Sau chiến thắng, Tưởng Giới Thạch đã vội vàng đến Nam Kinh, và sau đó 4 năm, cuối cùng phải lui về cố thủ ở Đài Loan. Lúc này Tưởng Giới Thạch mới hiểu được ý tứ câu nói của Đạo sĩ. Tất cả điều này đều nằm trong dự đoán của các đạo sĩ, có lẽ đây là ý Trời.
Tưởng Giới Thạch là một huyền thoại trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Ông là người Phong Hóa, Chiết Giang. Sau khi du học ở Nhật Bản, ông về nước làm việc chăm chỉ ở Thượng Hải, lên tàu ở Quảng Châu, mở trường quân sự Hoàng Phố, chiến đấu chống lại quân phiệt phương Bắc, chống và tiêu diệt c.... s.., chống Nhật... Tưởng Giới Thạch chính là một nhân vật lẫy lừng như vậy ở Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch đã từng đến Thánh địa Đạo giáo ở núi La Phù huyện Bác La, thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, ông đã nghỉ lại ở đó và để lại một số câu chuyện mang đậm sắc thái truyền kỳ.
Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1925, khi Chính phủ Quốc dân đảng Quảng Châu quyết định thực hiện cuộc Viễn chinh phía Đông lần thứ hai nhằm tiêu diệt hoàn toàn các thế lực quân phiệt ở tỉnh Quảng Đông, Tưởng Giới Thạch, lúc đó là Hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố và là Tổng tư lệnh của cuộc Đông chinh, vì cuộc Đông chinh lần thứ 2 này nên đã đến Huệ Châu. Có lẽ vì vào giai đoạn quan trọng của cuộc đời, Tưởng Giới Thạch đã đến núi La Phù để nghỉ ngơi và vấn Đạo.
"Tô Lao Quán ký" từng ghi chép: "Thắng tích của ngọn núi hội tụ ở 3 ngọn núi Song Kế, Phù Trúc và Bồng Lai; Thắng cảnh của ba đỉnh núi hội tụ ở các Đạo quán". Tô Lao Quán tọa lạc ở nơi sâu nhất của núi Phù Sơn, tầng tầng dãy núi bao bọc Đạo quán, sâu thẳm, trang nhã và yên tĩnh. Bên trong và bên ngoài Đạo quán đầy những dấu tích cổ xưa, thắng cảnh như sao trời, và là bảo địa cầu phúc lành.
Tưởng Giới Thạch và đạo sĩ núi La Phù. (Ảnh qua SOH)
Đầu tiên Tưởng Giới Thạch đến Đạo quán cổ Xung Hư, nhưng sau khi nhìn thấy Tưởng Giới Thạch, Đạo trưởng của Xung Hư Quán đã nói: "Đạo gia chúng tôi coi trọng sự hợp tác giữa con người và sự linh thiêng. So với Xung Hư Quán thì linh khí của Tô Lao Quán phù hợp với anh hơn". Theo lời của đạo sĩ, Tưởng Giới Thạch lại đến Tô Lao Quán và nói chuyện với Đạo trưởng ở đó suốt một đêm, cuối cùng rút thăm, Đạo trưởng giải thích rằng: “Thắng bất ly Xuyên, bại bất ly Đài”(勝不離川, 敗不離灣). Tưởng Giới Thạch muốn thỉnh Đạo trưởng giải thích cụ thể, Đạo trưởng chỉ nói: "Thiên cơ bất khả tiết lộ".
Diễn biến của lịch sử đã chứng thực Thần cơ diệu toán của Đạo sĩ, mà lúc bấy giờ Tưởng Giới Thạch không hiểu nổi. Năm 1937 sau khi chiến tranh chống Nhật bùng nổ, Tưởng Giới Thạch không còn cách nào khác phải dời đô về Trùng Khánh và Tứ Xuyên. Trùng Khánh, Tứ Xuyên vào thời đó đều nằm trong một khu quản hạt, thể nói là một khu. Chính tại nơi này Tưởng Giới Thạch lập công giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống Nhật, đã ứng nghiệm với 4 chữ đầu của Đạo sĩ. Sau chiến thắng, Tưởng Giới Thạch đã vội vàng đến Nam Kinh, và sau đó 4 năm, cuối cùng phải lui về cố thủ ở Đài Loan. Lúc này Tưởng Giới Thạch mới hiểu được ý tứ câu nói của Đạo sĩ. Tất cả điều này đều nằm trong dự đoán của các đạo sĩ, có lẽ đây là ý Trời.
Vị Đạo trưởng này chính là Ngưỡng Độ tiên sinh, xưng là truyền nhân 80 đời của Quỷ Cốc Tử. Có một điều đáng tiếc là cả đời Ngưỡng Độ tiên sinh không bao giờ nhận đệ tử, tương truyền ông có để lại một quyển sách "Ngự thế chế nhân lục", nhưng nó đã bị thất lạc từ lâu, nhiều học giả Nhật Bản thậm chí đã tìm kiếm rất lâu mà không phát hiện ra, phải nói là rất đáng tiếc.
Trung Hòa
Theo Secretchina
Link tham khảo:
Nguồn: