Jump to content

Advertisements




ĐÀ LẠT

tiểu paris phương Đông

4 replies to this topic

#1 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/04/2021 - 20:50

“Tiếng Hát Học Trò”


Lên 12 B, mỗi lần học chung với lớp 12 C thì hay nghe bọn trong lớp hát “ngọ tan trường về, trường tan ngọ về,....” khiến mình như bò đội nón, ngơ ngác hỏi chúng bạn. Có thằng giải thích là chọc cô bạn học tên Ngọ, hình như Lê Thị Ngọ, đường Phan Đình Phùng, đối diện trường Tân Sanh. Đúng hơn là gần Dốc Nhà Làng. Nếu mình không lầm là em gái của anh Bôn, thủ quân đội tuyền túc cầu Đàlạt, sau này bị Việt Cộng nằm vùng gài lựu đạn ngay xe, trước nhà hàng Nam Sơn, chết chung với ông Thanh, ông bầu đội bóng Đàlạt. Sau vụ này, đội tuyển mới nhờ ông cụ mình thế ông Thanh, làm ông bầu.
Năm 11B, thầy Nguyên làm giáo sư chủ nhiệm, mình được bầu làm trưởng lớp. Khi lên lớp 12B, thầy Chử BÁ Anh, xung phong mình làm trưởng lớp 12B, không có bầu bán gì cả. Lý do là không có thầy giáo chủ nhiệm. Đa số các thầy đều là giáo sư chính của trường Trần Hưng Đạo, dạy phụ ở trường Văn Học nên không có thì giờ đảm nhận các trách nhiệm khác. Thêm lớp 12 B thì lèo tèo có độ 20 học sinh và một cô nữ sinh, khác với bạn A và C, đông con gái.
Năm đó, không có đại hội thể thao học sinh liên trường nhưng lại có màn đại hội nhạc trẻ, được tổ chức tại trường Trí Đức. Thầy Chử Bá Anh nói mình kêu gọi ban nhạc và ca sĩ của trường để tập dợt cho vụ đại hội nhạc trẻ này. Mình thì không biết gì về nhạc nhiếc gì cả nên kêu Vũ Văn Tùng, phó trưởng lớp lo vụ này. Mời các ca sĩ lớp 12C và các lớp 11. Hắn học trường này từ trung học đệ nhất cấp lên nên biết rõ ai có tố chất ca sĩ nghiệp dư. Mình chỉ có nhiệm vụ báo ngày giờ cho ban văn nghệ đi tập dợt ở nhà Thầy Chử BÁ Anh ở Nguyễn Du.
Tên Tùng này thì mê Hàng Thị Ngọc Hiền, mê như Ông Trượng mê Tiên Bửu. Quen tên này mới hiểu vật vã về con gái ra sao, khổ luỵ về tình ra sao, khiến mình cũng sợ bị vi-rút a-mua dính. Mỗi lần gặp hắn là hắn cứ rên rĩ về cô này, tường như hắn bị ám ảnh 24/24 về đối tượng. Được thể mình nói hắn mời cô này hát cho chương trình văn nghệ vì nghe nói chị cô ta là ca sĩ đài phát thanh Đàlạt. Hắn vui lắm nhưng cũng mất mấy tuần mới dám mở mồm mời người đẹp. Có dịp mình kể về tên này mê gái ra sao. Về Đàlạt hỏi thiên hạ tung tích hắn nhưng không ai nhớ cả. Ngày ca sĩ Ngân Hàng cũng ngơ ngác khi mình hỏi.
Nhà hắn ở ngay góc Cẩm Đô và Hai BÀ Trưng, ngay bên tay phải cái dốc lên nhà thương. Trước nhà có cái quán hớt tóc. Bên tay phải 3 căn là nhà của thằng Nam Esso. Ai biết tung tích hắn thì cho em hay. Cảm ơn trước.
Ban nhạc thì có hai anh em họ Chử, đánh trống thì có Hùng tiệm thuốc Con Cua và đánh bass là Trần Thiện Tân. Ca sĩ thì không có tên nào hết nên phải đi mời ca sĩ nghiệp dư ở các lớp khác. Phần văn nghệ tạm ổn. Mình nói với Tùng, nói cho các ca sĩ đừng lo gì cả, xong việc, mình sẽ chở họ về. Mấy cô này, làm khó, kêu sợ về trễ bố mẹ la nên phải nói sẽ có người đưa về. Hình như trong đám dạo ấy, chỉ có mình là có xe nên phải xung phong làm nhiệm vụ xe ôm. Mình có kêu tên Đinh Anh Quốc, đến biểu diễn đàn guitar cổ điển.
Mình và mấy cô ban C như chị Sui và chị Hai lo nấu chè bán khi ra chơi và buổi văn nghệ “tiếng hát học trò” kiếm tiền. 12 B chỉ có một cô nữ sinh độc nhất nên mình phải hợp tác với 12 C, vì các cô đông hơn quân Nguyên. Mình mượn chén bát, đũa muỗng của bà cụ miễn phí cho vụ nấu chè này.
Lê thị Ngọ xung phong dùng bếp của nhà để nấu, mấy cô kia thì đến phụ rồi bán khi ra chơi suốt một tuần đến chiều thứ 7 thì làm buổi văn nghệ “Tiếng Hát Học Trò”, có mời mấy thầy nhưng chỉ có thầy Nguyên, thầy Thạc và thầy Diễm đến. Kể sau.
Dạo ấy trước khi vào lớp hay trong giờ ra chơi thì nhà trường có để nhạc cho học sinh nghe. Có lần, để nhạc do chính các học sinh hát và tự thâu. Có lần lớp 12 A thâu băng nhạc, và được nhà trường mở khiến mọi người chú ý, lắng nghe trong giờ ra chơi. Mình chỉ nhớ có hai cô ca sĩ nghiệp dư; Chử Nhất Anh hát nhạc tây “c’est le temps de l’amour” và “tóc mai sợ vắn sợi dài” do chị Hường, ca sĩ đài phát thanh Đàlạt trình bày, còn mấy tên đực rựa hát thì không nhớ. Nói chung thì dạo ấy mình chỉ định hướng thị trường con gái chớ con trai thì mình ít để ý lắm.
Hôm tổ chức văn nghệ Tiếng Hát Học Trò của hai lớp 12 B và 12 C, mấy cô dọn chè bánh ra bán. Dàn nhạc thì bê từ nhà thầy Chử BÁ Anh lên. HÙng COn Cua mời mấy tên chơi nhạc với hắn như Mai Kiến LƯơng, con tiệm bánh mì Vĩnh Chấn, có dạo học chung với mình. Sau này đổi tên là Mai Kiến Hậu, thằng Trình, đánh trống. Thiên hạ lên hát hò bú xua la mua, ở dưới bán chè.
Mã Kiến Hậu hôm đó hát “How can i Tell her “ của Lobo, được nhiều cô mê lắm, tên Trình thì đánh trống được Lê Thị Ngọ để ý, hỏi mình về hắn khi mình chở cô nàng ra về. CHị Sui hát nhạc tây “La plus belle pour aller danser “. Mình lu bu quá không nhớ đối tượng của mình hát bản gì, chỉ nhớ không lầm thì hôm đó mình dẫn chương trình, giới thiệu thiên hạ lên sân khấu.
Thầy Thạc đến biểu diễn tây ban cầm cổ điển, mình nghe nói chơi ngang ngửa với Đổ Đình Phương. Dạo ấy thẩm âm của mình chưa đủ khả năng để nghe nhạc của thầy chơi. Đinh Anh Quốc chơi bản Romance thì phê và bình dân hơn. Tên này dạo ấy là hốt boy của trường. Cao ráo, đẹp trai, biết đánh đàn nên mấy cô mê lắm. Mấy cô kể cho mình nghe là khi xưa, hay đi ngang nhà hắn, cạnh tiệm giày Hồ Út, để nghe hắn đánh đàn từ lầu 2. Mình mới xem phỏng vấn ông Hồ Út, nay 99 tuổi, vẫn nói giọng quảng, kêu khi xưa ông ta đánh bài nếu không thì giàu lắm. Đó là sư thất bại trong đời của ông. Không biết cách tải về để chia sẻ với thiên hạ.
Mấy thầy được mấy cô mời chén chè chỉ có ban nhạc là mình không chào mời gì cả. Chúng xung phong hát để thoả lòng làm ca sĩ nghiệp dư và được thiên hạ ngắm. Nghĩ lại mình rất dỡ về giao tiếp, thậm chí đến ngày nay cũng bá vơ, may có đồng chí gái.
Tan chương trình văn nghệ, thì có màn đưa mấy cô về, đám bán chè, rữa chén đũa, ca sĩ nghiệp dư,... mình chạy về nhà mượn chiếc xe Jeep của ông cụ để chở chén đũa trả lại cho bà cụ. Mấy cô làm bể đâu 3 cái. Cuối cùng thì chở các ca sĩ nghiệp dư về. Hình như người cuối cùng mình đưa về là Hàng Thị Ngọc Hiền. Nhà ở đường Phạm Ngũ Lão. Trong xóm này có mấy cô khá xinh, Kim Liên couvent des oiseaux, sau này lấy Võ Hoàng Đa, học chung với mình, Nhung Bùi Thị Xuân, đối tượng của tên Đổ Quý Dân và cô Hiền họ Hàng này. Sau 75, thằng Đa và cô họ Hàng này, có đả thông tư tưởng với nhau nhưng rồi nó đi vượt biên với vợ nó ngày nay. Âu cũng là định mệnh. Mình có kể vụ này rồi.
Làm văn nghệ xong thì lo phần tham dự đại hội nhạc trẻ tại trường Trí Đức. Lâu quá mình không nhớ rõ, đại khái hôm ấy bị tổ trác. Trần Thiện Tân chơi Bass, khi tập ở nhà thì dùng đàn 6 dây, lên đến nơi thì ban tổ chức đã chuẩn bị nhạc cụ hết, gặp đàn Bass 4 dây nên ông thần ngọng, quýnh quá, đánh chới với, ban nhạc đánh loạn cào cào lên, ca sỹ theo không kịp, tiếp nối dòng sông ly biệt. Mình chỉ nhớ Cái Bớt Người Xưa có hát đại diện cho trường nhưng không nhớ bản nào, chỉ nhớ ở rạp Hoà Bình thì cô nàng hát “Mamy Blue” của HUbert Giraud, chị Hường thì hát bản ruột “tóc mai sợ vắn sợi dài”.
Sân khấu thì ở lầu 2, khán giả đứng ở dưới nhìn lên những ngôi sao vừa chớm nở của làng nhạc trẻ Đàlạt. Không nhớ trường nào về nhất nhưng đứng mấy tiếng đồng hồ để nghe nhạc. Hình như trước đó 1 năm, họ có tổ chức đại hội nhạc trẻ ở Sân Cù như kiểu Woodstock nhưng mình không đi vì phải mua vé. Chỉ có lúc họ tổ chức tại Thao Trường thì có đi xem, lần đầu tiên thấy ban nhạc CBC (con bà cả đọi) hát bản ruột của họ Mây Lang Thang và Oye como va của Tito Puente mà ban nhạc Santana, chơi lại theo kiểu hiện đại, Đàlạt có ban nhạc Rolling Wheels.
Lạ ngồi viết lại thì tất cả hình ảnh từ đâu cuộn cuộn trôi về. Thôi để hôm nào rảnh thì kể tiếp...
Nguyễn Hoàng Sơn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Xe Jeep sơn màu xanh da trời của ông cụ mình. Dạo ấy mình hay mượn chở mấy cô. Ông cụ có xe công xa.

Thanked by 2 Members:

#2 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/06/2021 - 21:32

những tấm ảnh đẹp về Đà Lạt (Tỉnh Tuyên Đức) cách đây 50 – 60 năm về trước




by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, dòng suối Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng Bắc – Nam, trong đó đoạn từ khoảng Hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch.Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát, hay suối của người Lát (người Cơ Ho).
Trong một bài phỏng vấn đăиg trên tạp chí Revue Indochine tháng 4 năm 1944, côɴԍ sứ Cunhac, một trong những người tham gia xây dựng thành phố từ ngày đầu, đã nói: “Cho mãi tới những năm sau này, khung cảnh ban sơ vẫn không có gì thay đổi. Ở tại chỗ của cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lát đã chảy qua và người ta đã gọi suối này là Đà Lạt”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt 1971

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Học viên trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bức thư từ Đà Lạt năm 1963

Thanked by 4 Members:

#3 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/11/2021 - 20:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bộ ảnh đẹp lộng lẫy của Dinh Tỉnh Trưởng và những biệt thự cổ trăm năm ở Đà Lạt

Một tɾᴏnɡ nhữnɡ nét kiến tɾúᴄ đại diện ᴄhᴏ thành ρhố sươnɡ mù Đà Lạt ᴄhính là nhữnɡ tòa biệt thự ᴄổ Đà Lạt. Với kiến tɾúᴄ Pháρ đặᴄ tɾưnɡ ᴄùnɡ νới ᴄáᴄ yếᴜ tố kiến tɾúᴄ ρhù hợρ νới thời tiết, ᴄảnh qᴜan Đà Lạt, nhữnɡ ᴄăn biệt thự ᴄổ ở đây đеm lại ᴄảm ɡiáᴄ mãnh liệt νề νẻ đẹρ “một thời hᴏànɡ kim”, νẻ đẹρ νề một thời đại ᴄủa Đà Lạt đanɡ dần bị lãnɡ qᴜên.
Thành ρhố Đà Lạt hiện đanɡ lưᴜ ɡiữ, tôn tạᴏ hơn 2000 nɡôi biệt thự ᴄổ, νà ρhố núi thơ mộnɡ này đượᴄ νí như “bảᴏ tànɡ kiến tɾúᴄ qᴜốᴄ ɡia”. Nɡᴏài nhữnɡ kiến tɾúᴄ nổi tiếnɡ ᴄủa Nhà thờ Cᴏn Gà, Caᴏ đẳnɡ sư ρhạm, Ga Đà Lạt, Dinh Bảᴏ Đại… Đà Lạt ᴄòn ᴄó nhữnɡ biệt thự ẩn hiện tɾᴏnɡ nhiềᴜ ᴄᴏn đườnɡ ɾợρ bónɡ thônɡ xanh, νừa ma mị νừa manɡ sứᴄ hút kỳ lạ đối νới dᴜ kháᴄh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đà Lạt có tới hơn 2000 công trình kiến trúc cổ hiện được lưu giữ và tôn tạo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngoài những công trình nổi tiếng, còn rất những căn ẩn mình trong con đường hẻo lánh phủ bóng thông xanh.
Kiến tɾúᴄ biệt thự ᴄổ Đà Lạt là một ρhần ᴄủa kiến tɾúᴄ bản địa (dựa νàᴏ ᴄảnh qᴜan thời tiết khᴜ νựᴄ) νà kiến tɾúᴄ tân ᴄổ điển (hơi hướnɡ lâᴜ đài ρhụᴄ hưnɡ Pháρ) νới mái dốᴄ, ốnɡ khói νà ᴄửa sổ mái. Dᴏ Đà Lạt mưa nhiềᴜ νà lạnh nên mái dốᴄ νà tườnɡ đá dày là hai “ᴄhất liệᴜ” nɡười Pháρ kết hợρ từ đặᴄ tɾưnɡ Đà Lạt νàᴏ ᴄáᴄ ᴄônɡ tɾình kiến tɾúᴄ. Nɡᴏài nhữnɡ đặᴄ tɾưnɡ ᴄhᴜnɡ đó thì hầᴜ hết ᴄáᴄ biệt thự ᴄổ đềᴜ ᴄó nhữnɡ ᴄáᴄh điệᴜ ɾiênɡ để thể hiện ᴄá tính ᴄủa ɡia tộᴄ ᴄhủ sở hữᴜ.
Nhắᴄ tới nhữnɡ biệt thự ᴄổ ở Đà Lạt, khônɡ thể khônɡ nhắᴄ đến nɡôi biệt thự ᴄó thể xеm là nổi tiếnɡ nhất νà lâᴜ năm nhất ᴄòn lại, đượᴄ biết đến νới ᴄái tên dinh tỉnh tɾưởnɡ Đà Lạt, là tư dinh ᴄủa nhữnɡ nɡười đứnɡ đầᴜ Đà Lạt. Thời thậρ niên 1950, nơi này thᴜộᴄ νề ônɡ thị tɾưởnɡ Đà Lạt, kiêm tỉnh tɾưởnɡ tỉnh Tᴜyên Đứᴄ, nên từ đó thườnɡ đượᴄ ɡọi là Dinh Tỉnh Tɾưởnɡ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dinh nằm tɾên một nɡọn đồi ᴄáᴄh ᴄhợ Đà Lạt ᴄhỉ νài tɾăm mét thеᴏ đườnɡ ᴄhim bay, ᴄᴜối đườnɡ Lý Tự Tɾọnɡ hiện nay. Từ tɾên dinh ᴄó thể nhìn baᴏ qᴜát đượᴄ ɡần tɾọn νẹn thành ρhố mộnɡ mơ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đượᴄ xây dựnɡ thеᴏ ρhᴏnɡ ᴄáᴄh Pháρ νới một tòa dinh thự đồ sộ 2 tầnɡ lầᴜ νà một tầnɡ tɾệt. Dinh Tỉnh Tɾưởnɡ là một tɾᴏnɡ nhữnɡ kiến tɾúᴄ đượᴄ nɡười Pháρ xây dựnɡ sớm nhất ở Đà Lạt (từ tɾướᴄ năm 1910), đến nay đã tồn tại hơn 100 năm đanɡ nằm khiêm tốn, lạᴄ lõnɡ tɾướᴄ nhữnɡ tᴏà nhà hiện đại νới lối kiến tɾúᴄ ρha tạρ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tầnɡ tɾên ᴄửa sổ mở ɾa 4 hướnɡ: ρhía nam nhìn ɾa khᴜ ᴄhợ νà khᴜ nɡười Việt, ρhía bắᴄ nhìn lên hướnɡ núi Lanɡ Bianɡ, ρhía đônɡ nhìn xᴜốnɡ hồ, ρhía tây nhìn sanɡ ρhía đồi ấρ Mỹ Lộᴄ. Một thời, nơi đây từnɡ là Bảᴏ tànɡ Lâm Đồnɡ. Khi bảᴏ tànɡ dời νề đườnɡ Hùnɡ Vươnɡ (P.10, Đà Lạt), thì dinh bị bỏ hᴏanɡ ρhế.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nguồn ảnh: vietnampropertyforum.vn
Một thời, nơi đây từnɡ là Bảᴏ tànɡ Lâm Đồnɡ nhưnɡ saᴜ đó lại bị bỏ hᴏanɡ ρhế khi bảᴏ tànɡ dời νề đườnɡ Hùnɡ Vươnɡ (P.10, Đà Lạt). Đến năm 2011, tỉnh Lâm Đồnɡ ᴄó ᴄhủ tɾươnɡ ɡiaᴏ ᴄhᴏ một nhà đầᴜ tư tôn tạᴏ ᴄônɡ tɾình để khai tháᴄ kinh dᴏanh, nhưnɡ họ lại khônɡ thựᴄ hiện.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Năm 2019, ba ρhươnɡ án kiến tɾúᴄ khᴜ νựᴄ đồi Dinh tỉnh tɾưởnɡ thᴜộᴄ qᴜy hᴏạᴄh ᴄhi tiết Khᴜ tɾᴜnɡ tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt (Lâm Đồnɡ) đượᴄ tɾưnɡ bày νà νấρ ρhải những sự ρhản đối từ dư lᴜận, phản đối việc dời dinh thự ᴄổ để nhườnɡ ᴄhỗ ᴄhᴏ tɾᴜnɡ tâm thươnɡ mại.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đến thánɡ 10 năm 2021, UBND tỉnh Lâm Đồnɡ đã ᴄhọn ρhươnɡ án nânɡ dinh Tỉnh tɾưởnɡ Đà Lạt lên 28 m sᴏ νới νị tɾí ban đầᴜ, đồnɡ thời xây dựnɡ tổ hợρ kháᴄh sạn, thươnɡ mại, tɾᴜnɡ tâm hội nɡhị 1.500 ᴄhỗ. Tᴜy nhiên ρhươnɡ án này tiếρ tụᴄ bị nhiềᴜ nɡười ρhản đối νì khônɡ bảᴏ tồn đượᴄ nɡᴜyên νẹn di sản độᴄ đáᴏ này, cũng là dinh thự tọa lạc ở mảnɡ xanh dᴜy nhất ᴄòn lại ở khᴜ νựᴄ tɾᴜnɡ tâm Đà Lạt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


nhacxua.vn biên soạn

Thanked by 4 Members:

#4 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/03/2022 - 21:44

MẬU THÂN, NHỮNG MẢNH RỜI KÝ ỨC
NGUYỄN VĨNH NGUYÊN (ĐÀ LẠT BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 2018)
Trong những bộ ảnh tài liệu về cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân, đã không có nhiều hình ảnh đổ nát, đau thương tại Đà Lạt. Quả vậy, trận Mậu Thân ở Đà Lạt không sánh nổi về độ ác liệt, mất mát so với Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng. Tuy nhiên, với người dân Đà Lạt vốn quen sống bình yên, ký ức về một cuộc giao tranh súng đạn diễn ra suốt gần hai tuần của sự kiện này vẫn đầy ám ảnh.
Đêm Giao thừa và ngày Nguyên đán Mậu Thân, Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang chìm trong không khí chiến sự thì dường như Tết vẫn còn nán lại thêm một chút với dân Đà Lạt. Ngày đầu năm, tiệm kem Việt Hưng ở khu Hòa Bình vẫn mở cửa, lác đác khách. Tuy lúc này, những người Đà Lạt thạo tin nghe qua đài radio và những cuộc điện thoại của người thân từ cac thành phố khác sẽ hiểu rằng không lâu nữa, khói lửa sẽ lan tới. Họ không thể yên tâm hay lãnh đạm với chiến cuộc bên ngoài. Họ hiểu rằng, không thể nuôi hy vọng, dẫu là niềm hy vọng mong manh rằng, chiến tranh sẽ chừa nơi mình sống, vốn là một thành phố vô nhiễm với bom đạn.
Thực ra trước đó, từ giữa 1967, phía Việt cộng, trong kế hoạch tổng tấn công quy mô toàn miền Nam, Khu ủy và Quân khu ủy khu IV, tỉnh Tuyên Đức đã có kế hoạch tập trung sức mạnh vũ trang phối hợp với lực lượng chi viện để "tiến công những vị trí quan trọng của địch ở Đà Lạt như: tiểu khu, Tỉnh đoàn Bảo An, các trường sĩ quan, sân bay, trận địa pháo nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phát động quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ...".
Đêm Giao thừa Tết Mậu Thân, phía cách mạng tại chỗ có sự tiếp viện của hai Tiểu đoàn 186 và 145, đã tổ chức cuộc tấn công vào Đà Lạt - nơi được coi là vùng trọng điểm 2 - trên ba hướng Tây Bắc, Đông Nam và Tây Nam, nhưng cả ba đều bị đẩy lùi. Đêm 31-1 (tức mùng Một Tết), phe nổi dậy đã tiếp tục mở cuộc tấn công thứ hai. Lần này, Tiểu đoàn 145 và Đội Biệt động 852 và Đại đội 816 đã chiếm được viện Pasteur và chín sở, ty tại vùng trung tâm. Quân Việt cộng đã mật phục tại khu trung tâm khá nhanh chóng. Phía quân đội Việt Nam Cộng hòa và người dân ở xa trung tâm nhất thời không lường được điều này.
Vài cuộc nổ súng và đáp trả, đôi khi quyết liệt đã xảy ra ở một số điểm trong khu Hòa Bình từ sáng mùng Hai Tết.
Phía Việt cộng cầm cự ở vùng trung tâm chỉ được một ngày, thì lại bị đánh dạt ra Du Sinh, Nam Thiên, An Lạc, Saint-Jean. Họ trụ lại ở các ấp này để cố gắng giành sân bay Cam Ly. Cuộc giằng co kéo dài, khốc liệt đặc biệt vào ban đêm, suốt gần mười ngày sau đó và được tiếp nối với đợt thứ hai của Chiến dịch Tết mậu Thân từ 17-2 đến 1-3-1968.
Máy bay quân sự Mỹ quần trên bầu trời thành phố, đặc biệt là khu Hòa Bình; chỉ cần phát hiện những hỏa điểm hay những mục tiêu di chuyển khả nghi, là có thể xả súng, rocket hoặc chỉ điểm, tiếp cận bắt giữ điều tra. đã có nhiều người dân men theo các ngách hẻm đi chúc Tết trong những ngày này trở thành nạn nhân bất đắc dĩ.
"Đà Lạt, chốn nghỉ dưỡng bình dị nơi trung tâm miền cao nguyên đã trở thành nơi giam chân những du khách, như ném họ vào một cuộc tắm máu vào ngày thứ tư của Tết truyền thống", ký giả Peter Arnett phát đi bản tin trên AP vào ngày 21-2-1968. Có gần 140.000 người chết trên toàn miền Nam trong gần mười ngày đầu năm đó, bản tin trên thuật lại.
Đêm trong thành phố, những cuộc giao tranh bùng phát tại Tiểu khu Tuyên Đức. Cư dân vùng lân cận phải di tản. Con đường Hoa Hồng, nơi có hơn 20 biệt thự của tướng lĩnh, quan chức, giáo chức và dân thượng lưu ngày thường khoác lên vẻ sang cả và tịnh mặc, nhưng khi màn đêm buông, thành phố bị cắt điện, người dân đã phải dắt díu nhau bỏ nhà đi tránh đạn lạc. Họ tá túc trong các trường học, trường dòng, Giáo hoàng Học viện Thánh Pio X (Theo hồi ức của bà Nhàn, cư ngụ tại villa số 9, đường Hoa Hồng),... Trong hồi ức của một nhân chứng tên Danh (bút hiệu Thông Reo) đã mô tả sự nheo nhóc chật chội trong những ngày cư dân Đà Lạt lánh nạn bom đạn ở khu Giáo hoàng Học viện Thánh Pio X. Và lại cả tình huống gia đình ông (đang có người làm trong quân đội Việt Nam Cộng hòa) phải xin tá túc trong một gia đình quen biết ở khu vực được xem an toàn, về sau mới hay đó là gia đình có thành viên là Việt cộng nằm vùng. Như vậy, trong lúc bom rơi đạn nổ, người dân Đà Lạt đã mở cửa bảo bọc nhau, không phân biệt giới tuyến.
Ngay trong cuộc tấn công thứ nhứt vào các ngày Tết, khu vực sườn đồi giáp giữa trường Lycée Yersin với hồ Xuân Hương, lính phía Việt cộng ẩn nấp trong các bụi lùm, ém quân mật phục trong những khu vườn. Bầu trời trên mặt hồ đã xuất hiện máy bay trực thăng Mỹ quần thảo. Một học sinh trường Yersin trong thời gian này kể lại chi tiết khốc liệt: Chiều mùng Hai Tết, một nhóm Việt cộng leo lên tháp ngôi trường này, chỉa họng trung liên ra bên ngoài nhằm vào trực thăng Mỹ đang quần thảo ở tầm thấp. Khi phát hiện có hỏa điểm phục kích, một quả rocket từ chiếc trực thăng đã bất ngờ hướng thẳng vào ngọn tháp, thổi bay họ và làm sụp vỡ lan can tháp, tróc lở một số mảng tường.
Cũng theo hồi ức của nhân chứng này, một ngôi nhà dân ở ngã ba khu Mả Thánh cũng bị bom phá tung, khiến thiệt mạng cả một gia đình. Trước đó, ngôi nhà này bị chỉ điểm là một trong những cứ điểm bàn đạp của quân Việt cộng tấn công vào thành phố.
Trường Chiến tranh Chính trị, Võ bị Đà Lạt cũng là những vùng giao tranh ác liệt trong nhiều ngày. Đây chính là mục tiêu trọng yếu, nhằm vào đầu não tham mưu, cố vấn quân sự không chỉ trong thành phố nhò này, mà là toàn miền Nam; nơi đào tạo ra lực lượng quân nhân chính quy cho Sài Gòn.
Giữa mùa xuân 1968, đám mây chiến tranh phủ trùm lên bầu trời thành phố.
Người dân lan truyền tin đồn về cá chết của Thiếu tá Lê Tập (Trường Chỉ huy và Tham mưu) vào sáng mùng Bốn Tết ngay giữa trung tâm. Buổi sáng ấy, ông Tập cùng hai người bạn tranh thủ đi ăn phở Bằng trước khi họp khẩn về tình hình chiến sự thì bị quân xâm nhập phục kích từ phía rạp chiếu bóng nã súng. Thiếu tá Tập và hai người bạn đã gục xuống tại chỗ. Cả khu phố trung tâm những ngày đầu năm chìm trong không khí chiến sự. Không lâu sau đó. một loạt đạn trút từ súng máy của một chiếc trực thăng bay tầm thấp đã quạt vào gian sau của một căn nhà cạnh ảnh viện Hồng Châu, hạ sát hai quân Việt cộng nội tuyến còn rất trẻ. Vụ việc khiến nhiều người nghĩ rằng ảnh viện Hồng Châu có nội tuyến lẻn vào.
Một ngày sau, tại đây lại có tiếng súng nổ. Một tràng đạn không hiểu từ phía nào đã lạc hướng, làm vỡ của sổ tiệm cơm Mỹ Hương, cách cà phê Tùng vài căn (nay là tiệm Mai Hương). Bà Hương và các con đang ẩn nấp dưới gầm giường thì mảnh đạn từ cửa sổ bay sượt trên đầu họ. Mấy mẹ con chủ tiệm cơm thoát chết trong gang tấc.
Chiến tranh và những hung tin bao trùm thành phố, đám mây đen của bất an lan sâu vào trong mọi ngôi nhà, khuấy đảo não trạng từng người dân. Ai cũng có thể là nạn nhân của bom rơi đạn lạc từ cả hai phía.
Mạng sống mỗi người bị treo lơ lửng giữa màn sương mù của cuộc chiến tranh, phim ảnh ghi lại cảnh đoàn viên lưu niệm vào ngày Tết lúc bấy giờ là thứ xa xỉ chẳng ai còn dành tâm trí nghĩ đến. Những tay máy bạo gan săn được vài hình ảnh giao tranh trên phố, ngay lập tức, đã bị bắt giữ, kiểm soát để điều tra. Nhiều cuộn phim đã bị thu giữ hoặc tiêu hủy (Theo hồi ức của anh Long, một cư dân ở khu Chợ Mới, Đà Lạt).
Khu trung tâm Đà Lạt thực sự đã rơi vào không khí của thời loạn. Người ta nói với nhau rằng, Việt cộng phục kích trong hầu hết các kiosque, cửa hiệu ở trung tâm và giao tranh có thể xảy ra mọi nơi mọi lúc, cho nên phố phường trở nên vắng lạnh, những người dân ra khỏi nhà đi chúc Tết bạn bè, người thân, có người đã không còn trở về vì lạc đạn.
Nhà giáo, nữ sĩ Vi Khuê trong một bài viết có tựa "Đà Lạt, Tết Mậu Thân" đã kể về một đôi uyên ương mới cưới nhau từ cuối năm Đinh Mùi, từ Sài Gòn lên Đà Lạt hưởng tuần trăng mật. Họ chỉ một sáng mùng Một uống cà phê thong thả với bạn bè ở khu Hòa Bình, những ngày còn lại của tuần trăng mật là sống trong bất an, bởi chiến tranh đã lan đến mọi ngõ ngách thành phố. Họ bị mắc kẹt giữa một thành phố mà trước đó, họ từng nghĩ là sẽ đem lại một kỳ trăng mật ngọt ngào. Những tấm phim ghi lại khoảnh khắc rạng rỡ đón Tết đáng nhớ đã bị xóa trắng sau khi có tin ảnh viện Hồng Châu bị Việt cộng tấn công.
Điều ám ảnh nhứt trong chuyến trăng mật này là cái kết đầy tang thương. Ngày 12 Tết. trên đường đi xe khách Minh Trung từ Đà Lạt về Sài Gòn, khi qua Định Quán, xe của họ bị trúng mìn. Người chồng trẻ đã chết. Cô vợ chỉ kịp gởi ngược một lá thư viết tay qua nhà xe, chuyển cho người quen ở Đà Lạt báo hung tin.
Ông Lê Phỉ, Hiệu trưởng Trường Việt Anh, cũng nhớ lại rằng, tuy trường ông mở cửa rất sớm sau Tết, nhưng học sinh đã không an tâm học hành. Đêm về, các phòng học được tận dụng làm điểm tá túc cho bà con lánh nạn. Và đáng nhớ nhứt, là ông cùng nhóm hướng đạo sinh chạy xe đi cứu người thương vong, gom xác người vô thừa nhận về chôn cất ở Đồi Ba Cây, dù nạn nhân thuộc phe nào. Cũng vậy, Thiếu úy Nguyễn Quang Minh của Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, trong một hồi ức có tựa "Tưởng niệm: hướng đạo sinh chôn xác người Tết Mậu Thân" cũng kể về việc ông cùng huynh đệ hướng đạo sinh đã đi gom và chôn nhiều tử thi nằm rải rác ngoài đường, trên đồi, trong những khu nhà bỏ hoang của thành phố. Ông viết về cái không khi rùng rợn của chết chóc.
"Thành phố đã hôi thúi và có thể nhiễm độc. Xe hơi Ty Y tế kéo cờ trắng đi lượm xác thì bị Việt cộng bắn nên không dám chạy. Lính Quốc gia gởi tù Việt cộng đi ra lượm xác để chôn thì họ chối đi và nói nếu muốn thì cứ bắn họ chớ họ vẫn bảo đi ra thì cũng bị Việt cộng bắn mà thôi."
"Tôi còn nhớ hố chôn là gần một vườn su cải. Sau khi lấp hố xong thì trời đã gần tối, gió thổi qua khá lạnh, cảnh trí thì yên lặng rất là buồn. Xa xa vài tiếng súng còn nổ đó đây. Mọi người đã đi về, tôi còn đứng yên lặng trước nấm mồ tập thể vô danh. Bỗng có một cụ già nông dân sống gần đó xuất hiện nói nhỏ với tôi: 'Ông cho tôi thắp một nắm hương để cắm xuống đây cầu xin cho họ được siêu thoát. Tội nghiệp không biết họ là ai, gia đình ở đâu.'"
Chuyện tình người Đà Lạt bao dung, đối đãi tử tế với nhau trong bom lửa đã không được kể lại trên những trang sử của cả hai phía; càng không được nhắc đến trong các cuộc trưng bày ở bảo tàng. Chúng chỉ ngưng động lại trong những hồi ức riêng về một quãng xáo động và rối ren hiếm hoi của đô thị này.

Thanked by 1 Member:

#5 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/03/2022 - 20:07

NHỮNG NGƯỜI TỰ DO CỦA XỨ SỞ
Nguyễn Vĩnh Nguyên (ĐÀ LẠT BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 2018)
Một bộ tranh vẽ bằng bút mỡ trên giấy, in bản kẽm và đồng, có lớp giấy bìa áo dày, qua thời gian đã rách, gãy tả tơi nhiều miếng. Trên bìa chính, ngoài tựa chữ đỏ Người Cao Nguyên vùng Dalat nét khá mềm mại, nền nã như manchette một tờ báo, thì có hình vẽ một góc thác Cam Ly in bốn màu bên cạnh dòng chữ Hán viết sổ dọc: "Cao nguyên sơn khu dân tộc", tạm dịch nghĩa: "Dân tộc miền núi cao nguyên" và bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo lối vịnh cảnh:
"Cơn nhàn đi viếng thác Cam-Ly
Bốn phía rừng cây, cảnh rậm-rì
Giòng nước thao-thao chồm mép đá
Đá ngồi vững chật, nước tuôn đi".
Bên dưới đề tên tác giả "Tranh vẽ, bản đồng, bản kẽm Bui Van Duong, Dalat".
Ở góc trên, cánh trái của trang in lời giới thiệu, có thủ bút đề tặng: "Kính tặng cụ Phó Giám đốc Nha Địa dư Dalat" của tác giả bộ tranh, ghi ngày 27-12-1955.
Bộ tranh có 26 bức in trên giấy rời, mỗi bức in trên một trang. Điều này khiến người tiếp cận bộ tranh hôm nay có quyền nghi ngờ rằng, số tranh trong tập của ấn bản gốc có thể nhiều hơn số hiện hữu. Nội dung lời nói đầu (nguyên văn) của tác giả Bui Van Duong:
"Chúng tôi vẽ tranh trong quyển này, cốt yếu ghi nhớ những thành tích của Bộ lạc tự do thiểu-số của xứ sở; hiểu cho Quý bạn cơ nhàn để thưởng thức thẩm-mỹ hình dạng của người Cao-nguyên.
Những tranh này chúng tôi thuê những người ở vùng Blao, Dran, Djiring, Fyan, làm mẫu, vẽ khảo sát một cách hiện tại rất châu đáo; về lối diện mạo y phục, dáng điệu cử chỉ, vui, buồn, v.v...
Vẽ mẫu rồi, chính tay chúng tôi tự vẽ sang qua làm bản kẽm in ra; qua cái bìa, cũng tự tay chúng tô khắc bản đồng, in ra hai ba màu, rất dày công phu.
Mặc dầu rất dày công phu và các tổn phí phức-tạp đắt-đỏ, xong chúng tôi cố gắng để phụng-sự nghệ-thuật cho nước nhà.
Xong rồi, chúng tôi thiết-tưởng, người thì phải có tâm hồn, có hình bóng, tranh thì phải có lời mới có linh-hoạt đặng, vậy muốn cho vui, chúng tôi không thẹn lời thô, dụng lời nói bắt-vần mà trình bày theo sát-ý, với những tranh trong quyển này".
Thời gian bộ tranh được vẽ, ấn hành đúng vào một khoảng chuyển giao khá quan trọng trong lịch sử chánh trị xã hội tại Đà Lạt nói riêng, những vùng cao nguyên lân cận nói chung. Và khoảng chuyển giao này có ảnh hưởng đến đời sống, tâm thế đối tượng mà bộ tranh phản ánh - người dân tộc bản địa - đồng thời, cũng ít nhiều cho thấy nổ lực của nghệ sĩ địa phương trong việc tiếp xúc và hiểu biết về những cộng đồng dân tộc bản địa.
Đây là quảng thời gian chuyển tiếp từ thời Hoàng triều cương thổ (Domaine de la Couronne, kéo dài từ 15-4-1950 đến 11-3-1955) với sự trở lại chính trường Việt Nam rất ngắn ngủi trong vai trò Quốc trưởng của Hoàng đế Bảo Đại nối sang thời đệ nhứt Cộng hòa...
Thế nên, từ bối cảnh chánh trị, văn hóa, tôn giáo như đã nên trên, bộ tranh vẽ bằng chất liệu bút mỡ, sau đó, in bản đồng, kẽm của họa sĩ Bui Van Duong là một tài liệu quý giá về người Tây Nguyên ở khía cạnh nhân học.
Trên bộ tranh này, người xem có thể thấy sinh hoạt đời sống của người dân tộc ở Blao, Djiring, Dran, Fyan khá cụ thể và cả chiều kích bản sắc lẫn tiếp biến văn hóa. Ví dụ: thói quen ăn bốc vẫn còn; cách ngồi xổm uống rược cần; trang sức, trang phục đặc thù (tuy nhiên, nếu chú ý có thể thấy trang phục cổ truyền đã được thay thế dần bằng "đồ Tây", đặc biệt ở đám trẻ con); sự gắn kết với thiên nhiên, rừng rú, thác, suối hoang dã hãy còn nguyên sơ; hoạt động, công cụ săn bắn cho đến trình tấu âm nhạc bằng nhạc cụ dân gian; sự xuất hiện của không gian đô thị với bảng hiệu, đường phố... khá chi tiết, sống động (có bức họa sĩ còn ghi chép được tên bảng hiệu Vĩnh Hòa tại trung tâm Đà Lạt) ở hậu cảnh một nhóm người bản địa lang thang, ngơ ngác giữa phố phường... Về những đặc thù nhân diện, cơ thể và cả văn hóa phóng khoáng hài hòa với tự nhiên được thể hiện rất rõ qua cách vẽ những người đàn ông đóng khố, những người phụ nữ quấn xà-rông với khuôn ngực trần trong không gian sinh hoạt ở những ngôi làng hay tự do rong chơi bên suối thác, giữa đại ngàn.
Bộ tranh cũng toát lên thần thái, đặc trưng nhân trắc của người bản địa vùng cao nguyên Lang Bian cách đây hơn nửa thế kỷ, có thể bên cạnh hướng tới giúp người nay "thưởng thức thẩm-mỹ hình dạng của người Cao-nguyên", còn có thể là một tài liệu đối chiếu để làm rõ về sự thay đổi nhân trắc đặt trong sự biến đổi môi trường sống của cộng đồng này qua các mốc thời gian.
Bộ tranh công phu, khiến người viết nhiều lần trở lại Đà Lạt lân la dò hỏi cho bằng được về lai lịch của tác giả. Các nguồn tra cứu về lịch sử văn hóa Đà Lạt giai đoạn này không thực sự đầy đủ và cởi mở. Chỉ có thể tìm thấy trong chương III của Địa chí Đà Lạt đoạn nói về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, có "le lói" một dữ liệu có thể kết nối và đặt một giả thiết về tác giả bộ tranh, như sau: "Tranh chạm bút lửa ở Đà Lạt xuất hiện từ những năm 1950. Người đầu tiên phát hiện ra nghệ thuật chạm bút lửa là ông Bùi Văn Dưỡng, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris".
Về thời gian ông Bùi Văn Dưỡng phát hiện ra nghệ thuật chạm tranh bút lửa tại Đà Lạt là thập niên 1950, trùng khớp với thời gian bộ tranh quý về người cao nguyên Đà lạt của "Bui Van Duong" sáng tác. Rất có thể họa sĩ Bùi Văn Dưỡng chính là tác giả bộ tranh Người Cao nguyên vùng Dalat nêu trên.
Và câu trả lời là trong một chuyến trở về Đà Lạt vào tháng 6 - 2018, tôi đã tìm gặp hai nhà nghiên cứu địa phương - các ông Lê Phỉ và Nguyễn Hữu Tranh. Cả hai đều cho rằng đã từng gặp họa sĩ Bùi Văn Dưỡng. Nhưng ông Nguyễn Hữu Tranh là người đưa ra những chi tiết có thể gọi là khả tín, đủ khép lại một cuộc tìm kiếm tưởng chừng vô vọng, xác định: tác giả bộ tranh, Bui Van Duong chính là Bùi Văn Dưỡng. Ông Dưỡng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris, sau đó về Đà Lạt làm giáo sư dạy cấp trung học, môn hội họa (Dessin) tại Trường Lycée Yersin. Năm 1952, ông Nguyễn Hữu Tranh đang là học trò Trường Lycée Yersin, đã được may mắn làm học trò của ông Bùi Văn Dưỡng. "Ở vào thời điểm đó, thầy Dưỡng đã ngoài 30 tuổi. Không phải là người miền ngoài, tôi nhớ thầy nói giọng Nam, tính cách nhẹ nhàng, dễ chịu, gần gũi với học trò. Chúng tôi thường đến thăm nhà thầy ở số 5, Phan Bội Châu. Thầy thường cho xem tranh bút lửa và bộ tranh vẽ người dân tộc cao nguyên Đà Lạt. Thầy có hai người con, là Bùi Văn Sơn, bạn học cùng trang lứa với tôi và một người chị hoặc em gái của Sơn nay định cư ở nước ngoài. Vào đầu thập niên 1950, chính thầy Bùi Văn Dưỡng là người vẽ huy hiệu của Trường Lycée Yersin. Thầy Dưỡng lúc bấy giờ là một trong ba giáo viên người Việt Nam tham gia giảng dạy ở trường tôi", ông Nguyễn Hữu Tranh nhớ lại.
Thông tin để dựng nên bức chân dung của người thầy giáo, họa sĩ tài hoa Bùi Văn Dưỡng, tác giả bộ tranh quý về người cao nguyên Đà Lạt được minh định phần nào, tuy vậy, nhiều chỗ còn chưa rõ ràng.
Kết nối những tác phẩm của ông Dưỡng trong giai đoạn này, sẽ nhận ra chủ đề tác phẩm đã làm nên một mảng trong cơ tầng văn hóa một thời của Đà Lạt. Điều này nhắc nhớ rằng, song song với một đô thị đẳng cấp kiểu Tây phương, luôn có cuộc trở về với giá trị bản địa.
Và ông Dưỡng, rất có thể đã là một người vô cùng đơn độc lúc sinh thời. Có thể nhận ra tinh thần này thông qua cuộc theo đuổi đối tượng nghệ thuật trong bộ Người Cao Nguyên vùng Dalat và chiếc huy hiệu Trường Lycée Yersin mà ông Dưỡng thiết kế với hình đôi dải lá thông và tùng buộc ribbon ôm viền bốn trụ cột vững chắc (có lẽ là tượng trưng cho các giá trị giáo dục mà nhà trường Pháp hướng tới bấy giờ: tự do, bình đẳng, công bằng, bác ái) và trung tâm là hình ảnh một chú beo khỏe khoắn đang bước lên những bậc đá - một biểu tượng văn hóa bản địa.
Cũng có thề nhận ra sắc thái bản địa trong cuộc nghiên cứu, tìm tòi ngôn ngữ riêng. Sắc thái bản địa ấy nằm sâu trong những ánh mắt của người cao nguyên trôi dạt ở khu Hòa Bình, ở không gian rừng, thác, buôn làng - những biểu tượng của đời sống xứ Thượng. Tất cả, đều với một sự chăm chút và nâng niu.
Xếp lại bộ tranh cũ kỹ bên bức chân dung một con người hãy còn quá nhiều mảng trống. Nhưng nhìn lại, có chân dung nào thuộc về Đà Lạt mà không nhuốm một phần hư ảo khói sương!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |