Jump to content

Advertisements




Nét trào phúng nhưng đậm chất hiện thực của Tú Xương


6 replies to this topic

#1 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5907 thanks

Gửi vào 03/05/2021 - 15:14

Tú Xương hay Trần Tế Xương 陳濟昌 (1870-1907) tên khai sinh là Trần Duy Uyên, tử Tử Thịnh 子盛, hiệu Vị Thành 渭城, người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, xuất thân từ một gia đình thanh bạch. Đường khoa cử của ông lận đận: đi thi từ năm 15 tuổi nhưng hỏng hoài, mãi tới năm 24 tuổi (1894) mới đỗ Tú tài. Sau đó ông lại trượt Cử nhân 5 khoa liền. Nhà nghèo, con đông, nghề dạy học lại bấp bênh trong thời kỳ Nho học suy tàn, ông chỉ còn biết trông cậy vào bà vợ đảm đang. Đang lúc còn đeo đuổi khoa cử, ông đột ngột qua đời năm 1907, mới 37 tuổi.

Tác phẩm ông để lại gồm nhiều thể loại: thơ, phú, câu đối, hát nói..., phần lớn đều bằng chữ Nôm. Thơ văn ông giản dị, bình dân, nhưng tự nhiên và linh hoạt. Nhiều sáng tác trình bày tâm sự đau đớn, xót xa; hoặc mỉa mai, ngạo đời một cách chua chát, cay độc; hoặc gửi gấm tấm lòng yêu nước thương nòi một cách kín đáo và sâu sắc.


Lên đồng



Khen ai khéo vẽ sự lên đồng,

Một lúc lên ngay sáu bảy ông.

Sát quỉ, ông dùng thanh kiếm ...gỗ,

Ra oai, bà giắt cái ...khăn hồng.


Cô giương tay ấn, tan tành núi,

Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông.

Đồng giỏi sao đồng không giúp nước?

Hay là đồng sợ súng thần công?


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



Phường hát tuồng

Nào có ra chi một lũ tuồng,
Cũng hò cũng hét cũng y uông.
Dẫu rằng dối được đàn con trẻ,
Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn!


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Sư ông và mấy ả lên đồng


Chẳng khốn gì hơn cái nợ chồng!

Thà rằng bạn quách với sư xong!

Một thằng trọc tuếch ngồi khua mõ,

Hai ả tròn xoe đứng múa bông.

Thấp thoáng bên đèn lên bóng cậu

Thướt tha dưới án nguýt sư ông.

Chị em thủ thỉ đêm thanh vắng:

“Chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng!“


Sửa bởi Expander: 03/05/2021 - 15:19


#2 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3861 Bài viết:
  • 24397 thanks

Gửi vào 04/05/2021 - 09:34

Một lũ ruỗi trâu bâu cái hĩm
Dăm con khỉ đột bám thằng ku
Đứa banh đứa chọc hoăng mùi thối
Thằng thổi thằng châm **** nước đù

Đất nứt sinh ra bọn chồn lùi
Bưng bô bồi bút sống luồn chui
Vênh vênh váo váo khoe MẶT ngợm
Láo láo lơ lơ tỏ ĐỒ tồi
MM

#3 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5907 thanks

Gửi vào 04/05/2021 - 13:07

Bình thơ: với lối ẩn dụ sâu sắc, các cặp câu thơ đối nhau chan chát, đi trên tất cả các thủ pháp tả thực đương thời nào khác, tác giả MM đã cho ta một cái nhìn "trần trụi" nhất về thực trạng xã hội cận/hiện đại. Qua thơ MM, ta không khỏi thảng thốt bởi ý tứ, câu thơ, mà còn giật mình bởi những thông điệp mạnh mẽ mang tính răn đe "người đời". Cách sử dụng từ ngữ cũng rất đậm chất "làng quê", nơi nổi bật bởi hình ảnh chợ chiều họp dưới cây đa, và sự nhấn mạnh bằng cách viết hoa, hoặc láy âm đầy nghệ thuật. Rất tiếc một vài từ đã bị censored nhưng thiết nghĩ, ai đọc cũng sẽ nhận ra thôi, bởi dòng cảm xúc là quá rõ ràng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Thanked by 4 Members:

#4 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5907 thanks

Gửi vào 04/05/2021 - 14:22

Ông Hàn


Hàn lâm tu soạn kém gì ai?

Đủ cả vung, nồi, cả cóng chai.

Ví thử quyển thi ông được chấm,

Đù cha đù mẹ đứa riêng ai!



~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



Ông Hàn bị vợ doạ bỏ



Ông đã ơn vua một chữ “hàn”,
Nay lành mai vỡ khéo đa đoan!
Được thua hai ngả, ba câu chuyện,
Khôn dại trăm năm một tiếng đàn.

Chim chuột sau này, nên gắng sức...
Lợn gà thủa ấy đã nên oan.
Có ai làm thủng, ông không biết,
Còn phải mang điều với gái ngoan.

#Ông Hàn: tức Hàn Triệu, vốn chỉ là tay nấu rượu, buôn bán, chạy được chút phẩm hàm.



Thanked by 2 Members:

#5 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5907 thanks

Gửi vào 04/05/2021 - 14:37

Đại hạn

Dạo này đá chảy với vàng trôi (1)
Thiên hạ mong mưa đứng lại ngồi
Ngày trước biết gì, ăn với ngủ
Bây giờ lo cả nước cùng nôi


Trâu mừng ruộng nẻ cày không được
Cá sợ ao khô vượt cả rồi
Tình cảnh nhà ai nông nỗi ấy
Quạt mo phe phẩy một mình tôi.


(1) Ý nói trời nóng quá khiến đá và vàng cũng phải chảy thành nước; thành ngữ chữ Hán cũng có câu "lưu kim thước thạch" (chảy vàng nung đá).


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



Đạo đức giả


Hỏi lão đâu ta? Lão ở Liêm
Trông ra bóng dáng đã hom hem
Lắng tai, non nước nghe chừng nặng (2)
Chớp mắt trăng hoa, giả cách nhèm (3)


Cũng đã sư mô cùng đứa trẻ (4)
Lại còn tấp tểnh với đàn em
Xuân thu ướm hỏi đà bao tá?
Cái miếng phong tình vẫn chửa khem.



(2) Nặng tai.
(3) Giả mắt kèm nhèm để sán lại nhìn gái.
(4) Ra vẻ mô phạm với người ít tuổi.



Thanked by 4 Members:

#6 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3861 Bài viết:
  • 24397 thanks

Gửi vào 04/05/2021 - 20:59

NGÀY XƯA NGƯỜI TÀU
VÀO SÀI GÒN
XEM BÓI
NÓI CHUYỆN TƯƠNG LAI
ĐÚNG SAI
VÔ HẠI
NGÀY NAY NGƯỜI TÀU
VÀO SÀI GÒN
QUẢNG CÁO
LƯƠNG Y , BÁC SĨ
CHỮA BỆNH ĐẠI TÀI
SỐNG CHẾT MẶC BAY
TIỀN NGÀI BỎ TÚI
MIỀN CAO MIỀN NÚI
HÚI TRÊN HÚI DƯỚI ( húi là hối lộ )
THA HỒ THẦY LỤI
KHOANH ĐẤT RIÊNG TƯ
LÀM CHUYỆN DẤM DÚI
MÔI TRƯỜNG HÔI THÚI
MẶC KỆ DÂN ĐEN
KÊU GÀO THAN KHÓC
TRƯỚC ĐÂY CHUYỆN NHỎ
GIỜ INTERNET
MỚI BIẾT CHUYỆN TO
CẢ NƯỚC MỚI LO
LÀM SAO ĐỐI PHÓ
ÔI THÔI CHUYỆN KHÓ
MM

Thanked by 4 Members:

#7 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5907 thanks

Gửi vào 04/05/2021 - 21:55

Năm mới chúc nhau


Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Phen này ông quyết đi buôn cối,

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.


Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?

Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,

Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.


Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:

Đứa thì mua tước, đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng,

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.


Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.

Phố phường chật hẹp, người đông đúc,

Bồng bế nhau lên nó ở non.


# Bắt chước ai ta chúc mấy lời:

Chúc cho khắp hết ở trong đời.

Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,

Sao được cho ra cái giống người.


# Khổ thơ cuối cùng có người nói là của Trần Tế Xương, có người cho rằng do người khác bắt chước giọng thơ Tế Xương mà thêm vào.



~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



Ba cái lăng nhăng



Một trà, một rượu, một đàn bà

Ba cái lăng nhăng nó quấy ta

Chừa được cái gì hay cái nấy

Có chăng chừa rượu với chừa trà!



Thanked by 6 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |