Jump to content

Advertisements




Ngẫm nghĩ lung tung - Mệnh và Thân


5 replies to this topic

#1 hanhtrinhkhampha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 302 Bài viết:
  • 317 thanks

Gửi vào 10/09/2022 - 10:09

Tại sao lại có Mệnh và Thân?
Tại sao không thể hiện bởi 1 thể hiện, 3 thể hiện, mà chỉ có hai thể hiện cái gốc đương số là Mệnh và Thân.

Về nguyên tắc an, Mệnh và Thân an theo địa chi giờ sinh và số thứ tự tháng sinh; không liên quan đến năm, thiên can giờ sinh, thiên can địa chi tháng sinh.
Khi an Mệnh, ta an nghịch. Ví dụ: tháng 1 giờ Tý an tại Dần, giờ Sửu sẽ an tại Sửu (đi nghịch lại 1 cung), giờ Dần sẽ an tại Tý, v.v.
Khi an Thân, ta an thuận. Ví dụ: tháng 1 giờ Tý an tại Dần, giờ Sửu sẽ an tại Mão (đi thuận 1 cung), giờ Dần sẽ an tại Thìn, v.v.

Hai hệ quả từ cách an trên:
+ Hệ quả 1: Vì cách an như thế nên Thân luôn nằm cùng cung âm hoặc dương với cung Mệnh, và cung Thân luôn rơi vào các cung Phu Thê, Tài Bạch, Thiên Di, Quan Lộc, Phúc Đức, và Mệnh.
+ Hệ quả 2: Sinh bởi bất kì năm nào, tháng nào, người sinh giờ Tý và Ngọ luôn Mệnh - Thân hợp nhất.

Cách an Mệnh Thân có nét giống cách an nhiều cặp sao khác theo xu hướng an thuận - nghịch như cặp Không - Kiếp (khởi tại Hợi, và di chuyển theo địa chi của giờ, đồng cung tại Tị và Hợi).

Phải chăng Mệnh biểu hiện hoạt động tinh thần của mệnh tạo, Thân biểu hiện cho hành động của mệnh tạo?

Thanked by 1 Member:

#2 Danghoang9

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 447 Bài viết:
  • 391 thanks

Gửi vào 11/09/2022 - 20:09

Cha mẹ sinh con .
Trời sinh tính .
Câu này có thể áp dụng cho Mệnh và Thân là ko sai .! . Tử vi chủ yếu là Thân sau khi bạn rời khỏi cấp 3 hoặc trên 18t mệnh càng lúc càng thay đổi dần đến đại vận 40+ là sang hẳn qua thân .
Cách an mệnh và thân dựa trên nền tảng của cách an sao của 14 chính tinh lấy đối trục của Dần , Thân .
Còn an mệnh, thân thì lấy đối trục bằng tháng sinh của người xem số .


Thanked by 1 Member:

#3 hanhtrinhkhampha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 302 Bài viết:
  • 317 thanks

Gửi vào 20/09/2022 - 12:21

Ngẫm nghĩ cho vui, chả biết đúng sai thế nào.

Chứng minh quẻ Thuần Khôn ứng với tiết Đông Chí


Theo lịch tiết khí, một năm có bốn mùa, được chia thành 24 tiết khí (mỗi mùa có 6 tiết khí).
Độ dài mỗi tiết khí ~ 365/24 ~ 15 ngày.

Các tiết khí:
+ Mùa Xuân: tiết Lập Xuân (khoảng tháng 1 âm lịch, là thời điểm đón tết AL, bắt đầu mùa Xuân) -> ... -> tiết Cốc Vũ (khoảng hết tháng 3 âm lịch, kết thúc mùa Xuân)
+ ...
+ Mùa Đông: tiết Lập Đông (khoảng tháng 10 âm lịch, bắt đầu mùa Đông) -> ...-> tiết ĐÔNG CHÍ (khoảng tháng 11 âm lịch, là thời điểm giữa mùa Đông) -> tiết tiểu Hàn -> tiết Đại hàn (khoảng hết tháng 12 âm lịch, kết thúc mùa Đông).

Bây giờ, ta cần nhìn nhận 24 tiết khí theo mối quan hệ 64 quẻ kinh dịch.
Trong 64 quẻ, ta cần xác định tiết khí nào ứng với quẻ Thuần Càn (dương toàn tập) hoặc Thuần Khôn (âm toàn tập). Tại sao phải chọn một trong hai quẻ này, vì đây là hai quẻ đầu mối có vẻ dễ tìm nhất, khi tìm được rồi, ta sẽ dùng nó để lần mối quan hệ 23 tiết khí còn lại với các quẻ khác.

Ở đây tìm ta sẽ tìm TIẾT KHÍ ứng với quẻ Thuần Khôn như sau:
Thuần Khôn là thuần âm, nên sẽ rơi vào một trong 6 tiết khí thuộc mùa Đông vì mùa Đông là nơi khí âm phát triển mạnh mẽ. Nếu rơi vào mùa Xuân Hạ Thu đều không đúng với bản chất thuần âm của quẻ Thuần Khôn.

Nhớ lại, mùa Đông sẽ có khởi đầu mùa đông (tiết Lập Đông), …, rồi chính giữa mùa Đông (tiết Đông Chí), …, rồi kết thúc mùa Đông (tiết Đại hàn).

Tiết nào thời điểm âm khí lên đến đỉnh thì tiết đó ứng với quẻ Thuần Khôn!
+ Nếu là tiết Lập Đông -> không đúng vì tiết này khí âm mới bắt đầu tăng trưởng mạnh
+ Nếu là tiết Đông Chí -> nghe hợp lý vì đây là thời điểm khí âm lên đến đỉnh (chính giữa mùa Đông mà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).
+ Nếu là tiết Đại hàn -> không đúng vì qua tiết này là bắt đầu mùa Xuân rồi, ý là thời điểm này khí âm đang lui dần để nhường cho khí dương.

Bằng cách lập luận như vậy, ta xác định Quẻ Thuần Khôn ứng với tiết Đông Chí.

Chú ý đây chỉ lá ý niệm về khí âm dương, chưa liên quan lắm đến nhiệt độ như nhiều người lầm trưởng. Cụ thể, tiết Đông chí thường không phải thời điểm lạnh nhất trong năm, mà đó thường là tiết Tiểu Hàn hoặc tiết Đại Hàn.

Truy tìm mối quan hệ giữa 12 cung Tử Vi với 64 quẻ Kinh Dịch


Ở bài trước, ta đã biết quẻ Thuần Khôn trong Kinh Dịch ứng với tiết Đông Chí theo lịch Tiết Khí.

Tiên đề:
+ Thừa nhận tử vi có 12 cung số là hợp lý
+ Tên các cung tử vi như Tý, Sửu, …, Hợi chỉ là tên gọi. Không phải là bản chất. Ta hoàn toàn có thể gọi là cung a, b, c, v.v. nếu thích. Tuy nhiên, tiền nhân dùng tên sao thì sau này ta cũng nên dùng tên thế cho thống nhất.

Câu hỏi 1: Lá số tử vi vẽ hình chữ nhật có hợp lý?
Ý là lại sao không dàn trải 12 cung tử vi ra thành đường thẳng.

Trả lời:
Là hợp lý.
64 quẻ Kinh Dịch mô tả 64 trạng thái biến hóa nối tiếp nhau, và chu kì lặp lại vĩnh viễn.
Một năm có 24 tiết khí, hết một năm lại lặp lại 24 tiết khí.
Theo lý luận này, 12 cung số tử vi phải thể hiện được tính chu kì, và lặp đi lặp lại -> nên mới vẽ 12 cung này theo hình chữ nhật, đi hết 1 vòng lại 1 vòng!

Câu hỏi 2: Sẽ có một cung số ứng với quẻ Thuần Khôn (hay tiết Đông Chí), vậy 11 cung số còn lại ứng với quẻ nào (hay tiết khí nào)?

Trả lời:
Như đã trả lời ở câu 1, lá số tử vi cần thể hiện tính chu kì của tiết khí hay tính biến hóa 64 quẻ kinh dịch, nên mới vẽ hình chữ nhật.

Xét cung A ứng với quẻ Thuần Khôn (hay chính là tiết Đông Chí). Sau này ta sẽ hiểu cung A theo lời các cụ gọi là cung Tý, nhưng tên gọi chỉ là cái hình, không phải bản chất như đã nói.

Ta cần trả lời câu hỏi “Cung nối tiếp cung A, theo chiều thuận, ứng với quẻ nào, tiết khí nào?”.

Thứ nhất, ta phải hiểu rằng lá số tử vi có 12 cung thôi, chắc chắn ứng với 12 trong 64 quẻ Kinh Dịch nào đó. Khi ta ánh xạ 64 quẻ này sang 12 cung số tử vi, ta chỉ có thể ánh xạ những quẻ trọng điểm (ví dụ như quẻ Thuần Khôn, và hiển nhiên có quẻ Thuần Càn).

Thứ hai, ta cũng hiểu rằng một chu kì lá số phải mô tả được quá trình:
Thuần Càn -> … -> Thuần Khôn -> … -> lại quay về Thuần Càn (kết thúc 1 chu kì), lặp lại vĩnh viễn.

Sau tiết Đông Chí là tiết Tiểu Hàn, sau tiết tiểu Hàn là tiết Đại Hàn.
Cung B phải ứng với tiết khí Đại Hàn (phân bổ 12 tiết khí vào 12 cung tử vi, thì một cung tử vi phải tượng trưng cho 2 tiết khí. Cung A là cung khởi của tiết Đông chí, cũng chứa tiết Tiểu Hàn là tiết kế tiếp của Đông Chí).

Truy tìm mối quan hệ giữa 12 cung Tử Vi với 64 quẻ Kinh Dịch

(tiếp)

Bản chất các tiết khí là sự biến hóa dần dần âm -> dương, rồi dương -> âm.
Nên từ quẻ Thuần Khôn ở cung A, ta đang biến đổi theo xu hướng đi về mùa Xuân (qua Đông là Xuân mà), thì khí dương phải thay dần khí âm.
Quẻ gần nhất với quẻ Thuần Khôn theo cách lập luận này là quẻ Địa Lôi Phục:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Diễn hóa liên tiếp như vậy, 12 cung số tử vi sẽ ứng với các quẻ sau (tôi đặt tên cung theo tiền nhân cho thống nhất):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hết!


Sửa bởi hanhtrinhkhampha: 20/09/2022 - 12:22


#4 hanhtrinhkhampha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 302 Bài viết:
  • 317 thanks

Gửi vào 20/09/2022 - 15:25

Nếu tiết Đông Chí (tháng 11 âm) ứng với quẻ Thuần Khôn, định vị ở cung Hợi
-> thì cung Tý phải là tháng 12 âm, cung Sửu là tháng 1 âm, cung Dần là tháng 2 âm.

Nhưng tại sao, tháng 1 âm của năm nào cũng có địa chi là Dần
-> như vậy chứng minh đầu tiên có vấn đề!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hoặc toàn bộ các chứng minh có vấn đề.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tử vi có được tạo ra dựa theo tiết khí không nhỉ?

#5 tudoembuon

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 94 Bài viết:
  • 36 thanks

Gửi vào 22/09/2022 - 10:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hanhtrinhkhampha, on 20/09/2022 - 15:25, said:

Nếu tiết Đông Chí (tháng 11 âm) ứng với quẻ Thuần Khôn, định vị ở cung Hợi
-> thì cung Tý phải là tháng 12 âm, cung Sửu là tháng 1 âm, cung Dần là tháng 2 âm.

Nhưng tại sao, tháng 1 âm của năm nào cũng có địa chi là Dần
-> như vậy chứng minh đầu tiên có vấn đề!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hoặc toàn bộ các chứng minh có vấn đề.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tử vi có được tạo ra dựa theo tiết khí không nhỉ?
xin chào bạn.
Vấn đề là thế giới là một thể thống nhất trọn vẹn.
Nên không thể Không Âm hoặc Không Dương.
Nên dùng khái niệm đó để miêu tả là không chính xác.
Vài dòng chia sẻ cùng bạn.
Thân!

Thanked by 1 Member:

#6 MinhTriet2022

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 255 Bài viết:
  • 45 thanks

Gửi vào 22/04/2024 - 08:00

Cái này giải thích cũng sẽ bằng thực nghiệm giữa mùa đông có gì đảm bảo là trời lạnh nhất, khí âm di chuyển chậm chạp lạnh lẽo nên từ giữa đông nó di chuyển đến cuối đông mới lạnh nhứt hehe. đó là mình suy đoán vậy còn bạn có thể thực nghiện

Cái này giải thích cũng sẽ bằng thực nghiệm giữa mùa đông có gì đảm bảo là trời lạnh nhất, khí âm di chuyển chậm chạp lạnh lẽo nên từ giữa đông nó di chuyển đến cuối đông mới lạnh nhứt hehe. đó là mình suy đoán vậy còn bạn có thể thực nghiện

Cái này giải thích cũng sẽ bằng thực nghiệm giữa mùa đông có gì đảm bảo là trời lạnh nhất, khí âm di chuyển chậm chạp lạnh lẽo nên từ giữa đông nó di chuyển đến cuối đông mới lạnh nhứt hehe. đó là mình suy đoán vậy còn bạn có thể thực nghiện






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |