Jump to content

Advertisements




Nguồn Gốc Của Phở


1 reply to this topic

#1 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8216 Bài viết:
  • 6061 thanks

Gửi vào 10/05/2021 - 11:46

NGUỒN GỐC CỦA PHỞ KHÔNG PHẢI HÀ NỘI, NAM ĐỊNH MÀ LÀ TỪ MỘT NGƯỜI ‘KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT’


Nguồn gốc của Phở không phải Hà Nội, Nam Định mà là từ một người ‘không phải ai cũng biết’. Kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã có nhiều tranh cãi về nguồn gốc ra đời của Phở.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phở Hà Nội


Tuy vẫn còn bất đồng về nơi xuất xứ thực sự hay thời điểm ra đời nhưng hầu hết cùng chung quan điểm là Phở được khai sinh trong thời Pháp thuộc, ở giai đoạn người Pháp bắt đầu đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Theo lời kể của ông Võ Văn Côn – Nguyên là Chef Bếp Việt của Vua Bảo Đại, có một giai thoại khá thú vị về nguồn gốc của món Phở.

Trong Tự điển tiếng Việt – Bồ đào Nha – La tinh của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ “Phở”. Trong Tự điển Huỳnh Tịnh Của (biên soạn năm 1895) và Tự điển Genibrel (biên soạn 1898) cũng không có từ Phở. Danh từ Phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo và giảng nghĩa: “Món ăn nấu bằng bánh bột gạo thái nhỏ với nước dùng bằng thịt bò hầm”.

Nhà Văn Nguyễn Công Hoan từng viết: “Năm 1913… tôi trọ số 8 Hàng Hài… thỉnh thoảng, được ăn phở (hàng Phở gánh rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu, 5 xu)”. Phở rong bắt đầu thịnh hành nên bị chính quyền đánh thuế: “… Họ phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày. Như vậy có thể xem Phở xuất hiện khoảng giữa những năm 1900 đến 1913”.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một gánh phở ở Hà Nội đầu thế kỷ 20 – Ảnh tư liệu. Ảnh: docbaohangngay


Người Việt ngày xưa 99% là nông dân, họ coi bò là loài gia súc thân thương và hữu ích (sức kéo) nên không ăn thịt bò! Vì thế nói quê hương phở bò ở Nam Định là không hợp lý.

Chuyện là:

Năm 1910, nhiều thanh niên Việt Nam cả miền Bắc lẫn miền Nam đi lính cho Pháp. Họ phải sang mẫu quốc để phục vụ một thời gian, trong số đó có một người từng làm phụ bếp cho Toàn quyền Sài Gòn tên Huỳnh. Đơn vị ông Huỳnh đóng quân ở Marseille và ông được giữ chức bếp trưởng của binh đoàn toàn lính người An Nam.

Sáng nào ông Huỳnh cũng ra lệnh đốt bếp lò thật sớm bằng cách hô to: “Feu! Feu!” có nghĩa là “Nổi lửa lên!” để nấu súp thịt bò cho binh sĩ ăn điểm tâm với bánh mì khô. Thấy binh sĩ người Việt bỏ ăn sáng hơi nhiều, ông Huỳnh bèn nghĩ ra một món mới, hy vọng anh em binh sĩ An Nam sẽ cảm thấy dễ nuốt hơn.

Sau khi được các “Sếp Tây ” cho phép, ông bèn lấy nước súp bò của Tây… cho hầm chung với quế, hồi, gừng. Riêng “ánh tài phảnh” mua của người Tàu bán ở Khu Chinois rồi ông Huỳnh nêm thêm nước mắm vào súp cùng với hành, ngò rí, hành tây… cho hợp khẩu vị Việt Nam.

Tuyệt vời thay, ở xứ lạ quê người, buổi sáng trời lạnh như cắt da, mà lại được ăn một bát súp nóng hổi ngào ngạt đậm mùi quê hương thay vì ăn bánh mì Tây quá ư nhạt nhẽo!



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bát Phở nóng hổi ngào ngạt đậm mùi quê hương thay vì ăn bánh mì Tây quá ư nhạt nhẽo. Ảnh: docbaohangngay


Binh sĩ An Nam ủng hộ Chef Huỳnh hết mình. Nấu bao nhiêu cũng hết! Các sĩ quan Pháp thấy vậy đòi ăn thử, ai cũng tấm tắc khen ngon rồi thắc mắc: “Tên món này là món gì mà sáng nào Monsieur Huỳnh cũng ra lệnh Feu Feu vậy?”

Không chần chừ ông Huỳnh trả lời: Thưa Sếp, tên nó là Phở (Feu) đấy!

Phở ra đời năm ấy – năm 1910, được Tây lẫn Ta yêu thích và chết tên “Feu” từ đó. Khi muốn ăn, sĩ quan Tây chỉ cần nói “Feu Feu” là có tô phở bò hầm kiểu An Nam nóng hổi khói bốc nghi ngút theo gió thơm lừng cả doanh trại.

Nhiều binh lính An Nam nhà ở Hà Nội sau khi giải ngũ về đã lấy Phở gánh với tiếng rao: Feu….ớ… làm kế sinh nhai, thực khách là lính Tây và kiều dân Pháp. Dân Hà Nội cũng ăn thử và “mê tít” món “Feu” (Phở) từ đó!



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tranh “Gánh phở rong ở Hà Nội” của Maurice Salge (1913) Ảnh: docbaohangngay


Ở Đà Lạt năm 1930 có phở Gare xe lửa là tiệm Phở Bò đầu tiên do con ông Huỳnh làm chủ. Chữ Tô Xe lửa (Tô lớn) từ đây mà ra. Phở Gare Dalat sau 1960 dời vế Phú Nhuận (Sài Gòn) lấy tên là Phở Bắc Huỳnh.

Ở Sài Gòn trước năm 1940 có tiệm Phở Turc là tiệm Phở đầu tiên. Chủ tiệm cũng là dân đi lính Tây giải ngũ về, ông này nói tiếng Pháp giỏi nên có nhiều khách Tây đến ăn.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phở Sài Gòn


Ngày nay, món Phở đã theo chân người Việt đến khắp nơi trên thế giới và trở thành món ăn “thương hiệu” của Việt Nam. Dù nguồn gốc của món ăn còn gây nhiều tranh cãi nhưng những giai thoại về Phở vẫn rất đáng để tham khảo.

Ngoài ra, cũng có thể xem Phở là một trong những ví dụ đặc trưng cho khái niệm Bricolage (lai ghép) mà các nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực dùng để chỉ món ăn thiên hướng lai ghép (kết hợp, biến tấu từ nhiều nguồn thức ăn ngoại lai) hơn là tự thân sáng tạo.


Theo: Du Lịch Việt Nam






Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#2 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2409 Bài viết:
  • 4712 thanks

Gửi vào 13/05/2021 - 20:06

Bác FM_daubac,

Khi "thấy miếng ngon" thì ai cũng dành phần hơn hehe.
Dù vấn đề tranh cãi không hồi kết này có đi đến đâu chăng nữa thì:
Phở - Tinh hoa ẩm thực VIỆT!

Có một điều này, không phải một cá nhân hay một hội đồng mà cần sức mạnh của nhiều người, tất cả mọi người thì là tốt nhất.
Chúng ta cứ thử nhìn vào VĂN HÓA NGƯỜI NHẬT, mọi điều hay của họ, họ đều xây dựng nó thành CÂU CHUYỆN VĂN HOÁ DÂN TỘC. Các món ăn hay gốc gác của di tích, nếp sống v.v.. họ đều cùng nhau xây dựng đến bây giờ thì cả thế giới đều khâm phục họ.
Còn chúng ta thì sao?
Hehe

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |