Jump to content

Advertisements




Ngũ Hành


28 replies to this topic

#1 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 858 Bài viết:
  • 856 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 19:03

Thời gian gần đây, tôi suy nghĩ nhiều về ngũ hành, và chợt phát hiện ra mình không hiểu mấy về nó. Nên tôi đưa ra mọi người cùng thảo luận.

Theo quan điểm của tôi, âm dương là một phạm trù tổng quát (universal Category) sao cho tồn tại hai đối tượng, có quan hệ tồn tại song song, đối lập, và chuyển hóa lẫn nhau. Dương cực sinh âm và ngược lại.
Và Ngũ hành là một phạm trù tổng quát, sao cho quan hệ (morphism) giữa các đối tượng lập thành một phạm trù âm dương. (còn gọi là sinh và khắc). Dễ thấy, đối với một đối tượng tổng quát, có cái sinh, khắc nó, có cái nó sinh, nó khắc, tạo thành 5 đối tượng, và gọi là ngũ hành.
Nói theo kiểu toán học của grothendick, nó là một phạm trù phân thớ trên nền của phạm trù 2 vật mà chúng ta xét.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quy luật cơ bản của ngũ hành gồm có
Phản sinh
Thủy sinh Mộc, nhưng nếu Thủy quá nhiều thì Mộc úng.

tương thừa và tương vũ.
Nếu Kim Khắc Mộc, nhưng Mộc quá yếu so với Kim, thì Kim sẽ thừa cơ diệt Mộc hoàn toàn, gọi là tương thừa.
Nếu Mộc quá mạnh so với Kim, thì Kim khi đánh Mộc sẽ bị phản khắc, và gọi là tương vũ. Mộc sẽ càng mạnh lên.

Tham sinh quên khắc

Kim khắc Mộc, nhưng nếu có thủy, thì Kim sẽ sinh bớt sang thủy để giảm bớt khắc Mộc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi MikeDo: 09/03/2020 - 19:15


Thanked by 5 Members:

#2 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 858 Bài viết:
  • 856 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 19:13

Đặt vấn đề: Bài toán trung tâm của lãnh vực, hiển nhiên là tương tác của ngũ hành. Người ta rất khó có thể tính toán một tương tác ngũ hành, vì có rất nhiều ngũ hành khác tác động đan xen lẫn nhau. Cho đến nay, người ta tính ngũ hành chỉ đơn thuần là theo cảm tính, và do đó không thể nào có một ước lượng chung.
Cho đến nay, chưa có một ai đưa ra được các con số chính xác để:
1-Khi nào là tương khắc, khi nào là phản khắc. Ví dụ, Mộc công lực 100, Kim sẽ có công lực khoảng bao nhiêu thì sẽ có hiện tượng Kim bị phản khắc?
2-Khi nào là tương sinh. Ví dụ, Thủy 100, thì mộc khoảng từ bao nhiêu sẽ không bị úng?
3-Trong mô hình hiện nay, giả sử Kim có sức mạnh là k, mộc có sức mạnh là m, vậy Thủy sẽ có sức mạnh t khoảng bao nhiêu trở lên để Kim sẽ không thể khắc thủy?
4-Tỷ lệ một ngũ hành nào đó dành sức cho việc khắc, so với việc sinh là bao nhiêu? Ví dụ, Kim 100, thì sẽ dành ra bao nhiêu % cho việc khắc mộc, bao nhiêu % cho việc sinh thủy? Phải chăng con số đó sẽ phụ thuộc một cách phi tuyến vào tỷ lệ giữa mộc và thủy?
5-Về tương thừa, mô hình đưa ra cho ta thấy, tỷ lệ Mộc/KIm càng thấp, thì tốc độ Kim diệt mộc càng cao. Tôi đặt giả thuyết phụ thuộc là bậc 2.

Bởi vì các con số cho đến nay chưa có ai đưa ra được mô hình tường minh, cho nên lãnh vực ngũ hành cho tới nay vẫn dậm chân tại chỗ.

gọi A(t)[n] là cường độ ngũ hành thứ n theo thèoi gian, trong đó n chạy từ 1 tới 5.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




(tốc độ biến thiên của ngũ hành n sẽ phụ thuộc vào cường độ ngũ hành sinh nó và ngũ hành khắc nó, cộng thêm với một gia giảm bậc 2 của việc tham sinh quên khắc.


Từ đó, ta đặt vấn đề sử dụng machine Learning để tính toán được cụ thể các con số, các ngưỡng phản sinh, phản khắc/ của ngũ hành.
Đầu vào, là các lá số mẫu, đã có kết quả, rồi tính tứ trụ.

Sửa bởi MikeDo: 09/03/2020 - 19:28


Thanked by 3 Members:

#3 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1206 Bài viết:
  • 1353 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 19:41

Dù có Tính toán đến cả triệu Phép toán cũng không thể kiểm nghiệm ; Thủy nhiều Kim mai...Ngũ hành là 1 loại đối tượng hoạt hóa của cơ ngẫu Âm Dương ...Nó là cái biểu hiện chứ không phải đại diện. Cây cỏ đại diện cho Mộc - là Biểu hiện của Mộc là Dụng .Chứ không phải Mộc là cây cỏ. Người xưa gọi Nó là áo nghĩa - ẩn tàng không thể đo đếm ; có thể chiêm nghiệm bằng Lý thuyết Ngũ Hành.Thiên Đạo vận hành Tứ thời ; cuối Tứ thời là Quý (Thổ) là cái quy luật vận hành không thời gian - bồi hoán .Nếu đo đếm được như đại lượng vật chất thì thành khoa học mất rồi ; có thể Tính được cường nhược nhưng đưa vào Phương trình thêm chi cho rối ...Đem Cái cường nhược nghiệm lý rồi tổng hòa có phải Hay hơn không ?

Thanked by 2 Members:

#4 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 858 Bài viết:
  • 856 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 19:44

Và từ đó, sinh ra cách khảo sát tương tác ngũ hành sử dụng phương trình vi phân trong không gian 5 chiều.

Bài toán về ngũ hành

Nguyên lý hình thành của tử vi, xuất phát từ việc ánh xạ tam tài lên trên tài địa, từ đó sử dụng tương tác của tài thiên để định dụng thần. Vì rằng tài địa hình vuông, nên lá số tử vi hình vuông.Tài nhân ở đây được ánh xạ copy trực tiếp của tài địa, người ta gọi là 12 cung chức.

Nguyên lý hình thành của tử bình, xuất phát từ việc ánh xạ tam tài lên trên tài thiên, từ đó sử dụng tương tác của tài địa và ngũ hành để định dụng thần. Vì rằng tài thiên hình tròn, nên lá số tử bình hình tròn. Tài nhân ở đây được ánh xạ copy trực tiếp của tài địa, người ta gọi là thập thần.

Nguyên lý hình thành của Lục Hào, xuất phát từ ánh xạ tam tài lên tài Nhân. Tài địa tương tác lẫn nhau dùng để tính ra ngũ hành sau đó dùng để định tài nhân, tài thiên được sử dụng giống như tử vi đẩu số phi tinh để tính ứng kỳ.

Bởi vì rằng, cấu trúc của hình vuông là phép đối xứng, nên tử vi giống như xe thồ, cần được thiết kế để tối ưu cho việc chở nặng. Vì vậy, ông VDTT lập thuyết, tử vi tối trọng âm dương.
Bởi vì rằng, cấu trúc của hình tròn là phép quay, nên tử bình giống như quạt trần, cần được thiết kế để tối ưu cho việc quay. Từ đây, người ta sinh ra học thuyết tính dụng thần.
Dụng thần do được thiết kế để tối ưu việc quay, nên khi phân ra tam tài sẽ hình thành ra ba lý thuyết dụng thần khác nhau ứng với 3 phép quay trên tam tài. Tùy vào cái nào cần kíp hơn, sự vi phạm nặng nề hơn mà người ta chọn ra dụng thần tương ứng.
Ví dụ, theo đó là thông căn, điều hầu và cường nhược.

Sửa bởi MikeDo: 09/03/2020 - 19:50


Thanked by 1 Member:

#5 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1206 Bài viết:
  • 1353 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 19:46

Bài Toán cường Nhược trong Tử vi Bác Haitran đã làm ; còn nghiệm lý Lý thuyết ? Không biết Mike Do cho thế nào là Cường - Nhược giả dụ 1 khối vuông tròn ( Mộc 30- Kim 15 - Thủy 25 - Hỏa 30) ? Vậy dễ hình dung hơn không ?

#6 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 858 Bài viết:
  • 856 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 19:59

Chúng ta coi ngũ hành như một mạng máy tính nối mạng với nhau hoặc coi như các khu đô thị có xa lộ nối với nhau và ta phải giải quyết bài toán tắc đường với một số tiền cho trước.
Hiển nhiên, bài toán trung tâm của lãnh vực là tối ưu hóa băng thông để không có nút cổ chai trong mạng.

Nó cũng là bài toán kinh điển về ngũ hành, chọn phương gradient trong không gian pha để hệ thống hoạt động tối ưu. Hiển nhiên, đó cũng là bài toán cơ bản trong Machine Learning, trong lý thuyết đồ thị ngẫu nhiên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi MikeDo: 09/03/2020 - 20:01


#7 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1206 Bài viết:
  • 1353 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 20:03

Hi Người xưa đơn giản - can chi Tạc độ ; chứ ai cũng theo mô hình toán học này chắc chất ngất như bài toán vẽ hình Fractal

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#8 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 858 Bài viết:
  • 856 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 20:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

babylon, on 09/03/2020 - 19:46, said:

Bài Toán cường Nhược trong Tử vi Bác Haitran đã làm ; còn nghiệm lý Lý thuyết ? Không biết Mike Do cho thế nào là Cường - Nhược giả dụ 1 khối vuông tròn ( Mộc 30- Kim 15 - Thủy 25 - Hỏa 30) ? Vậy dễ hình dung hơn không ?
Tôi đánh giá rất thấp khả năng của cách tiếp cận của ông Hai3Tran, với nền tảng kiến thức và lập thuyết như vậy thì xem đúng mới là chuyện lạ, chưa cần nói tới việc lập mô hình. Cấp độ chỉ ở mức Thái Thứ Lang.

Sửa bởi MikeDo: 09/03/2020 - 20:06


Thanked by 1 Member:

#9 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1206 Bài viết:
  • 1353 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 20:19

He he tui cũng không tin mấy phần bác Haitran nhưng công trình Bác ấy cứ để thời gian kiểm nghiệm ; tôi đang chờ Mike hoàn thành nốt cái này ...Cường nhược Ngũ hành - Người xưa làm rồi ; Tôi thì không thích làm lại - chờ nhân tài Mike Do thôi ...Dù gì muốn Nó đi đến hồi kết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#10 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 858 Bài viết:
  • 856 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 20:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

babylon, on 09/03/2020 - 20:19, said:

He he tui cũng không tin mấy phần bác Haitran nhưng công trình Bác ấy cứ để thời gian kiểm nghiệm ; tôi đang chờ Mike hoàn thành nốt cái này ...Cường nhược Ngũ hành - Người xưa làm rồi ; Tôi thì không thích làm lại - chờ nhân tài Mike Do thôi ...Dù gì muốn Nó đi đến hồi kết
Nếu Kim 100, Mộc 10, thì Mộc có được sinh không?
Chúng ta tiếp cận thế này cho dễ.

#11 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1206 Bài viết:
  • 1353 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 20:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 09/03/2020 - 20:20, said:

Nếu Kim 100, Mộc 10, thì Mộc có được sinh không?
Chúng ta tiếp cận thế này cho dễ.
Bài toán này hư cấu quá mức độ rồi Tứ trụ có 4 đại lượng
Từ vi có 2 thành tố Bản cung và chính tinh. Chính tinh có vượng - địa - lạc hãm đó không phải là ảnh hưởng của ngũ hành rồi ah
Tứ trụ
1 trụ có Ngũ hành Chi - Can - Nạp Âm : 3 đại lượng
4 đại lượng mới ra cường nhược
tứ thời ảnh hưởng tới vượng nhược nữa . Vậy 100- 10 là hư cấu và không thể có
Chưa kề 4 trụ : hợp ; phá ; xung ; tam hợp nữa .
Nhưng nếu Tổng kết xong 100-10 làm gì còn câu hỏi có sinh được không ; sinh hay không trong quá trình tính toán đã thấy rõ Lục hợp ; bán tam hợp ; tam hợp ..nên chỉ nói cường - nhược - khuyết

Sửa bởi babylon: 09/03/2020 - 20:33


#12 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 858 Bài viết:
  • 856 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 20:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

babylon, on 09/03/2020 - 20:27, said:

Bài toán này hư cấu quá mức độ rồi Tứ trụ có 4 đại lượng Tứ trụ
1 trụ có Ngũ hành Chi - Can - Nạp Âm : 3 đại lượng
4 đại lượng mới ra cường nhược
tứ thời ảnh hưởng tới vượng nhược nữa . Vậy 100- 10 là hư cấu và không thể có
Chưa kề 4 trụ : hợp ; phá ; xung ; tam hợp nữa .
Nhưng nếu Tổng kết xong 100-10 làm gì còn câu hỏi có sinh được không ; sinh hay không trong quá trình tính toán đã thấy rõ Lục hợp ; bán tam hợp ; tam hợp ..nên chỉ nói cường - nhược - khuyết
Chúng ta cứ đặt trường hợp tốt nhất, tức là NO Interaction.

#13 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1206 Bài viết:
  • 1353 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 20:42

Hóng tiếp bài toán...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#14 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 858 Bài viết:
  • 856 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 21:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

babylon, on 09/03/2020 - 20:27, said:

Từ vi có 2 thành tố Bản cung và chính tinh. Chính tinh có vượng - địa - lạc hãm đó không phải là ảnh hưởng của ngũ hành rồi ah
Cái này là sai hoàn toàn!

#15 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1206 Bài viết:
  • 1353 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 21:43

Thực ra tui mới nhìn ra rồi ...Tui vừa tra lại bảng Vượng - địa - lạc - hãm ! Nên phân bố lạc - hãm còn có điều ẩn dấu.Mike Do tiếp tục bài toán nào

Sửa bởi babylon: 09/03/2020 - 21:48







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |