Mặt tiêu cực của thiền?
Just
08/03/2021
Có thành viên nào của diễn đàn đã có những trải nghiệm tương tự bài báo sau?
Tôi có một thời gian có tập ngồi thiền nhưng rồi không có thời gian nên không tập nữa, và cũng chưa có tiến triển gì thời gian đó, nên không biết về những điều đề cập trong bài báo.
Sửa bởi Just: 08/03/2021 - 02:31
Tôi có một thời gian có tập ngồi thiền nhưng rồi không có thời gian nên không tập nữa, và cũng chưa có tiến triển gì thời gian đó, nên không biết về những điều đề cập trong bài báo.
Sửa bởi Just: 08/03/2021 - 02:31
hoadung
08/03/2021
Bài viết đó nói đúng cho những người tập thiền chỉ để tập trung tư tưởng, có người làm được, có người không. Chữ "thiền" ở đây nếu bị hiểu lầm là tự bình an, có khi chỉ vài phút đó, nhưng đứng dậy là đâu vào đấy, tâm dữ vẫn hoàn tâm dữ! cũng có nghĩa là chả giải quyết gì trong thực tế.
Đúng là nếu tập trung được thì dĩ nhiên cái ta muốn loại trừ, chúng được tập trung lại, phản lại là tệ hơn, tôi gặp vài người như thế rồi. Khi khuyên họ bỏ kiểu "thiền" này thì họ trở về vị trí quân bình khác trong cuộc sống.
Đúng là nếu tập trung được thì dĩ nhiên cái ta muốn loại trừ, chúng được tập trung lại, phản lại là tệ hơn, tôi gặp vài người như thế rồi. Khi khuyên họ bỏ kiểu "thiền" này thì họ trở về vị trí quân bình khác trong cuộc sống.
Elohim
08/03/2021
đừng tin vào bbc, kênh đó toàn chống phá, chê bai nước khác để đề cao phương tây, nó là công cụ để bắt thế giới quy về phương tây (mỹ)
Sửa bởi Timothy: 08/03/2021 - 15:37
Sửa bởi Timothy: 08/03/2021 - 15:37
Just
08/03/2021
hoadung, on 08/03/2021 - 14:39, said:
Bài viết đó nói đúng cho những người tập thiền chỉ để tập trung tư tưởng, có người làm được, có người không. Chữ "thiền" ở đây nếu bị hiểu lầm là tự bình an, có khi chỉ vài phút đó, nhưng đứng dậy là đâu vào đấy, tâm dữ vẫn hoàn tâm dữ! cũng có nghĩa là chả giải quyết gì trong thực tế.
Đúng là nếu tập trung được thì dĩ nhiên cái ta muốn loại trừ, chúng được tập trung lại, phản lại là tệ hơn, tôi gặp vài người như thế rồi. Khi khuyên họ bỏ kiểu "thiền" này thì họ trở về vị trí quân bình khác trong cuộc sống.
Đúng là nếu tập trung được thì dĩ nhiên cái ta muốn loại trừ, chúng được tập trung lại, phản lại là tệ hơn, tôi gặp vài người như thế rồi. Khi khuyên họ bỏ kiểu "thiền" này thì họ trở về vị trí quân bình khác trong cuộc sống.
Hoadung có thể nói thêm chi tiết được không? Vậy là có nhiều Kiểu thiền/mục đích thiền khác nhau à? nếu chỉ nhằm mục đích tập trung tư tưởng thì không hiệu quả à?
Timothy, on 08/03/2021 - 15:37, said:
đừng tin vào bbc, kênh đó toàn chống phá, chê bai nước khác để đề cao phương tây, nó là công cụ để bắt thế giới quy về phương tây (mỹ)
Thực tế thì tôi nghi ngờ tất cả mọi tờ báo hay cuốn sách, và chỉ tin những điều mình có thể kiểm chứng được. Về bài báo cụ thể này thì theo timothy họ đề cao phương tây điều gì?
hoadung
08/03/2021
Trích dẫn
Hoadung có thể nói thêm chi tiết được không? Vậy là có nhiều Kiểu thiền/mục đích thiền khác nhau à? nếu chỉ nhằm mục đích tập trung tư tưởng thì không hiệu quả à?
Còn ngồi xuống thì hít thở, biết mình đang hít vào thở ra là cũng giống như thế, sau đó, đứng dậy làm việc khác, không liên can gì đến kết quả thiền ngồi vừa rồi. Chuyện gì làm biết chuyện đó, cũng gọi là chánh niệm, niệm là nhớ, nhớ nghĩ đến việc chân chính, thì không làm gì sai.
Còn như mình vẫn tham một việc chưa làm được, nó nằm trong đầu, mình đi chợ, đi làm, ra phố, mình vẫn tham! Khổ quá, muốn bỏ cái tham quấy đó, như muốn bỏ hút thuốc, người ta nói nên ngồi xuống thiền cho tâm lắng đọng bớt, khi ngồi xuống, cái tham đó không bị chợ búa, công việc chi phối, nó nổi lên rần rần mà không hay, đứng dậy, tức thì lấy điếu thuốc ra hút! Có người như vậy đấy, mà không hiểu tại sao!
Bạn muốn tập trung tư tưởng thì chỉ cần tập tự ghi nhận trong đầu, đây là việc ta đang làm, chớ nghĩ lan man, cứ thử xem, dần dà sẽ quen.
Người nào cũng giống nhau, không phải chỉ nhà sư mới tham thiền được, có khi nhà sư đang ngồi thiền mà đầu lại nghĩ buổi lễ ngày mai có đại chúng nhiều hay không, cũng là mất tập trung rồi, tóm lại, khó mà nói ngồi xuống gọi là "thiền" đúng ý nghĩa là như vậy.
htmtthanhdat
08/03/2021
- Htmtthanhdat cũng từng học khóa thiền Vipassana và thường xuyên ứng dụng thiền để giải quyết tình trạng cá nhân. Theo quan điểm của bản thân htmtthanhdat, thiền cũng như mọi phương pháp luyện tập hiện hữu nào, đều có ưu điểm lẫn khuyết điểm:
- Thiền Vipassana htmtthanhdat được học có ba bước:
1. Thiền định: tập trung vào hơi thở - hiện tại.
2. Thiền quán: cảm nhận cảm thọ (cảm giác) trên từng phần cơ thể và xem các cảm thọ đó là vô thường, cho dù đó là cảm giác thoải mái hay khó chịu.
3. Từ bi quán: chúc phúc cho những người xung quanh, thương yêu chúng sinh.
- Thiền quán là hạt nhân của thiền Vipassana, nó giúp người thiền có thể bình thản trước những thăng giáng của cuộc sống. Nhưng thiền quán nhiều sẽ tăng phầm âm (phần chết, phần tĩnh lặng) của thiền sinh, làm người tu thiền khó hòa nhập với cuộc sống sôi động, giảm sức cạnh tranh, mất cân bằng với đời sống xã hội.
-Nếu chỉ thiền định mà không quán sẽ làm cơ thể tăng nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài. Từ đó phản xạ sẽ nhanh - mạnh - bất ngờ, khác thường, không tốt.
- Thiền là một phương pháp tu tập khoa học, cần phải trải nghiệm cá nhân và được thiền sư có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm khi nó mới xuất hiện. Trong 5 năm qua, htmtthanhdat đã dùng thiền định để bình an trong những lúc không còn phương cách nào cứu vãn, và thực sự có giá trị.
Vài dòng chia sẻ suy nghĩ
Htmtthanhdat
- Thiền Vipassana htmtthanhdat được học có ba bước:
1. Thiền định: tập trung vào hơi thở - hiện tại.
2. Thiền quán: cảm nhận cảm thọ (cảm giác) trên từng phần cơ thể và xem các cảm thọ đó là vô thường, cho dù đó là cảm giác thoải mái hay khó chịu.
3. Từ bi quán: chúc phúc cho những người xung quanh, thương yêu chúng sinh.
- Thiền quán là hạt nhân của thiền Vipassana, nó giúp người thiền có thể bình thản trước những thăng giáng của cuộc sống. Nhưng thiền quán nhiều sẽ tăng phầm âm (phần chết, phần tĩnh lặng) của thiền sinh, làm người tu thiền khó hòa nhập với cuộc sống sôi động, giảm sức cạnh tranh, mất cân bằng với đời sống xã hội.
-Nếu chỉ thiền định mà không quán sẽ làm cơ thể tăng nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài. Từ đó phản xạ sẽ nhanh - mạnh - bất ngờ, khác thường, không tốt.
- Thiền là một phương pháp tu tập khoa học, cần phải trải nghiệm cá nhân và được thiền sư có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm khi nó mới xuất hiện. Trong 5 năm qua, htmtthanhdat đã dùng thiền định để bình an trong những lúc không còn phương cách nào cứu vãn, và thực sự có giá trị.
Vài dòng chia sẻ suy nghĩ
Htmtthanhdat
Just
08/03/2021
Như vậy theo phân loại của htmtthanhdat thì loại thiền trong bài báo là thiền định chứ không phải là thiền quán?
hoadung
09/03/2021
Just muốn hiểu rõ thêm về Thiền quán và Thiền định theo tư tưởng Phật giáo thì đọc bài này trong thư viện hoa sen:
Còn theo các loại thiền (meditation) của phương tây hầu như là chỉ để học ngồi yên để tâm lắng xuống một thời gian, không liên can gì đến Định hay Quán của Phật giáo.
Còn theo các loại thiền (meditation) của phương tây hầu như là chỉ để học ngồi yên để tâm lắng xuống một thời gian, không liên can gì đến Định hay Quán của Phật giáo.
xyzt
09/03/2021
Just, on 08/03/2021 - 02:30, said:
Có thành viên nào của diễn đàn đã có những trải nghiệm tương tự bài báo sau?
Tôi có một thời gian có tập ngồi thiền nhưng rồi không có thời gian nên không tập nữa, và cũng chưa có tiến triển gì thời gian đó, nên không biết về những điều đề cập trong bài báo.
Tôi có một thời gian có tập ngồi thiền nhưng rồi không có thời gian nên không tập nữa, và cũng chưa có tiến triển gì thời gian đó, nên không biết về những điều đề cập trong bài báo.
Tu hành phải có gốc có ngọn. Chánh Kiến là lớp đầu tiên. Chánh Định là lớp cuối cùng.
Lớp chánh kiến chưa học xong mà mơ mộng một lèo tới chánh định. Nhiều kỹ thuật thiền quán hiện giờ là những kỹ thuật của đời sau thêm vào. Rất là lan man và tào lao.
Trong kinh Nikaya, Đức Phật không có dạy cái kiểu đó. Trong kinh Sa Môn Quả, phải tu bao nhiêu cái quả vị của sa môn rồi mới đến chánh định chứ đâu phải là một lèo cái nhảy vào chánh định.
Vậy mà bây giờ nó lại dạy theo cái kiểu nhảy vô lớp chánh định trước mới ghê chứ.
Thiền nó có nhiều loại. Ví dụ các loại thiền của ngoại đạo ức chế ý thức để làm vọng tưởng ngưng hoạt động. Không thì ức chế thân tâm, ức chế hơi thở để lọt vào sắc tưởng rồi cho rằng đó là "định tướng". Nghe nó có chút "an an hỷ lạc" cái nghĩ là chứng đạo. Chứ xả thiền ra thì vọng tưởng còn nguyên đó, tham sân si mạn nghi và khổ uẩn này vẫn còn nguyên đó. Vì cái kiểu tu không có gốc có ngọn rồi làm sao mà hết phiền não được.
Sửa bởi TheConqueror: 09/03/2021 - 14:21
hoadung
09/03/2021
Trích dẫn
Không thì ức chế thân tâm, ức chế hơi thở để lọt vào sắc tưởng rồi cho rằng đó là "định tướng". Nghe nó có chút "an an hỷ lạc" cái nghĩ là chứng đạo.
xyzt
09/03/2021
hoadung, on 09/03/2021 - 14:48, said:
Tôi biết một người cho rằng mình vào được sơ thiền, ăn chay trường, một ngày ngồi 8 tiếng như chơi. Nhưng khi tiếp xúc thì thấy có chút gì kỳ lạ, rất thích giảng thuyết, thích có môn đồ, không cho rằng mình sai bất cứ chuyện gì, nói chung là cái ngã đột nhiên thoát ra bừng bừng. Chỉ có 1 điều kỳ quái là bịnh ung thư của người này cũng không tác hại nữa, anh ta nói đã ngồi thiền đè được "nó" xuống rồi. Các bác nghĩ sao? Có nên thiền kiểu trị bịnh này không?
Ăn chay nhằm mục đích là để rèn luyện tâm từ. Chứ ăn chay mà không tu tập tâm từ thì chẳng khác gì bò ăn cỏ, trâu ăn lúa, khỉ ăn chuối. Tu tập tâm từ cho mục đích để đối trị tâm sân.
Đức Phật dạy chúng ta tu tập trong 4 đại oai nghi:"Đi Đứng Nằm Ngồi". Ngồi chỉ là 1/4 trong số đó. Còn 3/4 còn lại bỏ đi đâu?. Còn tiểu oai nghi là vô số. Nhưng tóm lại bao nhiêu oai nghi cũng chỉ là 3 thiện hành và 4 niệm xứ.
Người này chứng được một loại tưởng định mà trong định đó có một loại thần thông nào đó ức chế được căn bệnh của anh ta. Chứ không phải Thiền có khả năng trị bệnh hay chữa được bệnh. Bệnh nó là cái chân lý của cuộc sống chứ đâu phải đơn giản. Cái cơn đói, cơn khát của chúng ta cũng là một loại bệnh mà có chữa được đâu. Bởi vì nếu Thiền có khả năng đó thì chúng ta chỉ cần thiền đường thôi. Không cần phải xây thêm bệnh viện làm gì.
Còn thích hý luận, thích tu tập thì tâm còn bị trói buộc nên chưa phải là giải thoát.
Khổ bản chất là Sanh (Sanh Y tức là đời sống chứ không phải chỉ là sanh đẻ), Già, Bệnh, Chết chưa làm chủ được thì không thể coi là chứng đạo. Lý luận cỡ nào cũng bằng thừa. Chúng ta thấy những thiền sư hàng đầu Việt Nam như Sư ông Nhất Hạnh, Sư ông Thanh Từ vẫn bệnh tùm lum đó thôi. Nghĩa là họ chưa làm chủ được Sinh, Già, Bệnh, Chết mặc dù có thể họ đã nhập được nhiều loại định tưởng.
Sửa bởi TheConqueror: 09/03/2021 - 15:09
MR.Hoang
09/03/2021
Thực tế, tôi đã gặp rất nhiều người hành thiền theo tà kiến, tức là truy cầu tướng. Hướng theo tướng ấy đi, đi hoài rồi đủ chuyện suy tưởng. Việc này giống như nhảy lên đoàn tàu đang chạy, lúc còn đang trên doàn tàu ấy mà quan sát lại thế giới, rồi hình thành đủ quan điểm tương đối (vì đang trên đoàn tàu). Khi họ buông con tàu ấy, thì không được gì cả.
Chính vì không chịu quan sát lại: từ lúc bắt đầu truy đuổi tướng ấy, mình đã và đang trên con tàu nào :
+ Là tham? Nếu có tham thì phải quan sát lại: mình thích mình thành Phật, tham cái uy vị ấy, tham những lợi ích mà mình hướng tới. ---> Lúc ấy đã nhảy lên con tàu tham mà không biết.
+ Là sân>? hay là si? đều phải quan sát cẩn thận kỹ càng.
Chính vì thích thú với đủ loại chuyện lạ kỳ, mơ mộng đủ hình tướng tự tưởng...đang trên con tàu do huân tập mà tự cho mình là thánh, là vị này vị kia, cho đủ thứ biến ảo là chứng đắc... nhiều và nhiều lắm những sự việc như vậy.
Chính vì không chịu quan sát lại: từ lúc bắt đầu truy đuổi tướng ấy, mình đã và đang trên con tàu nào :
+ Là tham? Nếu có tham thì phải quan sát lại: mình thích mình thành Phật, tham cái uy vị ấy, tham những lợi ích mà mình hướng tới. ---> Lúc ấy đã nhảy lên con tàu tham mà không biết.
+ Là sân>? hay là si? đều phải quan sát cẩn thận kỹ càng.
Chính vì thích thú với đủ loại chuyện lạ kỳ, mơ mộng đủ hình tướng tự tưởng...đang trên con tàu do huân tập mà tự cho mình là thánh, là vị này vị kia, cho đủ thứ biến ảo là chứng đắc... nhiều và nhiều lắm những sự việc như vậy.
hoadung
10/03/2021
Thật tế thì tôi cũng thấy nể ông bạn tự trị bịnh qua lối thiền. Vấn đề là sự tập trung và ý chí cao độ để đạt mục đích của anh ta đã cứu bản thân mình. Ban đầu anh ta nói rằng chỉ muốn ngồi xuống không suy nghĩ gì cả cho qua đi cái đau. Sau khi hít thở đều đặn một thời gian, anh ta nói đã cảm thấy có hơi thở ở ngay trong phổi, rồi anh ta chủ tâm đưa hơi thở đó đến vùng đang bị hư hoại, rồi hết đau, đi khám lại thì thấy khối u teo lại. Từ đó anh ta mê ngồi thiền, sau lại nói là thấy vô cảnh giới lạ, thân mình thấy không có nữa! Mê mẩn lắm vì không cảm thấy bất kì hỉ nộ ái ố gì. Mà tôi tin là anh ta không nói dối, vì tính tình không phải là người giả dối làm gì. Có điều là anh ta thay đổi nhiều khi trở về đời thường, vì anh ta cứ thấy người là thuyết về đạo, dạy ngồi thiền, nhưng tới nay chẳng ai đạt được cái gì như anh ta nói cả, dần dà, nhóm thiền giải tán! Thế nhưng anh ta vẫn vui vẻ, gặp mặt là lại nói về tứ niệm xứ! Tôi chỉ hy vọng là cái mà người ta hay nói là anh bị tẩu hỏa là không đúng!
Thế nào là tẩu hỏa thiệt sự?
Thế nào là tẩu hỏa thiệt sự?
lethanhnhi
10/03/2021
Anh ta không tẩu hoả gì cả
Tôi cũng quen vài người như vậy
Chỉ vì sợ chết mà tâm trí của họ chỉ nghĩ tới thiền và đắc định
Còn những người kia họ mơ mộng viển vông, tâm không được như anh ta mà thôi
Như bây giờ đưa bác lên núi cao, mất tập trung là ngã xuống mất xác thì bác có định không
Còn được chăng hay chớ, chấm chớ, một ngày tập mười ngày bỏ thì kết quả gì
Người này đáng tin đó bác ạ
Kẻ có chút thành tựu, càng tu thiền mà Khiêm tốn thì càng thành tựu
Còn kẻ đã không thành tựu, càng tu thì càng nản chí
Cũng như học bói toán đó mà, có chút thành công thì bác sẽ tin, ngày càng giỏi hơn
Còn không thành công thì không tin, càng ko tin càng không học được, có thế thôi
Tôi cũng quen vài người như vậy
Chỉ vì sợ chết mà tâm trí của họ chỉ nghĩ tới thiền và đắc định
Còn những người kia họ mơ mộng viển vông, tâm không được như anh ta mà thôi
Như bây giờ đưa bác lên núi cao, mất tập trung là ngã xuống mất xác thì bác có định không
Còn được chăng hay chớ, chấm chớ, một ngày tập mười ngày bỏ thì kết quả gì
Người này đáng tin đó bác ạ
Kẻ có chút thành tựu, càng tu thiền mà Khiêm tốn thì càng thành tựu
Còn kẻ đã không thành tựu, càng tu thì càng nản chí
Cũng như học bói toán đó mà, có chút thành công thì bác sẽ tin, ngày càng giỏi hơn
Còn không thành công thì không tin, càng ko tin càng không học được, có thế thôi
xyzt
10/03/2021
hoadung, on 10/03/2021 - 14:31, said:
Thật tế thì tôi cũng thấy nể ông bạn tự trị bịnh qua lối thiền. Vấn đề là sự tập trung và ý chí cao độ để đạt mục đích của anh ta đã cứu bản thân mình. Ban đầu anh ta nói rằng chỉ muốn ngồi xuống không suy nghĩ gì cả cho qua đi cái đau. Sau khi hít thở đều đặn một thời gian, anh ta nói đã cảm thấy có hơi thở ở ngay trong phổi, rồi anh ta chủ tâm đưa hơi thở đó đến vùng đang bị hư hoại, rồi hết đau, đi khám lại thì thấy khối u teo lại. Từ đó anh ta mê ngồi thiền, sau lại nói là thấy vô cảnh giới lạ, thân mình thấy không có nữa! Mê mẩn lắm vì không cảm thấy bất kì hỉ nộ ái ố gì. Mà tôi tin là anh ta không nói dối, vì tính tình không phải là người giả dối làm gì. Có điều là anh ta thay đổi nhiều khi trở về đời thường, vì anh ta cứ thấy người là thuyết về đạo, dạy ngồi thiền, nhưng tới nay chẳng ai đạt được cái gì như anh ta nói cả, dần dà, nhóm thiền giải tán! Thế nhưng anh ta vẫn vui vẻ, gặp mặt là lại nói về tứ niệm xứ! Tôi chỉ hy vọng là cái mà người ta hay nói là anh bị tẩu hỏa là không đúng!
Thế nào là tẩu hỏa thiệt sự?
Thế nào là tẩu hỏa thiệt sự?
Đức Phật vẫn có bệnh chứ đâu phải không bệnh. Nhiều người cứ nghĩ hành thiền là sẽ không bệnh.
Chỉ có thiện pháp => thiện nghiệp. Thiện nghiệp đó mới chuyển được ác nghiệp. Chứ không có chuyện hành thiền mà trị được bệnh. Anh cứ thử hành thiền mà vẫn làm ác xem bệnh nó có hết hay không?. Anh ta tu cái định niệm hơi thở (thiện pháp) rồi vận dụng cái thân hành của thở đi ra đi vô để tác ý đuổi bệnh.
Đức Phật có dạy 19 cái đề mục của định niệm hơi thở để đối trị 19 chướng ngại pháp trong quá trình tu hành mà trong đó có tâm bệnh và thân bệnh. Có thể dùng định niệm hơi thở làm trợ pháp để tu tập Thiền Chỉ hoặc Thiền quán đều được. Nhưng sau này các thiền sư ở Miến Điện, Myanmar đã cải tiến nó thành quán niệm hơi thở để tu thiền Chỉ. Mặc dù Đức Phật không có dạy cái kiểu này.
Tẩu hỏa nhập ma nó nhiều dạng lắm. Có người bị bệnh thần kinh, điên điên khùng khùng. Cũng có người bình thường nhưng lại hay nói chuyện về cõi này cõi kia hay thỉnh thoảng đi họp với Ngọc Hoàng, Chúa Jesus và Huỳnh Phú Sổ. Nhưng hầu hết các trường hợp này đều là do tu tập Thiền Chỉ mà ra.
Thấy cảnh giới lạ, thấy ma quỷ hình thù ghê rợn hay thấy cõi trời Đâu Suất hay thấy phật, bồ tát hiện ra dạy đạo mà bị cuống theo chính là tẩu hỏa nhập ma. Cho nên Thiền Tông có câu:"Gặp thần giết thần, gặp phật sát phật". Những cái tào lao này đều là sắc tưởng hết.
Đối với lộ trình Thiền Chỉ:
Thấy thân minh như không có nữa là nhập vào Không Vô Biên Xứ.
Ý thức dừng khởi niệm do ức chế bằng hơi thở hoặc ức chế ý thức => Ý thức thanh tịnh không liên hệ đến 5 căn sẽ đưa đến Không Vô Biên Xứ. Đại Thừa coi chỗ này là chân không diệu hữu.
Thấy thân mình phủ trùm vạn hữu tức là tịnh chỉ được Không Vô Biên Xứ, vượt qua Không Vô Biên Xứ để nhập vào Thức Vô Biên Xứ. Ai nhập vào Thức Vô Biên Xứ thì thấy mình với vạn hữu như là một.
Nhưng xuất ra khỏi định ấy thì tham, sân, si, mạn, nghi hay bệnh tật vẫn còn nguyên đó. Do vậy mà Đức Phật đã bỏ thiền chỉ để sang tu thiền quán mặc dù để đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ nhưng thấy không giải thoát.
Tứ Niệm Xứ là thuộc về thiền quán, thuộc lớp Chánh Niệm. Sơ Thiền thuộc lớp Chánh Định mà Đức Phật đã dạy thì tại chỗ này vẫn còn có 5 chi thiền. Trong 5 chi thiền này vẫn còn có tầm tứ vẫn còn có suy nghĩ chứ đâu phải là định diệt tầm diệt tứ như bên thiền chỉ.
Anh ta tu thiền quán Tứ Niệm Xứ kiểu gì mà lại lọt vào lộ trình của Thiền Chỉ? hay anh ta không phân biệt được sự khác biệt giữa chúng?. Trường hợp này chưa hẳn là tẩu hỏa nhập ma nhưng sai mất rồi.
Sửa bởi TheConqueror: 10/03/2021 - 15:44