Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
MR.Hoang, on 05/03/2023 - 18:26, said:
Haha, nãy giờ đều nói nhân quả hết đấy anh tony ạ! :v
2 đứa chém mịt mù khói bụi quá, anh phải tra google để tìm hiểu về nhân quả trong phật giáo lẫn triết học.
Anh ko đi sâu vào các kiếp, vì đó nghiêng về lý thuyết trong từng tôn giáo, dẫn đến lý luận ko khách quan.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Khái niệm nhân quả :
Trích dẫn
Định luật nhân quả lý thuyết còn được gọi là nhân quả tự nhiên: Tất cả những hiện tượng trong thiên nhiên đều nằm trong liên hệ nhân quả và cùng nằm trong qui luật định mệnh (Determinismus). Định mệnh ở đây trước hết có nghĩa, mọi “quả” đều có “nhân”, và nguyên nhân ấy nằm ngoài “quả”, định đoạt cho quả phát sinh. Quả thành tựu do nhân nhưng khác với nhân.
Mọi thứ các bạn đang tranh luận là quá trình diễn sinh giữa nhân và quả.
Theo Kant :
Trích dẫn
Tất cả mọi sinh và sự vật đều chỉ là hiện tượng (phaenomen), chứ không phải là vật tự thân (Noumenon, Ding an sich). Trước hết, con người không định đoạt được sự xuất hiện của nó trên thế gian. Sự ra đời, hiện hữu của con người là do cha mẹ tác thành, quả ấy trở thành nhân và quả tiếp theo.Như thế sự sinh thành của con người cũng như của mọi sinh vật trên thế gian đều do những yếu tố (người và vật) khác quyết định chứ chính con người không thể can thiệp được. Do đó, theo Kant, trên bình diện lý thuyết con người bị trói buộc trong nhân quả, chịu nhận qui luật tự nhiên, con người bị động trong tương quan nhân quả.
Nhưng con người, theo Kant, khác với những sinh vật trong thiên nhiên, lại có thể tự mình sáng tạo, thay vì trong thế thụ động làm “quả” và “nhân” hiện tượng, con người có thể trở nên là một nguyên nhân độc lâp, vượt khỏi qui luật đặt định tự nhiên.
Trích dẫn
“Tính tất yếu tự nhiên về tương quan của các sự vật (trong đó có con người) nằm trong qui luật cho biết chúng đã có một nguyên nhân khác (bên ngoài) tác động lên trong tương quan nhân quả”.
Đây, trong thuyết nhân quả của Kant (ông rất nổi tiếng), đã nói, nhân quả ko phải là tuyến tính, mà còn có ngoại lệ.
Thuyết nhân quả của Phật giáo :
Trích dẫn
Thay vì khái niệm “nhân quả” đường thẳng, từ đó đưa đến ý niệm có một đấng toàn thể là nguyên nhân cuối cùng, tương quan điều kiện tính hay cũng được gọi là chuỗi điều kiện hay nhân duyên (Pratītyasamutpāda) trong đạo Phật được quan niệm như một phức hợp của nhiều điều kiện gây nên quả. Chuỗi tương quan điều kiện này được áp dụng cả trên bình diện tri thức (tuệ) lẫn bình diện đạo đức (giới). Cả hai bình diện là hai phần tử thiết yếu của hệ thống tri thức Phật học.
Trích dẫn
Đức Phật bác bỏ điều ấy và cho rằng chúng ta không cần phải viện lý một thực thể bất biến như vậy, chúng ta chỉ cần nhìn thế giới như một toàn thể mà trong đó mỗi yếu tố là điều kiện phát sinh ra một yếu tố khác: “Nếu cái này có thì cái kia có, nếu cái này phát sinh ra thì cái kia phát sinh ra. Nếu cái này không có thì cái kia không có. Nếu cái này được chấm dứt thì cái kia cũng được chấm dứt” điều đó có nghĩa, thế giới có thể tri thức được một cách thường nghiệm là một tập thể bao gồm nhiều phần tử, những phần tử này nằm trong một liên hệ với nhau là nếu một phần tử P hiện diện thì phần tử Q sẽ phát sinh và ngược lại nếu người ta bỏ P đi thì Q cũng sẽ không còn nữa.
Ngay đức Phật cũng nói :
nhân quả là 1 đơn ánh từ P->Q, có P thì có Q, ko P thì ko Q chứ ko nói là có Q thì nhất định phải có P.
Trích dẫn
Trong chuỗi tương quan điều kiện này hai điểm có tính tri thức luận cần nêu rõ là:
- Đức Phật đã khai triển một phương pháp có thể cho phép ngài giải thích thế giới mà không cần phải dựa dẫm đến ý niệm tuyệt đối hay tương quan nhân quả tuyệt đối
Cái này có phải diễn giải là thế giới này ko phải nhân quả tuyệt đối và vẫn có những thứ nằm ngoài nhân quả.
----
Anh tranh luận, đến post này, đã chuyển sang tính học thuật và nghiêm túc, cho nên các bạn tranh luận thì phải tìm luận cứ, đừng chém mịt mờ nữa :v