Trao đổi về kinh nghiệm luận giải Tử Vi theo PP VN cổ truyền
#106
Gửi vào 05/11/2022 - 16:56
#107
Gửi vào 05/11/2022 - 17:30
- cháu vẫn an Tả Phù hoá khoa.
Thông minh. Học hành giỏi giang. Nhưng không theo nghiệp nghiên cứu hay giảng dạy. Thiên phủ mệnh không bị ám thì hiển nhiên là chính trực rồi.
- BS Quân Y là giai đoạn sự nghiệp bình bình hơi bế tắc. Đại vận 33-42 thoát triệt, đổi nghề mới phát được.
Cháu đoán có sự thay đổi năm Nhâm Dần 1962 thoát khỏi Q/Y
- Vận 33-42 cháu đoán làm thư kí - trợ lý. Nước lên thuyền lên. Phò đúng minh chủ nên sự nghiệp cũng theo đó lên nhanh.
- Sau đó cháu đoán nhảy lên chức vụ cao tầm tương đương bộ trưởng. Nếu không cũng là trưởng 1 cơ quan quan trọng. Không cần qua phó.
Năm lên chức Giáp Dần 1974.
- Đi tù 1975. Cái này thì do vận hạn chung của đất nước rồi.
.
- Thiên Phủ thọ tinh. Sống rất thọ.
Ông Tân hỏi như vậy thì cháu đoán mò là mới mất năm ngoái hoặc năm nay thôi.
Cháu đoán theo tử vi là mất năm 2021.
.
Tháng và ngày mất thì trình độ có hạn. Cháu không đoán ạ.
Thanked by 1 Member:
|
|
#108
Gửi vào 05/11/2022 - 18:35
À thì, thực ra để đi đến tận cùng thì... nếu ông Tân nói đúng thì nó là đúng, vì ông Tân đang là người cầm còi.
Thanked by 4 Members:
|
|
#109
Gửi vào 05/11/2022 - 19:41
Đinh Văn Tân, on 04/11/2022 - 07:47, said:
Câu hỏi : lên đến quan mấy . Hiện nay còn hay mất .
Thiên phủ Hóa khoa thí đúng rồi .
Giờ sinh BS can thiệp bằng forceps đúng 12 giờ trưa, kể là giờ Ngọ, không sai .
Hồi đó được Ông Đốc đẻ cho nên đạt tên là thằng "Đốc" .
a) Từ lớp 1 đến lớp 6, không chịu học, Ông Anh đòi kêu "cò" bắt bỏ "bóp" . Sợ quá về quê học trường làng .
Từ lớp 7 đến lớp 12 . Học Trường TH .
Anh chàng nầy đứng đầu lớp, đầu từng môn, đầu toàn trường của 24 lớp . Lảnh thưởng toàn bộ không có ai dành được phần thưởng nào .
c) Thi vào Trường Quân Y là , không muốn lấy tiền Ông anh đi học Y , vì có được lương Chuẩn úy .
(còn tiếp)
Thanked by 4 Members:
|
|
#110
Gửi vào 05/11/2022 - 23:10
Sửa bởi deephorizon: 05/11/2022 - 23:36
Thanked by 1 Member:
|
|
#111
Gửi vào 06/11/2022 - 04:34
#112
Gửi vào 06/11/2022 - 06:24
Ông nầy ham danh không ham lợi . Trung úy lên Thiếu tá có mấy năm thôi . Ở Tổng Cục Quân Y không ra trận , như MinhMinh . Cứ chiếc Lambretta cà tàng, đi về chẳng ai biết chốt đen chốt trắng .
Cung Mệnh : Có thấy rõ Thanh long Ngộ Quan đới .
Trang Tử vi Cổ học có nói rõ ràng "Thanh long ngộ Quan đới, nhỡn nhơ trong Triều".
Năm 1970, một sáng trời đẹp, xe còi hụ đi vào Cư xá Sĩ quan Chí hòa, mời Thiếu tá Vô Phủ Tổng Thống gặp Ông Thiệu .
Anh vô trước . Tôi đạp xa vô sau . Không được Thiếu tá vào cổng người ta không cho .
Thế là vô gặp Ông Thiệu lần đàu : Ông nói ngày mai trình diện Nội các, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm .
Ông nầy không phải Tam phẩm như có người nói , không phải Nhị phẩm nhu Hungton nói mà Nhất phẩm , quyền hành chỉ sau Ông Trân Thiện Khiêm kể về lục và quan trị nhân lực .
Chỉ rồi chức vụ 2 ngày trước 30/4 .
Bị bắt ngày 2/5/1975 .
Được thả ra đầu năm Đinh mảo (không phải năm Dần) .
Còi hụ đi nhận chức.
Còi hụ được Bộ trưởng Nộ Nội cho xem đón về .
(còn tiếp)
Thanked by 7 Members:
|
|
#113
Gửi vào 06/11/2022 - 08:45
#114
Gửi vào 06/11/2022 - 08:57
maxmin, on 06/11/2022 - 08:45, said:
Năm 1975 ông nào phe kia làm to mà chẳng tù
Năm 1986, 1987 là thời kì bắt đầu mở cửa, VN sang đàm phán thương mại với Mĩ, ông nào còn ở trỏng mà chả được thả
Như năm nay thị trường cổ phiếu sập , thằng nào chơi mà chả chết
Cứ úp mặt vào số má, bao giờ mới tỉnh ra
Đúng là nhà có 3 cái khổ
Nhà dột
Vợ dại
Nợ đòi
Khổ lắm cơ chứ mẹ thằng cu tí ạ
Cái kinh nghiệm cổ truyền ở đây là gì?
Thiệu Khang Tiết và con trai bói ra quẻ mộc dài kim ngắn, nửa đêm có người gõ cửa
Con trai đoán mượn cày
Ông Tiết đoán mượn búa
Sau quả là mượn búa, con trai hỏi
- Sao cụ khốt đoán bá đạo thế
- Thằng nu, nửa đêm làm méo gì có ai mượn cày
Phải hiểu THẾ CUỘC lúc lá số sống mới đoán như đinh đóng cột được
Tuế hổ phù+ hình ở làng nghề thì chỉ làm thợ đục thôi chứ ko có quan chức gì đâu
Thế thời thời thế thời thời thế
Thế thời thời thế thế thời thôi
Như mệnh không kiếp âm dương= idol tiktok
Chứ cách đây 10 năm làm gì có vụ đó
Thanked by 2 Members:
|
|
#115
Gửi vào 06/11/2022 - 09:03
Thanked by 1 Member:
|
|
#116
Gửi vào 06/11/2022 - 09:47
Việc đi tù dựa theo cấp bậc, ông họ hàng của maxmin mang hàm đại tá năm 1979 mới được ra tù, rồi mới sang Mỹ, cấp tướng phải lâu hơn.
Đúng là Phủ Tướng không cần KQL, chỉ cần TH hoặc Lộc tồn, hoặc thanh long là đã hay rồi, mạng Thổ là hợp cách nhất, sau mới đến mạng Kim.
#117
Gửi vào 06/11/2022 - 11:21
maxmin, on 06/11/2022 - 09:47, said:
Việc đi tù dựa theo cấp bậc, ông họ hàng của maxmin mang hàm đại tá năm 1979 mới được ra tù, rồi mới sang Mỹ, cấp tướng phải lâu hơn.
Đúng là Phủ Tướng không cần KQL, chỉ cần TH hoặc Lộc tồn, hoặc thanh long là đã hay rồi, mạng Thổ là hợp cách nhất, sau mới đến mạng Kim.
9x mà cứ cãi lấy được
xem lịch sử thì ít, cũng ít nghe các cụ kể lịch sử mà cứ cãi bướng là nhanh
Phủ Tướng nào không cần khoa quyền lộc?
Thiên Tướng cần lộc tồn vậy thiên tướng đóng cùng lộc tồn có hay không?
cãi như chém chả, may mà trên mạng xem vô thưởng vô phạt chứ ăn tiền mà xem cho người ta kiểu " thanh đình điểm thuỷ" này thì chết
chữ nghĩa em hay , em có hiểu " thanh đình điểm thuỷ" là dư nào không?
thanh đình điểm thuỷ là dư lày lày
- 1986: Sau khi
- 1/3/1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
- 18/5/1987: Tổng bí thư và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sang thăm . giục Việt Nam cải cách kể cả thông thương với các nước .
Quyết định Đổi mới của Đảng ta năm 1986 được xem như bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Người dân xếp hàng mua đồ thời bao cấp.
Sau hơn 34 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng 6, dù phải trải qua nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã có những bước phát triển trên tất cả các lĩnh vực; đời sống nhân dân được cải thiện, nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới.
Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, ôn lại một chặng đường lịch sử, một cột mốc đánh dấu đổi mới trong tư duy, phương thức lãnh đạo của Đảng để rút ra những bài học thực tiễn luôn luôn cần thiết trong bất kỳ giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam.
Đã 34 năm trôi qua nhưng đến nay nhiều người vẫn còn giữ những tờ tem phiếu, sổ gạo ngả màu ố vàng như để nhắc về quãng thời gian mà người ta quen gọi là “thời bao cấp”. Thời kỳ đó, người ta thèm cả bát cơm trắng và đủ thứ: chiếc bút trơn tru, tờ giấy trắng, chiếc lốp xe chưa vá, chiếc xích xe còn mới... Nhắc lại như vậy là để khẳng định: với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng khách quan, Đảng ta đã có quyết định mang tính cách mạng, đột phá về thực hiện đường lối Đổi mới toàn diện, sâu sắc, coi đó là “mệnh lệnh của cuộc sống”.
Ông Nguyễn Văn Bình, quận Cầu Giấy, Hà Nội nhớ lại: “Thời bao cấp là thời điểm lịch sử. Ai cũng phải lao động sản xuất tạo ra sản phẩm. Thời bao cấp không được luân chuyển, lưu chuyển, hạn chế rất nhiều. Chính vì thế xóa bỏ bao cấp đáp ứng được đời sống lao động của nhân dân”.
Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta vô cùng khó khăn. Chúng ta bị các nước bao vây cấm vận. Liên Xô và Đông Âu bắt đầu cải cách mở cửa nên cắt giảm viện trợ. Trong nước sản xuất đình đốn, đời sống nhân dân đói nghèo đến cùng cực. Tiềm lực kinh tế vô cùng nhỏ bé. Trước tình đó, Tổng Bí thư Trường Chinh tiến hành các cuộc khảo sát thực tế và tập hợp các nhà khoa học để tư vấn. Từ đó nhận ra, đã đến lúc phải đổi mới tư duy về lý luận cũng như tư duy kinh tế. Đó là phải xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, phải có cơ chế tự hoặch toán, tự chủ tài chính, phải bắt đầu áp dụng nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước.
Đại hội Đảng lần thứ 6 (tháng 12 năm 1986), khi đề ra đường lối đổi mới, Đảng bắt đầu từ việc đổi mới tư duy, mà “trước hết là tư duy kinh tế”. Kinh tế được điều tiết theo chuyển động thị trường - vấn đề tưởng như là nguyên lý nhưng đặt vào bối cảnh khởi động Đổi mới năm 1986 khi đất nước đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, mới thấy hết giá trị mang tính mở đường, tính mới mẻ và hiện đại của những chủ trương chưa từng có trong tư duy của những người c.... s...
Giáo sư, Tiến sỹ Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia H.C.M cho rằng, đây là những bước ngoặt lớn trong tư duy lãnh đạo. Chính đổi mới đã khơi dậy sức mạnh toàn dân, giải phóng sức lao động và đưa đến những thành công như hôm nay.
Sau 34 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu và vị thế được nâng cao “Đây là mốc lớn đánh dấu việc chính thức đổi mới của Đảng ta. Tôi nói chính thức bởi vì trước đó đã có những bước đổi mới từng phần, tổng kết từ trước đó cho đến Đại hội 6 vào tháng 12 năm 1986 Đảng có báo cáo chính trị, Nghị quyết Đại hội chính thức để ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Mốc Đại hội 6 cực kỳ quan trọng, nhìn thẳng vào sự thật nói rõ sự thật, nói đúng sự thật và nhấn xoáy vào điểm là đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy khó lắm, tức là đổi mới cái đầu của mình. Tư duy ở đây trước hết là tư duy về kinh tế. Đảng ta đang đi đúng trọng tâm của nó”- GSTS Mạch Quang Thắng cho biết.
Đổi mới ở nước ta xuất phát từ sự năng động của nhân dân, mà bắt đầu là từ thực tế của gần 100 cuộc “phá rào” kinh tế trước đó. Tiêu biểu như chính sách khoán của Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho nông dân làm chủ trên đồng ruộng của mình; là mô hình phân phối thu mua ở Long An theo giá thoả thuận, hay sự bung ra của thành phố H.C.M với việc thương nhân đứng ra thu gom những mặt hàng có thể xuất khẩu để trao đổi trực tiếp với nước ngoài…
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia H.C.M thì không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của Ðảng là người khởi xướng và lãnh đạo đổi mới, nhưng nếu nói đổi mới là công việc của riêng cán bộ, đảng viên mà không phải là của nhân dân ta thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể thành công. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Ðảng.
Hơn 30 năm qua, sự nghiệp đổi mới đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng (tháng 1 năm 2016) đánh giá: “Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Đổi mới là một quá trình cách mạng. Quá trình đó đã diễn ra trên đất nước ta từ năm 1986 và vẫn tiếp diễn. Đảng viên và nhân dân tin tưởng ở Đại hội 13 của Đảng sắp tới sẽ tạo ra động lực mới để phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, nhắc lại dấu son Đại hội 6 của Đảng và những thành tựu “to lớn và có ý nghĩa lịch sử” qua 34 năm đổi mới để càng vững tin và kiên định vào con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn./.
6 dấu mốc trong 75 năm ngoại giao Việt Nam
Ngày đăng 01/09/2020 | 2:04 PM | View count: 26675
Ngoại giao Việt Nam đã góp phần tạo nên những biến chuyển lớn của đất nước trong 6 giai đoạn suốt chiều dài lịch sử 75 năm. Cách đây 75 năm, ngày 28/8/1945, Bộ Ngoại giao Việt Nam được thành lập cùng sự ra đời của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ trưởng đầu tiên là Chủ tịch H.C.M.
Thành tựu của ngành ngoại giao được ghi nhận qua 6 dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước, theo Bộ Ngoại giao.
Giai đoạn từ 1945 đến 1954, trong bối cảnh kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, ngành ngoại giao đã đẩy mạnh đấu tranh chính trị, pháp lý, tranh thủ sự ủng hộ của của thế giới, thiết lập quan hệ với 10 nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa (XHCN), trong đó có Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, ngoại giao đã thực hiện cuộc đấu trí tại cuộc đàm phán ở Geneve để đạt được Hiệp định Geneve, buộc Pháp và các nước lớn công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia. Pháp phải rút hết quân về nam vĩ tuyến 17.
Giai đoạn 1954 đến 1975, khi Việt Nam xây dựng miền Bắc XHCN, Mỹ đã tìm cách thế chân Pháp, phá hoại Hiệp định Geneve, chính thức can thiệp quân sự vào miền Nam Việt Nam, ngành ngoại giao đi đầu trong vận động Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác hỗ trợ, vận động nhân dân thế giới ủng hộ, kết hợp với chiến trường mở ra cục diện "vừa đánh vừa đàm", buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Paris. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký vào đầu năm 1973. Mỹ cuối cùng phải rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Paris năm 1973. Ảnh: BNGVN.
Giai đoạn từ 1975 đến 1986, sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam ở vào tình thế vô cùng khó khăn, khi kinh tế và xã hội bị ảnh hưởng nặng nề sau những năm chiến tranh tàn khốc. Năm 1979, trên tinh thần đoàn kết, nhân đạo, Việt Nam đã đưa quân tình nguyện sang giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, nhà cầm quyền Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh biên giới; Mỹ và phương Tây bao vây, cô lập, cấm vận Việt Nam. Ngành ngoại giao đã tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất của các nước, tổ chức quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng chục nước, đề cao chính sách đối ngoại độc lập, yêu chuộng hòa bình.
Giai đoạn từ 1986 đến 1995, khi nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục bao vây, cấm vận Việt Nam, ngoại giao đã giữ vai trò tiên phong trong phá bao vây, cấm vận. Bộ Ngoại giao đã tham mưu Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết 13 (5/1988), trong đó nêu ba hướng chiến lược mang tính bước ngoặt là chủ trương "thêm bạn bớt thù", đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Với một nền kinh tế tốt hơn, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh và sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, Việt Nam càng có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công CNXH. Đây là kim chỉ nam cho ngoại giao trong thời kỳ Đổi mới, tạo cơ sở để phá thế bao vây, cấm vận.
Tháng 10/1991, Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết sau nhiều nỗ lực đàm phán ngoại giao. Tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước láng giềng, khu vực Đông Nam Á và các nước phương Tây được cải thiện mạnh mẽ.
Tiếp đó, tháng 7/1995, Việt Nam và Mỹ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Cũng trong tháng này, Việt Nam gia nhập ASEAN, Ký Hiệp định khung hợp tác với Liên minh châu Âu (EU).
"Ngoại giao là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh đưa Việt Nam thoát khỏi thế bị cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế. Ngoại giao cũng góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại giữa Việt Nam với các nước, dẫn tới giải pháp cho vấn đề Campuchia và bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng và nước lớn", Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá trong bài viết nhân kỷ niệm 75 năm ngành ngoại giao.
tôi không nhớ rõ, nhưng nhớ là đã xem phim tài liệu về việc đặt những dấu mốc, những chuyến thăm từ năm 1986, thậm chí để giải quyết những tin đồn về việc VN giữ tù binh trong hầm ngầm nhà quốc hội, các bác bên mình phải cho phóng viên Mỹ xuống tận nơi
quá trình chuẩn bị cho sự kiện 1995 mất chắc cũng 10 năm
trong đó việc thả tù này cũng phải nằm trong kế hoạch đó
chứ không phải đùng 1 cái 1995 có thể bình thường ngay với Mỹ!
#118
Gửi vào 06/11/2022 - 11:22
an theo hàng can và theo hầu hết các chính tinh
đên đây thì đã rõ tầm quan trọng của nó
Đại tá VNCH sau 1975 mà chỉ đi tu đến 1979 đã được về .?
Có mà ông này có đại thụ to bằng cái đình đứng ra bảo lãnh
em ruột ông Lê đức Anh chỉ thiếu tá thôi vẫn 13 năm
em ruột trung tướng Trần công Danh , nguyên tư lệnh quân khu 7 là đại tá Trần công Liễu
nguoi đã cứu ông Danh khi la Thiếu tá , kẹt ở chợ Thiếc trong trận Mậu Thân cũng gần chục năm
không phải mà tự nhiêu Mỹ chi cho những người tù trên ba năm mới được sang Mỹ theo chuong trình Humanitarian Operation .
họ có lý do , mà không nói ra thôi
ông Thiệu , ông Khiêm , ông Viên
cả ba ông ăn cùng mâm ở cùng nhà khi còn ở Hưng Yên
tuy chức danh là Thủ tướng , nhưng quyền hạn vô biên khác chăng ông không lộ ra thôi
ông Thiệu tuy là Tổng thống nhưng nể ông Khiêm mấy vành
lam chuyện gì cũng hỏi ông Viên .
trong cung đình người ta gọi cụ Thiệu la vieux nhưng còn một ông tuy chức danh chỉ hàm thúe trưởng , nhưng là sp của cụ Thiêu , được gọi la grant vieux
Thanked by 3 Members:
|
|
#120
Gửi vào 06/11/2022 - 11:32
Thiên Phủ hoá khoa thì học giỏi => giảng dạy => giáo sư.
Tả Phụ hoá khoa thì trở thành phụ tá đắc lực, kề cận quý nhân. Mới 1 bước lên mây từ trợ lý - cố vấn lên bộ trưởng như vậy được.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Thắc mắc về cách luận Mai Hoa |
Mai Hoa Dịch Số | quocanhzzzzz |
|
||
CÂU CHUYỆN TRUYỀN CẢM HỨNG VỀ ÔNG LÃO 106 TUỔI Ở ĐÀI LOAN |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
TUYỂN CHỌN NGƯỜI HIỀN ĐỂ TRUYỀN BÍ KÍP. |
Linh Tinh | waterloo |
|
||
Nhà khoa học ba không nhận giải Nobel: Không bằng tiến sĩ, không có kinh nghiệm ở nước ngoài, không có chức danh do Vi |
Y Học Thường Thức | Thanks |
|
|
|
Nghiệm lý vui - Quan hay dân, làm ngành gì |
Tử Bình | langtuthanhnam |
|
||
Nghiệm lý lá số 1 đại gia |
Tử Bình | PHT |
|
|
6 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |