Jump to content

Advertisements




Giáo sư sử học Hà Văn Tấn qua đời ở tuổi 82



4 replies to this topic

#1 TRANDINHLONG

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 127 thanks

Gửi vào 28/11/2019 - 11:47

Giáo sư Hà Văn Tấn, người cuối cùng trong nhóm "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam hiện đại, qua đời lúc 21h02 ngày 27/11 tại Hà Nội, thọ 82 tuổi.


Giáo sư Hà Văn Tấn là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam hiện đại cùng với giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng.

Ông là chủ nhiệm môn Phương pháp luận sử học (khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp, nay Là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội); Viện trưởng Khảo cổ học (1988-2008).Sinh năm 1937 tại Hà Tĩnh, đến năm 18 tuổi, sau khi tốt nghiệp lớp 9, chàng thanh niênHà Văn Tấn ra Hà Nội. Sau một năm vừa học vừa làm, ông quyết định vào học khoa Sử, Đại học Sư phạm.Năm 1957, tròn 20 tuổi, ông tốt nghiệp đại học (đứng thứ hai - Á nguyên) và ở lại trường làm cán bộ môn Lịch sử cổ đại Việt Nam, Đại học Sư phạm. Ông từng chia sẻ, khi về tập sự ở trường, ông rất lo lắng vì "với trình độ 9 + 2 thì làm ăn gì được". Vì vậy, ông vừa giảng dạy, vừa tự học. Nhờ tự học, ông đã thông thạo chữ Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga, Đức, Nhật. Ông học tiếng Đức qua sách tiếng Nga, tiếng Nhật qua sách tiếng Trung Quốc. Sau đó, ông tự học tiếng Sanskrit (Phạn) - ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại, thông qua tiếng Đức.

Năm 1960, khi mới 23 tuổi, ông đã hiệu đính Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán thế kỷ XV. Giáo sư Đào Duy Anh từng nhận xét công trình này "rất công phu, nghiêm túc, tôi rất hài lòng và tin cậy ở tác giả".
Ông còn cùng giáo sư Trần Quốc Vượng viết Lịch sử chế độ c.... s.. nguyên thuỷ ở Việt Nam và Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (tập 1). Từ năm 1960, ông bắt đầu tham gia nghiên cứu khảo cổ học. Một năm sau, ông và GS Trần Quốc Vượng viết Sơ yếu khảo cổ học nguyên thuỷ Việt Nam, trình bày những phát hiện mới về thời đại đá.
Năm 1982, ông đề xuất và chuẩn bị mọi điều kiện để thành lập khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1988 ông làm Viện trưởng Khảo cổ học. Tính đến thời điểm hiện tại, GS Hà Văn Tấn đã công bố gần 300 bài báo, nghiên cứu khoa học và là tác giả của 15 cuốn sách. Với những đóng góp lớn cho nền sử học Việt Nam hiện đại và ngành khảo cổ học, năm 1980, ông Hà Văn Tấn được phong hàm giáo sư, được tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (1997), giải thưởng H.C.M về khoa học công nghệ (năm 2000).

Hồng Hạnh

Nguồn: VNU



Thanked by 3 Members:

#2 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 28/11/2019 - 15:24

không biết cụ này và cụ Hà Văn Lưỡng( trưởng khoa Văn, trưởng ĐH KH Huế) có quan hệ không, cụ Hà Văn Lưỡng - người ký tên vào văn bản kiến nghị gởi tp.ĐN đề nghị không đặt tên đường bằng tên hai người Pháp(ông tổ chữ quốc ngữ).

Sửa bởi MahaChang: 28/11/2019 - 15:25


#3 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7312 Bài viết:
  • 16861 thanks

Gửi vào 28/11/2019 - 21:05

Ông Đào duy Anh (1904), Tự điển Hán Việt, Hà văn Tấn (1937) ở 2 thế hệ khác nhau. Chưa nghe nói khen chê quyển hiệu đính Địa dư chí của Nguyễn Trải .

#4 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7312 Bài viết:
  • 16861 thanks

Gửi vào 29/11/2019 - 05:20

Trong một bài khác, hiệu đính "Địa dư chí" mà hiệu từ bản dịch của Ông Phan duy Tiếp (không phải từ nguyên bản) :

GS Phan Huy Lê từng đánh giá về GS Tấn: "Tác phẩm đầu tay của anh Tấn là hiệu đính và chú thích cuốn 'Dư địa chí' của Nguyễn Trãi do cụ Phan Duy Tiếp dịch, xuất bản năm 1960, lúc anh mới 23 tuổi. Tài năng và phong cách khoa học của anh đã được bộc lộ ngay trong công trình đầu tay này”.

Ông Phan huy Lê cùng thời thì có lý .

Thanked by 1 Member:

#5 TRANDINHLONG

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 127 thanks

Gửi vào 29/11/2019 - 14:24

View PostĐinh Văn Tân, on 29/11/2019 - 05:20, said:

Trong một bài khác, hiệu đính "Địa dư chí" mà hiệu từ bản dịch của Ông Phan duy Tiếp (không phải từ nguyên bản) :

GS Phan Huy Lê từng đánh giá về GS Tấn: "Tác phẩm đầu tay của anh Tấn là hiệu đính và chú thích cuốn 'Dư địa chí' của Nguyễn Trãi do cụ Phan Duy Tiếp dịch, xuất bản năm 1960, lúc anh mới 23 tuổi. Tài năng và phong cách khoa học của anh đã được bộc lộ ngay trong công trình đầu tay này”.

Ông Phan huy Lê cùng thời thì có lý .
Bác Tân có lá số Cụ Tấn đưa lên phân tích đi Bác. Thanks!

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |