Jump to content

Advertisements




Truông nhà Hồ và Phá Tam Giang ở Thừa thiên


2 replies to this topic

#1 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7696 Bài viết:
  • 17577 thanks

Gửi vào 05/10/2021 - 01:31

Sợ truông Nhà Hồ sợ phá Tam Giang

Tam Giang - sông 3 cửa

Anh Hiển cũng rất tự hào vì tổ tiên mình là cụ Nguyễn Phúc Lang, người khai nghệ (tổ nghề) trúc đăng, tức nò sáo trên phá, được lập miếu thờ cạnh đình làng Lai Hà ngay gần đập Cửa Lác. Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh cho biết nhà thơ Tố Hữu là hậu duệ đời thứ 13 của tổ nghề trúc đăng Nguyễn Phúc Lang (Làng).

"Xịch, xịch, xịch..." - tiếng máy nổ giòn ngay sau khi Hiển cầm cần quay mạnh; anh hướng đò theo phía ngược dòng, trong cơn gió lớn và sóng vỗ khá cao.

"Mình đang đi trên nhánh bên trái của sông Ô Lâu. Từ phía cầu Hòa Xuân về, sông Ô Lâu chia ra ba nhánh rồi gặp nhau lại ở đập Cửa Lác. Tui nghe người xưa nói Tam Giang chính là ba nhánh sông ni đây, hắn tạo ra hai cồn nổi lớn, mà trước mặt anh chính là cồn Thót, còn bên tê là cồn Thồ Hàm. Vùng ni có tới chín cồn nổi cả thảy" - Hiển vừa đánh lái, vừa nói như thét tranh với tiếng máy nổ của con đò.

Từ trước tới nay có khá nhiều cách giải thích về tên gọi Tam Giang. Trong đó, nhiều người cho rằng do ba con sông lớn trên địa phận Thừa Thiên Huế đổ vào là sông Hương, sông Bồ và Ô Lâu.

Tuy nhiên, sông Bồ là phụ lưu của sông Hương, còn sông Hương thì hợp lưu với phá Tam Giang đoạn hạ nguồn. Thực địa kèm với lời Hiển theo người xưa truyền lại chứng minh hạ nguồn sông Ô Lâu là sông ba cửa, tức Tam Giang. Điều này được xác định rõ ràng trong sử sách.

Sách Đại Nam nhất thống chí thời Tự Đức viết về phá Tam Giang: "Ở địa phận hai huyện Phong Điền và Quảng Điền, trước gọi là biển cạn (Hạt Hải). Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) đổi tên hiện nay, nam bắc dài 30 dặm, đông và tây rộng chừng 6 dặm.

Từ hạ lưu sông Lương Điền chảy xuống phá, về phía tây nam có dòng nước đổ vào một là cửa sông Tả, một là cửa sông Trung, một là cửa sông Hữu, mỗi dòng đều chảy chừng 2, 3 dặm mà vào nên gọi là phá Tam Giang. Lại chảy về phía đông nam 25 dặm mà hợp với sông Hương để ra cửa Thuận An. Nước sông sâu rộng, thường có sóng gió bất trắc, thuyền đi nên đề phòng".

Phá là "biển cạn"

Phá Tam Giang từng có nhiều tên gọi như Hạc Hải hay Thiển Hải, tức biển cạn. Đầu triều Minh Mạng, năm 1821 vua từng đặt tên phá là Tam Giang Hải Nhi và Hà Trung Hải Nhi. Trước đó, phá Tam Giang xuất hiện trong nhiều sách sử từ rất sớm. Sách Đại Nam thực lục tiền biên được xem lần đầu nhắc đến tên này khi ghi rõ chính là nơi chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan mất vào năm 1648: "Ngày Tân Mão, về tới phá Tam Giang, băng ở thuyền ngự, ở ngôi 13 năm, thọ 48 tuổi".

Khái niệm "phá", theo Từ điển tiếng Việt 1997 (Hoàng Phê chủ biên) là: "Vùng nước mặn có dải đất, cát ngăn cách với biển, thông ra cửa biển bởi một dòng nước hẹp".

Cách giải thích này thiếu chính xác với phá Tam Giang, vì đây là vùng nước lợ. Trong khi nhiều thủy vực đúng nội hàm trên người ta lại gọi là đầm. Từ điển Tự vị Annam - Latin của Pierre Pigneaux de Béhaine (1772 - 1773) giải thích gọn lỏn: "phá: phá". Còn Từ điển Annam - Latin được cho của Editum A J. L. Tabeld (1838) lại giải thích: "phá: biển".

Một số sách xưa cũng giải thích "phá" là vụng biển. Tất nhiên, sách sử ngày xưa rất nhiều trường hợp đồng nhất giữa phá và đầm. PGS.TS Tôn Thất Pháp, với sự nghiệp gần như gắn liền với việc nghiên cứu sinh học vùng đầm phá, nói rất tâm đắc với điều người xưa dùng chữ "phá" đặt cho vùng nước lợ như Tam Giang, quá hay, phân biệt rõ với biển và đầm...

Nguyên thủy, theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh, phá Tam Giang chỉ vùng cửa sông Ô Lâu. Ngoài phá Tam Giang, tên gọi từng đoạn thường theo tên cộng đồng (làng) sở hữu mặt nước. Có khá nhiều làng trong đó, vì có công lao hoặc làm cho đơn vị thủy quân của triều đình nên được giao sở hữu khai thác mặt nước đầm phá (được xem là "ngư điền", tức ruộng cá) và mặt nước được giao thường mang tên làng ấy. Đó là các phá: Bác Vọng, Thủy Tú, Hà Trung...

Riêng trường hợp tên gọi đầm Cầu Hai, xưa vốn là phá Hà Trung, dân gian gọi là đầm Đã. Làng Cầu Hai nguyên xưa tên là Cao Đôi, thời chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái phải đổi thành Cao Hai vì phạm húy tên mẹ chúa là Tống Thị Ngọc Đôi (vợ chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần). Thời thuộc địa, người Pháp viết là Cau Hai, lâu dần gọi thành Cầu Hai và gọi tên chung cho vùng nước cạnh làng, cho dù dân Cầu Hai thuần nông, chưa từng đánh cá dưới phá...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 6 Members:

#2 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7696 Bài viết:
  • 17577 thanks

Gửi vào 06/10/2021 - 08:04

Vì sao Làng Kế môn là tổ sư nghề Thợ Bạc .

"Làng giàu" ven phá
Làng Kế Môn thoáng đãng như một công viên lớn, sạch trong như một khu sinh thái nghỉ dưỡng. Một cụ già ví von hình thể của làng mình trông như "ô quan", một trò chơi xưa với ba tuyến đường dọc song song xuyên suốt từ đầu đến cuối làng và hơn 30 tuyến đường ngang phân cách làng thành từng ô khá đều đặn. Đáng chú ý nhất là tuyến đường giữa với nhiều kiến trúc văn hóa nối tiếp, hướng ra những ao sen và đồng ruộng mát lành phía trước. Bên những ngã tư cách nhau mấy chục mét người ta đặt các cụm ghế đá, trồng cây phủ bóng để người dân nghỉ ngơi. Tất cả tuyến đường đều có biển chỉ dẫn, được tráng ximăng rất sạch sẽ, ngăn nắp...

Khi tôi ghé, làng đang chuẩn bị khởi công tu sửa đền Văn Thánh ở đầu làng. Ông Hoàng Ngọc Hòa, trưởng ban điều hành làng, cho biết số tiền hơn 600 triệu đồng phần lớn do đồng hương ở xa nhanh chóng đóng góp khi thông tin tu sửa đưa lên mạng. Từ hàng chục năm trước, toàn bộ đường làng, ngõ xóm, cổng chào, đình, chùa, đền, miếu hay hệ thống nhà thờ họ... đều được người làng đóng góp xây dựng. Rồi "chùa một cột" giữa ao sen, hệ thống ghế đá công viên, trung tâm thương mại và thư viện của làng đều được con dân phương xa gửi tiền về đầu tư...

Ông Hòa cho biết trong 428 hộ chỉ có 20 hộ nghèo "theo chuẩn mới", người già, đau ốm, dù con cái rất giàu có vẫn tính hộ nghèo. "Thực ra làng chỉ có 1 hộ thực sự nghèo, vì tuổi ngoài 90 nhưng không có con cái giàu có, còn lại dân làng Kế Môn tui đều khá giả" - ông nói. Nguyên do khiến ngôi làng thuần nông, độc canh cây lúa này trở nên bề thế, giàu có chính nhờ nghề kim hoàn truyền thống, một nghề như từ "trên trời rớt xuống", nhờ vào sự hiểm trở của đoạn sông nước đầu nguồn Tam Giang trước mặt. Hay nói như một cụ già ở Kế Môn: "Nhờ cái khúc Bàu Ngược mới có nghề vàng làng tui, và nghề vàng nhiều nơi trên thế giới nữa chớ. Chừ di tích Cồn Nổi đang nằm ngoài đó"...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khúc Bàu Ngược - đoạn sông nguy hiểm đầu nguồn Tam Giang - Ảnh: TAM GIANG


Đoạn phá hiểm nguy

"Di tích Cồn Nổi" là một nền bêtông rộng có lan can bao quanh, đủ chỗ tập trung hàng chục người, giữa đặt lư hương lớn, cạnh bên có mô hình "đe thợ vàng" và "búa thợ vàng", trước mặt có bến nước đón được thuyền bè... Nhìn từ trên cao, cụm kiến trúc này nằm cạnh đoạn sông có hình thù rất lạ lùng, chỗ to tròn, chỗ cong vòng như hai cái móc của toa xe lửa đấu nối nhau. Đó chính là khúc Bàu Ngược, một đoạn sông nước luôn gây kinh hãi cho người đi thuyền trên tuyến đường thủy nội địa dọc phá Tam Giang suốt hàng trăm năm qua. Có sách cho rằng quan nội tán Nguyễn Khoa Đăng từng chỉnh trị dòng chảy cho đoạn sông này bớt nguy hiểm đầu niên 1720.

Vừa chèo đò từ bên kia sông về, ông Võ Thạc cho biết chuyện xưa kể người đi ngang khúc Bàu Ngược này bị chìm đò chết không biết bao nhiêu mà kể, cho nên dựng am dựng miếu đều rất linh thiêng.

"Khúc ni sâu dữ lắm, nước xoáy, hễ có gió là ghe đi bị chìm, vừa rồi ông T. ở thôn 2 làng tui dù biết lội (bơi) mà ngang đây cũng bị chết, khiếp lắm". Còn ông Võ Nhuận, chủ giàn rớ (vó cá) ở gần đó, cho biết lòng sông đoạn này như một vòng chảo sâu mấy đòn sào, luôn có nước xoáy. "Gió đi ngang đây là bị ngược. Nước về ngang đây là cứ chảy vòng gọi là "lun", cứ xoay xoay, ghe thuyền đi ngang rất dễ bị chìm, dễ sợ ghê lắm", ông Võ Thạc nói.

Sử làng Kế Môn cho hay đầu thời Tây Sơn, ông Cao Đình Độ, một thợ bạc người Cẩm Tú (Cẩm Thủy, Thanh Hóa), theo dòng Nam tiến vào đô thành Phú Xuân lập nghiệp. Chiếc đò dọc chở gia đình ông vào phá Tam Giang đi ngang khúc Bàu Ngược đã bị sóng gió sâu hiểm đánh đắm. Thật may mắn, hai ông Hoàng Kim Bàn và Trần Duy Lợi, người làng Kế Môn đang làm ruộng cạnh đó, bơi ra cứu họ vào bờ.

Trang tin làng Kế Môn kể: "Sau đó gia đình cụ quyết định dừng chân, ở lại định cư và lập nghiệp tại làng Kế Môn. Chính tại làng quê này, cụ đã bắt đầu truyền nghề lại cho con trai là cụ Cao Đình Hương và một số thanh niên trong làng như một nghĩa cử đền đáp công ơn cứu mạng".

Hai ông Cao Đình Độ và Cao Đình Hương sau đó được vào đô thành Phú Xuân làm kim hoàn cho triều Tây Sơn. Đến thời Nguyễn, họ tiếp tục được thu dụng làm kim hoàn cho triều đình. Năm 1810, người cha Cao Đình Độ qua đời, người con Cao Đình Hương cũng xin phép rời triều đình về dân gian thu nhận học trò truyền nghề cho đến khi qua đời vào năm 1821.

Nghề kim hoàn sau đó được truyền khắp nơi trong cả nước và tỏa đi rất nhiều nơi trên thế giới, đúng theo tinh thần đệ nhị tổ sư Cao Đình Hương: "Trước khi mất, tâm huyết sau cùng của ông là mong muốn học trò của mình đem nghề kim hoàn truyền bá rộng rãi trong dân gian". Người trong nghề kim hoàn đời đời nhớ ơn hai vị tổ sư. Nơi hai vị gặp nạn cạnh khúc Bàu Ngược, đoạn nguy hiểm nhất của phá Tam Giang ngày xưa được lập di tích trở thành nơi hành hương tưởng niệm tổ sư của người trong nghề.


Thanked by 2 Members:

#3 Tre

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2231 Bài viết:
  • 3822 thanks
  • LocationRừng

Gửi vào 18/12/2022 - 09:00

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang ..

Phá Tam Giang ngày rày đã lặng
Truông nhà Hồ nội tán dẹp yên.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |