Thử bàn thêm về Lục Bại
#31
Gửi vào 27/09/2011 - 09:09
Thanked by 1 Member:
|
|
#32
Gửi vào 27/09/2011 - 10:28
Song Hao, Tang Hổ miếu ở Dần Thân, Mão Dậu. Khốc Hư miếu Tứ Chính: Tý Ngọ, Mão Dậu. Kỳ dư những chỗ khác có thể coi là hãm địa. Xét 6 sao trên đứng độc lập ở thế miếu địa thì ý nghĩa của chúng vẫn là Lục Bại thôi, nhưng là tiền trở hậu thành, có khó khăn thất bại cũng chỉ là lúc đầu. Bại thì vẫn bại đó, mà rốt cuộc lại là bại được (ít nhất cũng là được về phần tinh thần, danh tiếng). Còn ở những vị trí hãm địa khác thì đúng là bại luôn.
Sau khi xét miếu hãm để cân độ số của Lục Bại xem bại thật hay bại giả, bại đến mức nào, thì cần xét đến mức độ hợp cách của 6 sao trên với chính tinh và các phụ tinh khác đồng cung. Song Hao gặp Phá Quân khác hẳn Song Hao gặp Cự Môn, Thiên Cơ, một đằng đói mờ mắt, một đằng nên cơ nghiệp. Tang Hổ gặp Sát Phá Tham khác hẳn gặp Cơ Nguyệt Đồng Lương, một đằng dũng tướng uy quyền, một đằng văn nhân bất nại. Khốc Hư nội tâm u uất gặp văn tinh Xương Khúc, Khôi Việt khác hẳn Khốc Hư gặp Không Kiếp Hình Riêu, một đằng thi nhân tao nhã, một bên bênh tật trở ngại suốt đời.
Sự kết hợp giữa các sao trong Tử Vi chẳng khác gì sự chế hoá, hỗ trợ nhau hoặc phá nhau của những vị thuốc trong một thang thuốc. Xem tử vi không thể cứ tách rời từng sao ra mà phán tốt xấu, cũng như khi bốc thuốc chắc chắn không chỉ riêng độc một vị mà mong khỏi bệnh. Cũng không thể đóng đinh vào bất cứ trường hợp cụ thể nào đó mà khăng khăng bắt rằng mọi trường hợp khác đều phải giống y chang như thế. Mọi thứ đều cần sự suy xét, cân nhắc và gia giảm phù hợp.
Thanked by 1 Member:
|
|
#33
Gửi vào 27/09/2011 - 12:36
Nhìn thấy Khốc Hư như nhìn thấy nước mắt người phụ nữ, thêm Tang Hổ, cái buồn sao thê lương, thêm Diêu, sợi dây nợ đời trân chuyên phải trả như nàng kiều sống nơi ô uế....
có câu: Đồng Âm tại Tí, Nguyệt Lãng Thiên Môn, dung nhan mỹ ái, Hổ Khốc Riêu Tang xâm nhập chung thân đa lệ phối duyên, Tang Mã Khốc Hư hay Tang Quả Khốc Hư như nàng Tô Thị đứng chờ chồng, khóc hết nước mắt rồi hóa đá thành hòn vọng phu....
Tang Hổ hữu tài uyên bác, nhưng uyên bác đâu chẳng thấy thì tâm tư tinh thần đâu có sung sướng như người ta, khốc hư, tý ngọ tiên trở hậu thành nhưng cái thành đánh đổi cả bể nước mắt.... ôi cuộc đời.
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”
“Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chương bấy thân”
“Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì?”
“Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó, mặn mà với ai.”
“Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai?”
Sửa bởi Thienco: 27/09/2011 - 12:42
#34
Gửi vào 27/09/2011 - 13:48
TANG HỔ
Chúng ta vẫn thấy những người tuy sống trong một hoàn cảnh thoải mái, một cuộc sống tương đối đầy đủ nhưng nét mặt của họ lúc nào cũng có sự tư lự, một nét suy tư nào đó, hay phảng phất trên mặt một thoáng buồn miên man như người đang ôm một nỗi niềm tâm sự sâu kín. Khoa Tử Vi, những người này thường cung Mệnh của họ đều có Tang Môn hoặc Bạch Hổ tọa thủ, và chúng ta gọi là mẫu người Tang Hổ. Hai sao Tang Môn, Bạch Hổ là hai bại tinh trong nhóm lục bại. Tuy là hai bại tinh, nhưng người Tang Hổ không phải là người bất tài vô tướng theo cái ý nghĩa mà chúng ta vừa nói đến. Ngược lại, có rất nhiều người đã thành danh cũng nhờ vào hai sao Tang Hổ.
Tang Hổ đắc địa thủ mệnh là người gan dạ, cương quyết và ngay thẳng. Người Tang Hổ có đủ sự gan lì để thử thách với nghịch cảnh. Người Tang Hổ thường chịu cảnh mồ côi từ lúc còn bé, nếu không thì tuổi thơ ấu cũng phài chịu cảnh xa cha mẹ, gia đình ly tán, thiếu tình thương và sự đùm bọc của cha mẹ, anh chị. Phải chăng vì vậy mà người Tang Hổ luôn có một nét buồn sâu kín trên khuôn mặt, và nét buồn này sâu đậm nhất trong khoảng thời gian của tuổi thanh xuân tức là khoảng tiền vận rồi sau đó sẽ phai nhạt dần.
Để bù trừ cho những bất hạnh đó, người có Tang Hổ đắc địa là người đa tài đa năng, đa hiệu. Tuy tính tình cương quyết và đôi khi trở thành ương ngạnh, nhưng họ là người quyền biến và có khả năng giải quyết công việc cho thích ứng với hoàn cảnh. Năng khiếu nổi bậc nhất của họ là sự suy luận và phán đoán rất sắc bén. Đó chính là yếu tố căn bản cho khả năng hùng biện cũng như khả năng thuyết phục người khác. Vì vậy, những lãnh vực về chính trị, ngoại giao và luật pháp đều là những sở trường của người Tang Hổ.
KHỐC HƯ
Thiên Khốc, Thiên Hư đều thuộc hành Thủy, đắc địa ở Tí, Ngọ, Mão, Dậu, và Mùi. Là biểu tượng của 2 giọt nước mắt, cho nên người có KH thủ Mệnh thường hay lo lắng, hay suy tư, và cũng rất hay bị đau ốm bệnh tật. Đây là mẫu người kín đáo và có phần cô đôc tựa như Vũ Khúc hay Đẩu Quân thủ Mệnh vậy. Lúc còn sống trong gia đình thì khắc với cha mẹ, anh em. Khi có gia đình thì khắc với vợ con, nhưng sự xung khắc không đến nổi trầm trọng. Người KH nếu chưa qua khỏi tiền vận thì đừng nên toan tính nhiều để rồi thất vọng. Muốn được xứng ý toại lòng phải từ trung vận trở về sau.
Tuy nhiên, nếu trên cương vị một người chủ hay một cấp chỉ huy thì mẫu người KH thủ Mệnh là một cấp thừa hành tốt vì họ là người có tinh thần trách nhiệm. Giao việc cho họ, chúng ta sẽ thấy họ lo lắng, suy nghĩ, soạn thảo kế hoạch, đắn đo cân nhắc rất thận trọng. Và khi đã làm thì làm đến nơi đến chốn.
Nhưng oái oăm thay, với tinh thần làm việc như thế mà ít khi người KH đạt được kết qủa một cách dễ dàng ngay từ phút đầu tiên. Vì thế khoa Tử Vi gọi mẫu người KH là “Tiền Trở Hậu Thành” Có nghĩa là thường bị trở ngại lúc đầu rồi sau đó mới thành công. Có phải chăng vì vậy mà người KH rất có ý chí, luôn luôn có gắng để vươn lên trong mọi tình huống. Khi vượt qua khỏi cái tiền vận gian nan sẽ bước vào một hậu vận tốt đẹp hơn. Điểm nổi bật của người KH là khả năng thuyết phục người khác, có tài hùng biện và rất sắc bén trong lĩnh vực chính trị.
Khi xét LỤC BẠI tinh, cho dù là đắc địa thì nam với nữ, chắc cũng phải luận khác, có lẽ cũng cái bởi tính chất khác nhau nam và nữ.
“Nam nhân Tang Hổ hữu tài uyên bác Nữ mệnh Hổ Riêu đa sự qủa ưu”
Nam nhân, sau 30 sự nghiệp mới bắt đầu
Nữ nhân, sau 30 thời kỳ son sắt đã qua đi
Thời đại xã hội tiến bộ sẽ có khác chút, nhưng cơ bản thì vẫn là vậy.
Thân!
Sửa bởi AnKhoa: 27/09/2011 - 13:53
Thanked by 4 Members:
|
|
#35
Gửi vào 27/09/2011 - 14:05
[color="#8B0000"]
TANG HỔ
Chúng ta vẫn thấy những người tuy sống trong một hoàn cảnh thoải mái, một cuộc sống tương đối đầy đủ nhưng nét mặt của họ lúc nào cũng có sự tư lự, một nét suy tư nào đó, hay phảng phất trên mặt một thoáng buồn miên man như người đang ôm một nỗi niềm tâm sự sâu kín.
#36
Gửi vào 27/09/2011 - 14:10
Thienco said:
Không rõ răng xấu theo Đông Y do nguyên nhân gì để liên hệ.
Có lẽ là thận yếu hoặc nội nhiệt.
#37
Gửi vào 27/09/2011 - 14:24
Thanked by 1 Member:
|
|
#38
Gửi vào 27/09/2011 - 14:34
Không rõ răng xấu theo Đông Y do nguyên nhân gì để liên hệ.
Có lẽ là thận yếu hoặc nội nhiệt.
- Thận tàng tinh:
Thận chứa tinh khí của nhị nguyên nên nói rằng “thận tàng tinh”, còn gọi là Thận Tinh (Thận dương, nguyên dương, chân dương).
Tinh thì hóa thành khí nên còn phân ra làm Thận Khí (Thận âm, nguyên âm, chân âm).
Thận âm, thận dương nương tựa lẫn nhau mà giữ thế cân bằng ổn định, quyết định sự phát triển của sinh dục (tinh nam, huyết nữ) trong cơ thể con người từ bé tới già.
Người nam thời lấy quẻ Cấn, 8 tháng mọc răng, 8 tuổi thay răng, 16 tuổi dậy thì, 64 tuổi hết dục tính.
Người nữ thời lấy quẻ Đoài, 7 tháng mọc răng, 7 tuổi thay răng, 14 tuổi dậy thì, 49 tuổi hết kinh nguyệt.
- Thận chủ cốt tủy, thông với não và vinh nhuận ra tóc:
Tinh được tàng ở thận thời sinh ra tủy, tủy ở trong mà dưỡng cho xương, nên nói “thận chủ cốt tủy”. Mà xương tủy thông với não nên nói “thận thông với não”.
Răng là phần thừa của xương, tóc là phần thừa của huyết (huyết là do tinh ở thận mà sinh ra). Bởi vậy mà thận hư sẽ khiến cho răng chậm mọc/lung lay/yếu, cũng làm cho thiếu máu, choáng váng, tóc rụng, trí lực suy giảm.
Thanked by 2 Members:
|
|
#39
Gửi vào 27/09/2011 - 14:44
Thận chứa tinh khí của nhị nguyên nên nói rằng “thận tàng tinh”, còn gọi là Thận Tinh (Thận dương, nguyên dương, chân dương).
Tinh thì hóa thành khí nên còn phân ra làm Thận Khí (Thận âm, nguyên âm, chân âm).
Thận âm, thận dương nương tựa lẫn nhau mà giữ thế cân bằng ổn định, quyết định sự phát triển của sinh dục (tinh nam, huyết nữ) trong cơ thể con người từ bé tới già.
Khí sinh tinh là thuận chiều của người thường. Tinh sinh khí là vấn đề phản phục của những bậc tu luyện "Tinh-Khí-Thần". Người thường chẳng thể tinh sinh khí đâu. Thêm nữa thận dương không phải thận tinh, thận âm chẳng phải thận khí. Âm dương là dùng chỉ "Âm dương lưỡng thận" mà thôi.
#40
Gửi vào 27/09/2011 - 15:10
#41
Gửi vào 27/09/2011 - 15:28
Khốc Hư đi với Quyền Lộc thì sẽ tàn bạo và tàn nhẫn chăng ?
Trường Giang
#42
Gửi vào 27/09/2011 - 15:45
Chào bạn Tử Phủ Vũ Tướng,
Theo kinh nghiệm cá nhân về nghiệm lý các sao lưu của bản thân Citizen thì "khi tất cả các sao lưu trùng sao cố định" thì tùy thuộc vào sao lưu đó chủ việc gì thì sự việc đó sẽ xảy ra mạnh mẽ gấp rưỡi (gấp 1,5 lần) đến gấp đôi (gấp 2 lần) so với thông thường, có khi không dự tính trước được trong năm tiểu hạn đó.
Ví dụ:
Tiểu hạn có Thiên Mã lại gặp lưu Thiên Mã chiếu hoặc đồng cung: Đương số có thể mua xe cộ, mua nhà rồi chuyển đến nhà mới ngay (Đây có thể coi là những việc lớn đột ngột xảy ra một cách mạnh mẽ trong cuộc đời con người), hoặc phải đi công tác liên tục cả ở trong nước và nước ngoài mà không hề dự tính trước được (do yêu cầu của công việc quá đột ngột)...
Tương tự, Tang Hổ và Khốc Hư gặp lưu Tang Hổ và lưu Khốc Hư đồng cung tiểu hạn thì trong năm đó đương số phải đối mặt với nhiều sự việc xấu, không may mắn xảy ra, nhưng đều có kết quả chung là dẫn đến những sự đau buồn, thương tiếc và thất bại, bế tắc từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với thông thường.
Trân trọng,
Citizen
Thanked by 1 Member:
|
|
#43
Gửi vào 27/09/2011 - 16:09
#44
Gửi vào 27/09/2011 - 16:23
Khốc Hư đi với Quyền Lộc thì sẽ tàn bạo và tàn nhẫn chăng ?
Trường Giang
Bạn Trường Giang có thắc mắc rất hay. Thắc mắc này của bạn làm mình liên tưởng đến truyện Tam Quốc: Lưu Bị khi lấy được Tây Xuyên từ tay Lưu Chương, đã khóc và nói với Lưu Chương rằng: "Tôi thực lòng không muốn thế đâu, mà chẳng qua là do thủ hạ dưới quyền ép buộc nên phải làm thế thôi" (Citizen nhớ đại khái là như vậy). Nhưng điều cần nói ở đây là: Trước khi chưa lấy được Tây Xuyên thì Lưu Bị luôn trăn trở suy tính và bàn mưu kế với Bàng Thống để tìm cách chiếm giữ bằng được vùng đất này (Khốc Hư của Lưu Bị lúc này thực sự là 2 giọt nước mắt và tiếng thở dài lo lắng, suy tính để tìm đất dụng võ về sau). Nhưng sau khi Gia Cát Lượng bắt sống và giết được danh tướng Tây Xuyên là Trương Nhiệm, đánh bại quân Tây Xuyên, khiến Lưu Chương phải ra hàng, và Lưu Bị đã chiếm được Tây Xuyên, thì Quyền Lộc của Lưu Bị đã được tăng lên rất nhiều. Bộ sao Khốc Hư của ông ta lúc này lại trở thành tiếng reo vui và tiếng cười sảng khoái nhưng âm thầm trong lòng Lưu Bị, hòa chung với sự sung sướng, hân hoan của Quyền Lộc.
Citizen không rõ là lá số của Lưu Bị có cách Khốc Hư Quyền Lộc hay không? Nhưng có thể nhận định sơ bộ rằng: Trong lá số của những người làm chính trị, khi Khốc Hư đi cùng Quyền Lộc thì có thể có xảy ra sự tàn bạo và tàn nhẫn, nhưng là sự tàn bạo và tàn nhẫn ngầm.
Thực tế đã cho thấy: Người ta thường biết đến Tào Tháo là Đại gian hùng, nhưng có mấy ai biết được Lưu Bị cũng là Đại gian hùng, nhưng là Đại gian hùng ngầm. Tính cách này của Lưu Bị thể hiện ở đỉnh cao khi ông ta "ném con thu lấy bụng anh hùng" với Thường Sơn Triệu Tử Long, hoặc khi ông ta trăn trối với Gia Cát Lượng lúc lâm chung: "Về con của Trẫm, nếu ngươi thấy giúp được thì giúp, còn nếu không giúp được thì ngươi hãy tự mình lên làm chủ Thành Đô đi". Và nếu Lưu Bị không tàn bạo và tàn nhẫn, dù là tàn bạo và tàn nhẫn ngầm, thì làm sao ông ta từ một người dệt chiếu, bán giày lại có thể lên làm vua nước Thục và duy trì được nước Thục trong 72 năm Tam Quốc giao tranh???
Vài dòng mạn đàm cùng quý vị cho vui.
Trân trọng,
Citizen
Thanked by 4 Members:
|
|
#45
Gửi vào 27/09/2011 - 16:30
Có phải ý bạn muốn hỏi là: "Liệu có lá số nào có tất cả 9 sao lưu trùng với tất cả 9 sao cố định trong một tiểu hạn"? Citizen chưa có thời gian nghiên cứu kỹ về 9 sao lưu, nhưng căn cứ vào cách an sao lưu thì e là khó có trường hợp đó xảy ra đâu bạn ạ.
Citizen kính mong quý vị và các bạn am hiểu về cách an sao lưu vui lòng chỉ giáo.
Trân trọng,
Citizen
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |