Mặt tiêu cực của thiền?
#16
Gửi vào 10/03/2021 - 15:37
Cách đây chục năm gặp một cụ 90 ở HP
Lúc trẻ bị nhiễm trùng mắt, bác sĩ bảo phải khoét mắt
Ông ta sợ quá thế là thiền ngồi
Ngồi không được thì ông ta cứ đẩy tay như chèo đò
Khỏi bệnh, hồi 90 tuổi vẫn đớp gái, chắc cái gọi là 4 niệm xứ thực hành cũng vậy
Ông ta sau này tạo ra cả một môn khí công là Chèo đò công
#17
Gửi vào 10/03/2021 - 15:44
Trích dẫn
Ban đầu là quán thân bất tịnh, nhưng có lẽ do thêm phần hít thở tự dưng có kết quả, nên Định luôn ở đó.
lethanhnhi, on 10/03/2021 - 15:37, said:
Cách đây chục năm gặp một cụ 90 ở HP
Lúc trẻ bị nhiễm trùng mắt, bác sĩ bảo phải khoét mắt
Ông ta sợ quá thế là thiền ngồi
Ngồi không được thì ông ta cứ đẩy tay như chèo đò
Khỏi bệnh, hồi 90 tuổi vẫn đớp gái, chắc cái gọi là 4 niệm xứ thực hành cũng vậy
Ông ta sau này tạo ra cả một môn khí công là Chèo đò công
Sửa bởi hoadung: 10/03/2021 - 15:42
Thanked by 2 Members:
|
|
#18
Gửi vào 10/03/2021 - 17:50
Bài 10 : niệm xứ
" lại nữa , này các Tỳ kheo, tỳ kheo khi đi, tuệ tri: " tôi đi"
Hay khi đứng , tuệ tri: " tôi đứng"
Hay ngồi, tuệ tri" tôi ngồi"
Hay nằm , tuệ tri: " tôi nằm"
Thân thể được sử dụng thế nào vị ấy tuệ tri thân thể như thế
.....
Đó là bước đầu tu tập thân niệm xứ, chứ còn quán bất tịnh là quá trình về sau khi trình độ đã cao
Về vào trang nigioikhatsi , phần thư viện mà mở Kinh trung Bộ ra mà đọc bác nhé
Người có tính sân, hay người mới tập mà Quán Bất Tịnh thì làm sao thành công?
Đó là nguyên nhân ông này ko dạy cho ai thực hành nổi
Quán bất tịnh chỉ hợp cho người có nghiệp dâm
Và chỉ quán khi đã thực hành hơi thở thuần thục, đồng thời quán tướng xương trắng thanh tịnh để xả
Thực hành sai ắt chẳng kết quả gì
Ban đầu , thực hành 4 niệm xứ chỉ dừng lại ở Thân niệm xứ
Thực hành thân niệm xứ chỉ dừng lại ở cử động cơ thể và hơi thở thôi
Bồ Đề Đạt Ma đưa Hatha yoga thành phương pháp thực hành thân niệm xứ, vừa có sức khoẻ vừa có đạo
Chứ bập vào Quán Bất Tịnh chắc 100 người không có nổi 1 người thành công
Sau này chỉ khi nào người kia có thần thông, thông thường là do quán niệm hơi thở
Họ dùng mắt nhìn thấy hết nội tạng của mình, lúc đó mới thực hành Quán Bất Tịnh khi soi 36 thể trược trong thân
Nếu ban đầu thực hành Quán Bất tịnh, trừ khi là bác sĩ mổ, người coi nghĩa trang , ...thì chắc khó ai thành
Chỉ nên thực hành sơ cấp Tứ Niệm Xứ thông qua Hatha Yoga hay Khí công thôi
Thanked by 1 Member:
|
|
#19
Gửi vào 10/03/2021 - 17:55
Thanked by 1 Member:
|
|
#20
Gửi vào 10/03/2021 - 18:09
Matday1506, on 10/03/2021 - 17:55, said:
Nhưng tốt nhất em nên tập đi bộ , quan sát tư thế thân, hoặc tập hatha yoga
Đến các vị thiền sư như Thích Nhất Hạnh thực hành tứ niệm xứ cũng chỉ ở hơi thở và đi bộ thôi
Đừng làm cái gì nó KHÓ , hay thất bại, kết quả cũng chẳng là bao
Bản thân anh thực hành Bốn niệm Xứ rất đơn giản
Tài liệu Dịch Cân Kinh vẩy tay của Bồ đề đạt ma nhiều người biết, mỗi ngày anh cứ vẩy tay , quan sát ghi nhận tư thế coi như vừa tập khí công, vừa tập Bốn niệm xứ
Chẳng có gì phức tạp, trừ khi mình chọn cái quá khó không phù hợp với mình thôi!
Thái cực quyền, tập GYM, bơi, ....cũng đều là tứ niệm xứ cả
Chỉ là thay vì tâm phân tán , thì mình GHI NHẬN TƯ THẾ THÂN
Như yoga gọi là các asana mà thôi
Mỗi asana cũng là một cách để ghi nhận tư thế thân
Khi Phật truyền đạo ở Ấn độ, Yoga đã rất phát triển, nên người Ấn họ đọc và thực hành rất dễ, mỗi tư thế Yoga đều là thân niệm xứ
Nhưng sau này sang Trung Quốc không ai làm nổi
Chỉ khi Bồ Đề Đạt Ma truyền Yoga sang TQ thì người ta mới thực hành được 4 niệm xứ
Trước kia cứ ngồi cả ngày, sinh bệnh cả lũ
Gọi là THÂN TÂM NHẤT NHƯ
Có thể nói Bồ Đề Đạt Ma đã thay đổi cách nhìn của Phật Giáo TQ
Thay vì cho rằng ngồi tịnh là hành thiền đã biến thành:
Động tĩnh song tu, gánh nước, ăn cơm, tập võ...cũng là thực hành bốn niệm xứ
Sau này họ đưa khí công của TQ là ngũ cầm hý tạo thành Ngũ hình quyền vào Thiếu Lâm gọi là Nội Gia
Thực chất là đưa văn hoá bản địa vào thực hành Tứ niệm xứ
1. Khoẻ
2. Đắc đạo
Ngày nay ở các chùa, đa số các thầy đều như vậy, vừa kết hợp các bài dưỡng sinh, khí công, yoga đưa vào tứ niệm xứ
Tánh và Mệnh cùng song tu
Còn ở đời , tốt hết là vừa tập GYM vừa thực hành tứ niệm xứ
Thanked by 3 Members:
|
|
#21
Gửi vào 10/03/2021 - 18:10
Thanked by 1 Member:
|
|
#22
Gửi vào 11/03/2021 - 00:52
#23
Gửi vào 11/03/2021 - 13:10
Just, on 11/03/2021 - 00:52, said:
Tựu chung thì nói lan man vì tưởng là bạn muốn hỏi đến Thiền trong tôn giáo. Bạn nên cho biết thêm ý định của mình thế nào chứ.
#24
Gửi vào 13/03/2021 - 11:16
Just, on 11/03/2021 - 00:52, said:
Thành Tựu: Chứng đắc có loại thần thông điều khiển được ĐẤT NƯỚC LỬA GIÓ HƯ KHÔNG ÁNH SÁNG......
Nhược Điểm: KHÔNG LÀM CHỦ ĐƯỢC SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT. Không đoạn tận được các cảm thọ Tham, Sân, Si. Không liên hệ đến mục đích giải thoát. Và quan trọng hơn hết là không chấm dứt được ĐAU KHỔ.
Chứng đạo của Phật giáo là chứng đạo ở trên cái "Tâm Bình Thường", cái "Tâm Bất Động", cái "Tâm mà HẾT KHỔ", cái "Tâm HẾT THAM SÂN SI". Cái tâm đó, con người nào cũng có hết. Chứ không phải chứng đạo ở cái chỗ nhiếp tâm ở trong Định. Nhập Định là LỚP CUỐI CÙNG. Nó giống như anh đi học, cái quan trọng là toàn bộ kiến thức hồi đó giờ mình học nẳm trong đầu của mình. Chứ không phải quan trọng ở cái bằng cấp hay tờ giấy chứng chỉ.
Ngày nay các Sư và các nhà học giải còn tự kiến giải ra "Thiền Từ Bi" mặc dù trong kinh điển không có nói tới. Đó là một sự hiểu nhầm NGHIÊM TRỌNG. 4 tâm vô lượng:"Từ, Bi, Hỉ, Xả" là 4 pháp tu để rèn luyện tâm thức chứ không phải là Thiền. Bởi vì nếu nói 4 vô lượng tâm là Thiền thì chúng ta phải có Định của 4 vô lượng tâm. Nhưng chúng ta chỉ có 5 định của Thiền Vô Sắc và 4 Định của Thiền Sắc Giới. Chứ chẳng có Định nào là định của 4 tâm vô lượng. Như vậy kiến giải này của các Sư và các nhà học giả là hoang đường ảo tưởng.
Thiền không liên quan gì đến Phật giáo cả. Người theo Phật giáo hay người không theo Phật giáo đều có thể chứng thiền. Đức Phật chứng Thiền khi Phật giáo còn chưa ra đời. Vì điều kiện chứng đắc các tầng thiền chẳng có liên quan gì đến Phật giáo. Phật giáo chỉ đưa ra phương pháp đạt được các tầng thiền sắc giới và vô sắc giới.
Tịnh chỉ các hành trong thân là Thiền. Nhất tâm trên sự tịnh chỉ đó là Định.
Đối với Chánh Định, muốn nhập được phải có Định Như Ý Túc. Còn không có Định Như Ý Túc mà muốn nhập được Chánh Định cũng là hoang đường và ảo tưởng.
Phải có tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản thì mới có Định Như Ý Túc. Từ chỗ có "ĐỊNH NHƯ Ý TÚC" mới bắt đầu nhập các định chứ không phải NHIẾP TÂM NGỒI NHƯ CON CÓC mà nhập được chánh định.
Muốn nhập Sơ Thiền phải ly dục, ly bất thiện pháp
Muốn nhập Nhị Thiền phải tịnh chỉ Tầm Tứ
Muốn nhập Tam Thiền phải ly 18 loại tưởng
Muốn nhập Tứ Thiền phải tịnh chỉ hơi thở
Tôi biết có rất nhiều người chẳng có tu hành gì. Tự mình kiến giải, tưởng giải về Thiền, về Định, về Bốn Niệm Xứ bằng những kiến thức được góp nhặt từ việc copy trên mạng. Còn những gì tôi nói ở đây, họ kiếm trên mạng làm gì có. Bởi vì cái kinh nghiệm nó phải khác với lý thuyết trong sách vở chứ.
Nhưng đó là DUYÊN-NGHIỆP của họ nên tôi cứ mặc kệ. Còn ai hỏi tôi thì tôi nếu những cái hoang đường đó là do tưởng giải ra chứ Đức Phật không có dạy cái kiểu đó. Họ toàn sử dụng những cái khái niệm của Đại Thừa và nhai lại những cái kiến giải chịu ảnh hưởng từ các sản phẩm tưởng tượng của các luận sư như Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước......
Quý vị cứ về đọc kinh Sa Môn Qủa sẽ rõ ràng mọi việc.
Sửa bởi TheConqueror: 13/03/2021 - 11:40
Thanked by 4 Members:
|
|
#25
Gửi vào 13/03/2021 - 16:49
Cái này không quá khó, cái khó là duy trì nó được liên tục, lâu dài, vì thế Như Lai mới nói về Bát Chánh Đạo.
Các phần trong Bát Chánh Đạo hợp thành một vòng tròn hồi tiếp, tự củng cố và tăng cường.
Mình không còn nhớ đọc ở đâu nữa, viết ra hy vọng có ích cho bạn
#26
Gửi vào 13/03/2021 - 17:43
Mà là nhận ra dù có chửi nhau vẫn là rỗng lặng tự nhiên
Cũng như trong mộng
Dù là cảnh ồn ào hay thanh tịnh thì cũng vẫn là mộng
Thanked by 1 Member:
|
|
#27
Gửi vào 13/03/2021 - 17:59
3 năm chỉ ăn rồi ngồi
Sau khi đọc kinh Pháp Bảo Đàn mới nhận ra cái sai của mình
Cũng như Đại Thủ Ấn của mật tông vậy
Tâm loạn quá thì định
Tâm thong thả thì kệ nó
Như chăn trâu vậy
Nó lồng lên thì trói cổ ra roi
Còn nó lặng lẽ êm đềm thì buông lỏng tự nhiên
Cứ xem Tranh Chăn Trâu là hiểu pháp môn nhà thiền dụng công ra sao
Càng ép tâm càng sinh ảo giác
Ngược lại, để tâm nó lang thang rồi tham sân si, thấy lỗi người ,...cũng sai
Thiền là Trung Dung, Trung Đạo
Đừng kiềm tâm gắt quá, cũng đừng để nó tán loạn
Đừng chấp nhị tam tứ thiền gì cả
Cứ thấy tâm sân si thì kìm nó lại
Phát hiện kịp thời, chế ngự kịp thời là ok
Còn tâm bình thường thì kệ nó
Thanked by 3 Members:
|
|
#28
Gửi vào 28/06/2021 - 07:29
Có câu "tu tại tự kỉ, công tại Sư Phụ" nên không phải là điều gì cũng cho người tu biết.
Trong Phật Giáo có câu chuyện Đạt Ma sư tổ Thiền Tôn diện bích 9 năm.
Vậy hỏi Ông khi ngồi đó 9 năm có biết gì nữa không? Có nghĩ gì không? Đó chính là chỗ mê "Thiên cổ" xưa nay không hề giảng trong bất cứ tôn giáo nào.
#29
Gửi vào 28/06/2021 - 09:37
Có thể nói là không thể.
Tại sao Ngài Thích Ca Mâu Ni lại dẫn đồ đệ xuất gia vào rừng núi để tu vì đó là để cưỡng chế người ta mất hết những thứ của thế tục trên thực tế. Sau đó sẽ dần dần người ta sẽ mất nó ở trong tâm. Tâm dần dần đạt đến thanh tịnh rồi tọa thiền mới có thể đạt định mà sinh ra huệ gọi là Giới_Đinh_Huệ đó là "tương phụ tương thành". Tất nhiên là trong đó có Sư Phụ âm thầm trợ giúp, Họ cũng không giảng ra chỉ nói đó là "Tha lực" hàm ý là từ bên ngoài.
Đạo gia không giảng tọa thiền mà giảng ngủ. Các vị có thể đọc thấy truyện ông tiên ngủ Trần Hy Di tức Trần Đoàn Lão Tổ.
Những điều chân chính trong tu luyện nói theo ngôn ngữ hiện đại thì chính là "Khoa học tinh vi" của diễn hóa bản thể con người, đem nó ra bên ngoài xã hội thì người ta không còn biết thực chất và nó cũng biến đổi lung tung không còn phát huy tác dụng nữa.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Cha mẹ giàu có nên để lại gia sản cho con hay làm từ thiện? |
Linh Tinh | zigzag |
|
|
8 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 8 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |