Mình nghĩ đến khi xem podcast họ có nhắc tới di sản văn hoá sau chiến tranh, di sản mà các nước xâm chiếm để lại trên mảnh đất thuộc địa.
Nhiều người yêu nước đã phá bỏ đi ngay sau khi đánh đuổi quân xâm lược. Như muốn nói tất cả những gì liên quan đến chúng nó đều không muốn xuất hiện trên mảnh đất chúng ta.
Đúng là nhìn trên phương diện thời điểm thì khi một đế chế đô hộ các nước thuộc địa, máu và nước mắt của nước thuộc địa rơi nhiều. Chiến tranh, cái đói, phân biệt giai cấp xã hội xảy ra đồng thời.
Vậy nên làm gì với di sản văn hoá, công trình kiến trúc của các nước xâm lược còn sót lại sau chiến tranh ?
Nếu nhìn theo chiều dài lịch sử, việc chiến tranh rồi thành lập một chế độ mới là điều tất lẽ xảy ra. Đó là quá trình hình thành lên chế độ chính trị mới. Bởi vì nó là quá trình trưởng thành của các nước thuộc địa nên di sản mà các nước thuộc địa phá bỏ thực chất lại là di sản của chính họ.
Để đến được một đất nước độc lập và tự do hạnh phúc thì đất nước đó bị mài thật nhiều lần. Sự phân biệt do vị trí địa lý, phân biệt vùng miền, sai lệch văn hoá, phân biệt giai cấp, phân biệt màu da, phân biệt tôn giáo và phân biệt giới kéo dài quá lâu.
Vậy nên khi hoà bình sẽ thấu hiểu được tất cả những mất mát, đau thương đều là di sản của chính đất nước đó. Không phải ta nên làm gì với những di sản mà thực dân xâm lược để lại mà ta nên gìn giữ thế nào với những di sản của quá khứ đất nước này để lại.
Sửa bởi MHTH: 24/02/2024 - 20:29