Jump to content

Advertisements




Ám Thần vô trung sinh hữu - Quà tết Nhâm Dần - Kỉ niệm 9 năm


10 replies to this topic

#1 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2266 thanks

Gửi vào 28/01/2022 - 02:30

Chào mọi người, đến hẹn lại lên, tôi lại gửi quà tết. Năm nay hơi khó một chút vì những gì cần nói về môn Tử Bình, đối với trình độ hiện tại của bản thân, tôi đã nói hầu như gần hết, những gì không dám nói thì thật sự không dám đụng đến.

Năm nay việc tìm kiếm chủ đề để viết cũng khó, tôi phải suy nghĩ gần 2 tháng, suy nghĩ kĩ, thứ nhất là để tránh nói điều không nên nói, thứ hai là để nói điều có thể nói mà vẫn có giá trị nghiên cứu. Ban đầu tôi định viết về qui tắc tuế vận nhập cục để đoán vận hạn vì năm nay khoảng tháng 3 tôi cũng nhớ ơn 9 năm được học Tử Bình, số 9 vốn là cực sổ nên tôi cũng mong muốn được chia sẻ một điều gì có giá trị lớn một chút.

Cho nên có xin một quẻ Dịch xem có nên viết về qui tắc tuế vận nhập cục hay không. Rất tiếc, ngày Sửu tháng Hợi (10/01/2022 DL) được quẻ Phục biến Khôn, Vũ – Cái hồi đầu khắc Thế, chỉ sợ viết xong thì hoặc là tôi chỉ còn 6 năm hữu duyên với Tử Bình, hoặc 6 năm sau phải mang họa. Tuy không đến nỗi vong mạng do Thế hào nhật trợ nguyệt hợp hữu khí, nhưng vẫn là có họa xảy đến. Không Vong hợp đến mà phục ngâm, chỉ sợ dã tràng xe cát, không đạt được cái tâm nguyện mà mình hướng đến. Vũ – Câu cùng gặp, Vũ thủy vốn chảy xuống, Câu thổ vốn là lồi lên, trái khoáy không thuận tự nhiên, cái cơ mật (Vũ) mà lại trưng ra ngoài (Câu). Cho nên đành hẹn hết năm Mùi, sang năm Thân nếu xin được quẻ thì tôi sẽ trở lại vấn đề này.

Nghĩ mãi, may sao tối nay phúc chí tâm linh, tôi tự dưng nghĩ đến kỹ thuật định Ám Thần. Thôi thì tôi viết một phần về cách định Ám Thần. Tuy chỉ là một phần nhỏ trong kỹ thuật này, nhưng tôi hi vọng có tác dụng khơi gợi để ai có hứng thú nghiên cứu tiếp thì cũng có được một chút nền tảng để nghiệm lý sâu hơn.

Hôm nay tôi chỉ trình bày dùng Ám Thần (tương truyền là) theo phương pháp Dao hệ, từ không lấy có (vô trung sinh hữu) để giải quyết vấn đề bát tự khuyết thiếu một hành, ví như bát tự khuyết Tài chẳng hạn.

Càn: Giáp Tý – Bính Tý – Đinh Hợi - Ất Tỵ

Lẽ thường Tỵ - Hợi xung khử bì, xung tán kim khí trong bát tự, xem như bát tự khuyết kim (Tài tinh). Cũng theo lẽ thường, khuyết Tài lấy Thực Thương làm Tài vì là nguyên thần của Tài tinh. Nếu Thực Thương kỵ thần, nghi (thích hợp) tiết nghi chế; nếu Thực Thương là dụng thần, nghi dương nghi phù.

Còn có một cách khác để định Tài tinh. Bát tự có Bính thấu tại nguyệt trụ, Bính – Tân tương hợp, Bính – Nhâm tương phá. Bát tự có Ất thấu tại thời trụ, Ất – Canh tương hợp, Ất – Tân tương phá. Dùng Bính ám hợp Tân Thiên Tài, Ất ám hợp Canh Chính Tài để định Tài tinh. Đó là cách định Ám Thần, lúc này Canh Tân Tài tinh vốn hầu như không có trong bát tự, nhưng thông qua quan hệ phá hợp mà nhập cục, chữ nào dẫn Ám Thần thì Ám Thần tọa tại chữ đó.

Cách định cát hung: Ám Thần tọa tại kỵ thần nghi ức nghi chế, Ám thần tọa tại hỷ dụng thần nghi dương nghi phù.

Một số điều cần lưu ý:

(1) Chỉ nên dùng Ám Thần khi đã sơ bộ luận được bối cảnh xuất thân của lá số trắng, tức luận được thực bàn. Chưa luận được thực bàn, mà lại luận thêm Ám Thần (hư bàn) thì dễ tẩu.
(2) Ám thần càng có nhiều dẫn thần thì tác dụng lại càng rõ rệt, càng chuyên chính. Như bát tự phía trên Canh Chính Tài không chỉ ám hợp thời can Ất, mà còn ám phá niên can Giáp thì công dụng rõ rệt hơn là chỉ có nhập cục bằng ám hợp thời can (tức là giả sử bát tự không có can Giáp thấu xuất). Canh ký tại Thân, ám hợp thời chi Tỵ, ám xuyên/hại nhật chi Hợi lại càng rõ. Tân Thiên Tài không chỉ ám hợp nguyệt can Bính, mà còn ám phá thời can Ất, nên cũng rõ.
(3) Vô trung sinh hữu, một hư một thực, một âm một dương, nên ưu tiên dùng các quan hệ can chi có số lượng là 2 để định Ám Thần. Ví dụ: địa chi lục hợp, địa chi lục xung, địa chi lục hai, thiên can ngũ hợp, thiên can tương phá. Qua nghiệm lý, tam hợp có tác dụng định Ám Thần, bán hợp không có, tam hội không có.
(4) Ưu tiên tam hợp đối với địa chi, sau đó là thiên can tương phá, địa chi lục hợp.
(5) Ám Thần cần kết hợp thêm xuyến cung (đã trình bày ở bài Xuyến Cung Áp Vận và bài Bát Cung), và cung tinh. Đối với cung tinh: trọng cung hơn trọng tinh.

Phía trên tôi trình bày một phần rất nhỏ cách định Ám Thần, một phần nhỏ công dụng và sơ bộ định cát hung Ám Thần. Nhiều anh chị vẫn hỏi vì sao ít thấy tài liệu nào nêu rõ công dụng địa chi tương hại (xuyên) trong môn Tứ Trụ, thì nội dung phía trên tôi đã sẵn tiện trả lời với một công dụng của địa chi tương hại.

Ghi chú 1: Phía trên có nói “Lẽ thường Tỵ - Hợi xung khử bì, xung tán kim khí trong bát tự”, nhưng cách luận của tôi khác một chút, nên thật ra bát tự phía trên không hẵn khuyết Tài, tôi chỉ mượn để trình bày cách định Ám Thần.

Ghi chú 2: Nếu vị nào có nghiên cứu thêm về vấn đề này thì vui lòng nghiệm lý kĩ càng hãy viết tiếp, xin đừng tán rộng chủ để này bằng những suy diễn viễn vông, hại mình hại người. Tôi rất đắn đo khi viết bài này.

Ghi chú 3: Do bắt đầu cạn chủ đề như phía trên tôi đã trình bày, nên bài này xin vừa làm quà tặng Tết, vừa làm quà kỉ niệm 9 năm học Tử Bình (tháng 3-4/2022). Tử Bình lý pháp, tượng pháp nhiều người nói, kỹ pháp không ai dám nói hoặc chỉ nói một phần, tôi nghĩ cũng có lí do. Do lý pháp, tượng pháp quanh đi quẩn lại cũng chỉ có ngũ hành chính pháp, cung tinh, thần sát và một số tượng, nên nguồn chủ đề thú vị về lý pháp và tượng pháp cũng cạn dần. Có thể sau này tôi không thể duy trì hàng năm một món quà, mong mọi người thông cảm.

Thanked by 2 Members:

#2 NhanMinh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 54 Bài viết:
  • 41 thanks

Gửi vào 28/01/2022 - 11:47

Về cách Ám trong bát tự, tôi cũng đã xem qua rất nhiều. Nay thienkhanh bàn tới 1 trong những cách ám này, nên nói thêm, không ngại suy diễn viễn vông, chẳng sợ hại mình hại người, vì những môn huyền học, có đào sâu nghiên cứu mới hiểu tại sao những cách luận thông thường đều ngưng lại ở dụng, kị, xung, khắc.. và hết!
Theo bát tự thí dụ trong bài là Giáp Tý – Bính Tý – Đinh Hợi - Ất Tỵ; 2 trụ sau gặp Hợi Tị xung, nhưng đúng là có ám Ất Canh trong trụ Ất Tỵ. Cách ám này chỉ xét được khi bát tự thiếu Kim lộ là Canh Tân, Thân Dậu cũng không có, sinh tháng Tí thì chính ngũ hành tọa tử, chỉ còn Tân trường sinh. Tài tinh quá kém, Thực Thương cũng chỉ là 1 nhóm đất nhỏ trong Tị; có thể nói Thực Tài không lộ. Người này có tính cách đặc biệt thế nào?
Xung Tị Hợi không phải lúc nào cũng hung họa, hoặc cũng được giảm bớt khí xung, là nhờ định cả thiên can và nạp âm nữa. Đinh Hợi gặp Ất Tị là Ất mộc trợ Đinh hỏa, là Phú đăng hỏa trợ Ốc thuợng thổ, nên Tị Hợi này xung chỉ còn 3,4 phần mà thôi, và không luận Tị Hợi trong trường hợp này thuần là hung.
Chủ nhân bát tự trên gặp được cách ám xung xử tương sinh này nhất định là có danh, có tiếng, gia đình được môn đăng hộ đối, và thường có lợi trong đường học vấn.

Thanked by 3 Members:

#3 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2266 thanks

Gửi vào 28/01/2022 - 19:14

@NhanMinh: Bạn có nhận ra bạn và tôi đang nói 2 vấn đề, 2 kiến thức khác nhau không? Tôi sợ nhiều người lười đọc nên đã cố gắng ghi rõ ràng trên tiêu đề: Vô trung sinh hữu. Phần giới thiệu ngay đầu tôi cũng đã cẩn thận ghi: Dao hệ.

Sửa bởi ThienKhanh: 28/01/2022 - 19:17


#4 NhanMinh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 54 Bài viết:
  • 41 thanks

Gửi vào 28/01/2022 - 19:53

Trích dẫn

Về cách Ám trong bát tự, tôi cũng đã xem qua rất nhiều. Nay thienkhanh bàn tới 1 trong những cách ám này, nên nói thêm,
Dĩ nhiên là khác rồi, nên tôi cũng viết như thế. Nếu bạn không thích có trả lời trong bài viết của mình thì xin lỗi, ta ngừng.

#5 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2266 thanks

Gửi vào 28/01/2022 - 20:07

Tự bạn nói rồi tự bạn suy diễn chứ tôi không có nói thích hay không thích gì cả, bạn đừng phá topic của tôi như vậy. Bạn vào topic tả con mèo của tôi, bạn tả cái cây, rồi bạn bắt tôi phải chiều theo cái cây của bạn, tôi không chịu thì bạn giận dỗi là thế nào?

Sửa bởi ThienKhanh: 28/01/2022 - 20:19


#6 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 29/01/2022 - 04:28

Tôi đọc Trích Thiên Tuỷ có luận can lộ ám hợp can tàng cùng trụ hay khác trụ, hoặc tàng trong các trụ khác nhau khá nhiều nhưng hiện tại tôi chưa có thời gian nghiên cứu về lĩnh vực này. Vì vậy mọi người cứ đưa ra những hiểu biết của mình về lĩnh vực này để cùng tham khảo không nên có những mặc cảm không cần thiết như vậy.

Tương tự như cuốn Trích Thiên Tuỷ từ đầu và đến tận bây giờ tôi vẫn phải khẳng định đó là 1 trong 2 cuốn sách về Tử Bình tính đến hiện nay là hay nhất mặc dù càng ngày tôi lại càng tìm được nhiều cái sai trong các bài luận về các ví dụ mẫu của tác giả (Nhâm Thiết Tiều) đưa ra.

Cái quan trọng là ta cần phải chớp lấy những gì mới mẻ mà tác giả đưa ra mà ta cảm thấy đúng cho riêng ta còn những cái nào không hợp lý, không logic thì hãy bỏ qua đừng cảm thấy bực bội (vì sách Tầu là như vậy - ai mà chẳng biết câu "Thâm Nho Như Tầu").

Sửa bởi SongHongHa: 29/01/2022 - 04:33


#7 NhanMinh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 54 Bài viết:
  • 41 thanks

Gửi vào 29/01/2022 - 12:15

Bác SongHongHa nói 2 chữ "bực bội" và "mặc cảm" trong topic này thấy cũng có phần đúng đấy, chưa qua Tân Sửu chưa thấy vui mà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Về chữ "phá" thì hơi bị lớn quá, ai ai đọc bài trả lời của tôi cũng biết tôi không hề có ý đinh đó. Các chuyện lặt vặt thế này có lẽ chẳng đáng xảy ra.

Còn về ám cách tôi còn nhiều thứ lắm, khi nào bác xem trong TTT có gì muốn chia xẻ thì cứ viết ra.

#8 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2266 thanks

Gửi vào 29/01/2022 - 12:51

Các vị nếu muốn luận bàn về hệ thống minh - ám như trong Trích Thiên Tủy có thể mở 1 topic khác, việc này rất dễ dàng. Nói thật, topic của tôi không ai comment cũng không sao, vì mục đích của tôi đã đạt được và hoàn thành khi tôi bấm nút Đăng Bài. Với lại tôi không chỉ sinh hoạt ở diễn đàn này, và bài này cũng không chỉ đăng ở đây. Tôi quý diễn đàn thì tôi chọn đăng ở đây, vậy thôi.

Ám Thần mà tôi nói không liên quan gì đến minh - ám của Trích Thiên Tủy. Minh - ám của Trích Thiên Tủy tôi đã nói từ hồi 2016-2017, đối với tôi không có gì mới lạ, phần "ám" của nó không phải "vô trung sinh hữu". Tôi quan niệm những cái này thà là không nói vẫn tốt hơn nói sai. Hướng dẫn sai cho người khác, chẳng khác gì làm đứt đoạn cơ duyên của người ta, tôi không muốn mang nghiệp, đặc biệt là cái nghiệp liên quan đến tâm linh. Vì vậy, tuy topic tôi hoan nghênh có người comment, nhưng nếu được lựa chọn, tôi vẫn chọn không có người comment vẫn tốt hơn là comment chệch hướng, làm các thành viên khác hiểu nhầm. Tôi không muốn có sự ngộ nhận Ám Thần là minh - ám trong Trích Thiên Tủy (chúng là 2 khái niệm thuộc 2 phạm trù khác nhau trong 4 phạm trù Lý Khí Tượng Số). Điều này tôi đã lặp đi lặp lại nhiều lần.

Kính xin tự trọng.

Sửa bởi ThienKhanh: 29/01/2022 - 13:06


Thanked by 2 Members:

#9 cariga

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1986 Bài viết:
  • 1761 thanks

Gửi vào 30/01/2022 - 06:52

Ám Thần ở đây hiểu là mệnh khuyết hay yếu cái gì thì bổ cái đấy. Cái đó trở thành dụng thần.

Theo ví dụ bài viết, bát tự khuyết Thiên Tài Tân. Cho nên đại vận 5 Tân Tị sẽ là đại vận đẹp nhất cuộc đời.

Hay như mệnh em, khuyết Quý yếu Giáp. Ông Thiên Khôi nói đại vận Quý Sửu đẹp nhất. Đẹp nhì Giáp Dần.

#10 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 30/01/2022 - 07:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 29/01/2022 - 12:51, said:

Các vị nếu muốn luận bàn về hệ thống minh - ám như trong Trích Thiên Tủy có thể mở 1 topic khác, việc này rất dễ dàng. Nói thật, topic của tôi không ai comment cũng không sao, vì mục đích của tôi đã đạt được và hoàn thành khi tôi bấm nút Đăng Bài. Với lại tôi không chỉ sinh hoạt ở diễn đàn này, và bài này cũng không chỉ đăng ở đây. Tôi quý diễn đàn thì tôi chọn đăng ở đây, vậy thôi.

Ám Thần mà tôi nói không liên quan gì đến minh - ám của Trích Thiên Tủy. Minh - ám của Trích Thiên Tủy tôi đã nói từ hồi 2016-2017, đối với tôi không có gì mới lạ, phần "ám" của nó không phải "vô trung sinh hữu". Tôi quan niệm những cái này thà là không nói vẫn tốt hơn nói sai. Hướng dẫn sai cho người khác, chẳng khác gì làm đứt đoạn cơ duyên của người ta, tôi không muốn mang nghiệp, đặc biệt là cái nghiệp liên quan đến tâm linh. Vì vậy, tuy topic tôi hoan nghênh có người comment, nhưng nếu được lựa chọn, tôi vẫn chọn không có người comment vẫn tốt hơn là comment chệch hướng, làm các thành viên khác hiểu nhầm. Tôi không muốn có sự ngộ nhận Ám Thần là minh - ám trong Trích Thiên Tủy (chúng là 2 khái niệm thuộc 2 phạm trù khác nhau trong 4 phạm trù Lý Khí Tượng Số). Điều này tôi đã lặp đi lặp lại nhiều lần.

Kính xin tự trọng.
Tôi đã nói trước rồi là tôi chưa có thời gian nghiên cứu lĩnh vực này nên bây giờ mới biết hóa ra là nó có nhiều nội dung khác nhau đến như vậy.

Để cho mọi người dễ hiểu về lý thuyết của mình muốn nói thì người viết cần có một vài ví dụ mẫu ứng dụng lý thyết của mình muốn giới thiệu để luận thì mọi người sẽ hiểu ngay thôi.

Bởi vì đến bây giờ đọc lại bài viết của ThienKhanh tôi vẫn chả hiểu gì cả, nếu có thêm nhiều ví dụ may ra tôi sẽ hiểu được chăng?

Xin cám ơn ThienKhanh trước.

Sửa bởi SongHongHa: 30/01/2022 - 07:16


#11 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2266 thanks

Gửi vào 30/01/2022 - 14:09

Tôi không muốn đôi co với Vulong. Biến giùm.

-----

Con kính nhờ ông Tân hay BĐH nếu có thời gian thì khóa giúp con chủ đề này. Con cám ơn nhiều.

Sửa bởi ThienKhanh: 30/01/2022 - 14:13







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |