Như Lai”.

Và sa môn Gotama đem giáo lý chỉ đường đạt tới toàn Giác (tức Phật, tức Như Lai) ra để giáo hóa chúng sinh, suốt 49 năm. Ấy là cái phần Sa môn Gotama nói, chứ cái phần Phật, hay Như Lai mà Ngài đã chứng được thì vốn không lời, nên chẳng thuyết lời nào. Cũng kinh Kim Cang đã nói rõ:

“Từ khi thành phật đạo
Cho đến khi niết bàn
Trong khoảng thời gian đó
Ta không nói một lời.”

Hai bài kệ này, phải hiểu rằng do sa môn Gotama, thay Phật, hay Như Lai mà nói, chứ không phải Như Lai nói, bởi Như Lai vốn không lời, cũng như mặt trăng kia. Sa môn Gotama là ngón tay, trỏ vào mặt trăng, Như Lai là mặt trăng. Thấy mặt trăng rồi, thì bỏ ngón tay đi. Chớ tưởng lầm ngón tay là mặt trăng, thì sẽ không bao giờ thấy mặt trăng, tức là sẽ chẳng thấy Như Lai.

Đức Thích Ca Mâu Ni, tức Sa môn Gotama vẫn có sinh diệt, kinh điển Đại thừa gọi là “thị hiện”. Nhưng Phật, hay Như Lai thì không sinh diệt. Trong những lúc thuyết pháp, nếu Ngài có xưng là Phật, là Như Lai, thì đó là lấy “tư cách” của Phật tính, tính Giác, hay “tư cách” Như Lai mà thuyết, chứ không phải Ngài xưng mình là Phật. Cho nên trước sau Ngài đều không vi phạm. Kinh Kim Cang đã giải thích rốt ráo điều này.

-Nguồn: Pham Luu Vu-

Thanked by 1 Member:

#27 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 640 Bài viết:
  • 793 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 14:39

ĐẠO ĐỨC... KINH

Hai chữ "Đạo đức" là rất... kinh khủng, chứ không như người đời vẫn hiểu. Hiểu chữ đạo đức cũng tương tự như lòng tốt, sự tử tế, luân thường... thì hạ thấp lắm, chả... kinh khủng gì.

Tác phẩm ĐẠO ĐỨC KINH của Lão Tử, viết cùng thời với Đức Phật Thích Ca chính là nói về cái nghĩa kinh khủng ấy.

Hơn 2000 năm nay, không biết đã có bao nhiêu cuốn sách viết về tác phẩm này. Và có rất nhiều bản dịch ra tiếng Việt, của các bậc túc Nho, và cả... hủ nho.

Nhưng hầu hết đều dịch sai, vì không hiểu 2 chữ Đạo Đức là rất... kinh, chứ không phải... thường. Thế là dịch sai ngay từ câu đầu tiên.

Lão Tử thực ra là 1 vị Độc Giác Phật. Cho nên phải dùng tuệ giác của nhà Phật, thì mới hiểu Thật nghĩa của Đạo Đức kinh được. Chứ dùng kiến thức của Nho học, mà dịch Độc Giác Phật, thì khác nào dùng đèn đom đóm để... soi trăng?

Tôi biết có một người đang vì Thật nghĩa của Đạo Đức kinh mà "liều mạng" dịch lại. Về cơ bản đã hoàn thành. Người ấy là tiến sĩ Bùi Đại Dũng.

Tôi ví việc này cũng tương tự như M. Plan đã "định nghĩa" lại cơ học cổ điển của Newton vậy.

Những ai ưa khám phá, xin hãy chờ đọc.

-nguon: Pham Luu Vu-

Thanked by 1 Member:

#28 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3121 Bài viết:
  • 1883 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 14:44

Cảm ơn Maxmin trích dẫn bài cho mềnh đọc.

Chuyện khác không nói nhưng việc tác giả so sánh là không ổn.

Người không hiểu bình người hiểu.

Khó hiểu vô cùng !

#29 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 640 Bài viết:
  • 793 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 14:49

Vậy thì thôi, không trích dẫn nữa. Vì thầy Mỗ cứ hay vặn vẹo, nên trích thôi. Tác giả Phạm Lưu Vũ thông kim bác cổ nhiều món.

Thanked by 2 Members:

#30 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3121 Bài viết:
  • 1883 thanks

Gửi vào 23/11/2022 - 14:55

Vẫn bị giới hạn tư duy con người.

Anh lethanhnhi là bắt cái bóng thôi.






Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |