Sinh thời, Trần Hưng Đạo sưu tập binh pháp các nhà, làm thành bát quái cửu cung đồ, và đặt tên là "Vạn Kiếp tông bí truyền thư". Tới giờ, cuốn binh thư này được cho là đã thất truyền. Người ta chỉ còn biết được một ít nội dung tác phẩm qua lời đề tựa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư.
Tại hạ, khi thu thập học thuật trong dân gian, đã may mắn có được dấu vết liên quan đến câu "thị dĩ ngũ hành tương ứng" trong lời đề tựa. Đó là một trận pháp cổ xưa của tộc Việt được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đưa vào Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Trận pháp này xuất phát từ cuốn sách ước của thánh Tản, là cách vận dụng tài tình các điều kiện địa lý tự nhiên có sẵn để tạo ra ưu thế vượt trội trong chiến trận, được gọi là Tản Viên Sơn Ngũ Hành Trận Pháp.
Tại hạ muốn đem trận pháp này truyền bá rộng rãi, nhưng lại nhớ đến lời nhắn nhủ của Hưng Đạo Vương được ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư:
"Sau này, con cháu và bồi thần của ta, ai học được bí thuật này phải sáng suốt mà thi hành, bày xếp thế trận; không được ng* d*t mà trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình chịu tai ương mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ đó."
Gần đây, có một bạn trẻ tên là Nguyễn Văn Thiên đã lấy cảm hứng từ âm dương ngũ hành và các vì sao trong vũ trụ mà sáng tạo ra một môn cờ, gọi là cờ Ngũ Hành.
Tại hạ bèn nảy sinh ý tưởng mượn hình hài của môn cờ này để truyền lại sự tinh diệu của Tản Viên Sơn Ngũ Hành Trận Pháp.
Bàn cờ 5x5 với 25 ô đặt quân. Hai bên Đen-Trắng, mỗi bên cầm 5 quân: Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim.
Luật đi quân
Tất cả các quân đều có cách đi giống như nhau, đi từng bước một trên tất cả các hướng khi không bị cản đường.
Luật khắc
A khắc B = A áp chế B
Khi quân A khắc quân B, quân A sẽ chiếm lấy vị trí quân B bằng cách chồng lên quân B, làm quân B tạm thời biến mất khỏi bàn cờ, không thể tham gia vào trận đấu. Quân B được quay lại trận đấu chỉ khi không còn quân nào chồng lên. Tại cùng một vị trí, có thể có nhiều quân chồng lên nhau (A khắc B khắc C khắc D ...). Luật khắc được áp dụng giữa những quân ngũ hành khác bên và cả giữa những quân ngũ hành cùng bên.
Luật sinh
A sinh B = A giúp đỡ B
Tập hợp những ô xung quanh quân A trong phạm vi một bước đi (tối đa 8 ô) gọi là vùng sinh của quân A. Quân B nằm trong vùng sinh của quân A thì có thể di chuyển đến bất kỳ vị trí nào khác trong vùng sinh, với điều kiện vị trí đó là ô trống hoặc đặt quân C bị quân B khắc. Luật sinh được áp dụng giữa những quân ngũ hành khác bên và cả giữa những quân ngũ hành cùng bên.
Luật thắng
Bên nào có quân đi hết bàn cờ trước thì giành chiến thắng.
Sửa bởi MaiThienThu: 23/12/2019 - 21:55