Jump to content

Advertisements




Trăm năm mệnh lý què quặt? - Thiên Khánh chú


3 replies to this topic

#1 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2266 thanks

Gửi vào 18/11/2020 - 01:15

Trước đây tôi từng thấy rất nhiều người dẫn chứng bài luận Trăm Năm Mệnh Lý Què Quặt (tác giả Vương Khánh, dịch giả Durobi) để làm bệ phóng cho các trường phái Tử Bình như Lý Khí: bởi vì nền mệnh lý vốn thiếu sót, nên cần phải có những trường phái mới vẹn toàn hơn để luận mệnh; hoặc để tự đặt mình ở một vị trí cao hơn nền Mệnh Lý đương đại, tức là ở vị trí Nhân Thượng Chi Nhân, Chí Cao Chí Thánh.

Tuy nhiên tôi cũng chưa có đủ hứng thú để tìm đọc tài liệu này. Lý do tôi không có đủ hứng thú là vì chỉ cần nhìn qua những ai đọc tài liệu này, và những ai trích dẫn tài liệu này, thì cũng có thể lốm đốm nhận ra giá trị của nó là như thế nào. Hôm nay tôi lại tình cờ gặp được Trăm Năm Mệnh Lý Què Quặt khi đang tra web nên tôi có đọc sơ. Phía dưới tôi chia sẻ một số suy nghĩ cá nhân về tài liệu Trăm Năm Mệnh Lý Què Quặt như sau:

Về mặt tốt:

Ông Vương Khánh hoàn toàn có lý khi đề nghị học Tử Bình phải nghiên cứu cả hai trường phái là “Cách Cục Pháp và Tượng Pháp (bao gồm Vượng Suy Pháp)”. Đây cũng là đề nghị của nhiều bậc tông sư như ông Bành Khang Dân chẳng hạn. Thậm chí ông Bành Khang Dân không chỉ học Cách Cục Pháp, Vượng Suy Pháp, mà còn ứng dụng Tinh Tông thập nhị cung trong việc xem mệnh. Theo như cá nhân tôi được biết, hiện có nhiều anh chị em cũng theo hướng nghiên cứu kết hợp Cách Cục Pháp và Vượng Suy Pháp, nhưng hiển nhiên vẫn lấy một trong hai làm chủ, cái còn lại làm phụ, chứ không phủ định Cách Cục Pháp là vô dụng, hoặc Vượng Suy Pháp là sai lầm.

Về mặt chưa được thì có lẽ do tính của tôi là có con mắt diều hâu nên thành ra hơi nhiều. Phía dưới tôi trình bày những nhận xét chung cho toàn tài liệu. Sau đó tôi sẽ phân tích cụ thể những điểm mà tôi cho là thiếu sót thông qua phần luận các ví dụ trong tài liệu. Tôi chỉ tập trung vào các ví dụ, vì các phần khác hơi dài, tôi không đủ kiên nhẫn để đọc hết.

Những điểm chưa được cho toàn tài liệu:

Thứ nhất là ông Vương Khánh (từ đây tôi gọi là Vương Khánh cho ngắn gọn và nhẹ nhàng) định nghĩa tài liệu quá rộng: Trăm Năm Mệnh Lý Què Quặt. Mệnh Lý là một trong Ngũ Thuật, và Mệnh Lý không chỉ có Tử Bình, mà còn bao gồm Tử Vi và nhiều môn khác như Bát Tự Hà Lạc, Quỷ Cốc Toán Mệnh. Nếu chỉ với mục đích là chỉ ra những thiếu sót của nền học thuật Tử Bình đương đại, mà dùng từ Mệnh Lý là không chính xác, dễ gây hiểu nhầm.

Thứ hai, trong tài liệu có chưa đến 10 mệnh lệ, nhưng trong đó đã có 2 cặp mệnh lệ cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, chỉ khác giờ. Phải biết bình thường, nếu tìm được 1 cặp mệnh lệ giống niên, nguyệt, nhật là điều vô cùng khó. Đằng này tác giả tìm được 2 cặp mà lại có sự cao thấp rõ ràng trong việc định phú quý bần tiện, thì tôi cho rằng vô cùng hi hữu. Do vô cùng hi hữu như vậy nên mặc dù không cho là Vương Khánh ngụy tạo bát tự, nhưng tôi vẫn bảo lưu quyền nghi ngờ cần phải có khi đọc tài liều này.

Thứ ba, quan điểm của Vương Khánh là học Tử Bình phải hai bút cùng vẽ, phải tinh thông cả Cách Cục Pháp và Vượng Suy Pháp. Tuy nhiên, trong tài liệu này, Vương Khánh chỉ đưa ra những ví dụ chứng minh Vượng Suy Pháp sai và Cách Cục Pháp đúng, nhưng không có ví dụ nào làm ngược lại, tức là chứng minh Cách Cục Pháp sai mà Vượng Suy Pháp đúng. Thành ra tôi suy nghĩ là Vương Khánh nói được mà không làm được, rằng tài liệu này chẳng qua cũng chỉ là một tài liệu đề cao Cách Cục Pháp, xem nhẹ Vượng Suy Pháp như rất nhiều tài liệu Cách Cục Pháp khác; có điều tài liệu này được bọc bằng một cái tên mỹ miều và một quan điểm có vẻ khách quan.

Thứ tư, trong các ví dụ, có nhiều chỗ Vương Khánh luận Vượng Suy Pháp chưa hợp lý. Cũng có nhiều chỗ tôi cho là thể hiện ra việc Vương Khánh không có kinh nghiệm thực chiến xem bát tự. Ví dụ như nguyên cục bát tự thể hiện đương số có bệnh A, nhưng thực chất tại thời điểm xem số, đương số lại không có bệnh này. Đó là do bệnh A này tuy thể hiện ở nguyên cục nhưng không phải bẩm sinh, mà phát ở đại vận, nhưng đại vận phát bệnh lại chưa đến, thành ra đương số chưa có bệnh đó. Hoặc cũng có trường hợp nguyên cục bát tự không thể hiện bệnh A, nhưng ở đại vận lại có bệnh, đều là do tác động của đại vận vào mệnh cục. Vì vậy, chỉ dựa vào nguyên cục bát tự để đoán bệnh thì độ chính xác sẽ bị giảm thấp. Theo tôi thấy, muốn xem bệnh tật, sức khỏe chẳng hạn, thì đầu tiên cần xem nguyên cục bát tự có bệnh gì, sau đó lại xem đại vận đó có bệnh gì. Nếu là vừa vào một đại vận B nào đó, thì phải xem đại vận trước đó đương số có bệnh gì. Bởi vì có thể đại vận B thể hiện sức khỏe đương số tốt, nhưng đó là nhìn chung cho cả đại vận 10 năm. Mà hiện tại, đương số chỉ mới ở năm đầu tiên, hoặc năm thứ hai của đại vận mới, thành ra vấn đề sức khỏe ở đại vận cũ vẫn còn đeo bám, chưa đến thời cơ chữa trị. Việc Vương Khánh xem bệnh tật, tài lộc mà chỉ căn cứ vào nguyên cục bát tự, không đề cập đến hành vận, theo tôi là một thiếu sót không nên có ở một người dày dạn kinh nghiệm thực chiến, có biểu hiện của việc gọt số. Do đó, tôi cũng bảo lưu quyền nghi ngờ chính đáng khi đọc tài liệu này.

Tiếp theo, tôi phân tích những chỗ tôi cho là sơ hở trong các mệnh lệ.

“Ví dụ 3: Càn tạo: Ất Hợi - Kỷ Sửu - Giáp Thìn - Ất Hợi

Bát tự này nhìn giống như thân Tài lưỡng đình, dùng vượng suy pháp xem thì mệnh này tốt. Dùng cách cục pháp xem, dùng Chính Tài cách luận thành bại, cát thần Chính Tài cần có Quan Sát hoặc Thực Thương hộ vệ, hiện thời thì không thấy dụng thần Quan Sát, Thực Thần nào cả, đã thế còn có 2 Kiếp Tài tọa vượng đến khắc, chẳng những không thành cách mà còn bị phá tổn nghiêm trọng. Phú quí thôi đừng mơ nữa, cát thần nắm lệnh bị phá, cách bị phá bởi hung thần Kiếp Tài không có chế hóa, tất là người có tai nạn lớn. Mệnh chủ là người cực kỳ nghèo, sau do sự cố trong lúc mưu sinh mà mất đôi cánh tay, phải đi làm ăn mày. Kiếp Tài là đệ nhị ác thần trong 4 hung thần, cực hung hãn, là cường đạo chuyên môn đoạt Tài, không có Tài thì đoạt mệnh.”

Bát tự này không phải Thân – Tài lưỡng đình, cho nên cũng không phải là mệnh tốt. Bát tự thấu hai Ất một Giáp, tọa chi lại gặp Hợi, Thìn, Hợi là Giáp Ất mộc thâm căn, rất vượng. Chính Tài Kỷ thổ tuy là bản khí tại tháng Sửu nhưng tháng Sửu thổ mỏng (đóng băng), bởi vì trong Sửu có tàng Tân kim và Quý thủy tiết khí Kỷ thổ. Đồng thời Giáp – Kỷ hợp mà gặp hai Ất thấu xuất đố hợp, là Kỷ thổ bị khắc rất mạnh. Trong nguyên cục bát tự, Kỷ thổ không gặp nguyên thần là vô cứu. Hữu bệnh vô dược (có bệnh mà không có thuốc), rất xấu.

“Ví dụ 4: Càn tạo: Đinh Dậu - Quí Mão - Nhâm Ngọ - Canh Tuất
Đại vận: Mậu Tuất
Lưu niên: Mậu Tý

Mệnh này Thất Sát có nguồn ám tàng, trong kết cấu thì Thất sát không bị chế, Sát cơ trùng trùng, đại vận thấu Sát sẽ là ứng kỳ. Vận Mậu Tuất, năm Bính Tuất bị ung thư ruột, năm Mậu Tý không chữa khỏi mà chết. Thất Sát không bị chế, không hợp trói, chỉ cần có lực và có nguồn thì tất sẽ công thân. Thiên can chỉ hung tai hoành họa có tính bất thình lình, địa chi chủ ác tật tuyệt chứng, điều này ít khi không ứng nghiệm. Vượng suy pháp không phân thập thần cát hung, xem thì đơn giản, thực tế thì đã chặn mất nửa con đường dự đoán, càng đi càng hẹp.”

Bát tự này thiên phá địa xung tại niên trụ và nguyệt trụ, tạo thành thế thủy – hỏa thiên chiến. Tại nhật trụ và thời trụ thành thế liên châu, vượng khí vận hành Ngọ -> Tuất -> Canh -> Nhâm, tức là vượng khí đến thân thì dừng. Thành ra bát tự này thiên vượng. Việc Vương Khánh cho là Thất Sát ám tàng (tại Tuất) là đúng, nhưng cho là Thất Sát không bị chế là không đúng, vì có Canh kim thấu xuất hóa (thông quan) Tuất thổ. Cần chú ý Canh kim có tạp căn tại Tuất, thành ra vẫn có lực hóa Mậu thổ.

Điểm cần chú ý tại bát tự này chính là tuy thân vượng (thiên vượng: vượng một chút) nhưng là vô căn, may nhờ có liên châu mà được khí. Những bát tự nhật chủ thiên vượng hoặc thiên nhược vô căn, hoặc nguyên cục có bán hợp, bán hội, khi gặp hành vận thích hợp dễ dàng bị phá cục, tức thân vượng chuyển nhược, thân nhược chuyển vượng.

Vào đại vận Mậu Tuất, đại vận và nguyệt trụ thiên hợp địa hợp hỏa cục, bát tự phá cục, nhật chủ Nhâm thủy chuyển nhược. Năm Mậu Tý, nhật trụ Nhâm Ngọ gặp thiên khắc địa xung, phá thế liên châu, nên nhật chủ Nhâm thủy gặp Sát thần đến khắc, mà khắc tại mệnh cung, tức dễ gặp bổn mệnh hao tổn.

“Ví dụ 5: Càn tạo: Quí Sửu - Ất Mão -Bính Ngọ - Đinh Dậu
Ví dụ 6: Càn tạo: Quí Sửu - Ất Mão - Bính Ngọ -Nhâm Thìn

Theo vượng suy pháp luận mệnh thì nhật chủ của hai người đều rất vượng, nhật chủ hỉ gặp Quan Sát cùng đến chế ngự. Vd (6) hiển nhiên ngon hơn vd (5) nhiều. Thực tế thì lại không phải như vậy. Cách cục pháp giải quyết mối nghi hoặc này khá dễ. Vd (6) Ấn cục dụng Quan, mà Quan Sát lại hỗn tạp, cục không thành. Cho nên mới khó chuyên tâm theo đuồi công việc tính chất Ấn và bị thất nghiệp, chỉ đi làm thuê. Vd (5) Ấn cục dụng Quan, Quan tinh thanh mà không tạp, thành cục. Có điều Quan tinh bị ám thương, cục có tì vết. May mà có thể chuyên tâm theo nghề nghiệp thuộc Ấn.”

Đúng là theo Vượng Suy Pháp thì nhật chủ rất vượng, bởi vì cả ba trụ niên, nguyệt, nhật đều ở thế liên châu, vượng khí đến thân thì dừng, lại Sát, Ất, nhật chủ đều có thể xem là thông căn, tự vượng (niên trụ là thông căn ám sinh, không phải tự vượng). Tuy nhiên, Vượng Suy Pháp khi gặp trường hợp nhật chủ rất vượng, thường không lấy Quan Sát đến chế ngự. Đó là hạ sách. Lấy Thực Thương hóa vượng khí mới là thượng sách, vừa đảm bảo tiết tú lưu hành, vừa tụ khí.

Ngoài ra, ở ví dụ này, Vương Khánh còn bày ra một điểm yếu là không đề cập đến hành vận. Việc người ở ví dụ 6 thất nghiệp phải làm thuê, và người ở ví dụ 5 có nghề nghiệp không nói lên cả đời của họ sẽ vẫn như vậy. Đây là điểm yếu mà tôi cho là thường hay xuất hiện ở những người ít hoặc không có kinh nghiệm thực chiến. Đời người thì có vạn sự, tại một thời điểm trong cuộc đời cũng có vạn sự, một mình nguyên cục bát tự chỉ có 8 chữ, rất khó diễn đạt vạn sự đời người tại một thời điểm cụ thể. Cần phải dựa vào đại vận, lưu niên mà luận.

“Ví dụ 7: Càn tạo: Quí Hợi-Quí Hợi-Mậu Thìn-Kỷ Mùi
Ví dụ 8: Càn tạo: Quí Hợi-Quí Hợi-Mậu Thìn-Mậu Ngọ

Hai bát tự này chỉ khác mỗi giờ sinh, quĩ tích của nhân sinh cũng khá giống. Hai người đều thân vượng Tài vượng, vd (8) Thìn Ngọ giáp Tị, Tỉ Kiên cũng vượng, Mậu Quí hợp, thế đoạt Tài rất lớn. Bát tự như vậy có phải rất giàu không? Tài ở đây không thể xem là tài phú sau khi “thành tài”, bởi vì nó đã không có Quan Sát chế Tỉ Kiếp, cũng không có Thực Thương tiết Tỉ Kiếp để hộ vệ, Tài này tự thân nó cũng khó bảo toàn thì còn có thể xem là tài phú cho mình được chăng? Kiểu Tài không nguồn không hộ vệ này lúc nào cũng bị Tỉ Kiếp uy hiếp là tượng thương thân lao lực. Do đó cả hai người đều là người bình thường, vd (8) còn bị thương tai phá tài liên miên, ngón tay đã bị tàn tật.”

Hai bát tự này không phải Tài Vượng – Thân vượng, bởi vì sinh vào tháng Hợi thổ mỏng. Đây là bát tự Tài vượng – Thân cường (thiên nhược), nhờ vào thời trụ Kỷ Mùi và Mậu Ngọ mà chống lại khí thế của Tài tinh. Lí do “thương thân lao lực”, nếu xét theo Vượng Suy, chính là do nhật chủ Mậu tọa Thìn thổ. Vì sao tọa Thìn thổ là thông căn, nhưng lại thương thân lao lực? Bởi vì Mậu sinh tháng Hợi vốn là thổ mỏng, nay ở đất Thìn thấp thổ là thủy khí ăn luồn vào mệnh cung. Trong mệnh cung (Thìn) lại gặp Ất mộc khắc. Ất mộc và Quý thủy tương sinh mà ám khắc thân. Ất mộc chính là Quan tinh, nay thân thiên nhược bị Quan tinh ám khắc là mệnh thiếu quý khí, phạm quý nhân, thương tổn thân thể (Quan kỵ là Sát). Quý thủy Tài tinh sinh Ất mộc ám khắc, dĩ nhiên là mệnh lao khổ (Tài là nguồn dưỡng mệnh). Còn được chữ “người bình thường” đều là do được nhờ vào thời trụ Kỷ Mùi và Mậu Ngọ, toàn bát tự 8 chữ chỉ ăn được 2 chữ.

“Ví dụ (8) còn bị thương tai phá tài liên miên”: không đề cập ở vận nào thì chỗ này chính là gọt số.

“Cách luận mệnh vượng suy cân bằng lấy nhật chủ làm trung tâm quả thực có thể nhanh chóng suy đoán chính xác không ít chuyện, như tính cách, sức khỏe, hôn nhân như đã nói ở trên. Những thứ này đều là việc cá nhân, bản thân của nhật chủ, lúc luận đoán nhất định phải lấy nhật chủ làm trung tâm, vừa vặn phù hợp lý luận suy đoán lấy nhật chủ làm trung tâm của vượng suy pháp, cho nên tỷ lệ chính xác rất cao. Suy đoán chuyện quá khứ của bản thân hoặc việc bên ngoài bản thân như: giàu có, địa vị, vinh dự, công việc, sự nghiệp, v.v… thế thì không phải lấy nhật chủ làm trung tâm nữa, mà là lấy chủ khí trong mệnh cục làm trung tâm điểm, hoặc thần nắm lệnh hoặc thập thần tích cực nhất trên hàng can làm trung tâm.”

Tôi vẫn luận được như thường. Có lúc luận chơi cho vui, tôi còn dùng bát tự của cháu để luận niên hạn cho dì, vẫn có hiệu quả. Ví dụ này tôi còn lưu lại trên Facebook.

Sửa bởi ThienKhanh: 18/11/2020 - 01:25


Thanked by 5 Members:

#2 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2266 thanks

Gửi vào 20/11/2020 - 18:20

Tôi vốn định không nói hơn về tài liệu Trăm Năm Mệnh Lý Què Quặt, nhưng tôi nghĩ chắc cũng có cơ duyên gì đó mà tôi mới gặp và chịu đọc tài liệu này vài ngày trước ngày 20/11. Nhân ngày 20/11 là ngầy Thầy Cô Giáo Việt Nam, mà quẻ Mông lại đánh đồng người xem bói với người thầy, nên hôm nay tôi viết thêm 1 chút về tài liều này, xem như là chia sẻ với các thầy, và hồi báo lại một phần ân tình của các Thầy.

Do tài liệu hơi dài, và thật sự tôi lười đọc nên tôi thấy chỗ nào sẽ nói chỗ đó, không theo hệ thống như bài trước.

Thứ nhất, "Nhậm Thiết Tiều dùng vượng suy pháp lấy nhật chủ làm trung tâm, vừa đơn giản rõ ràng vừa dễ học dễ dùng, phù hợp tâm tính thích đi đường tắt của con người".

--> Điều này theo tôi là không chính xác. Mọi người vẫn thường hay nói ông Lý Hư Trung mới là người khởi xướng cho việc sự dụng nhật can thay vì niên can trong Tử Bình. Ông Nhậm Thiết Tiều chỉ là người kế thừa sau nhiều thế hệ mà thôi.

Thứ hai, "Nhận thức đối với thập thần không giống nhau Vượng suy pháp đối với thập thần chỉ bàn hỉ kỵ, không luận cát hung. Phù hợp nguyên tắc vượng suy cân bằng thì là cát, chính là Sát, Kiêu. Thương, Kiếp cũng là là hỉ; không phù hợp nguyên tắc vượng suy cân bằng thì là hung, dù là Tài, Quan, Ấn, Thực cũng là kỵ với ta."

--> Phần này nói ngược. Cách Cục Pháp có cái nhìn kém linh động hơn. Sát Kiêu Thương Kiếp là hung thần nên luôn luôn cần chế, Tài Quan Ấn Thực là cát thần nên luôn luôn cần hộ, cần dương. Vương Suy có cái nhìn linh động hơn. Thập thần tất cả đều có 2 mặt, khi nó là kỵ thần, cừu thần thì nó thể hiện mặt hung; ngược lại khi nó là hỷ thần, dụng thần, thì nó thể hiện mặt cát. Khi nó thể hiện mặt hung thì cần chế, khi nó thể hiện mặt cát thì cần vệ, cần dương. Cách nhìn hợp lí hơn thì tôi nghĩ đã quá rõ ràng, ngay cả trong các khoa khác như Tử Vi, hung tinh cũng không phải lúc nào cũng hung!

Thứ ba, "Cho nên vượng suy pháp và cách cục pháp là 2 hệ thống luận mệnh hoàn toàn không giống nhau, tối kỵ dùng lẫn với nhau. Dùng lý niệm của vượng suy pháp đi bình cách cục thì thật nực cười. Cũng giống như vậy mà dùng tư tưởng của cách cục pháp đi luận vượng suy thì cũng tréo nghoe."

--> Tuy nhiên, ở các phần ví dụ, tác giả vẫn dùng tư tưởng của Cách Cục Pháp đi bình Vượng Suy.

Thứ tư, "Vượng suy pháp luận mệnh, đem cá thể Tài, Quan, Ấn làm tượng trưng cho giàu có, địa vị, quyền lực. Tài tức tiền tài, vật chất, Quan tức quan chức, địa vị, Ấn tức phúc khí, chỗ dựa. Kiểu lý luận như vậy thường dẫn đến kết luận và hiện thực không khớp. Mệnh có thân vượng Tài vượng mà không giàu, thân vượng Quan vượng mà không quí rất nhiều. Kỳ thực đơn lẻ thập thần như Tài Quan Ấn đều chỉ là một loại nguyên liệu cho phú quí mà thôi, không phải thành phẩm của phú quí. Những nguyên liệu phú quí này có thể trở nên phú quí thật sự hay không, cũng tức là sự giàu có, địa vị, vinh dự, thế thì phải xem chúng có thể thành tài được không. Thế nào gọi là thành tài? Chính là có một cơ chế bảo hộ hoàn thiện, như gặp Tài thì xem Quan, thấu Quan xem Ấn, gặp Ấn xem Quan, chỉ khi tự thân phối hợp hoàn thiện mới tính là thành tài, nếu nhật chủ thực sự có thể được như vậy mới tính là phú quí."

--> Vượng Suy sau khi định hỷ kỵ, muốn xem phú quý bần tiện còn phải tiến thêm một bước, đó là xem dụng thần hoàn bị hay không hoàn bị. Thao tác này tương đương với thao tác "phải xem chúng có thể thành tài được không" của Vương Khánh. Từ "hoàn bị" này không phải của tôi, mà là sách sử dụng; sách nào thì tôi không còn nhớ rõ. Chỗ này chứng tỏ Vương Khánh không hiểu lắm về Vượng Suy, có lẽ là chỉ đọc sơ qua. Thế nào là "hoàn bị"? Hoàn bị tức là có đủ tinh khí thần. Tựu trung là dụng thần có căn gốc vững (cường), thừa hưởng được vượng khí càng tốt, gặp được nguyên thần hoặc vệ thần (tương đương với "hộ vệ" của Vương Khánh) càng tốt hơn, tụ khí và chỗ tụ khí được vệ, được dương là tốt nhất. Hoàn bị còn là không bị hình xung khắc hại mà tổn.

Thứ năm, "Tử Bình mệnh học là môn học vấn chuyên bàn thiên đạo, địa đạo, nhân đạo, lấy cách, cục, tượng để thể hiện. Cách cục pháp chủ yếu luận thiên đạo và địa đạo, cũng chính là luận cách và cục. Cách, để xem quí tiện; cục, để xem giàu nghèo. Thành cách thành cục, phá cách phá cục chủ về sự biến hóa của cát hung, thành bại, được mất, các phuơng diện nhân sinh sự vật hình tượng khác thì không thuộc cách cục cai quản, nếu cứ muốn nhất định phải dùng lý luận cách cục pháp, có một số việc cũng giải thích được, có điều như vậy rất dễ phạm sai lầm giống như vượng suy pháp, hiện thời có không ít vị học cách cục pháp đã dính vô sai lầm tự ngã ý thức bành trướng rồi!"

--> Vượng Suy vẫn xoay quanh khái niệm Thiên Địa Nhân tam tài hợp nhất. Ví dụ rõ ràng nhất ở cuốn Trích Thiên Tủy. Nhật chủ xem có căn khí hay không, chính là địa đạo - nhân đạo. Thiên phúc địa tái chính là thiên đạo - địa đạo. Tình hòa khí hiệp chính là thiên - địa - nhân. Chân ngũ hành tại nguyệt trụ (từ đó mà có tứ thời và vòng trường sinh), thời trụ và ngụy ngũ hành tại niên trụ, nhật chủ chính là thiên đạo. Thực chất, luận nhật chủ vượng suy chỉ là nhập môn, thấy được ngũ hành cách cục đắc thất thông qua những khai niệm trên mới gọi là trung cấp.

Thứ sáu, "Tử Bình mệnh học chân chính, nguyên bản chính là sự hài hòa thống nhất của cách cục pháp và vượng suy pháp, lấy cách cục làm chủ, vượng suy làm phụ, lấy nhật chủ làm thể, cách cục làm dụng, chẳng những phải tìm cách cục dụng thần mà còn phải xem thể dụng thần."

--> Nhật chủ mà làm Thể thì cách cục không thể làm Dụng, bởi vì Cách Cục Pháp không lấy nhật chủ là thái cực điểm, mà Thái cực điểm chính là Thể. Lấy nhật chủ làm Thể, lấy cách cục làm Dụng, về mặt lý thuyết là không thể được. Chỗ này cần nắm vững khái niệm Thể - Dụng.
--> Lấy Vượng Suy làm chủ, Cách Cục làm phụ thì là chệch hướng, là què quặt. Lấy Cách Cục làm chủ, lấy Vượng Suy làm phụ thì là đúng đắn. Khá khen! [TK: Tức quá không chịu được luôn!]

Thứ bảy, "Mệnh học cũng vậy, phân hai hệ thống thể và dụng, cách cục pháp lấy thiên địa chủ khí làm chủ và tượng pháp (bao gồm vượng suy) lấy nhật chủ làm trung tâm, chỉ cần hai pháp trên dung hợp mới có thể định được tầm mức nhân sinh, lại có thể đoán được chuyện lẻ tẻ trong đời người, thiên địa nhân, cách cục tượng, có hết ở trong ấy."

--> Tượng Pháp không bao gồm Vượng Suy! Theo tôi được biết, trong Tử Bình không có trường phái nào là Tượng Pháp. Dĩ nhiên là Vương Khánh hoàn toàn có quyền phân loại và đặt tên các trường phái Tử Bình theo ý kiến chủ quan của ông ấy. Tôi không có vấn đề gì với việc đó. Tuy nhiên khi đặt tên phải hợp lý, dễ hiểu. Tượng là tượng loại, hình tượng (như trong Lý Khí Tượng Số). Pháp là phương pháp. Nếu có một trường phái Tử Bình nào được gọi là Tượng Pháp, thì trường phái đó nên chỉ dụng tượng loại mà luận cát hung. Thực chất, rất ít các môn mệnh lý, chiêm bốc nào có hệ thống lý luận rõ ràng lại dùng thuần (100%) Tượng để luận. Dùng thuần Tượng thường là các môn bói dân gian (nhưng không có nghĩa là kết quả bói không chính xác) như bói bài, bói lá, bói xương gà, giáp cốt văn. Còn hầu hết các môn "hàn lâm" như Tử Vi, Tử Bình, Lục Hào chẳng hạn, không dùng thuần túy Tượng để luận cát hung, mà dùng đầy đủ Lý Khí Tượng Số. Thật ra, trong Tử Bình, cũng có trường phái chỉ dùng thuần Tượng để luận, như Lan Đài Diệu Tuyển và luận 12 cung của Phan Tử Ngư trong cuốn Bát Tự Luận Đoán Tuần Hoàn, nhưng những phương pháp này không thịnh hành và bị hầu hết các tông sư chỉ trích. Và tuyệt nhiên Tượng Pháp không thể bao gồm Vượng Suy, bởi vì Vượng Suy luận đủ Lý Khí Tượng Số.

Trong Manh Phái có dùng từ Tượng Pháp. Manh Phái chia việc xem mệnh làm 3 tầng: lý pháp, tượng pháp, và kĩ pháp. Tượng pháp là để chỉ hệ thống tượng loại. Tuy nhiên, chỉ với tượng pháp thì không thể xem số được vì thiếu mất phần lý pháp (nguyên lý) và kĩ pháp (phương pháp đặc biệt để vận dụng / nguyên lý vận dụng hệ thống tượng loại).

Lời cuối: Trăm Năm Mệnh Lý Què Quặt là một tiêu đề rất kêu, rất hấp dẫn, nhưng theo tôi thấy là cần phải đọc cẩn thận, và đặc biệt là tránh không nên dùng tài liệu này để giải thích cho việc mình nghiên cứu mà không có thành quả, hoặc để đặt bản thân ở vị trí cao hơn nền Tử Bình Mệnh Lý đương đại, tất cả mọi người đều u mê, chỉ có ta là bậc giác ngộ. Làm như vậy trước tiên là tự hại mình, tự làm chệch hướng hoặc đứt đoạn con đường nghiên cứu của mình; sau đó là hại những người tin tưởng mình trong trường hợp mình có cái danh quá lớn. Danh càng lớn thì nghiệp này càng nặng!

Sửa bởi ThienKhanh: 20/11/2020 - 18:26


Thanked by 3 Members:

#3 KhoaLuu

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 317 Bài viết:
  • 431 thanks

Gửi vào 20/11/2020 - 19:40

Ông vương khánh, từ ngày lậm vào hình khí thì tẩu hoả nhập ma luôn rồi.

Thanked by 1 Member:

#4 SongHongHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 22/11/2020 - 05:32

Mọi người muốn biết trình độ Tử Bình của Vương Khánh ra sao hãy vào đọc chủ đề :

"Tầm nhìn “Thiển Cận và Ấu Trĩ ” của Vương Khánh"


(Hãy gõ lên Google chủ đề này sẽ có ngay.)

Sửa bởi SongHongHa: 22/11/2020 - 05:32







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |