Jump to content

Advertisements




Tôn Giả Sivali: Vị Thần Tài Lộc Bậc Nhất Trong Hàng Thánh Tăng Phật Giáo


2 replies to this topic

#1 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6813 Bài viết:
  • 5573 thanks

Gửi vào 28/12/2019 - 13:56

Tôn Giả Sivali: Vị Thần Tài Lộc Bậc Nhất Trong Hàng Thánh Tăng Phật Giáo
Thích Nữ Giới Hương
Xuân Hương Sen, ngày 01/01/2020

Tết Nguyên Đán là dịp các Phật tử hay chúc nhau về sức khỏe, sắc đẹp và tiền bạc. Hiện nay các chùa Nam Tông và Bắc tông đã lưu tâm và phổ biến việc thờ cúng tượng Thánh tăng Sivali bởi lẽ tôn giả được xem là đệ nhất tài lộc trong hàng các thánh tăng đệ tử của Đức Phật.Trong Đại Phật Sử có mô tả hình ảnh tăng già thời Đức Phật như sau: Tôn sư Đức Phật Thích Ca tọa lạc chính giữa, bên trái có bốn mươi vị Tỳ kheo do ngài Mục-Kiền-Liên (đệ nhất thần thông) làm trưởng chúng đừng hầu và bên phải có bốn mươi vị Tỳ kheo do ngài Xá-Lợi-Phất (đệ nhất trí tuệ) làm trưởng chúng trong đó có tôn giả Sivali (đệ nhất tài lộc). Cuộc đời Tôn giả Sivali được ghi lại như sau:

ĐỜI QUÁ KHỨ CỦA TÔN GIẢ SIVALI

Một trăm ngàn kiếp về thưở quá khứ dưới thời Đức Phật Liên Hoa Thắng Như Lai (Padumuttara), lúc bấy giờ ngài là một cư sĩ cùng với những người khác đến dự pháp hội thuyết pháp của Đức Phật. Khi thấy Đức Phật ban danh hiệu “tài lộc đệ nhất” cho một vị Tỳ- kheo, Ngài cũng muốn được như vị Tỳ-kheo kia nên thỉnh Đức Phật về nhà thiết lễ cúng dường rất lớn suốt trong bảy ngày. Đối trước Đức Phật, ngài phát nguyện: “Bạch Đức Thế Tôn! Với phước báo của sự cúng dường trong bảy ngày này, con không cầu phước báu giàu có sung túc, con chỉ mong sẽ được trở thành vị đệ tử tài lộc đệ nhứt trong Tăng đoàn của Đức Phật thời tương lai, giống như vị Tỳ-kheo trước kia được Đức Thế Tôn thọ ký” và được Đức Phật thọ ký rằng “Nguyện của ông sẽ được thành tựu dưới thời Đức Phật Gotama (Phật Thích-ca)”.


Qua nhiều đời, ngài thác sanh trong cõi trời và người. Đến thời Đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassi), ngài thọ sanh tại một ngôi làng gần thành phố Bandhumati. Lúc bấy giờ, người dân thành phố Bandhumati cùng ‘đua’ với vua của họ để sắm lễ vật cúng dường Đức Phật, nhưng họ thiếu hai món là mật ong và sữa đông; vì vậy họ sai một người đứng canh ngay con đường dẫn vào thành phố.

Lúc đó, có người đàn ông (sau này là tôn giả Sivali) mang bình sữa vào phố bán để mua vài món đồ. Dọc đường, ông gặp người muốn mua này và mua với giá hậu hỉ một đồng tiền. Ông ta nghĩ: “Những thứ này không đáng giá bao nhiêu tại sao ông ta lại trả tiền cho ta cao như vậy?”. Nghĩ thế, ông không bán. Người mua lại trả giá lên hai đồng tiền, ông cũng không bán. Biết người này đang cần và để tăng giá cao, ông vẫn cứ nói: “Không bán với giá này”. Người mua cứ trả giá tăng dần tăng dần đến một ngàn đồng tiền. Thấy lạ, ông hỏi: “Những thứ này chẳng đáng giá là bao sao ông chịu mua với giá quá cao như vậy?” Khi nghe người mua kể việc người dân thành phố đang ‘đua’ với vua của họ để cúng dường Phật, nếu không có hai món này họ sẽ thua nhà vua, ông hỏi “Vậy chỉ có người thành phố mới cúng dường Đức Phật, còn người nhà quê như tôi đây có cúng dường Đức Phật được không?”

Sau khi nghe người nọ giải thích rằng ai cũng có thể cúng dường, ông nói: “Người dân thành phố của ông đang cúng dường Đức Phật, vậy có ai cúng dường một ngàn đồng tiền trong một ngày không?”, “Không”, “ Này ông bạn, ông có biết là mật ong và sữa của tôi đang mang đây đáng giá một ngàn đồng tiền không?”, “Tôi biết.”, “Vậy thì ông hãy báo cho mọi người rằng có một người nhà quê sẽ đích thân cúng hai món này lên Đức Phật, các ông không phải tìm kiếm nữa và xin ông hãy làm chứng cho tôi rằng hôm nay tôi là người cúng dường vật đáng giá và đắt tiền nhất”.


Nói rồi, ông mua năm loại hương thơm (bằng tiền mua thức ăn đi đường) rồi trộn chung với mật ong và sữa, ngồi chờ tới lượt cúng dường của mình. Đến lượt, đối diện Đức Phật, ông bạch: “Bạch Đức Thế Tôn quang minh, vật phẩm cúng dường này là của một người nghèo khó như con, xin Ngài từ bi nạp thọ phẩm vật khiêm tốn này”. Đức Phật thọ nhận và chú nguyện, rồi chia cho sáu trăm tám mươi ngàn Tỳ-kheo mà vẫn còn chia không hết.

Khi thấy Đức Phật thọ thực xong, ông đảnh lễ bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Hôm nay, mọi người dân của thành phố Bundhamati đều biết con cúng dường cho Ngài. Con nguyện nhờ phước báo này mà con sẽ nhận được nhiều tài lộc, có nhiều tùy tùng và danh tiếng trong kiếp sau”. Đức Phật thọ ký cho ông rồi trở về tịnh xá.

ĐỜI HIỆN TẠI CỦA TÔN GIẢ SIVALI

Dựa theo kinh Tăng-nhất A-hàm đã mô tả khi mới sinh ra, hài nhi Sivali đã cầm viên minh châu tuyệt đẹp sáng chói. Với thiên nhãn thông và túc mạng thông, Đức Phật Thích Ca đã tiên đoán rằng:


“Hình ảnh viên minh châu này chứng tỏ đứa bé đã có vô lượng phước báu. Sau này khi tuổi trưởng thành sẽ dẫn năm trăm đồ chúng cầu học với Ta và sau khi xuất gia tu đạo sẽ chứng quả A-la-hán. Trong hàng Thánh Thanh Văn đệ tử, Sivali sẽ là bậc Phước Đức Đệ Nhất.”

Như lời thọ ký của Đức Phật, vào lúc hai mươi tuổi, Tôn giả Sivali đã cùng năm trăm người bạn xuất gia. Chỉ sau một thời gian ngắn tu tập, Tôn giả đắc quả A-la-hán và được phước báu khiến mình và mọi người xung quanh lúc nào cũng có đầy đủ bốn món vật dụng (y phục, vật thực, chỗ ở và thuốc men chữa bệnh). Đến nỗi hễ mỗi khi chư tăng đi hoằng pháp ở những vùng hẻo lánh, dân cư thưa thớt, nhưng nếu có tôn giả Sivali đi cùng thì những món vật dụng tự nhiên phát sanh đầy đủ. Đó là do nhờ oai lực quả phước thiện của tôn giả Sivali, đã cảm đến chư thiên, thị hiện ra xóm làng, thị thành và dân cư đông đúc để dâng cúng tứ sự. Và sau khi tăng đoàn đi khỏi nơi ấy thì xóm làng, kinh thành và thí chủ cũng biến mất.


Theo Tích truyện Pháp cú1 và cuốn Cuộc Đời Thánh Tăng Sivali2 có kể rằng một thuở nọ, Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đông đảo đến ngự tại khu rừng, nơi ở của Ngài Đại Đức Revata. Khi Đức Phật cùng Đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đi đến đoạn đường có lối rẽ. Ngài Đại Đức Ananda bạch với Đức Phật rằng:

- Kính Bạch Đức Thế Tôn, có hai con đường,
Đức Thế Tôn nên ngự đi con đường nào trong hai con đường này:

- Một con đường dài 30 do tuần, đầy nguy hiểm và có nhiều phi nhân, không có nơi khất thực và chỗ ở.

- Một con đường dài 60 do tuần, được an toàn, vì có làng xóm, chỗ ở và khất thực dễ dàng.

Đức Thế Tôn dạy:

- Này Ananda, Sivali có đi trong đoàn Tỳ Khưu phải không?


- Bạch Đức Thế Tôn, có Ngài Đại Đức Sivali cùng đi trong đoàn.

Đức Thế Tôn dạy:

- Như vậy, Chư Tỳ Khưu nên đi theo con đường dài 30 do tuần. Để biết rõ được quả phước thiện của Sivali.

Đức Phật cùng đoàn Tỳ Khưu Tăng đông đảo ngự theo con đường dài 30 do tuần. Tất cả Chư Thiên hay tin Đức Phật cùng đoàn Tỳ Khưu Tăng đông đảo, trong đó có Ngài Đại Đức Sivali kính yêu của họ, đang ngự dọc theo con đường này, nên vô cùng hoan hỷ. Cứ mỗi do tuần, Chư thiên lại hóa ra một kinh thành trù phú có dân chúng đông đúc, có những ngôi chùa lớn, trong mỗi ngôi chùa, lại hóa ra một cái cốc lớn dành cho Đức Phật và những cốc nhỏ dành cho những vị Tỳ Khưu. Trong các cốc đó có đầy đủ những vật dụng cần thiết của bậc xuất gia, để tiếp đón Đức Phật và đoàn Tỳ Khưu Tăng.

Khi Đức Phật cùng chư Tỳ Khưu Tăng đi đến đâu Chư Thiên lại hóa ra các cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, hộ độ cúng dường 4 món vật dụng đầy đủ sung túc.

Tất cả Chư Thiên đến hầu đảnh lễ Đức Phật xong, bạch Đức Thế Tôn rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, Ngài Đại Đức Sivali của chúng con ở đâu?

Khi gặp được Ngài Đại Đức Sivali, tất cả Chư Thiên vô cùng hoan hỷ, cho nên các món vật dụng y phục, vật thực, chỗ ở và thuốc men chữa bịnh phát sanh đến Chư Tỳ Khưu Tăng dồi dào, sung túc cho đến khi Đức Phật và đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng rời khỏi nơi ấy.


Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng mỗi ngày đi được 1 do tuần, cứ mỗi do tuần Chư Thiên hóa ra các kinh thành trù phú, dân cư đông đúc như vậy để hộ độ Đức Phật và đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng, trên suốt quảng đường dài 30 do tuần, cho đến khu rừng, nơi trú ngụ của Ngài Đại Đức Revata.

Ngài Đại Đức Revata hay được tin Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đông đảo đến thăm, Ngài dùng thần thông hóa ra ngôi chùa lớn để Đức Phật thuyết pháp và là nơi hội họp của Chư Tỳ Khưu Tăng; hóa ra cốc Gandhakuti đầy đủ tiện nghi dâng lên Đức Phật, và những cốc nhỏ khác cho những vị Tỳ Khưu. Cũng bằng thần thông, Ngài Đại Đức Revata hóa ra một con đường lớn và xinh đẹp để đón rước Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng. Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng ngự đi trên con đường đó đến ngôi chùa lớn, rồi Đức Phật ngự tới cốc Gandhakuti, tất cả chư Tỳ Khưu mỗi vị vào nghỉ một cốc nhỏ đã hóa sẵn.

Chư thiên ở trong rừng vô cùng hoan hỷ đón rước Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng, trong đó có Ngài Đại Đức Sivali vô cùng kính yêu của họ. Chư thiên cũng hóa thành những cận sự nam, cận sự nữ biết được đã quá giờ thọ thực nên họ chỉ làm nước trái cây dâng lên Đức Phật cùng Chư Tỳ Khưu Tăng. Mỗi ngày Chư thiên hoan hỷ cúng dường 4 món vật dụng đến Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng. Rất đầy đủ sung túc. Do quả phước thiện của Ngài Đại Đức Sivali, suốt nửa tháng Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng ngự ở khu rừng luôn được Chư thiên kính yêu và dâng lên các món y phục, vật thực, chỗ ở và thuốc chữa bịnh một cách đầy đủ, dồi dào sung túc chưa từng có bao giờ.

Một hôm Chư Tỳ Khưu hội họp bàn về chuyện Ngài Đại Đức Sivali có nhiều quả báu phước thiện đặc biệt nhất, không chỉ phát sanh 4 món vật dụng đến Ngài Đại Đức Sivali mà còn đến cả Chư Tỳ Khưu Tăng dù bao nhiêu cũng vẫn sung túc đầy đủ. Thật là điều phi thường! Không chỉ có các hàng cận sự nam cận sự nữ đem 4 món vật dụng đến cúng dường Ngài Đại Đức Sivali và Chư Tỳ Khưu Tăng, mà còn có cả Chư Thiên, Long Vương... cũng đem 4 món vật dụng lên dâng cúng Ngài Đại Đức Sivali và Chư Tỳ Khưu Tăng nữa. Các Tỳ Khưu đang bàn luận, khi ấy Đức Thế Tôn ngự đến bèn hỏi:

- Này Chư Tỳ Khưu, các con đang bàn về chuyện gì thế?

- Chư Tỳ Khưu bạch Đức Thế Tôn rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, chúng con đang bàn về quả phước thiện đặc biệt nhất của Ngài Đại Đức Sivali đã làm cho phát sanh 4 món vật dụng đến Ngài Đại Đức và Chư Tỳ Khưu Tăng dù nhiều bao nhiêu cũng vẫn đầy đủ sung túc.


Nhân dịp ấy, Đức Thế Tôn chủ trì một buổi hội Chư Đại Đức Thánh Tăng. Đức Thế Tôn tuyên dương cho toàn thể các hàng đệ tử biết rằng:

- Này Chư Tỳ Khưu, Sivali là bậc Thánh Thanh Văn đại Đệ tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thanh Văn đệ tử của Như Lai.

Đức Thế Tôn dạy rằng:

- Này Chư Tỳ Khưu, Sivali có tài lộc nhiều
là do nhờ quả báo của phước thiện đã tạo ở
những kiếp quá khứ.

Như vậy, chúng ta thấy rằng Đức Thế Tôn
cùng 500 vị Tỳ-kheo đến giảng pháp ở trụ xứ
của Tôn giả Revata và phải băng qua một sa
mạc hoang vu không an toàn dài khoảng 30
dặm; nơi đây không có dân cư để cúng dường
thực phẩm. Trước lúc khởi hành, Đức Phật đã
hỏi Tôn giả A-nan xem có Sivali đi cùng không,
bởi lẽ Đức Phật biết rằng nếu có Tôn giả Sivali
hiện diện trong tăng đoàn hoằng pháp thì
dù có đến nơi xa vắng hoang vu, tăng đoàn
sẽ không bị đói và không bị nguy hiểm. Bởi vì
“Phước Lộc Đệ Nhất”của Tôn giả mà các vị thiện thần (devatā) sẽ tùy duyên hóa hiện thành làng mạc, dân cư đông đúc an toàn bảo vệ cũng như hóa hiện có nhiều người cúng thí để cúng dường tứ vật dụng lên Đức Thế Tôn và tăng đoàn.

Đức Phật đã từng giảng về lý nhân duyên liên kết của quá khứ-hiện tại-tương lai. Quá khứ làm nhân cho hiện tại. Hiện tại là quả của quá khứ và nhân của tương lai. Tương lai là quả của hiện tại và tiếp nối. Hiện tại tôn giả Sivali sở dĩ được mệnh danh là Phước Lộc Đệ Nhất, sự hiện diện của ngài sẽ khiến tất cả mọi người xung quanh đều no đủ, đó là do nhân thắng duyên quá khứ nhiều kiếp, nhiều đời ngài đã gieo trồng như Đại Phật Sử đã kể chuyện tiền thân của ngài Sivali đã thành tâm cúng dường liên tiếp bảy ngày lên Đức Phật Liên Hoa Thắng Như Lai để nguyện tương lai làm vị tài lộc đệ nhất trong tăng đoàn của Đức Phật. Tích Chuyện kinh Pháp Cú cũng đã kể dưới thời Đức Phật Tỳ-bà-thi, tiền thân của tôn giả Sivali đã cúng dường 1000 đồng tiền, mật ong và bơ sữa tươi (vo thành viên như thuốc quý) và năm loại hương thơm để cầu tài lộc đầy đủ trong tương lai. Ngoài ra còn có nhiều chuyện tiền thân Asātarūpa (Jataka 100), Thánh nhân ký sự (Apadāna), Chú giải trưởng lão Tăng kệ, Chú giải kinh Tăng chi bộ và v.v... đã mô tả nhân duyên tạo phước quá khứ của ngài, đặc biệt nhấn mạnh mặc dù tiền thân của Tôn giả Sivali nghèo nàn quê mùa và lễ phẩm tuy đơn sơ, nhưng ngài đã cúng dường với tất cả lòng thành kính, không vì hám lợi mà bán món hàng cúng dường của mình cho người khác, không vì hám tiền nhiều mà bỏ mất cơ hội cúng dường Đức Thế Tôn để tạo nhân tốt cho quả hiện tại và tương lai.

Trước nắng xuân rực rỡ của năm mới 2020, bắt đầu những ngày của năm, kính chúc quý Phật tử luôn gieo nhân lành để gặt quả lành thì Thần Tài Sivali sẽ đến với tất cả.

Nam Mô Đệ Nhất Phước Báu Tôn Giả Sivali tác đại chứng minh.

_________________________________________

Copy lại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đăng trên thuvienhoasen


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#2 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1992 Bài viết:
  • 3520 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 13/02/2020 - 10:22

Ui, nay con lướt lại thì thấy bài viết này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài kệ của Thánh tăng Sivali.

"Sīvali ca mahanamam, Sabbalabhaṃ bhavissati, Therassa anubhavena, Sabbe hontu piyam mama"
"Sīvali ca mahalabham, Sabbalabham bhavissati, Therassa anubhavena, Sada hontu piyaṃ mama"
"Sīvali ca mahathero, mama sise thapetvana, Mantitena jāyomantam, aham vandami Sabbada"

CHÚ BUÔN BÁN TÀI LỢI ( phiên âm từ Phạn ngữ )

I MĂNG SÔ PA RÍT TĂNG CÁT VA.
MÔ CÔ CHÁ NÁ TI Ê SA NÁ ( Đảnh lễ chư Thiên đọc 3 lần )

1 - SIVALI, CAMAHANA MĂN, SẤP BA LA BĂM BA VÍ SATI
TÊ RÁT SA, ANUBAVENA, SẤP BƠ HÔ TU PI DĂM MA MA.
2 - SIVALI, CAMAHALA BĂM, SẤP BA LA BĂM, BA VÍ SATI
TÊ RÁT SA A NÚT BAVENA, SADA HÔ TU PI DĂM, MA MA.
3 - SIVALI, CAMAHA TÊ RÔ, MA MA SI SƠ TA PƠ VANA, MĂN TITENA,
DA DÔ MAN TĂM, A NĂN VADAMI, SẤP BA ĐA ( hết )

và lời cầu xin ngài SIVALI BỒ TÁT về việc mình cần. Bài chú này nên đọc vào buổi sáng hay trước lúc mở cửa hàng buôn bán.

Thanked by 2 Members:

#3 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 13/02/2020 - 12:04

Hồ đồ, chính pháp không có chú cầu tài, đây là nhiễm đạo Bà la môn.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |