Jump to content

Advertisements




Tản Viên Sơn Ngũ Hành Trận Pháp



8 replies to this topic

#1 MaiThienThu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 79 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 23/12/2019 - 21:49

Vào cuối năm Kỷ Hợi, việc bãi cọc gần nghìn năm tuổi mới phát lộ tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận. Bãi cọc cổ này là chứng tích trong chiến thắng quân Nguyên Mông của nhà Trần trên sông Bạch Đằng, chiến thắng vẻ vang đã đặt dấu chấm hết cho ý định xâm chiếm nước ta của đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, gắn liền với tên tuổi của vị danh tướng lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử thế giới nói chung, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Sinh thời, Trần Hưng Đạo sưu tập binh pháp các nhà, làm thành bát quái cửu cung đồ, và đặt tên là "Vạn Kiếp tông bí truyền thư". Tới giờ, cuốn binh thư này được cho là đã thất truyền. Người ta chỉ còn biết được một ít nội dung tác phẩm qua lời đề tựa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư.

Tại hạ, khi thu thập học thuật trong dân gian, đã may mắn có được dấu vết liên quan đến câu "thị dĩ ngũ hành tương ứng" trong lời đề tựa. Đó là một trận pháp cổ xưa của tộc Việt được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đưa vào Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Trận pháp này xuất phát từ cuốn sách ước của thánh Tản, là cách vận dụng tài tình các điều kiện địa lý tự nhiên có sẵn để tạo ra ưu thế vượt trội trong chiến trận, được gọi là Tản Viên Sơn Ngũ Hành Trận Pháp.

Tại hạ muốn đem trận pháp này truyền bá rộng rãi, nhưng lại nhớ đến lời nhắn nhủ của Hưng Đạo Vương được ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư:
"Sau này, con cháu và bồi thần của ta, ai học được bí thuật này phải sáng suốt mà thi hành, bày xếp thế trận; không được ng* d*t mà trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình chịu tai ương mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ đó."

Gần đây, có một bạn trẻ tên là Nguyễn Văn Thiên đã lấy cảm hứng từ âm dương ngũ hành và các vì sao trong vũ trụ mà sáng tạo ra một môn cờ, gọi là cờ Ngũ Hành.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tại hạ bèn nảy sinh ý tưởng mượn hình hài của môn cờ này để truyền lại sự tinh diệu của Tản Viên Sơn Ngũ Hành Trận Pháp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bàn cờ 5x5 với 25 ô đặt quân. Hai bên Đen-Trắng, mỗi bên cầm 5 quân: Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim.
Luật đi quân
Tất cả các quân đều có cách đi giống như nhau, đi từng bước một trên tất cả các hướng khi không bị cản đường.
Luật khắc
A khắc B = A áp chế B
Khi quân A khắc quân B, quân A sẽ chiếm lấy vị trí quân B bằng cách chồng lên quân B, làm quân B tạm thời biến mất khỏi bàn cờ, không thể tham gia vào trận đấu. Quân B được quay lại trận đấu chỉ khi không còn quân nào chồng lên. Tại cùng một vị trí, có thể có nhiều quân chồng lên nhau (A khắc B khắc C khắc D ...). Luật khắc được áp dụng giữa những quân ngũ hành khác bên và cả giữa những quân ngũ hành cùng bên.
Luật sinh
A sinh B = A giúp đỡ B
Tập hợp những ô xung quanh quân A trong phạm vi một bước đi (tối đa 8 ô) gọi là vùng sinh của quân A. Quân B nằm trong vùng sinh của quân A thì có thể di chuyển đến bất kỳ vị trí nào khác trong vùng sinh, với điều kiện vị trí đó là ô trống hoặc đặt quân C bị quân B khắc. Luật sinh được áp dụng giữa những quân ngũ hành khác bên và cả giữa những quân ngũ hành cùng bên.
Luật thắng
Bên nào có quân đi hết bàn cờ trước thì giành chiến thắng.

Sửa bởi MaiThienThu: 23/12/2019 - 21:55


Thanked by 4 Members:

#2 nahtlee

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 350 Bài viết:
  • 255 thanks

Gửi vào 22/01/2020 - 16:43

có mỗi 25 ô mà tinh diệu cái gì
thua xa cờ tướng, cờ vua
ở quê tôi con nít chơi đầy

#3 MaiThienThu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 79 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 23/01/2020 - 22:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nahtlee, on 22/01/2020 - 16:43, said:

có mỗi 25 ô mà tinh diệu cái gì
thua xa cờ tướng, cờ vua
ở quê tôi con nít chơi đầy

Xin giới thiệu với các hạ cờ Dịch, bàn cờ 9x9 với 81 ô đặt quân https://tuvilyso.org...-nguoi-quan-tu/

Phiên bản cờ ngũ hành 5x5 trên cũng giống như cờ Dịch, từ đầu trận đến cuối trận, không có quân cờ nào bị loại ra khỏi bàn cờ, người chơi chỉ cần thay đổi vị trí các quân cờ để xoay chuyển cục diện. Nếu cờ Dịch phỏng theo Cửu Cung Lạc Thư, thì phiên bản này phỏng theo Ngũ Hành Hà Đồ.

#4 MaiThienThu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 79 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 17/07/2020 - 00:45

Tại hạ, gần đây, trong lúc suy ngẫm về Ngũ Hành Hà Đồ, nảy ra ý tưởng kết hợp phiên bản cờ Ngũ Hành 7x7 của tác giả Nguyễn Văn Thiên với phiên bản 5x5 ở trên để tạo ra một phiên bản cờ Ngũ Hành hết sức thú vị.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bàn cờ 7x7 với 49 ô đặt quân. Mỗi bên có một tòa thành do 15 ô hợp thành. Phần còn lại của bàn cờ gọi là dã (野). Mỗi tòa thành được dựng theo mô hình tam trùng thành quách, gồm 3 lớp thành với 3 đường viền đậm tượng trưng cho 3 bức tường thành. Lớp thành ngoài cùng được tạo bởi 9 ô, gọi là La thành hay Kinh Thành, là nơi dành cho dân. Lớp thành ở giữa được tạo bởi 5 ô, gọi là Hoàng thành, là nơi dành cho quan. Lớp thành trong cùng được tạo bởi 1 ô, gọi là Tử Cấm thành, là nơi dành cho vua.

Mỗi bên cầm 11 quân: 1 quân Ngũ, 2 quân Thủy, 2 quân Mộc, 2 quân Hỏa, 2 quân Thổ, 2 quân Kim. Quân Ngũ tượng trưng cho vua, 10 quân còn lại tượng trưng cho thần dân. Lúc bắt đầu, quân Ngũ được đặt trong Tử Cấm thành, 5 quân ngũ hành được đặt trong Hoàng thành, 5 quân ngũ hành được đặt trong Kinh thành. Các quân ngũ hành trong cùng một vòng thành được sắp xếp theo Ngũ hành Tương sinh thuận chiều kim đồng hồ, cách đều nhau. Quân ngũ hành ở vòng ngoài được sắp xếp để sinh quân ngũ hành ở vòng trong (dân sinh quan).

Luật đi quân
Tất cả các quân đều có cách đi giống như nhau, đi từng bước một trên tất cả các hướng khi không bị cản đường. Riêng quân Ngũ (vua) chỉ có thể di chuyển trong phạm vi tòa thành bên mình.
Luật khắc
Khi quân A và quân B không cùng bên, quân A khắc quân B, thì quân A được phép bắt (ăn) quân B.
Luật sinh
Tập hợp những ô xung quanh quân A trong phạm vi một bước đi (tối đa 8 ô) gọi là vùng sinh của quân A. Khi quân A và quân B cùng bên, quân A sinh quân B, quân B nằm trong vùng sinh của quân A, thì quân B có thể di chuyển đến bất kỳ vị trí nào khác trong vùng sinh của quân A, với điều kiện vị trí đó là ô trống hoặc đặt quân C mà quân B bắt được.

* Quân Ngũ được tất cả quân ngũ hành của bên mình sinh, và bị tất cả quân ngũ hành của đối phương khắc. Tuy nhiên, quân Ngũ không thể sinh bất kỳ quân ngũ hành nào của bên mình và khắc bất kỳ quân ngũ hành nào của đối phương.

Luật thắng
Bên nào chiếu bí hoặc bắt được vua của đối phương thì giành chiến thắng.

Thanked by 1 Member:

#5 ThienRi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1533 Bài viết:
  • 1641 thanks

Gửi vào 17/07/2020 - 00:54

Khá hay, cổ vũ tác giả đầu tư thêm thời gian để hoàn thiện luật chơi, sau đó đăng kí tác quyền rồi phổ biến tới cộng đồng.

#6 MaiThienThu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 79 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 09/08/2020 - 17:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienRi, on 17/07/2020 - 00:54, said:

Khá hay, cổ vũ tác giả đầu tư thêm thời gian để hoàn thiện luật chơi, sau đó đăng kí tác quyền rồi phổ biến tới cộng đồng.

Cờ Ngũ Hành là môn cờ được tác giả Nguyễn Văn Thiên sáng tạo ra, đăng ký quyền tác giả và phổ biến. Tại hạ, khi biết đến môn cờ này, thấy ngưỡng mộ tác giả Văn Thiên, tuy trẻ tuổi, nhưng có thể vận dụng cổ học để tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống hiện đại, không những thế, còn chọn cho mình con đường khởi nghiệp bằng cờ, vốn là một con đường hết sức gian nan. Tại hạ động tâm, bấm một quẻ để xem cát hung cho môn cờ Ngũ Hành này.

Tại hạ bấm được quẻ ĐỊA THIÊN THÁI. Tại hạ suy luận, cờ Ngũ Hành được tác giả Văn Thiên vận dụng thuyết âm dương ngũ hành để mô phỏng cuộc chiến tranh giữa các vì sao trong Thái dương hệ, ứng với nội quái THIÊN. Từ phiên bản cờ này, tác giả dân gian phát triển một biến thể mô phỏng cuộc chiến của các xã hội loài người trên mặt đất, ứng với ngoại quái ĐỊA. Nếu tác giả Văn Thiên tiếp thu phiên bản ĐỊA, phổ biến song song với phiên bản THIÊN, thì vận của cờ Ngũ Hành sẽ THÁI. Vậy nên, tại hạ dành chút tâm sức, tạo ra phiên bản ĐỊA của cờ Ngũ Hành, để xem quẻ bói này có linh nghiệm hay không?

#7 MaiThienThu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 79 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 31/12/2022 - 15:00

Đến giờ, tại hạ nhận thấy việc luận quẻ ĐỊA THIÊN THÁI này của mình chưa hợp lý, dẫn đến quẻ bói chưa linh nghiệm. Ở đây, nội quái THIÊN chỉ việc môn cờ Ngũ Hành lấy đạo trời - thuyết âm dương ngũ hành - làm cốt lõi. Môn cờ cần phải có yếu tố mang tính xã hội, thời đại, gần gũi tương ứng với ngoại quái ĐỊA nữa thì mới THÁI được. Tại hạ suy ngẫm, thời đại ngày nay không còn là thời phong kiến để mà vận dụng tổ chức xã hội theo kiểu vua-quan-dân, thay vào đó, thời nay là thời của giai cấp công nông. Tại hạ liền liên tưởng đến loài ong. Ong có vai trò hết sức quan trọng đối với nông nghiệp. Ong được xem như loài côn trùng thụ phấn chính cho cây trồng. Ong giúp cho quá trình thụ phấn của 90% các vụ mùa lớn của thế giới. Ngoài ra, ong còn siêng năng, cần mẫn làm mật ong nuôi đời, giống như người công nhân vậy. Cho nên, tại hạ nghĩ rằng nếu kết hợp thuyết âm dương ngũ hành và tổ chức xã hội của loài ong thì sẽ tạo ra một phiên bản cờ Ngũ Hành hoàn thiện.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bàn cờ Ngũ Hành trông giống với tổ ong. Các quân cờ chỉ có thể di chuyển từng bước một giữa hai điểm được nối với nhau. Quân cờ chia làm hai loại: quân Thường và quân Chúa. Quân Thường lại chia ra làm 5 loại quân tương ứng với ngũ hành, mỗi loại có 2 quân. Quân Chúa chỉ có duy nhất 1 quân. Quân Thường đảm nhiệm chức năng của ong thợ và ong đực: bảo vệ quân Chúa, tiêu diệt kẻ địch, giao phối với quân Chúa. Quân Chúa đảm nhiệm chức năng của ong chúa, đó là sinh sản và nắm giữ sinh cơ của cả tổ. Hàng đầu và hàng cuối của bàn cờ được gọi là "tổ", nơi các quân của mỗi bên được sắp đặt lúc bắt đầu ván cờ.

Quân Thường chỉ nắm quyền sát. Quân Chúa chỉ nắm quyền sinh. Quân Thường có thể tiêu diệt quân Thường đối phương theo luật tương khắc trong ngũ hành. Bất kỳ quân Thường nào cũng có thể tiêu diệt quân Chúa của đối phương. Quân Chúa có thể hồi sinh quân Thường đã bị tiêu diệt của bên mình qua luật tương sinh trong ngũ hành. Ví dụ, khi quân Hỏa bị tiêu diệt, cần di chuyển quân Mộc đến cạnh quân Chúa (tức là di chuyển đến điểm nằm trong phạm vi đi được của quân Chúa), khi đó quân Hỏa có thể được đưa trở lại bàn cờ và đặt vào một vị trí còn trống trong phạm vi đi được của quân Chúa. Các quân Thường có hình các nguyên tố tương ứng với các hành. Quân Chúa có hình bông hoa 5 cánh, mỗi cánh hoa tương ứng với một hành trong ngũ hành, tượng trưng cho 5 lần (hồi) sinh quân (mỗi loại quân Thường chỉ được hồi sinh 1 lần).

Bên nào tiêu diệt được quân Chúa của đối phương, hoặc là di chuyển quân Chúa của mình chiếm tổ của quân đối phương (tức là di chuyển quân Chúa đến hết bàn cờ), thì bên đó giành chiến thắng.

Đây là chương trình chơi cờ Ngũ Hành trên máy tính dành cho hai người.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau khi tải về và giải nén sẽ xuất hiện một thư mục 'conguhanh'. Chư vị chỉ cần vào thư mục 'conguhanh' và kích đúp vào tệp 'index.html' để khởi động chương trình chơi cờ.

Thanked by 1 Member:

#8 DaoHoa123

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 6 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 15/01/2023 - 14:22

Tác giả có phải là người thờ phụng Mẹ Ngũ Hành hay Ngũ Hành Nương Nương ko ạ?
Con thấy quân Chúa giống với Mẹ Ngũ Hành quá.
Ở Nam Bộ thờ phụng Mẹ Ngũ Hành nhiều lắm đấy ạ.

Sửa bởi DaoHoa123: 15/01/2023 - 14:24


#9 MaiThienThu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 79 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 26/05/2024 - 16:16

Quẻ ĐỊA THIÊN THÁI vốn được tại hạ gieo lúc bắt đầu phổ biến cờ Dịch đến cộng đồng để xem hướng phát triển của cờ Dịch. Cờ Dịch được tạo nên dựa theo Hà Đồ Lạc Thư trong Kinh Dịch, vốn là thiên thư, ẩn chứa thiên đạo, ứng với nội quái THIÊN. Cờ cần phải có yếu tố mang tính xã hội tương ứng với ngoại quái ĐỊA thì mới THÁI, mới phát triển được. Sau đó, tại hạ biết đến cờ Ngũ Hành, một môn cờ có điểm tương đồng với cờ Dịch, được tạo nên dựa theo thuyết âm dương ngũ hành, cũng là thiên đạo. Tại hạ nghĩ rằng, quẻ ĐỊA THIÊN THÁI ứng với hướng phát triển của cả cờ Dịch và cờ Ngũ Hành.

Đến giờ, tại hạ đã tìm ra yếu tố mang tính xã hội để kết hợp với cờ Dịch, đó chính là tiêu ngữ "Độc lập – Tự do – Hạnh phúc". 6 chữ này đầy đủ phải là "Dân tộc độc lập – Dân quyền tự do – Dân sinh hạnh phúc", xuất phát từ chủ nghĩa Tam Dân của nhà cách mạng lớn Tôn Dật Tiên. Còn về phần cờ Ngũ Hành, tại hạ cũng tìm ra yếu tố mang tính xã hội phù hợp với môn cờ này. Đó chính là cuộc chiến tranh Tây Sơn – Chúa Nguyễn.

Chữ 主 có hai cách đọc là chủ và chúa. Quân quan trọng nhất trong cờ Ngũ Hành theo như nguyên tác là quân Chủ hay quân Chúa. Tại hạ gán quân Chủ với cuộc đời của chúa Nguyễn Phúc Ánh. Đương thời, khi vua Quang Trung còn sống, chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh trận toàn thua. Phải nói về việc đánh trận, so với vua Quang Trung, chúa Nguyễn Phúc Ánh không có khả năng "Sát", ứng với việc quân Chủ không có quyền sát, tức là không có khả năng ăn quân đối phương. Tuy nhiên, quân của chúa Nguyễn Phúc Ánh sau mỗi lần bị đánh tan tác đều tập hợp lại được, ứng với việc quân Chủ có quyền sinh, tức là có khả năng hồi sinh quân mình. Mặc dù đánh trận toàn thua, nhưng sau mỗi lần bị đánh bại thì chúa Nguyễn Phúc Ánh đều chạy thoát được. Để rồi khi vua Quang Trung mất sớm, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng, chúa Nguyễn Phúc Ánh đem quân chiếm lại Phú Xuân, "tổ" của các chúa Nguyễn, và đạt được chiến thắng sau cùng. Có thể nói, trong suốt cuộc đời chinh chiến của mình, chúa Nguyễn Phúc Ánh chủ yếu chỉ chạy, hồi sinh quân và chiếm "tổ" giống y hệt như quân Chủ trong cờ Ngũ Hành vậy.

Mặc dù cờ Dịch và cờ Ngũ Hành đều có khởi đầu giống nhau, đó là lấy đạo trời làm gốc, nhưng khi kết hợp với yếu tố mang tính xã hội để phát triển trong cộng đồng thì lại đi theo hai hướng khác nhau, phải nói là mỗi cờ mỗi ngả. Trong thời đại ngày nay, khi các loại hình giải trí hiện đại ngày càng đa dạng và phong phú, việc phát triển những môn cờ mới quả thực vô cùng gian nan. Chỉ mong quẻ ĐỊA THIÊN THÁI ứng nghiệm, để ít nhất thì những môn cờ mới này có thể tiếp tục tồn tại.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |