Manh phái phụ đạo đáp nghi hối biên - Đoàn Kiến Nghiệp
#1
Gửi vào 10/09/2020 - 20:50
Càn: Tân mão, bính thân, tân tị, bính thân
Và
Càn: Tân hợi, bính thân, tân tị, nhâm thìn
Hỏi: đều là càn tạo, khác nhau ở chỗ nào?
Đáp: trụ thứ nhất hợp bính quan, dụng kiếp tài thân, thân tại khách vị, loại dụng pháp này không đắc lực, là 1 người lao động thể lực, nhưng trong cục mão tài sinh quan, chính là báo cho anh người này có đơn vị công tác. Sở dĩ Hạ tiên sinh đoán là làm công nhân. Quan tinh chế kim, ý tứ là vận hành cơ khí.
Trụ thứ 2 cũng hợp quan dụng kiếp, nhưng có kim thủy khí thế, dạng này chính là có ý chế quan. Cục có thể chế quan, thì sẽ có quan để làm. Nhưng trong cục dụng kiếp khách vị, cách cục không cao, cũng thuộc về lao động thể lực, không có văn hóa gì, làm chủ quản đội xe một tại 1 xí nghiệp xây dựng.
Chú: nhật chủ hợp quan, hợp cái gì thì phải theo dùng cái đó. Mà thần nhật chủ hợp không chỉ cần khán thiên can, càng cần khán địa chi. Chỗ yếu hại của 2 bát tự trên đều là tại 1 điểm này.
Còn có 2 bát tự tương đối giống vậy:
Càn: ất tị, canh thìn, tân mão, nhâm thìn
Cái mệnh này là thương quan khứ quan cách, nguyên cục tuy không thể khứ, nhưng hành vận có thể khứ. Bính tý đại vận thăng quan.
Và
Càn: ất tị, canh thìn, tân mão, bính thân
Bát tự này là hợp thời thượng quan đi dụng thân kiếp, thân không thể chế quan, phản bị quan trong cục chế, phản cục vậy. Vì vậy, bị phạm họa lao ngục. Thời học sinh, do ăn trộm một số sách mà ngồi tù 1 năm. Kì thật cái tội này cũng không đáng là gì, nhưng bên trên nghiêm trách phạt, thực sự là do mệnh không tốt thôi.
Hậu vận cũng không làm quan, là 1 cái thầy giáo.
Thanked by 1 Member:
|
|
#2
Gửi vào 10/09/2020 - 21:09
Thầy giáo: ở những ví dụ tặc thần cùng bộ thần, thương quan hợp sát, trên nguyên tắc tương hợp có thể hỗ hoán, thương quan chính là sát, tựu chủ quyền lực.
Hỏi: cần hay không cần nhất định phải hỗ hoán? Có thể bất hoán hay không?
Đáp: đương nhiên, có thể không hoán, chỉ là tại lúc phân biệt luận ý tứ thập thần, hợp nhất định cần hoán tượng mới có thể làm hiểu rõ thần đó.
Hỏi: nếu như sau khi hợp lại gặp xung, dạng đó làm sao biết được là nguyên tính bị xung hay là hỗ hoán tính bị xung?
Đáp: hoán tượng của xung nhất định cần xung chế hoàn toàn, không phải là cứ xung sẽ phải hoán. Vừa hợp vừa xung nhất định không phải là tình huống xung chế hoàn toàn, vì vậy cũng không thể hoán.
Hỏi: nguyên cục hợp chế hoàn toàn, có thể hỗ hoán không. Đại vận đến xung, sao biết được nguyên tính bị xung hay là hỗ hóan tính bị xung?
Đáp: hợp chế bất hỉ xung, xung tất bị phản cục. Không phải là tượng biến, mà là cục phản vậy.
Thanked by 1 Member:
|
|
#3
Gửi vào 10/09/2020 - 21:31
Làm sao xác định trung thần của hư củng củng hướng cung vị nào, hoặc là củng hướng bên nào?
Như:
Khôn: giáp dần, tân mùi, ất hợi, quý mùi
Thầy giảng: hợi mùi củng chính là lộc, tài tinh hướng về phu cung của người đó củng.
Hỏi: nói tài tinh hướng phu cung củng, có thể hay không hoán đổi lý giải thành ấn tinh hướng nguyệt củng. Nếu như thời chi cùng nhật chi đổi vị trí, có phải hay không tài cũng hướng phu cung củng?
Nguyệt chi cùng nhật chi bán tam hợp cục, suy luận là những cái thuộc nhật chi đi sang khách vị, hay là những cái thuộc nguyệt chi nhập về chủ vị?
Đáp: anh quên còn có thuyết về thể dụng. Tài quan là dụng, ấn lộc là thể, những cái thuộc dụng hướng thể, dụng là những cái để thể sử dụng, mà không phải là ngược lại. Cho nên nhất định là nói tài củng đến chủ vậy, mà không phải là ấn củng đến khách vậy. Nếu như là ất mùi nhật sanh hợi thời, tầng thứ tài của cái mệnh đó tựu thấp. Là ý con cái tiêu phí tài lộc của ta.
Sửa bởi BoiGiaiSau: 10/09/2020 - 21:33
Thanked by 1 Member:
|
|
#4
Gửi vào 10/09/2020 - 21:51
Đáp: nhật trụ cùng niên trụ đều tính, nhưng nhật trụ càng thêm trọng yếu hơn một chút.
Hỏi: lão sư, nói như vậy có chính xác hay không?
Do vì nhật trụ chỉ có thể tính không vong của niên nguyệt thời trụ, sở dĩ tính không vong của niên trụ chỉ thuần để nhật trụ dùng. Nếu như niên trụ tính xuất ra nguyệt thời lưỡng trụ không vong, chỉ có thể làm tác dụng tham khảo mà không thực chất ảnh hưởng hoặc chỉ có không vong của nhật trụ tính 50% tác dụng?
Đáp: pháp tính không vong hoàn toàn không quá trọng yếu, mà cách dùng thì lại rất khó. Cho nên trọng yếu nhất là dùng như thế nào. Một điểm này rất khó, ta cũng không tính rõ lắm.
5 - trong sách giảng, táo thổ không thể sinh kim, phản ngược lại nung kim. Muốn hỏi thiên can mậu thổ có thể hay không sinh kim?
Nếu như là gần táo thổ có thủy, có thể sịn kim hay không?
Đáp: thiên can mậu thổ có thể sinh kim, táo thổ có thủy cũng không thể sinh kim.
Sửa bởi BoiGiaiSau: 10/09/2020 - 21:47
#5
Gửi vào 10/09/2020 - 22:19
Trong sách nói: nếu như xung thần ở giữa hợp thần, tắc bị hợp, luận xung không luận hợp.
Địa chi lục hợp trong sách có 1 ví dụ:
Nhâm dần, canh tuất, nhâm thìn, quý mão
Trong sách viết: trụ này mão tuất hợp, thương quan hợp sát mà chế sát, tượng đắc quyền. Thìn tuất xung, sát là tài khố cũng bị chế, cho nên đắc tài quyền.
Hỏi: nếu như xét theo sách "Mệnh lý chỉ yếu", cái này có thể là không thể hợp hay không?
Đáp: mỗi cái đều có cái dùng của nó, lý ở đây thìn tuất xung là rất trọng, là khai mở tài khố. Mão tuất hợp cũng thành lập.
Hỏi: vì cái gì không phải là khai thủy khố mà là hỏa khố? Có phải hay không là xét thìn tuất cái nào lực lớn hơn, cái lực lớn là khố khai? Lực nhỏ hơn là không khai? Ví dụ trên lực của tuất lớn hơn? Có phải hay không lực xung hợp do tồn tại hợp xung mà giảm yếu, đặc biệt là lực tương hợp do xung thần ở giữa cách trở mà giảm lớn lực.
Đáp: hợp này là kích thích xung, cần khán phương hướng, mà không phải là ý hợp có thể giải xung. Tạo này quý tại thìn tuất xung, tài khố mà không khai là vô dụng vậy. Từ lực lượng thì tuất lớn hơn thìn, nhưng môn phái ta giảng chính là công dụng của thìn, thìn mở ra chỗ dùng rất lớn, tạo ra công vậy.
Hỏi: nhưng mão hại thìn, cái mão này có phải bệnh thần không? Hoặc đại biểu con cái, thuộc hạ phản bội người đó?
Đáp: mão hại không luận hung để xem, do cục thành thế mộc hỏa, mão ở trong thế. Thìn tuy ở tại chủ vị, nhưng cái dùng không phải ở chỗ trợ giúp thân, cho nên tương hại mà vô hại.
Chú: sẽ dịch dần tặng các hội viên tuvilyso.org
Thanked by 2 Members:
|
|
#7
Gửi vào 11/09/2020 - 08:20
Lão sư, có thể giảng nhiều một chút về cách dùng của mộ khố. Ví dụ như:
Hỏi: mộ khố có phải hay không cần xung khai trước rồi mới nhập mộ? Hoặc như mệnh cục có tị hỏa cùng tuất, có phải hay không xem nhập mộ ?
Đáp: nhập mộ cần xung khai, xung khai phản ngược lại đảo thành khai mộ vậy. Tị gặp tuất nhập mộ, những cái khác cũng giống vậy.
Ví dụ 2, càn:
Ất sửu, ất dậu, mậu dần, ất mão
Dần sửu ám hợp, đại biểu tính chất công việc của người này. Thân nhược hợp kiếp tài sửu thổ là lam lũ.
Hỏi: xem tính chất công tác của người, có phải là xem nhật chi làm chủ?
Đáp: xem công tác chủ yếu là xem tạo công tạo ra tại chỗ nào, lại cần luận ngũ hành cùng ý hướng của thập thần, khá phức tạp.
Thanked by 1 Member:
|
|
#8
Gửi vào 11/09/2020 - 08:29
Càn: bính tuất, bính thân, ất sửu, mậu dần
Trong sách nói bính hỏa trong dần duyên thân tại niên can, chế quan ở khách vị, cho nên có thể làm tổng thống.
Nhưng dần sửu ám hợp không phải là hối bính hỏa trong dần sao? Còn có thân nhược xung dần nhược, sẽ không mất đi cái dụng sao?
Đáp: dần sửu hợp sẽ không hối hỏa, do trong cục là khí thế của hỏa. Dần thân xung không phải là yếu điểm, do vì thân cạnh sửu lấy nhập mộ làm chủ, xung không quá trọng yếu, cần đến dần vận, dần thân xung mới gặp biểu hiện. Cho nên dần vận tựu không làm tổng thống vậy.
Thanked by 1 Member:
|
|
#9
Gửi vào 11/09/2020 - 12:18
Lão sư giảng: "giáp mộc tham thiên, thoát thai yếu hỏa". Giáp mộc sinh ở dần mão nguyệt, có thủy sinh trợ, nên dụng hỏa tiết.
Mà ất mộc sinh dần mão nguyệt, tất cần thủy không cần hỏa, nên kết đảng hội cục, cùng nhau thành thế, có thủy gặp hỏa cũng cát. Nhưng ất mộc lại có "hư thấp chi địa, kị mã diệc ưu" thuyết pháp. Như vậy ất mộc tại dần mão nguyệt phân chia thủy hỏa không quá nắm rõ, như:
Mậu thìn, ất mão, ất sửu, quý mùi
Ất mộc này sinh tại mão nguyệt, lại tọa chỗ hư thấp, là cần thủy hay cần hỏa?
Ta cũng có 1 cái ví dụ:
Nhâm tuất, nhâm dần, ất sửu, canh thìn
Cũng tọa chỗ hư thấp. Có vài bạn bè nói dụng quan, nhưng xuân mộc kị kim, là dụng thủy hay là như nào?
Ta cũng đồng dạng có cái ví dụ:
Càn: kỉ mão, đinh mão, ất dậu, quý mùi
Trụ này là dụng lộc? Dụng hỏa? Hay là dụng thủy?
Ta nhận ra là đây có điểm ý tứ phản cục. Giống Hứa Bình Thuận:
Giáp dần, đinh mão, ất sửu, canh thìn
Trụ bên trên tốt tại thương quan không thấu lại có chế, nếu không tất cũng là cái phần tử tội phạm.
Đáp: ất mộc sinh mùa xuân, mộc có căn, bình thường cần thủy nuôi dưỡng. Nhưng mà ý tại khứ kim, dụng hỏa cũng có thể được.
Mậu thìn, ất mão, ất sửu, quý mùi
Và
Kỉ mão, đinh mão, ất dậu, quý mùi
2 trụ này là ý chế sát, như có thủy đến sinh trợ nhật chủ tất càng tốt.
Nhâm tuất, nhâm dần, ất sửu, canh thìn
Trụ này hoàn toàn không có phản cục, nhật chủ hướng kim thủy, mà lại bị kim thủy bao vây, mộc hỏa hoàn toàn không có thành thế. Dần sửu hợp dần mộc đắc dụng. Thìn tuất xung cùng sửu tuất hình bất lợi, nhưng cách khá xa không đủ làm hại.
Sửa bởi BoiGiaiSau: 11/09/2020 - 12:22
#10
Gửi vào 11/09/2020 - 12:35
Nhâm tuất, nhâm dần, ất sửu, canh thìn
Trụ này phản cục như thế nào?
Cái này tựu là phản cục điển hình, ất canh hợp dụng canh thìn, nhưng khách vị củng hỏa đến cùng cái đó đối kháng, tựu là phản cục, chẳng qua là, tốt tại dần tuất củng không mạnh, mà còn, thìn có thể xung tuất, nhưng tại bính ngọ vận ta xem cũng dễ.
Phản cục phân nguyên cục phản cục cùng đại vận phản cục 2 loại, định nghĩa của nó là:
Nhật chủ hoặc nhật trụ biểu đạt ý tứ cùng chỉnh thể bát tự biểu đạt ý tứ ngược nhau vậy.
Đại vận phản cục là nguyên cục biểu đạt ý tứ cùng ý tứ của đại vận ngược nhau, cũng chính là ý hướng đại vận cùng nguyên cục đối kháng nhau, cái đại vận đó dễ phát sinh việc không tốt.
Đáp: cái bát tự này nguyên cục hoàn toàn không tính là phản cục. Nhưng vận bính ngọ thuộc vận phản cục, là đại vận rất xấu. Phàm phản cục đều xem là hung. Nguyên cục phản nguyên cục hung, đại vận phản đại vận hung.
#11
Gửi vào 11/09/2020 - 13:09
Chào lão sư, đã nhận được giáo trình. Đã đại khái nhìn qua 1 lượt. Xin hỏi 1 cái vấn đề. Trong 1 cái bát tự, chánh dụng cùng phản dụng có thể hay không đồng thời tồn tại? Phản dụng cùng tòng cách có cái gì khác biệt? Trong sách ví dụ phản dụng đều là âm nhật can, có hay không có ví dụ dương nhật can phản dụng?
Đáp: nhật can nào cũng đều có thể phản dụng, ví dụ dạng này rất nhiều. Hiện tại môn phái ta không luận tòng cách, do vì tòng cách là theo nhật chủ suy vượng mà luận. Phái ta không luận nhật chủ vượng suy, mà luận chủ khách, như ngày xưa xem bát tự tòng cách của nhật chủ suy, trên thực tế là chủ vị (nhật chi) tạo ra quyết định tác dụng. Như nếu nhật chi không có quyết định tác dụng, cái gọi là tòng cách là không có ý nghĩa hoặc không tạo công.
Hỏi: trong 1 cái bát tự, chánh dụng cùng phản dụng có thể hay không đồng thời tồn tại? Lão sư tại trong sách 2 lần đề cập bát tự của Mao Trạch Đông. Thiên can sát ấn tương sinh, là hóa kị làm dụng. Địa chi dùng sát chế kiếp, là phản dụng. Có phải hay không 1 cái bát tự nếu như phối trí xảo diệu mà nói, chánh dụng cùng phản dụng có thể đồng thời tồn tại.
Đáp: đương nhiên, chánh dụng phản dụng có thể đồng thời tồn tại, đây là ví dụ mệnh đặc thù. Tình huống bình thường chỉ có 1 loại dụng pháp.
Hỏi: sát chế kiếp của Mao ta hiểu là không phải phản dụng, chỉ là nói rõ ý tứ biểu đạt khác nhau, nhân vì bính sẽ đoạt mất đinh quang, Mao dụng sát đem cái đó áp chế mà thôi.
Sở dĩ ông ta là nhân vật lãnh tụ bẩm sinh, không có người có thể ở trên ông ta.
Thìn dậu hợp trong bát tự này có tác dụng gì? Có phải là đoạn mộc căn không? Ngoài ra thìn thổ tuần không, gặp dậu hợp mà bất không, có cách nói như vậy hay không?
Mệnh này lấy thìn thổ làm thọ nguyên tinh có đúng không?
Đáp: cái anh nói là đúng, do đó đến mậu ngọ vận đấu tranh rất gay gắt kịch liệt và nguy hiểm, phản khắc quý xung mất tý, nên là văn cách; nhưng đến đinh tị Mao lại phục hồi. Thìn dậu hợp không phải là việc tốt, dậu là vợ do đó vợ cuối cùng không phải là thứ gì tốt đối với ông ta.
Chú: Mao - quý tị, giáp tý, đinh dậu, giáp thìn
Sửa bởi BoiGiaiSau: 11/09/2020 - 13:19
#12
Gửi vào 11/09/2020 - 14:08
Alan greenspan
Bính dần, tân mão, giáp ngọ, quý dậu
Trong sách nói can giờ quý ấn là kị thần, kị thần hư thấu tất biểu kì tài học hơn người.
Hỏi: quý thủy có dậu kim sinh trợ, vì sao là hư thấu?
Đáp: quý thủy không tính hư thấu, khả năng là viết nhầm, quan tinh cũng là học vấn, bính tân hợp, hợp chế quan tinh, cũng chủ tài học.
#13
Gửi vào 11/09/2020 - 18:44
Đinh mùi, nhâm tý, ất sửu, mậu dần
Trong sách nói: thực thần cùng chính ấn hợp, cộng tượng tựu là học thuật. Chỉ là nhân vì tương hợp mà cách xa nhật chủ.
Hỏi 1: cách xa nhật chủ có phải do hợp tại khách vị? Cùng chủ vị không liên quan?
Hỏi 2: như là cùng chủ vị có liên quan, có phải hay không là sẽ thích học thuật? Ví dụ: nhật thời chi gặp đinh lộc nhâm lộc, thiên can gặp đinh, kỉ, nhâm.
Đáp: đinh nhâm hợp là nói nội hàm của nhâm thủy ấn. Mà nhâm tí trụ hợp nhập lên sửu của chủ vị, chính nói rõ cùng chủ vị là có liên quan. Nhưng đinh tất cùng chủ vị không liên quan, đương nhiên không thể tính là sở thích của mình hoặc cùng sinh hoạt tinh thần của mình liên quan. Càng là gần nhật chủ hoặc là thực thần cùng thương quan tọa nhật chi, cái tư tưởng đó càng cùng tinh thần linh hồn của mình liên quan.
Thanked by 1 Member:
|
|
#14
Gửi vào 11/09/2020 - 18:53
Ất tị, mậu tí, đinh tị, canh tuất
Trụ này mậu thổ thấu xuất hợp quý trong tý, nếu như mậu không thấu xuất, có thể hay không xem là mậu trong tị cùng quý trong tý ám hợp?
Đáp: mậu trong tị hợp quý trong tý là không thành lập. Còn có mậu trong tuất hợp quý trong tý cũng không thành lập.
Nhâm tý, nhâm dần, canh thìn, tân tị
Lão sư nói: thìn thổ ấn tinh chủ tinh nhập chủ, tất nên có dụng, tiết tị sát, là là hóa kị làm dụng, nên có quan chức, là nhân viên công chức.
Ta còn có 1 cái lý giải: tân hợp bính sát trong tị, cũng có thể lý giải là có quan chức.
Đáp: tân tị tự hợp chỉ biểu kì tính chất của quan, không có thìn, tất không thể làm quan.
#15
Gửi vào 11/09/2020 - 19:08
Lão sư, trong sách Tống Anh Thành lão sư nói "hàn lộ tân kim thất nhật sanh" nhưng cổ thư đều nói "hàn lộ tân cửu đinh tam phùng"
Lại trong sách lại nói:" tiểu hàn quý thủy thất nhật vượng , bát nhật tân kim sửu khố tàng" nhưng cổ thư đều nói:" tiểu hàn cửu quý kiêm tam tân"
Là Tống Anh Thành lão sư nói đúng hay là cổ thư?
Đáp: theo môn phái ta giảng, đinh hỏa trong tuất là vượng hơn tân kim, mà tân kim trong sửu thì vượng hơn quý thủy. Nhưng vượng vài nhày khả năng không quá trọng yếu, cho nên rất ít đi bàn luận. Thực tế tựu là nói xét bài danh lực lượng, khí mộ khố lớn hơn dư khí.
Bản khí chưa chắc đã lớn hơn mộ khí. Vật trong mộ là cái lớn nhất, nhưng 2 cái đó không thể từ góc độ lực lượng so sánh, nhân vì 2 cái đó sẽ không phát sinh xung đột. Tại lúc mộ khố phùng xung, mới gặp xuất hiện tình huống mộ khí lớn nhất.
Sửa bởi BoiGiaiSau: 11/09/2020 - 19:09
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Làm sao để biết người nào thích chửi người khác (khẩu nghiệp) |
Linh Tinh | Elohim |
|
||
tiên tri sắp ứng nghiệp, đại dịch mới là mpox? |
Y Học Thường Thức | Elohim |
|
||
làm sao để biết một sự kiện hay tai nạn xảy đến với mình là do Nghiệp hay do ngẫu nhiên |
Linh Tinh | Elohim |
|
|
|
cách xem duyên nợ nghiệp duyên (lá số địa bàn) |
Tử Vi | Elohim |
|
|
|
Tử Vân: Đẩu Số luận Sự Nghiệp - Cơ Nguyệt Đồng Lương phi lại nhânTử Vân, Quan Lộc, Sự Nghiệp |
Tử Vi | Quách Ngọc Bội |
|
||
Đức Phật Dược Sư và nghiệp chữa bệnh |
Linh Tinh | NgoaiTheCaoNhan |
|
14 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 14 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |