

4680 replies to this topic
#2791
Gửi vào 03/01/2024 - 16:10
đúng là có vận đổi việc thật, mà việc này là đi gởi CV suốt 2 năm...
việc này không sinh ra tiền mà càng làm càng tốn tiền.
có lẻ nó vẫn xảy ra dù mình xem, chỉ là mình hiểu sai cái loại công việc.
vận đổi việc này có liên quan đến sao nào, ngũ hành ga sao, tính chất như nào... CV của mình chắc chỉ phù hợp với chu kỳ cũ.
một chu kỳ mới chắc hẳn sẽ yêu cầu một con người mới, thay đổi dữ dội.
việc này không sinh ra tiền mà càng làm càng tốn tiền.
có lẻ nó vẫn xảy ra dù mình xem, chỉ là mình hiểu sai cái loại công việc.
vận đổi việc này có liên quan đến sao nào, ngũ hành ga sao, tính chất như nào... CV của mình chắc chỉ phù hợp với chu kỳ cũ.
một chu kỳ mới chắc hẳn sẽ yêu cầu một con người mới, thay đổi dữ dội.
Thanked by 1 Member:
|
|
Thanked by 1 Member:
|
|
#2793
Gửi vào 04/01/2024 - 23:18
MHTH, on 04/01/2024 - 22:40, said:
Thế ba bích nhà ở đâu ?
anh cũng không biết nhà ở đâu nữa, đi lạc quá lâu rồi, quên mất nhà cũ của mình ở đâu trong thế giới này.
đôi lúc cảm giác anh không thuộc về thế giới này, cảm giác xa lạ với mọi thứ xung quanh
vẫn thấy mình tồn tại mà lại không phải là mình nữa. em hiểu khum
Thanked by 1 Member:
|
|
#2794
Gửi vào 04/01/2024 - 23:23
Ồ. Do tư tưởng ba bích quá khác với những người xung quanh mà ba bích tương tác hàng ngày.
Thế ba bích nghĩ ba bích là ai ?
Thế ba bích nghĩ ba bích là ai ?
Thanked by 1 Member:
|
|
#2795
Gửi vào 04/01/2024 - 23:37
MHTH, on 04/01/2024 - 23:23, said:
Ồ. Do tư tưởng ba bích quá khác với những người xung quanh mà ba bích tương tác hàng ngày.
Thế ba bích nghĩ ba bích là ai ?
Thế ba bích nghĩ ba bích là ai ?
anh nghĩ anh chỉ là một khối sống đang đập cùng nhịp với cuộc đời, rồi có đôi lúc bỗng dưng thấy mình không thuộc về chúng.
không thuộc về những gì đang trôi chảy ở hiện tại.
có phải anh lạc mất em giữa dòng đời rồi không nhi?
#2796
Gửi vào 04/01/2024 - 23:56
Ôi, ba bích đừng lạc mất bản thân là tốt rồi :v
Ba bích đang quá rời xa thực tế đó. Mọi ý niệm đều là vọng tưởng.
Nhưng phải biết về mặt sinh học cần tồn tại, về mặt làm người cần lẽ phải(dù cái phải không giống nhau do khác thế giới quan).
Thôi, đi ngủ.
Uống một hồi socola mix cafe cũng thấy ổn, dù ko thích lém. Híc.
Ba bích đang quá rời xa thực tế đó. Mọi ý niệm đều là vọng tưởng.
Nhưng phải biết về mặt sinh học cần tồn tại, về mặt làm người cần lẽ phải(dù cái phải không giống nhau do khác thế giới quan).
Thôi, đi ngủ.
Uống một hồi socola mix cafe cũng thấy ổn, dù ko thích lém. Híc.
Thanked by 1 Member:
|
|
#2797
Gửi vào 05/01/2024 - 00:19
Khuya rồi em còn uống cafe sao ngủ được.
Nhà anh cứ đến buổi 12 h đêm là ngoài phòng khách sẽ có tiếng vỗ lên bàn, giống như có người vỗ vậy.
Nãy mới có tiếng vỗ phát ra.
Nhà anh cứ đến buổi 12 h đêm là ngoài phòng khách sẽ có tiếng vỗ lên bàn, giống như có người vỗ vậy.
Nãy mới có tiếng vỗ phát ra.
#2798
Gửi vào 05/01/2024 - 09:54
Nhà ba bích ở nguồn năng lượng tối - trường khí không thích hợp người sống cư ngụ.
Haiii. Giờ mình mới ngủ dậy : )))
Haiii. Giờ mình mới ngủ dậy : )))
Thanked by 1 Member:
|
|
Thanked by 1 Member:
|
|
#2800
Gửi vào 05/01/2024 - 22:59
Nãy đọc báo dân trí, hay lém để trích lại cho.
"Tôi biết đến đạo Phật từ nhỏ. Ngôi chùa làng ở quê là điểm sinh hoạt tôn giáo đầu tiên tôi lui tới. Gần 30 năm trước, chùa nghèo, kinh sách, băng đĩa giảng pháp của các sư rất ít. Phật tử quê đến chùa không chỉ thực hành tín ngưỡng mà còn làm công quả, quét dọn khuôn viên, giúp sư thầy làm ruộng, gặt lúa. Những ngày lễ lớn bà con về chùa phụ đám, nấu thức ăn dâng Phật và mời khách gần xa cơm chay.
Mọi người đến chùa vì lẽ đơn giản: làm lành, lánh ác. Nhiều người dân quê tôi ăn chay vào ngày rằm, mùng một hàng tháng hay trọn tháng tư, tháng bảy, tháng giêng cũng vì lẽ đó.
Tất nhiên, số đông người đi chùa trong đó có tôi đều giữ tâm niệm, cầu mong đức Phật, Bồ-tát hộ trì cho khỏe mạnh, bình an, phát đạt.
Nghĩ từ chuyện ồn ào xá lợi: Phật tại tâm - 1
"Xá lợi tóc Đức Phật" được trưng bày tại chùa Ba Vàng từ 23/12 đến 27/12 (Ảnh: Chùa Ba Vàng).
Sau này lớn lên, tìm hiểu giáo lý của đạo Phật và trở thành một cư sĩ - người tại gia đã quy y Tam bảo và có pháp danh, tôi hiểu rằng một trong những giáo lý cốt lõi là nhân quả. Rằng, khi mình làm một việc lành, thậm chí nói hoặc nghĩ điều thiện, mình cũng đã gieo một hạt giống tốt vào vườn tâm của mình. Đó chính là nhân thiện cho kết quả tốt đẹp mai sau. Ngay lúc nghĩ, nói, làm việc thiện, ta cũng đã có quả lành, đó là niềm vui lan tỏa suốt ngày hôm ấy.
Ai đã từng đi làm từ thiện, mở hầu bao chia sẻ với người khó hơn sẽ cảm nhận rõ điều này. Ai đã từng ngồi lắng nghe, không phán xét, giúp người khác vượt qua khó khăn trong cuộc sống sẽ hiểu giá trị của sự hiến tặng bình an.
Nếu không tin nhân quả, con người ta có thể làm rất nhiều điều xấu xí. Do vậy, giáo lý nhân quả giúp ngăn ác, khuyến thiện.
Từ nhận thức trên, tôi nghĩ rằng ước mong những điều lành đến với mình không xấu. Nhưng nếu chỉ có xin Phật, cầu Bồ-tát, thánh thần ban cho mình may mắn mà bản thân không thực hành điều thiện thì sẽ là tham lam, không đúng quy luật có gieo, có gặt. Hay nói cách khác là muốn có phước đức thì phải tự gieo trồng, không thể nào chỉ trông cậy vào cầu xin.
Sống tử tế sẽ thấy việc thiện quanh ta. Nhiều vị thầy giải thích thêm với tôi, việc thiện là việc lợi mình, lợi người ở hiện tại và cả tương lai. Và hãy luôn nhớ rằng "Phật tại tâm", hãy lắng nghe sự từ bi, trí tuệ vốn có sẵn trong mỗi người và chú tâm thực hành lời dạy của đức Phật thay vì chạy theo những nghi lễ mê tín, mù quáng.
Năm 2005, tôi tham gia khóa tu tập dành cho cư sĩ ở một tu viện tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Thiền sư Thích Nhất Hạnh đăng tòa thuyết pháp, ngài không nói chuyện huyền bí của đức Phật và các vị thánh tăng mà tập trung vào giải quyết câu hỏi: Làm sao để có bình an, hạnh phúc ngay thực tại.
Phật dạy ta trở về bên trong, quan sát chính mình. Sửa mình để bản thân là một ngôi chùa, một thánh địa của bản thân. Tôi càng ngộ ra, cầu xin không phải là cách để có bình an, hạnh phúc mà phải hành động, tự xây ngôi chùa bên trong mình. Tôi bắt đầu tập nghĩ việc lành, nói điều dễ thương, làm những việc tốt (trong khả năng) và thấy mình dần thay đổi.
Đời thay đổi khi ta thay đổi. Câu nói này phù hợp với giáo lý "nhất thiết duy tâm tạo" (mọi thứ từ tâm sinh) của nhà Phật. Chỉ có thay đổi suy nghĩ, lối sống thì ta mới cải tạo được cuộc sống của mình.
Trước đây, tôi từng trách móc ông trời, người này, người nọ vì nghĩ rằng họ đã làm điều không tốt với mình, khiến mình khổ đau, gặp điều không như ý. Nhưng khi "lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương", tôi nhận ra, người ta còn xấu với mình (có thể) do mình chưa tốt, hoặc (có thể) họ cũng có nỗi khổ niềm đau nào đó. Một người có khổ đau, chưa tìm thấy được giá trị, niềm vui từ chính bản thân thì họ sẽ còn gieo rắc khổ đau cho người khác, gây bất an cho cuộc đời. Và họ cũng sẽ còn lao ra bên ngoài để tìm điều huyền hoặc, nhiệm mầu không có thật…
Với tôi, Phật giáo nằm ở lối sống hàng ngày, là thương yêu có hiểu biết. Phật giáo cũng không cổ súy người ta tin vào thần quyền, không dùng những hình tượng siêu phàm để câu dẫn người khác.
Sáng sớm mỗi ngày, tôi đọc bản kinh Phước Đức, Phật dạy về gieo trồng phước đức tự thân khá đơn giản như yêu thương gia đình, cung phụng mẹ cha, làm nghề thích hợp, không say sưa nghiện ngập, kiên trì phục thiện, khiêm cung lễ độ, nói lời ái ngữ…
Phật giáo du nhập vào Việt Nam hơn 2.000 năm, đã đồng hành cùng dân tộc và có ảnh hưởng rộng khắp trong xã hội. Ngày nay tất cả chúng ta tôn trọng việc mọi người theo hoặc không theo một tôn giáo, tín ngưỡng nào đó, và chúng ta không đồng tình khi ở nơi này nơi khác vẫn có người nặng về hình thức cầu cúng hơn là thực hành nguyên bản lời Phật dạy.
Những ồn ào về "xá lợi tóc Đức Phật" gần đây cho thấy điều đó. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo đã vào cuộc. Thiết nghĩ người mộ đạo cũng cần có tinh thần "trạch pháp", nghĩa là biết phân biệt đúng sai, sống tỉnh thức để trở về với Phật ở bên trong, kiến tạo bình an căn bản nhất.
Tác giả: Ông Lưu Đình Long là nhà báo, cư sĩ, từng làm công tác tòa soạn tại báo Giác Ngộ; tác giả của các đầu sách: Lắng nghe hơi thở, Tâm kinh mình thuyết cho mình, Như mây thong dong, Như gió an lành, Bình an mà sống, Sống tích cực, thương chân thành."
"Tôi biết đến đạo Phật từ nhỏ. Ngôi chùa làng ở quê là điểm sinh hoạt tôn giáo đầu tiên tôi lui tới. Gần 30 năm trước, chùa nghèo, kinh sách, băng đĩa giảng pháp của các sư rất ít. Phật tử quê đến chùa không chỉ thực hành tín ngưỡng mà còn làm công quả, quét dọn khuôn viên, giúp sư thầy làm ruộng, gặt lúa. Những ngày lễ lớn bà con về chùa phụ đám, nấu thức ăn dâng Phật và mời khách gần xa cơm chay.
Mọi người đến chùa vì lẽ đơn giản: làm lành, lánh ác. Nhiều người dân quê tôi ăn chay vào ngày rằm, mùng một hàng tháng hay trọn tháng tư, tháng bảy, tháng giêng cũng vì lẽ đó.
Tất nhiên, số đông người đi chùa trong đó có tôi đều giữ tâm niệm, cầu mong đức Phật, Bồ-tát hộ trì cho khỏe mạnh, bình an, phát đạt.
Nghĩ từ chuyện ồn ào xá lợi: Phật tại tâm - 1
"Xá lợi tóc Đức Phật" được trưng bày tại chùa Ba Vàng từ 23/12 đến 27/12 (Ảnh: Chùa Ba Vàng).
Sau này lớn lên, tìm hiểu giáo lý của đạo Phật và trở thành một cư sĩ - người tại gia đã quy y Tam bảo và có pháp danh, tôi hiểu rằng một trong những giáo lý cốt lõi là nhân quả. Rằng, khi mình làm một việc lành, thậm chí nói hoặc nghĩ điều thiện, mình cũng đã gieo một hạt giống tốt vào vườn tâm của mình. Đó chính là nhân thiện cho kết quả tốt đẹp mai sau. Ngay lúc nghĩ, nói, làm việc thiện, ta cũng đã có quả lành, đó là niềm vui lan tỏa suốt ngày hôm ấy.
Ai đã từng đi làm từ thiện, mở hầu bao chia sẻ với người khó hơn sẽ cảm nhận rõ điều này. Ai đã từng ngồi lắng nghe, không phán xét, giúp người khác vượt qua khó khăn trong cuộc sống sẽ hiểu giá trị của sự hiến tặng bình an.
Nếu không tin nhân quả, con người ta có thể làm rất nhiều điều xấu xí. Do vậy, giáo lý nhân quả giúp ngăn ác, khuyến thiện.
Từ nhận thức trên, tôi nghĩ rằng ước mong những điều lành đến với mình không xấu. Nhưng nếu chỉ có xin Phật, cầu Bồ-tát, thánh thần ban cho mình may mắn mà bản thân không thực hành điều thiện thì sẽ là tham lam, không đúng quy luật có gieo, có gặt. Hay nói cách khác là muốn có phước đức thì phải tự gieo trồng, không thể nào chỉ trông cậy vào cầu xin.
Sống tử tế sẽ thấy việc thiện quanh ta. Nhiều vị thầy giải thích thêm với tôi, việc thiện là việc lợi mình, lợi người ở hiện tại và cả tương lai. Và hãy luôn nhớ rằng "Phật tại tâm", hãy lắng nghe sự từ bi, trí tuệ vốn có sẵn trong mỗi người và chú tâm thực hành lời dạy của đức Phật thay vì chạy theo những nghi lễ mê tín, mù quáng.
Năm 2005, tôi tham gia khóa tu tập dành cho cư sĩ ở một tu viện tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Thiền sư Thích Nhất Hạnh đăng tòa thuyết pháp, ngài không nói chuyện huyền bí của đức Phật và các vị thánh tăng mà tập trung vào giải quyết câu hỏi: Làm sao để có bình an, hạnh phúc ngay thực tại.
Phật dạy ta trở về bên trong, quan sát chính mình. Sửa mình để bản thân là một ngôi chùa, một thánh địa của bản thân. Tôi càng ngộ ra, cầu xin không phải là cách để có bình an, hạnh phúc mà phải hành động, tự xây ngôi chùa bên trong mình. Tôi bắt đầu tập nghĩ việc lành, nói điều dễ thương, làm những việc tốt (trong khả năng) và thấy mình dần thay đổi.
Đời thay đổi khi ta thay đổi. Câu nói này phù hợp với giáo lý "nhất thiết duy tâm tạo" (mọi thứ từ tâm sinh) của nhà Phật. Chỉ có thay đổi suy nghĩ, lối sống thì ta mới cải tạo được cuộc sống của mình.
Trước đây, tôi từng trách móc ông trời, người này, người nọ vì nghĩ rằng họ đã làm điều không tốt với mình, khiến mình khổ đau, gặp điều không như ý. Nhưng khi "lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương", tôi nhận ra, người ta còn xấu với mình (có thể) do mình chưa tốt, hoặc (có thể) họ cũng có nỗi khổ niềm đau nào đó. Một người có khổ đau, chưa tìm thấy được giá trị, niềm vui từ chính bản thân thì họ sẽ còn gieo rắc khổ đau cho người khác, gây bất an cho cuộc đời. Và họ cũng sẽ còn lao ra bên ngoài để tìm điều huyền hoặc, nhiệm mầu không có thật…
Với tôi, Phật giáo nằm ở lối sống hàng ngày, là thương yêu có hiểu biết. Phật giáo cũng không cổ súy người ta tin vào thần quyền, không dùng những hình tượng siêu phàm để câu dẫn người khác.
Sáng sớm mỗi ngày, tôi đọc bản kinh Phước Đức, Phật dạy về gieo trồng phước đức tự thân khá đơn giản như yêu thương gia đình, cung phụng mẹ cha, làm nghề thích hợp, không say sưa nghiện ngập, kiên trì phục thiện, khiêm cung lễ độ, nói lời ái ngữ…
Phật giáo du nhập vào Việt Nam hơn 2.000 năm, đã đồng hành cùng dân tộc và có ảnh hưởng rộng khắp trong xã hội. Ngày nay tất cả chúng ta tôn trọng việc mọi người theo hoặc không theo một tôn giáo, tín ngưỡng nào đó, và chúng ta không đồng tình khi ở nơi này nơi khác vẫn có người nặng về hình thức cầu cúng hơn là thực hành nguyên bản lời Phật dạy.
Những ồn ào về "xá lợi tóc Đức Phật" gần đây cho thấy điều đó. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo đã vào cuộc. Thiết nghĩ người mộ đạo cũng cần có tinh thần "trạch pháp", nghĩa là biết phân biệt đúng sai, sống tỉnh thức để trở về với Phật ở bên trong, kiến tạo bình an căn bản nhất.
Tác giả: Ông Lưu Đình Long là nhà báo, cư sĩ, từng làm công tác tòa soạn tại báo Giác Ngộ; tác giả của các đầu sách: Lắng nghe hơi thở, Tâm kinh mình thuyết cho mình, Như mây thong dong, Như gió an lành, Bình an mà sống, Sống tích cực, thương chân thành."
Sửa bởi MHTH: 05/01/2024 - 23:02
Thanked by 1 Member:
|
|
#2801
Gửi vào 05/01/2024 - 23:17
--
Hôm nào đó, mấy hôm trước lên mạng thấy đăng tin về loại cỏ gặp nước di động, thú vị nên bấm vào coi. Coi xong thấy nó khá đáng sợ do nó bám vào máu của động vật và sống luôn, sinh trưởng rất mạnh.
Thế thôi, hôm sau ầm ĩ vụ tóc Phật :v mới biết hoá ra bài báo kia khai sáng, tránh u mê. Hehe.
Nếu ba bích ko hề biết gì về loại cỏ này thì ba bích có tin đó là tóc Phật không ?
Hôm nào đó, mấy hôm trước lên mạng thấy đăng tin về loại cỏ gặp nước di động, thú vị nên bấm vào coi. Coi xong thấy nó khá đáng sợ do nó bám vào máu của động vật và sống luôn, sinh trưởng rất mạnh.
Thế thôi, hôm sau ầm ĩ vụ tóc Phật :v mới biết hoá ra bài báo kia khai sáng, tránh u mê. Hehe.
Nếu ba bích ko hề biết gì về loại cỏ này thì ba bích có tin đó là tóc Phật không ?
Thanked by 1 Member:
|
|
#2802
Gửi vào 05/01/2024 - 23:36
MHTH, on 05/01/2024 - 23:17, said:
--
Hôm nào đó, mấy hôm trước lên mạng thấy đăng tin về loại cỏ gặp nước di động, thú vị nên bấm vào coi. Coi xong thấy nó khá đáng sợ do nó bám vào máu của động vật và sống luôn, sinh trưởng rất mạnh.
Thế thôi, hôm sau ầm ĩ vụ tóc Phật :v mới biết hoá ra bài báo kia khai sáng, tránh u mê. Hehe.
Nếu ba bích ko hề biết gì về loại cỏ này thì ba bích có tin đó là tóc Phật không ?
Hôm nào đó, mấy hôm trước lên mạng thấy đăng tin về loại cỏ gặp nước di động, thú vị nên bấm vào coi. Coi xong thấy nó khá đáng sợ do nó bám vào máu của động vật và sống luôn, sinh trưởng rất mạnh.
Thế thôi, hôm sau ầm ĩ vụ tóc Phật :v mới biết hoá ra bài báo kia khai sáng, tránh u mê. Hehe.
Nếu ba bích ko hề biết gì về loại cỏ này thì ba bích có tin đó là tóc Phật không ?
Không hiểu sao người ta lại mê tín đến mức độ đó. Đây giống như kiểu bị cưỡng chế mê tín.
Thanked by 1 Member:
|
|
#2803
Gửi vào 05/01/2024 - 23:51
Giống như quay về nghìn năm trước, khi không có công nghệ thông tin. Tin tức phải đưa qua thư từ, phương tiện truyền đạt thông tin chậm. Con người chưa, không giải thích được các hiện tượng tự nhiên nên mê tín cũng dễ hiểu.
Tương tự các bà, các cô trong vùng không lên mạng, hoặc chỉ lên coi live stream hàng hoá đồ dùng gia đình, ít va chạm xã hội và ít khi cập nhật thông tin thì mê tín - tin người cũng dễ hiểu.
Mình còn đọc được comment của một người nghe thấy 2 bác gái xem xá lợi tóc còn khoe nhau nó động đậy. Xem chừng hí hửng lắm. Âu cũng là niềm vui nhất thời :v
Về đường dài thì là niềm đau ngàn đời :v nếu ko tỉnh thức.
Bùn ngủ quá !
Tương tự các bà, các cô trong vùng không lên mạng, hoặc chỉ lên coi live stream hàng hoá đồ dùng gia đình, ít va chạm xã hội và ít khi cập nhật thông tin thì mê tín - tin người cũng dễ hiểu.
Mình còn đọc được comment của một người nghe thấy 2 bác gái xem xá lợi tóc còn khoe nhau nó động đậy. Xem chừng hí hửng lắm. Âu cũng là niềm vui nhất thời :v
Về đường dài thì là niềm đau ngàn đời :v nếu ko tỉnh thức.
Bùn ngủ quá !
Thanked by 1 Member:
|
|
#2804
Gửi vào 05/01/2024 - 23:53
Ừm, có niềm tin nhưng lại bị trao nhầm phương pháp rồi dẫn đến mê tín.
Thanked by 1 Member:
|
|
#2805
Gửi vào 06/01/2024 - 00:22
Nếu mình ko đọc được bài báo nói về đặc điểm loại cỏ đó trước thì mình cũng tin nha, mà cái tin này hơi nông do sẽ bị thứ khác hấp dẫn hơn thay thế nhanh thôi.
Mình dễ tin người lắm :v vì mình là người thật thà ! Mình cảm thấy ai cũng phải thật thà. Hoặc mình sống trong môi trường mà ở đó ai cũng nói thật. Kể cả ko muốn nói ra cũng nói tránh đi chứ ko nói dối.
Mình dễ tin người lắm :v vì mình là người thật thà ! Mình cảm thấy ai cũng phải thật thà. Hoặc mình sống trong môi trường mà ở đó ai cũng nói thật. Kể cả ko muốn nói ra cũng nói tránh đi chứ ko nói dối.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Vì Sao ? Người Thân Mất Lại Hóa Thành Bướm Bay Về Thăm Gia Đình! |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Cảm ơn người khiến tôi yêu tử vi để thành nghề tay trái |
Linh Tinh | hoa1618021989 |
|
![]() |
|
![]() NGŨ BỘ CHÚ - QUÁN ÂM - Huyền Thanh dịch |
Sách Huyền Thuật | administrator |
|
![]() |
|
![]() Tặng trọn bộ sách huyền học cổ kim đồ thư tập thành![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | trongtri |
|
![]() |
|
![]() Khi vợ thành lãnh đạo ở cơ quan |
Linh Tinh | hoa1618021989 |
|
![]() |
|
![]() BÁT TỰ LÝ GIA THÀNH![]() |
Tử Bình | Durobi |
|
![]() |
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












