Jump to content

Advertisements




CHỦ ĐỀ VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC


145 replies to this topic

#46 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 17/12/2019 - 16:23

Nếu tốc độ xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn như hiện nay, trong 3 năm tới, nền nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ bị kiệt quệ; đất nông nghiệp, lương thực trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#47 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/12/2019 - 06:37

Thủy điện Luang Prabang trên vùng động đất Bắc Lào và thảm họa vỡ đập dây chuyền

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, năm 2019, sản lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ lên tới khoảng 2,1 tỷ kWh, điện nhập từ Lào khoảng 1,1 tỷ kWh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#48 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/12/2019 - 14:41

3.090 tỷ lỗ tỷ giá còn treo: 'Chưa thể trả lời có tăng giá điện năm 2020 hay không

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#49 education

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 225 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 20/12/2019 - 14:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 20/12/2019 - 14:41, said:

3.090 tỷ lỗ tỷ giá còn treo: 'Chưa thể trả lời có tăng giá điện năm 2020 hay không

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


evn mua điện từ nhà máy, tăng giá bán điện từ người dân nhưng ko tăng giá mua điện, việc độc quyền bất cứ một lĩnh vực gì đó mà không phải cạnh tranh có thể dẫn đến hệ quả khó lường VD như việc trợ giá xăng dầu của nc cộng hòa nam mỹ venezuela
không có sự cạnh tranh sẽ đi ngược quy trình tự nhiên.

Vấn đề đáng lo ngại hơn ta nghĩ đấy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#50 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/12/2019 - 15:03

Ngày 18/12, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service (Moody's) chính thức ra thông báo điều chỉnh triển vọng tín nhiệm của Việt Nam xuống mức 'Tiêu cực,' sau khi đã đưa hồ sơ tín dụng của Việt Nam vào diện theo dõi hạ bậc vào ngày 9/10.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#51 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 31/12/2019 - 06:48

Tám tỉnh của Thái Lan dọc theo sông Mekong được cảnh báo phải chuẩn bị đề phòng trước nguy cơ mực nước giảm từ ngày 1-4/1/2020 do Trung Quốc thử nghiệm đập tại nhà máy thủy điện Cảnh Hồng (Jinghong) ở tỉnh Vân Nam, theo Bangkok Post hôm 30/12.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#52 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 02/01/2020 - 17:35

BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Để cứu ruộng lúa sắp chết vì khô hạn, nông dân huyện Bắc Bình đã phá công trình thủy lợi, mở cửa ngăn để tháo nước về cứu lúa mới gieo vụ Đông Xuân và hoa màu.

Theo báo VNExpress ngày 31 Tháng Mười Hai, 2019, năm nay Bình Thuận có lượng mưa ít đã khiến tỉnh này đối mặt với tình trạng thiếu nước sản xuất, căng thẳng nhất là huyện Bắc Bình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#53 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 05/01/2020 - 00:38

Nỗi lo hạn hán, thiếu nước kỷ lục lại bao trùm từ Bắc tới Nam
ANTĐ
01/01/20 09:39 GMT+7
73 liên quan
Gốc
Miền Bắc khả năng thiếu nước gieo trồng vụ Đông Xuân, Nam bộ hạn mặn có thể trầm trọng hơn kỷ lục 2015-2016. Trong khi đó, nước để phát điện tại các hồ thủy điện cũng sát mực nước chết.
Nước 3 hồ thủy điện thấp kỷ lục

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, vụ Đông xuân 2019- 2020 đang đứng trước bối cảnh đặc biệt, khi mực nước 3 hồ thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang xuống thấp chưa từng có, dự kiến chỉ đạt 61% dung tích thiết kế (tương đương khoảng 10 tỷ m3 nước, thấp hơn 6,8 tỷ m3 so với vụ Đông xuân năm 2018- 2019).

Đặc biệt, từ khi vận hành Nhà máy thủy điện Hòa Bình, chưa năm nào nước về lại kém như năm nay, chỉ đạt 56% - mức trữ thấp nhất trong vòng 30 năm qua và dự kiến tiếp tục khó khăn trong mùa khô năm tới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hạn, mặn vụ Đông Xuân 2019-2020 được dự báo có thể nghiêm trọng hơn năm 2015-2016

Trong khi đó, thông tin từ Bộ NN&PTNT cho thấy, năm nay, tổng diện tích gieo cấy vụ Đông xuân các tỉnh miền Bắc vào gần 530.000ha, trong đó có 430.000ha trực tiếp lấy nước từ hệ thống 3 hồ thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang với tổng số khoảng 4,3 tỷ m3.

Trước tình huống này, đại diện EVN Việt Nam thông tin, sau 3 đợt xả nước đổ ải như yêu cầu của Bộ NN&PTNT, chỉ còn khoảng 10% dung tích hữu ích ở trong 3 hồ thủy điện.

Theo đó, mực nước tại hồ thủy điện Hòa Bình giảm từ 101,6 m về 83,17 m, cách mực nước chết 3,17m, dung tích còn lại 342 triệu m3, tương đương 5,7% dung tích hữu ích.

Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong năm 2020, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải đảm bảo đủ điện cho hệ thống điện của cả nước.

Tốn khoảng 1.000 tỷ đồng giải hạn vụ Đông Xuân

Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, hiện có khoảng 11.000 ha khó và rất khó lấy nước đổ ải, phục vụ gieo cấy vụ Đông xuân, trong đó có khoảng 7.400ha khó lấy nước và 3.700ha rất khó lấy nước. Trong số 3.700ha rất khó lấy nước, TP Hà Nội chiếm khoảng 3.600ha.

Bộ NN&PTNT cho biết, hàng năm, tổng số tiền chi cho công tác chống hạn, lấy nước đổ ải, phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân tiêu tốn khoảng 1.000 tỷ đồng.

Khoản tiền này năm nay Bộ Tài chính đang yêu cầu làm rõ nội dung các khoản mục chi. Hiện nay, các bộ, ngành được giao nhiệm vụ đang bàn thảo, thống nhất và dự kiến sẽ đề xuất Chính phủ đưa vào nội dung Nghị quyết trong phiên họp Chính phủ cuối tháng 1, đầu tháng 2/2020.

Xâm nhập mặn Nam bộ nghiêm trọng hơn năm 2015-2016

Trong khi đó, tại khu vực Nam bộ, xâm nhập mặn cũng được dự báo khốc liệt tương đương mức lịch sử vào năm 2015-2016. Nhận định dòng chảy trên sông Mê Công về đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 1 và 2/2020 là rất hạn chế, khả năng thiếu hụt từ 10-30% so với trung bình nhiều năm và năm 2016.

Biển Hồ (Campuchia) ở mức thấp, khả năng bổ sung nước cho đồng bằng sông Cửu Long không nhiều. Từ khoảng giữa tháng 3/2020, lưu lượng dòng chảy về trạm Kratie sẽ tăng do các hồ xả nước theo quy luật nhiều năm gần đây.

Tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long ở mức độ, sâu hơn gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm trong một số thời điểm ranh mặn trên các sông có khả năng xâm nhập tương đương mùa khô năm 2015-2016.

Thời gian xâm nhập mặn cao nhất trên sông Cửu Long tập trung vào tháng 1 và 2/2020; riêng các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn vào tháng 3/2020.

“Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với việc sử dụng và khai thác tài nguyên nước trong lưu vực (tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập Trung Quốc) sẽ làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn mùa khô năm 2015-2016”- Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai cho thấy, năm 2015 hạn mặn đã khiến 40.000ha lúa ở Trung bộ và Tây Nguyên dừng sản xuất, 122.000ha cây trồng thiếu nước. Ngân sách Trung ương phải chi hơn 1.200 tỷ đồng hỗ trợ.

Năm 2016 khoảng 200.000ha lúa phải dừng sản xuất và 2.000ha cây trồng thiếu nước, khoảng 260.000 hộ gia đình bị thiếu nước sinh hoạt. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ cũng phải xuất hơn 1.000 tỷ đồng cho 34 tỉnh, thành phố khắc phục hạn hán vụ Đông Xuân. Lào đã phải xả nước đập thủy điện để giúp Việt Nam giải quyết hạn hán và xâm nhập mặn.

Đồng thời cả 2 năm 2015 và 2016 Chính phủ đã phải xuất khoảng 20.000 tấn gạo cứu đói cho các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Năm 2016 Việt Nam đã phải kêu gọi quốc tế hỗ trợ nhân đạo ứng phó hạn, mặn lịch sử.

Tuyết Nhung

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



---

Thái Lan chuẩn bị đối phó tình trạng hạn hán nghiêm trọng
11:17 | 02-01-2020

Nhà chức trách Thái Lan đã yêu cầu 31 tỉnh trên tổng số 77 tỉnh và khu vực hành chính của cả nước chuẩn bị đối phó với tình trạng hạn han nghiêm trọng trong năm 2020.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cháy rừng: Úc ban hành tình trạng khẩn cấp ở ba bang, người dân sơ tán

Đăng ngày: 04/01/2020 - 11:08


Miền đông nam nước Úc phải đối mặt với tình trạng cháy rừng nghiêm trọng vào cuối tuần này với nhiệt độ hơn 40°C và gió lớn. Hơn 100.000 người được lệnh sơ tán tại ba bang (New South Wales, Australian Capital Territory, Victoria) trong đó có vài chục nghìn người đã rời khỏi nhà ngày 04/01/2020.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#54 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 07/01/2020 - 20:49

Thủy điện Trung Quốc “siết nước”, hạ lưu sông Mêkông sẽ hạn nặng hơn
Lê Anh Tuấn
Chủ Nhật, 5/1/2020, 08:59
(TBKTSG) - Báo Bangkok Post xuất bản ngày 30-12-2019 đã loan tin tám tỉnh của Thái Lan nằm dọc sông Mêkông vừa nhận được khuyến cáo từ chính quyền trung ương về việc Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc sẽ giảm lưu lượng xả của đập Cảnh Hồng từ 1.200-1.400 mét/giây xuống mức 800- 1.000 mét/giây từ ngày 1 đến 3-1-2020 và ngày 4-1 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 504-800 mét/giây trước khi trở lại mức bình thường. Việc tích nước của đập Cảnh Hồng diễn ra vào đúng thời điểm hạn hán đang hoành hành ở khu vực hạ lưu Mêkông.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#55 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 14/01/2020 - 19:12

Nước mặn bao trùm toàn tỉnh, Bến Tre ban bố tình huống khẩn cấp
14/01/2020 14:44 GMT+7

TTO - Ngày 14-1, một lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre cho biết tỉnh này đã ban hành Quyết định số 72/QĐ-UBND về tình huống khẩn cấp do mặn xâm nhập trên địa bàn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#56 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 16/01/2020 - 07:44

22:41 - 14/01/2020
8/13 tỉnh, thành ở ĐBSCL bị mặn xâm nhập sâu
Theo thông tin từ Bộ NN-PTNT, tình hình hạn mặn tại ĐBSCL năm nay sẽ cao hơn so với năm 2015-2016, sẽ có 10/13 tỉnh của ĐBSCL bị ảnh hưởng do mặn xâm nhập.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#57 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/01/2020 - 18:01

Giờ có thể lội bộ băng Mekong qua Lào!
20/01/2020 06:21
Đây là chia sẻ của người Thái khi đọc tin Mekong đoạn qua Chiang Khan trơ đáy, vừa sau khi thuỷ điện Saraburi vận hành. Cũng cùng thời điểm khoa học dự báo tới năm 2050 miền nam nước Việt sẽ ngập nước biển.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#58 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/01/2020 - 06:39

Mêkông, dòng sông huyền thoại của châu Á đang nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc nhằm tìm đường ra Biển Đông. Đào đắp, xây đập… Bắc Kinh muốn tạo ra một tuyến đường thủy chiến lược, bất chấp sự phản đối của dân địa phương và các nhà sinh thái. AFP và Japan Times cho biết tại Thái Lan, cuộc đấu tranh diễn ra trên một chiều dài 97 kilomet.

Trên đoạn sông này, Trung Quốc muốn phá đi các ghềnh thác, nạo vét lòng sông cho sâu hơn để cho các tàu chở hàng khổng lồ có thể đi qua, thậm chí cả các chiến hạm.

Mục tiêu là nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với vùng Biển Đông đang bị tranh chấp quyết liệt, bằng cách tăng cường kiểm soát « Mẹ của các dòng sông » - vốn từ cao nguyên Himalaya đổ xuống Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam.

Với khẩu hiệu « Chia sẻ dòng sông, chia sẻ tương lai », Bắc Kinh biện minh không có ý định bành trướng, khẳng định các công trình lớn của mình chỉ nhằm phát triển bền vững cho dòng sông dài 5.000 kilomet. Nhưng dân địa phương và các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo về các dự án nạo vét của Trung Quốc.

Họ tố cáo Bắc Kinh đã làm thay đổi hẳn sông Mêkông với việc xây vô số đập thủy điện, nhắm vào nhu cầu của một Đông Nam Á đang phát triển cả về kinh tế lẫn dân số. Theo họ, các con đập nhiều khi có kích thước rất lớn này có tác động trực tiếp lên dòng chảy của Mêkông, nguồn lợi thiên nhiên chủ yếu của gần 60 triệu dân Đông Nam Á.

Chỉ đứng sau Amazon, sông Mêkông là nơi có đa dạng sinh học thứ nhì thế giới, với 1.300 loài cá nước ngọt. Lòng sông hiện nay có mực nước thấp một cách bất thường, có những nơi lộ ra những khối đá màu đỏ quạch, vô số bãi cát với thảo mộc bắt đầu mọc lên.

Đất phù sa màu mỡ ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam thì ngày càng nghèo đi, và trữ lượng cá giảm hẳn.

Những người muốn xây đập thủy điện lý luận rằng như vậy Bắc Kinh sẽ giảm lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch vốn gây hiệu ứng hâm nóng khí hậu.

Cây số 1 : Tam giác vàng

Tại làng Sop Ruak, đông bắc Thái Lan, khách du lịch chụp ảnh trước một tấm pa-nô đánh dấu lối vào « Tam giác vàng », vùng đất của dân buôn ma túy nằm vắt ngang Miến Điện, Lào và Thái Lan. Phía dưới là những tảng đá và bãi cát làm nên lòng sông Mêkông.

Chính tại đây Trung Quốc muốn khởi sự nạo vét trước tiên, để những chiếc tàu chở trên 500 tấn hàng có thể đi qua. Dọc theo hai bên bờ, có những nơi sẽ được biến thành « đặc khu kinh tế » với các cảng, các tuyến đường sắt và đường bộ giao nhau.

Zhang Jingjin, một người chuyên bán thang máy ở Bắc Kinh đi cùng với một nhóm khách du lịch phấn khởi nói : « Nếu nhiều tàu có thể đi ngang đây hơn, thì sẽ có thêm nhiều du khách, nhiều cửa hàng và cơ hội làm ăn ». Pianporn Deetes, thuộc tổ chức phi chính phủ International Rivers đáp trả : « Họ muốn biến sông Mêkông thành xa lộ hàng hóa ».

Trước mắt, các dự án của Bắc Kinh đang khựng lại. Sau gần 20 năm chiến đấu, các nhà đấu tranh sinh thái ở Thái Lan hồi tháng Ba đã khiến việc nạo vét 97 kilomet lòng sông bị tạm ngưng. Niwat Roikaew, một nhà hoạt động luôn trên tuyến đầu khẳng định với AFP, việc này sẽ gây thiệt hại khủng khiếp cho môi trường, an ninh thực phẩm và phương tiện mưu sinh của người dân. « Nạo vét quy mô như vậy sẽ tiêu diệt nơi cư trú và sinh sản của cá, chúng cũng khó tìm được thức ăn ».

Nhưng ông lo ngại chiến thắng này chỉ tạm thời, nhấn mạnh rằng những người dân địa phương phản kháng hiếm khi thắng được trước tham vọng của Trung Quốc, vốn coi Đông Nam Á như sân sau của mình. Bắc Kinh cũng đã ngự trị trên một số đoạn của dòng sông chảy qua Cam Bốt và Lào, hai nước đồng minh mà Trung Quốc đã đổ vào hàng tỉ đô la đầu tư.

Cây số 10 : Nghề đánh cá sa sút

« Tôi đã giăng lưới hai lần trong hôm nay, nhưng chẳng thu hoạch được gì cả » - ngư dân Kome Wilai than thở. Dự án nạo vét ở đây cũng đã bị dừng lại. Người dân hai bên bờ thở phào nhẹ nhõm, họ nhận ra mực nước sông Mêkông thường hạ xuống 1,5 đến 3 mét một cách bất ngờ.

Theo họ, đó là do đập thủy điện Cảnh Hồng (Jinghong) của Trung Quốc ở thượng nguồn – một trong số 11 con đập được xây dựng trên phần sông Mêkông chảy qua Trung Quốc. Quận trưởng Prasong La On cho biết : « Mỗi khi Trung Quốc đóng cửa đập thì lại ảnh hưởng đến tất cả mọi người sinh sống dọc theo con sông ». Khi kiểm soát lưu lượng, Bắc Kinh sở hữu phương tiện gây áp lực đáng kể lên các nước láng giềng.

Đại sứ Trung Quốc tại Bangkok khi được hỏi đã trả lời rằng Trung Quốc không giữ lại nước trên thượng nguồn và « hết sức quan tâm » đến nhu cầu của các quốc gia hạ nguồn. Về phía China Water Risk, một tổ chức phi chính phủ Hồng Kông thì quy trách nhiệm cho Thái Lan, cũng đã xây dựng nhiều con đập trên sông Mêkông, chủ yếu tại Lào : « Trung Quốc chỉ kiểm soát 12% lượng nước sông Mêkông ».

Nước Lào nhỏ nghèo có tham vọng trở thành nguồn cung cấp điện năng cho Đông Nam Á, và đã cho phép những nước khác tài trợ vài chục đập thủy điện trên sông Mêkông và các nhánh sông.

Trung Quốc, Thái Lan, Lào, hậu quả luôn không thay đổi : lượng cá nước ngọt giảm mạnh, trong đó loại cá lóc khổng lồ của Thái Lan hầu như biến mất. Tạp chí Global Change Biology trong một nghiên cứu công bố hồi tháng Tư khẳng định như trên.

Cây số 45 : Nơi loài cá sinh sản

Những tảng đá nối nhau chồng chất, nơi đây dòng nước ngày càng cuộn chảy nhanh hơn theo cùng với việc lòng sông thu hẹp lại. Cũng ở đây, các loài cá và chim thường chọn làm nơi sinh sản.

« Hệ sinh thái này là căn bản cho khu vực. Nhưng nay mực nước sông lệ thuộc vào việc mở cửa đập thủy điện Cảnh Hồng, và sinh sản tự nhiên không còn như trước nữa » - ông Niwat Roikaew than thở.

Về các loại tảo, thức ăn ưa thích của cá lóc khổng lồ, ngày càng ít và mọc lên chậm hơn. Tình hình này có thể gây hậu quả thảm hại cho hàng trăm kilomet hạ nguồn.

Biển Hồ (Tonlé Sap) ở Cam Bốt nối kết với sông Mêkông, đã bị ảnh hưởng. Hồ rộng mênh mông này là nguồn dự trữ protein chính của Cam Bốt, với nửa triệu tấn cá đánh bắt hàng năm – theo Bryan Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Stimson Center, cơ quan tư vấn ở Washington và là tác giả cuốn « Những ngày cuối cùng của dòng sông Mêkông dũng mãnh ».

Về phía Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long bị đe dọa nhiễm mặn. Lượng phù sa bị giảm do các đập thủy điện trên thượng nguồn chận lại, nên nước mặn có thể xâm nhập vào.

Cây số 97 : Kháng cự

Ở Huai Lek, một tảng đá cuối cùng chặn lại lòng tham của Bắc Kinh.

Thongsuk Inthavong, cựu trưởng thôn, quan sát phía bờ sông đối diện thuộc Lào. Những mảnh đất nhỏ lần lượt rơi vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc, biến thành những trang trại rộng lớn trồng chuối. Bắc Kinh cũng mưu toan thâu tóm đất phía Thái Lan, nhưng vấp phải sự kháng cự. Thongsuk nói : « Trung Quốc coi chúng tôi như những món đồ chơi. Điều này làm tôi phẫn nộ, nhưng chúng tôi quyết bảo vệ dòng sông của mình cho đến cùng ».

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#59 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/01/2020 - 14:13

Thư gửi 92 Đại Biểu Quốc Hội 13 tỉnh Miền Tây

Thủy Điện Luang Prabang, Thêm Một Thảm Họa Môi Sinh Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam và Lưu Vực

Ngô Thế Vinh
Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long


Chỉ còn hơn ba tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước [10/ 2019 –4/ 2020] cho dự án Luang Prabang. Nếu không có hành động tức thời và chuyển biến quyết liệt từ phía Việt Nam, lễ động thổ - ground breaking khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4/2020. Đó sẽ là một ngày tang tóc cho toàn thể 20 triệu cư dân 13 tỉnh Miền Tây, mà vòng khăn tang đó lại do chính Nhà Nước Việt Nam tự quấn lên đầu người dân mình.

Với một Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang bị tổn thương như hiện nay, chúng tôi nhận định và cả với niềm xác tín rằng: dự án đập Luang Prabang do Việt Nam là chủ đầu tư, không những không có lợi lộc gì cho dân cho nước mà hoàn toàn có hại, khiến cho cả một vùng châu thổ là ĐBSCL ngày càng bị tổn thương trầm trọng hơn.

Bài viết này gửi tới 92 vị Đại biểu Quốc hội của 13 tỉnh Miền Tây, mà chúng tôi kỳ vọng quý vị như một toán đặc nhiệm – task force, trong quyền hạn có thể phản ứng nhanh, tạo bước đột phá, tránh được một sai lầm chiến lược trong lưu vực sông Mekong và cả cứu nguy ĐBSCL – vùng mà các vị đang đại diện.

VIỆT NAM: MỘT SỰ VẮNG MẶT RẤT KHÓ HIỂU

Bản tin tiếng Anh cuối năm trên RFA ngày 30/12/2019, chính phủ Lào cho biết Đập Luang Prabang có thể sẽ khởi công 2020 sớm hơn dự kiến.

Những chiếc ghe buông neo trên bờ sông Mekong gần nơi xây đập thuỷ điện Luang Prabang bắc Lào [nguồn: RFA].
Những chiếc ghe buông neo trên bờ sông Mekong gần nơi xây đập thuỷ điện Luang Prabang bắc Lào [nguồn: RFA].
Bản tin viết: “Luang Prabang có thể được khởi công xây trước kế hoạch, sau con đập Xayaburi đã vận hành và đập Don Sahong đang chạy thử, và sẽ là con đập thuỷ điện dòng chính thứ ba trên sông Mekong của Lào.

Do được hỗ trợ của chính phủ Thái nên dự án Luang Prabang có thể có bước nhảy vọt – leapfrogging trước hai con đập Pak Beng và Pak Lay cho dù 2 dự án này đã hoàn tất các giai đoạn Tham khảo Trước – prior consultation phases.

Một quan chức Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào đã nói với Đài Truyền Hình Số 3 của Thái Lan rằng chính phủ Lào tin tưởng vào dự án. Chansaveng Boungnong, tổng giám đốc Phân bộ Chính sách Năng lượng và Kế hoạch của Lào đã phát biểu: “Chính phủ Lào tin tưởng rằng công ty xây đập Luang Prabang sẽ đưa ra một thiết kế tốt.” [Ghi chú của người viết: vẫn là công ty CH. Karnchang Thái Lan đã xây con đập Xayaburi].

Chansaveng còn nói thêm: “Dự án được tiến hành giống như đập Xayaburi, Luang Prabang có thể được xây trước 2 con đập Pak Beng và Pak Lay.”

Đài BBC tiếng Thái cũng tường thuật rằng Chansaveng đã tham dự một cuộc họp về tiến trình Tham khảo Trước trong cùng ngày ở tỉnh Nakkon Phanom Thái Lan. Cũng trong cuộc họp này, Chansaveng phát biểu tương tự: “Dự án Luang Prabang này có thể được khởi công trước 2 con đập Pak Beng và Pak Lay vì được chính phủ Thái hỗ trợ.” [sic]

RFA đã không thể kiểm chứng với chính phủ Bangkok về phát biểu của Chansaveng. Do dự án được sự đồng hỗ trợ - project’s joint support, nên Lào hiện đang thương thảo với chính phủ Thái và các công ty Thái Lan về việc mua điện của Lào và khi được ký kết công trình xây đập Luang Prabang sẽ được khởi công tiến hành sớm. (1)

Nhận xét của người viết: đọc qua suốt bản tin, cho dù công ty quốc doanh PetroVietnam PV Power là chủ đầu tư chính nhưng chỉ thấy 2 đối tác Thái Lan và Lào cùng nhau thương thảo để tiến hành mau chóng dự án Luang Prabang và riêng Việt Nam thì hoàn toàn không được nhắc tới – một vắng bóng phải nói rất khó hiểu. Không lẽ, Việt Nam góp 38 % vốn vào dự án 2.3 tỷ USD với Lào, từ những đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của người dân, chỉ để đổ vào một canh bạc “được mất” cho 2 tay chơi là Lào – Thái trong khi chủ đầu tư PetroVietnam thì chỉ có vai trò đứng ngoài quan sát.

LUẬN CỨ BÊNH VỰC PETROVIETNAM VỚI LUANG PRABANG

Không phải chỉ có công ty quốc doanh PetroVietnam Power Corporation, mà phải kể cả một đám cố vấn khoa bảng, nếu không bị mua chuộc thì cũng do không có tầm nhìn chiến lược. Như một điệp khúc – và cũng là một nguỵ tín / mauvaise foi, khi họ luôn luôn nói rằng:

Lào là quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á; xây con đập Luang Prabang và các con đập dòng chính trên sông Mekong là quyền của Lào. Không ngăn cản được Lào thì Việt Nam phải chủ động đầu tư xây đập Luang Prabang thay vì nếu để cho Trung Quốc nhảy ngay vào, sẽ bất lợi hơn nhiều.

Khi PetroVietnam là chủ đầu tư chính, cũng giả định rằng Việt Nam sẽ chủ động được phần thiết kế và quy chế vận hành, [sic] kể cả khả năng mua điện của Lào thay vì tiếp tục tẩy chay – boycott để rồi cuối cùng chỉ có Trung Quốc hoàn toàn thao túng chiến lược thuỷ điện của Lào.

Trung Quốc đã hoàn tất 11 con đập dòng chính trên sông Lancang-Mekong thượng nguồn. Lào đã hoàn tất 2 con đập dòng chính Xayaburi và Don Sahong. Dự án Luang Prabang 1410 MW lớn nhất sẽ là con đập thứ 3 trong chuỗi 9 con đập dòng chính của Lào và điều rất nghịch lý là do PetroVietnam Power Co. là chủ đầu tư và nằm trong vùng động đất bắc Lào. Xayaburi, đã bắt đầu vận hành từ ngày 29.10.2019 trên một khúc sông đang thiếu nước và cạn kiệt. [nguồn: Michael Buckley, Ngô Thế Vinh cập nhật 2020]
Trung Quốc đã hoàn tất 11 con đập dòng chính trên sông Lancang-Mekong thượng nguồn. Lào đã hoàn tất 2 con đập dòng chính Xayaburi và Don Sahong. Dự án Luang Prabang 1410 MW lớn nhất sẽ là con đập thứ 3 trong chuỗi 9 con đập dòng chính của Lào và điều rất nghịch lý là do PetroVietnam Power Co. là chủ đầu tư và nằm trong vùng động đất bắc Lào. Xayaburi, đã bắt đầu vận hành từ ngày 29.10.2019 trên một khúc sông đang thiếu nước và cạn kiệt. [nguồn: Michael Buckley, Ngô Thế Vinh cập nhật 2020]

LUẬN CỨ HUỶ BỎ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LUANG PRABANG


Thứ nhất, bảo rằng Lào là quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á, nay không còn đúng nữa. Từ 2017, lợi tức bình quân đầu người Lào theo thống kê của IMF & WB [3/2019] nay đã cao hơn 3 bậc so với Việt Nam. (6)

Thứ hai, theo Thoả ước Mekong 1995, thực sự Lào không có toàn quyền đơn phương quyết định xây các con đập dòng chính trên sông Mekong. Bởi vì, với các điều khoản trong Thoả ước 1995, tuy các quốc gia thành viên không còn quyền phủ quyết nhưng Lào vẫn phải tuân thủ tiến trình PNPCA ba giai đoạn: (1) Thủ tục Thông báo / Procedures for Notification, (2) Tham vấn trước / Prior Consultation, (3) Chuẩn thuận / Agreement đã cùng ký kết, để bảo vệ con sông Mekong như một mạch sống cho toàn lưu vực.

Thứ ba, Việt Nam chứng tỏ không thực sự có quyết tâm muốn ngăn cản các con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào, cho dù đã biết là rất có hại cho ĐBSCL, bởi vì rất sớm cách đây 13 năm từ 2007, nhà nước Việt Nam đã cho phép công ty quốc doanh PetroVietnam ký Biên bản Ghi nhớ – MoU / Memorandum of Understanding với chính phủ Lào nhận làm chủ đầu tư cho dự án Luang Prabang.

Thứ tư, bảo rằng khi là chủ đầu tư dự án Luang Prabang, Việt Nam sẽ chủ động được phần thiết kế, có thể tham gia ngay từ đầu vào quá trình lựa chọn phương án thiết kế, thi công. Luận cứ này là một cái bẫy, trong thực tế, PetroVietnam tuy đầu tư nhiều nhất nhưng chỉ với 38% sở hữu, với thiểu số ấy Petro Việt Nam Power Co. không thể có toàn quyền để quyết định phần thiết kế. Cần mở thêm một dấu ngoặc, là vẫn với công ty CH. Karnchang của Thái Lan, nhà thầu xây con đập Xayaburi và bấy lâu đã chứng tỏ là không có một hồ sơ theo dõi tốt – no good track record.

Thứ năm, bảo rằng khi đập Luang Prabang xây xong, Việt Nam sẽ có quyền chủ động trong quy chế vận hành công trình trên cơ sở điều tiết đa mục tiêu, góp phần giảm thiểu được tác động của không chỉ công trình thủy điện này mà còn của tổ hợp các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong.[sic] Nhưng bằng phương cách nào khi mà vị trí đập Luang Prabang nằm dưới đập Cảnh Hồng của Trung Quốc và phía trên đập Xayaburi, với một khoảng cách xa ĐBSCL hơn 1,500 km (Google maps), lại bị ngăn bởi những con đập hạ lưu khác, khả năng điều hợp và tạo ảnh hưởng tích cực trên dòng chảy xuống tới ĐBSCL là không đáng kể.

Thứ sáu, bảo rằng Trung Quốc sẽ thay thế ngay nếu Việt Nam rút khỏi dự án Luang Prabang. Khả năng đó rất thấp khi mà Trung Quốc dẫn đầu thế giới về công nghệ điện mặt trời, họ đã và đang mạnh mẽ chuyển hướng sang điện mặt trời và thuỷ điện nay không còn là một đầu tư hấp dẫn. Cũng cần ghi nhận thêm là với 2 dự án Pak Beng và Pak Lay đều do Sinohydro của Trung Quốc đấu thầu, cho dù đã hoàn tất tiến trình Tham khảo Trước nhưng Trung Quốc không mặn mà với cả 2 dự án này, và chỉ dự tính bắt đầu xây đập Pak Lay vào năm 2022. (4)

Thứ bảy, các dự án thuỷ điện mới không còn hấp dẫn giới đầu tư và các ngân hàng cho vay, vì chi phí ngày càng tăng, thu nhập giảm, chưa kể những hệ quả huỷ hoại trên hệ sinh thái với thiệt hại về kinh tế và xã hội mà cư dân lưu vực phải gánh chịu. Thuỷ điện nay không còn là nguồn năng lượng rẻ so với điện mặt trời. Chuyển sang nguồn năng lượng sạch từ mặt trời và gió đang là một khuynh hướng toàn cầu – global trend. Ngay cả với Trung Quốc được mệnh danh là “vua thuỷ điện” trong mấy thập niên trước, thì nay cũng đang chuyển hướng mạnh mẽ sang nguồn năng lượng sạch tái tạo từ mặt trời gần như vô tận. Trung Quốc hiện đang dẫn đầu trong công nghệ sản xuất các tấm pin điện mặt trời / solar panel với giá thành rẻ nhất bán ra khắp thế giới.

Thứ tám, Lào với các hồ chứa thuỷ điện sẵn có như hồ đập Nam Ngum, Cambodia với Biển Hồ thiên nhiên, theo ước tính của KS Phạm Phan Long / Việt Ecology Foundation, thì các dự án điện mặt trời nổi / floating solar trên các hồ chứa sẽ là giải pháp rất khả thi để thay thế những dự án thuỷ điện dòng chính như Pak Beng, Pak Lay, Luang Prabang của Lào, hay cho các dự án Sambor, Stung Treng của Cambodia. Chuyển hướng sang năng lượng mặt trời, theo Viện Nghiên cứu Natural Heritage Institute là giải pháp tránh cho dòng sông Mekong bị thêm nghẽn mạch, cũng là bảo vệ một hệ sinh thái lành mạnh cho toàn lưu vực sông Mekong. (3)

Thứ chín, lấy “bóng ma Trung Quốc” ra hù doạ, đánh lạc hước dư luận chỉ để biện minh cho một quyết định vô cùng sai trái và là một hình thức nguỵ biện nguy hiểm. Qua trận hạn hán thế kỷ năm 2016, trước mắt 2020 sẽ là một trận hạn hán và ngập mặn khốc liệt hơn, cộng thêm nạn đất lún và sạt lở mất đất… Trước một ĐBSCL ngày càng bị tổn thương nghiêm trọng và Việt Nam chưa tìm ra được một chiến lược hữu hiệu để đối phó – thì hiển nhiên, con đập Luang Prabang sẽ như một phát súng thi ân – coup de grâce, do chính Nhà Nước Việt Nam bắn vào đầu nhân dân mình.

Thứ mười, trước con mắt thế giới, khi Nhà nước Việt Nam cho phép công ty quốc doanh PetroVietnam Power Co. làm chủ đầu tư đập Luang Prabang là hoàn toàn sai trái về nguyên tắc, mâu thuẫn về đường lối chính sách, nếu không muốn nói là cả một sai lầm về chiến lược vì đi ngược với quyền lợi lâu dài của 70 triệu cư dân sống trong lưu vực sông Mekong, trong đó có sự sống còn của hơn 10 triệu dân Khmer sống quanh Biển Hồ và cả 20 triệu cư dân Việt Nam đang phải sống vật vã trong những điều kiện nghiệt ngã nơi ĐBSCL không có ngày mai.

Thứ mười một, Bắc Lào là vùng động đất, bằng chứng là trận động đất 6.1 xảy ra ngày 21/11/2019 nơi tỉnh Xayaburi với rung chấn lan xa tới Hà Nội. Dự án đập Luang Prabang nằm ngay trên vùng động đất đang hoạt động. Động đất có thể gây vỡ đập; không chỉ với con đập Luang Prabang mà còn có nguy cơ một “thảm hoạ vỡ đập dây chuyền”. Trong bất cứ tình huống nào thì Việt Nam sẽ bị thua thiệt nhất vì là quốc gia cuối nguồn. (7)

Thứ mười hai, xây con đập Luang Prabang, Việt Nam phải gánh một trách nhiệm phá huỷ đi cả một vùng sinh thái với cảnh trí núi non sông ngòi tuyệt đẹp như giết chết “con gà đẻ trứng vàng” trong kỹ nghệ du lịch đang là sức bật kinh tế của Lào, trong đó có cố đô Luang Prabang với cả một chiều dầy lịch sử và đã được UNESCO công nhận là Khu Di Sản Thế giới cần phải được bảo tồn.

THƯ GỬI 92 ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 13 TỈNH MIỀN TÂY: (8)

An Giang: 1/ Hồ Thanh Bình, 2/ Nguyễn Mai Bộ, 3/ Chau Chắc, 4/ Nguyễn Văn Giàu, 5/ Nguyễn Lân Hiếu, 6/ Nguyễn Sĩ Lâm, 7/ Đôn Tuấn Phong, 8/ Phan Huỳnh Sơn, 9/ Mai Thị Ánh Tuyết, 10/ Võ Thị Ánh Xuân.
Bạc Liêu: 11/ Tạ Văn Hạ, 12/ Lê Minh Khải, 13/ Lại Xuân Môn, 14/ Trần Thị Hoa Ry, 15/ Nguyễn Huy Thái, 16/ Lê Tấn Tới.
Bến Tre: 17/ Trần Thị Thanh Lam, 18/ Lưu Bình Nhưỡng, 19/ Đặng Thuần Phong, 20/ Nguyễn Việt Thắng, 21/ Nguyễn Thị Lệ Thuỷ, 22/ Cao Văn Trọng, 23/ Trần Dương Tuấn.
Cà Mau: 24/ Dương Thanh Bình, 25/ Bùi Ngọc Chương, 26/ Thái Trường Giang, 27/ Nguyễn Quốc Hận, 28/ Trương Minh Hoàng, 29/ Trương Thị Yến Linh, 30/ Lê Thanh Vân.
Cần Thơ: 31/ Trần Thanh Mẫn, 32/ Nguyễn Thị Kim Ngân UVBCT, 33/ Trần Thị Vĩnh Nghi [TP Cần Thơ], 34/ Nguyễn Thanh Phương, 35/ Nguyễn Văn Quyên, 36/ Trần Quốc Trung, 37/ Nguyễn Thanh Xuân [TP Cần Thơ].
Đồng Tháp: 38/ Ngô Hồng Chiêu, 39/ Trần Văn Cường, 40/ Nguyễn Thị Mai Hoa, 41/ Phạm Văn Hoà, 42/ Lê Minh Hoan, 43/ Trần Trí Quang, 44/ Lê Vĩnh Tân, 45/ Huỳnh Minh Tuấn.
Hậu Giang: 46/ Phạm Hồng Phong, 47/ Phạm Thành Tâm, 48/ Huỳnh Thanh Tạo, 49/ Nguyễn Thanh Thuỷ, 50/ Đặng Thế Vinh.
Kiên Giang: 51/ Nguyễn Thị Kim Bé, 52/ Châu Quỳnh Giao, 53/ Bùi Đặng Dũng, 54/ Lê Thành Long, 55/ Nguyễn Văn Luật, 56/ Nguyễn Thanh Nghị, 57/ Hồ Văn Thái, 58/ Huệ Tín.
Long An: 59/ Nguyễn Tuấn Anh, 60/ Trương Hoà Bình UVBCT, 61/ Phan Thị Mỹ Dung, 62/ Lê Công Đỉnh, 63/ Trương Phi Hùng, 64/ Hoàng Văn Liên, 65/ Trương Văn Nọ, 66/ Đặng Hoàng Tuấn.
Sóc Trăng: 67/ Hồ Thị Cẩm Đào, 68/ Thượng Toạ Lý Minh Đức, 69/ Nguyễn Đức Kiên, 70/ Nguyễn Văn Thế, 71/ Hoàng Thanh Tùng, 72/ Tô Ái Vang.
Tiền Giang: 73/ Võ Văn Bình, 74/ Nguyễn Thanh Hải, 75/ Nguyễn Hoàng Mai, 76/ Nguyễn Trọng Nghĩa, 77/ Nguyễn Minh Sơn, 78/ Tạ Minh Tâm, 79/ Lê Quang Trí, 80/ Nguyễn Kim Tuyến.
Trà Vinh: 81/ Thạch Phước Bình, 82/ Ngô Chí Cường, 83/ Tăng Thị Ngọc Mai, 84/ Hứa Văn Nghĩa, 85/ Nguyễn Thiện Nhân UVBCT, 86/ Trần Thị Huyền Trân.
Vĩnh Long: 87/ Lưu Thành Công, 88/ Trần Văn Rón, 89/ Phạm Tất Thắng, 90/ Nguyễn Thị Quyên Thanh, 91/ Đặng Thị Ngọc Thịnh, 92/ Nguyễn Thị Minh Trang.
Đồng Bằng Sông Cửu Long với cảnh hạn hán khốc liệt năm 2016. [nguồn: VN Express 3/11/2016]
Đồng Bằng Sông Cửu Long với cảnh hạn hán khốc liệt năm 2016. [nguồn: VN Express 3/11/2016]
Cần phải làm gì? Cần một phiên họp khoáng đại – plenary session của Quốc hội với ban lãnh đạo PetroVietnam Power Co. ra điều trần: mọi lý lẽ Pros & Cons của Dự án thuỷ điện Luang Prabang sẽ được nêu ra và thảo luận. Và chính Quốc Hội sẽ có khuyến cáo PetroVietnam Power Co. về quyết định đầu tư 38% bằng tiền thuế của người dân trong dự án 2.3 tỷ USD với Lào.

ĐBSCL 13 Tỉnh Miền Tây, sau 2 con đập dòng chính của Lào: Xayaburi và Don Sahong; Luang Prabang sẽ là con đập thứ ba lớn nhất của Lào do công ty quốc doanh PetroVietnam là chủ đầu tư. Cũng để thấy rằng một Việt Nam không chỉ đang là nạn nhân nhưng cũng là một tòng phạm trong cái chết của Đồng Bằng Sông Cửu Long.
ĐBSCL 13 Tỉnh Miền Tây, sau 2 con đập dòng chính của Lào: Xayaburi và Don Sahong; Luang Prabang sẽ là con đập thứ ba lớn nhất của Lào do công ty quốc doanh PetroVietnam là chủ đầu tư. Cũng để thấy rằng một Việt Nam không chỉ đang là nạn nhân nhưng cũng là một tòng phạm trong cái chết của Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tranh của hoạ sĩ biếm hoạ Babui.
Tranh của hoạ sĩ biếm hoạ Babui.
Ý kiến của người viết, Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện đang chịu rất nhiều tổn thương do các nguyên nhân: từ chuỗi đập thượng nguồn, do biến đổi khí hậu, và cả những kế hoạch phát triển không bền vững. Nay nếu có thêm con đập dòng chính Luang Prabang lớn nhất trên lãnh thổ Lào lại do PetroVietnam Power Co. là chủ đầu tư, con đập ấy sẽ có tác dụng huỷ hoại mau chóng hơn cả một hệ sinh thái ĐBSCL vốn đã mong manh, với cái giá kinh tế và xã hội rất cao mà 20 triệu dân 13 tỉnh Miền Tây – mà quý vị Đại biểu Quốc hội là đại diện – họ sẽ phải gánh trả, với ảnh hưởng trực tiếp trên trên luống cày, trên từng ngụm nước uống, và cả trên chén cơm tô cá của họ.

Việt Nam cần hủy ngay đầu tư dự án Luang Prabang và với tất cả quyền lực mềm – soft power: về chính trị, ngoại giao, kinh tế… [cũng cần mở thêm một dấu ngoặc: ảnh hưởng của đảng c.... s.. Việt Nam trên đảng c.... s.. Lào có một sức đối trọng rất đáng kể]. Việt Nam cần mạnh mẽ vận động ngưng ngay tất cả các con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào, đó là một thách đố cũng là cơ hội có tính cách lịch sử, là tiếng nói của lương tri và là điều mà quý vị và cả Quốc Hội cần làm ngay và phải làm. Với giải pháp Năng Lượng Tái Tạo, từ mặt trời và gió có khả năng từng bước thay thế thủy điện, thì PetroVietnam Power Co. có thể chuyển hướng đầu tư từ thuỷ điện sang năng lượng mặt trời, đó không những là “thuận thiên” – nói theo ngôn từ của TT NXP, mà là đi đúng theo bước tiến của thời đại với cả “thiên thời, địa lợi, nhân hoà.”

Với một định chế chính trị như hiện nay, thì sẽ không phải là Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam, mà phải là quyết tâm trước nhất từ quý vị lên tới Bộ Chính Trị Hà Nội và Chính phủ, không phải chỉ để cứu ĐBSCL mà là với tầm nhìn chiến lược vùng, buộc MRC thể hiện nghĩa vụ quốc tế đúng theo tinh thần Thoả ước Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong 1995 và bảo vệ con sông Mekong như mạch sống cho 70 triệu cư dân trong toàn lưu vực, và cả bảo vệ an ninh lương thực cho Việt Nam và thế giới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#60 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/01/2020 - 08:55

Bài viết sau có liên quan tới vấn đề TQ di dân:
---

TRÌ HẠO ĐIỀN * VŨ KHÍ CỦA TRUNG QUỐC

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sử dụng vũ khí sinh học quét sạch nước Mỹ bá chủ thế giới:..
Tác giả: Trì Hạo Điền
Nguyên Bộ trưởng Bô QP TQ

xuanduc.vn: Xin bạn đọc
chú ý, bài phát biểu này là của một vị trong Bộ chính trị của Trung Quốc và cũng mới cách đây năm năm thôi. Là một phát biểu chính thức trong hội nghị lớn chứ không phải nói vu vơ đâu đó.
Bài phát biểu của tướng Trì Hạo Điền-Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Hội nghị các tướng lĩnh bàn về chiến lược chiến tranh tương lai tổ chức năm 2005 ...
( Tài liệu được công bố trên Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15/4/2009)






Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường tuyên bố sự trỗi dậy của Trung Quốc hoàn toàn mang tính chất hoà bình và rằng Trung Quốc không có tham vọng bành trướng. Tuy nhiên, bài phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng tại hội nghị các tướng lĩnh Trung Quốc về Chiến lược chiến tranh tương lai cách đây 4 năm lại cho thấy viên tướng này coi người Trung Quốc là chủng tộc siêu đẳng nhất thế giới và họ có sứ mệnh phải quét sạch nước Mỹ để làm bá chủ thế giới. Sự thay đổi của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân chiến lược, ít nhất là ở khu vực châu Á.


Nhưng không ai có thể biết được khuôn hình và kết quả tương lai của sự thay đổi đó. Dư luận rộng rãi trên thế giới nghi ngờ về tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Đây là một quá trình không thể dừng lại được. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Tướng Trì Hạo Điền phản ánh một số khía cạnh của tư duy chiến lược của Trung Quốc hiện nay.

Như mọi người đều biết, theo quan điểm truyền bá của các học giả phương Tây, toàn thể loài người trên Trái Đất có nguồn gốc chung từ một người mẹ duy nhất ở Châu Phi. Như vậy, không một chủng tộc nào có thể tự nhận mình là chủng tộc siêu đẳng nhất. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của đại đa số các học giả Trung Quốc, người Trung Quốc khác với các chủng tộc khác trên thế giới. Chúng ta không có nguồn gốc từ Châu Phi. Trái lại, chúng ta có nguồn gốc độc lập trên đất Trung Quốc. Nguời Bắc Kinh ở Chu Khẩu Điếm mà tất cả chúng ta đều bắt nguồn từ đó đại diện cho một giai đoạn tiến hoá của tổ tiên chúng ta.



Nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa Trước đây, chúng ta thường nói rằng nền văn minh Trung Quốc có lịch sử 5.000 năm. Nhưng hiện nay, rất nhiều chuyên gia nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có khảo cổ học, văn hóa sắc tộc, và văn hoá khu vực đã đi tới một sự thống nhất rằng các phát hiện mới như nền văn hoá Hongshan ở vùng Đông Bắc, nền văn hoá Liangzu ở tỉnh Chiết Giang, các phế tích Jinsha ở tỉnh Tứ Xuyên, và khu di tích văn hoá đế chế Yongzhou ở tỉnh Hồ Nam tất cả đều cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh tiền Trung Quốc, và chúng khẳng định rằng riêng lịch sử canh tác lúa đã có từ 8.000-10.000 năm truớc đây. Điều này bác bỏ quan niệm về lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc...


Bởi vậy, chúng ta có thể xác định rằng chúng ta là sản phẩm của nền văn hoá có nguồn gốc từ cách đây hơn 1 triệu năm, nền văn minh và tiến bộ với lịch sử hơn 10.000 năm, một dân tộc có 5.000 năm lịch sử, và một thực tế Trung Quốc với lịch sử hơn 2.000 năm. Đó là dân tộc Trung Quốc tự gọi mình như vậy.Là dòng dõi của Viêm và Hoàng, dân tộc Trung Quốc mà chúng ta tự hào thuộc về dân tộc đó.


Nước Đức Hitle đã từng kiêu hãnh tự coi mình là chủng tộc siêu đẳng nhất trên Trái đất, nhưng thực tế là dân tộc chúng ta còn siêu việt hơn người Đức rất nhiều. Đã có nhiều bài học, trong đó có bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, cũng như bài học về tại sao Đức và Nhật Bản lại thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về sự sụp đổ của chủ nghĩa c.... s.. ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Hôm nay, điều quan trọng với chúng ta là nói về các bài học thất bại của Đức và Nhật Bản.



Như mọi người đều biết, nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh rất nhiều về vấn đề giáo dục cho dân chúng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Đảng và Chính phủ quốc xã đã tổ chức và xây dựng rất nhiều thể chế tuyên truyền giáo dục, ví như Cơ quan hướng dẫn tuyên truyền quốc gia, Bộ Giáo dục và tuyên truyền quốc gia, Cục thanh tra nghiên cứu dư luận thế giới và giáo dục, và Cơ quan thông tin, tất cả đều nhằm gieo vào tâm trí của dân chúng Đức, từ học sinh các lớp tiểu học đến các trường đại học, là dân tộc Đức là chủng tộc thượng đẳng, và thuyết phục dân chúng rằng sứ mệnh lịch sử của chủng tộc Ariăng(Arian) là trở thành chủ nhân thế giới và thống trị toàn thế giới. Khi đó, nhân dân Đức thống nhất chặt chẽ hơn nhiều so với chúng ta hiện nay.



Tuy vậy, nước Đức đã bị thất bại nhục nhã cùng với nước Nhật Bản đồng minh. Vì sao vậy? Chúng ta đã đi tới một số kết luận tại các hội nghị nghiên cứu của Bộ Chính trị để nghiên cứu về các quy luật quyết định sự thăng trầm của các cường quốc lớn, và tìm cách phân tích sự phát triển nhanh chóng của Đức và Nhật Bản.


Khi đó, chúng ra đã quyết định xây dựng mô hình đất nước dựa theo mô hình nước Đức, song chúng ta quyết không lặp lại các sai lầm mà người Đức đã mắc phải. Xin nêu ra những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của họ: Thứ nhất, họ có quá nhiều kẻ thù cùng một lúc, bởi họ đã không tuân theo nguyên tắc là chỉ tiêu diệt kẻ thù ở một thời điểm nhất định; Thứ hai, họ quá hăng hái, thiếu sự kiên nhẫn và bền gan, những phẩm chất đòi hỏi phải có để thực hiện những sự nghiệp vĩ đại; Thứ ba, khi tới thời điểm đòi hỏi phải tỏ ra tàn bạo thì họ lại tỏ ra quá mềm yếu, do vậy đã để lại những nguy cơ bộc lộ về sau này.


Giả dụ khi đó, Đức và Nhật có thể làm cho Mỹ đứng trung lập và tiến hành chiến tranh từng bước đối với Liên Xô. Nếu thực hiện chiến lược đó, tranh thủ thời gian đẩy nhanh các nghiên cứu và thành công trong việc làm chủ công nghệ hạt nhân và tên lửa, và sử dụng các vũ khí đó bất ngờ tấn công Mỹ và Liên Xô, thì khi đó Mỹ và Liên Xô đã không thể chống lại họ và buộc phải đầu hàng. Đặc biệt là Nhật Bản đã phạm phải sai lầm khi tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công này không nhằm vào các phần có tầm quan trọng sống còn đối với nước Mỹ. Thay vì điều đó, cuộc tấn công này lôi kéo nước Mỹ tham gia chiến tranh, tham gia lực lượng những nước đào huyệt chôn vùi hai nhà nước phát xít Đức và Nhật Bản.


Tất nhiên, nếu họ không phạm 3 sai lầm nói trên và giành chiến thắng, thì lịch sử thế giới đã được viết theo hướng khác hẳn. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ không nằm trong tay chúng ta. Nhật Bản có thể chuyển thủ đô của họ tới Trung Quốc và thống trị toàn bộ đất nước Trung Quốc.


Sau đó, Trung Quốc và toàn bộ châu Á dưới sự chỉ huy của Nhật Bản với toàn bộ sự thông minh của Phương Đông sẽ chinh phục phương Tây do Đức lãnh đạo và thống nhất toàn thế giới. Người Trung Hoa có là chủng tộc thượng đẳng Như vậy, những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của Đức và Nhật Bản là lịch sử không sắp xếp để họ trở thành những chủ nhân của Trái Đất, vì tóm lại là họ không phải những chủng tộc ưu việt nhất. So sánh về hình thức bên ngoài, Trung Quốc ngày nay giống một cách đáng ngại với người Đức trước kia.



Cả hai đều coi mình là những dân tộc siêu đẳng nhất; cả hai đều có lịch sử bị các cường quốc bên ngoài bóc lột và do vậy đều mang nặng sự hận thù; cả hai đều cảm thấy mình sống trong một không gian rất không phù hợp; cả hai đều giương cao ngọn cờ dân tộc và chủ nghĩa xã hội và gắn cho mình nhãn hiệu chủ nghĩa xã hội quốc gia; cả hai đều có một nhà nước, một đảng, một nhà lãnh đạo, và một học thuyết. Nhân dân Trung Quốc chúng ta thông minh hơn người Đức bởi xét về cơ bản, chúng ta là chủng tộc ưu việt hơn chủng tộc của họ. Đó là kết quả bởi việc chúng ta có lịch sử lâu đời hơn, đông dân hơn và đất đai rộng lớn hơn. Xét trên cơ sở này, tổ tiên của chúng ta để lại cho chúng ta hai di sản cốt yếu nhất, đó là chủ nghĩa vô thần và sự thống nhất vĩ đại.


Đó chính là đức Khổng Tử, người đã sáng lập ra nền văn hoá Trung Quốc và để lại cho chúng ta những di sản này. Hai di sản nói trên xác định rằng chúng ta có khả năng sống còn cao hơn Phương Tây. Đó là lý do giải thích tại sao chủng tộc Trung Quốc thịnh vượng lâu dài như vậy. Chúng ta có sứ mệnh không được để bị chôn vùi cả trên Thiên đàng cũng như trên Trái đất, bất kể đó là những thảm họa do thiên nhiên, do con người gây ra hay thảm hoạ quốc gia và cho dù chúng nghiêm trọng tới mức nào. Đây là ưu thế của chúng ta. Ví dụ về phản ứng đối với chiến tranh chẳng hạn.


Do cho tới nay nước Mỹ chưa hề nhìn thấy chiến tranh trên đất nước họ, nên một khi các kẻ thù vào đất Mỹ, họ có thể tiến tới tận thủ đô Oasinhtơn trước khi Quốc hội Mỹ kết thúc việc thoả luận và cho phép tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng chiến tranh. Tuy nhiên, đối với chúng ta, chúng ta sẽ không lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như vậy. Đồng chí Đặng Tiểu Bình có lần đã nói: Lãnh đạo Đảng sẽ thông qua các quyết định một cách mau lẹ. Một khi các quyết định được thông qua, chúng sẽ được thực hiện ngay lập tức. Sẽ không có việc lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như ở các nước tư bản. Đó là ưu thế của chúng ta.


Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng c.... s.. Trung Quốc được xây dựng trên truyền thống và sự thống nhất vĩ đại. Mặc dù nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh tới cơ chế tập trung ở mức cao khi ra các quyết định, song họ chỉ chú trọng tới quyền lực điều hành đất nước, nhưng lại coi thường cơ chế lãnh đạo tập thể ở cấp Trung ương.


Bởi thế về sau này Hitle đã bị rất nhiều người phản bội, điều đó đã làm suy kiệt ghê gớm khả năng chiến tranh của Đức quốc xã. Có một nhận xét rất nổi tiếng trong một bộ phim về sức mạnh và quyền uy: Những kẻ thù thường gặp nhau trên một con đường nhỏ, chỉ có những kẻ dũng cảm mới chiến thắng. Dạng chiến đấu với tinh thần một mất một còn đã cho phép chúng ta dành được quyền lực tại Trung Quốc đại lục. Số phận lịch sử đã quyết định rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ không tránh khỏi đối đầu trên một con đường nhỏ và chiến đấu chống lại nhau! Mỹ, không giống như Nga và Nhật Bản, chưa bao giờ làm tổn thương Trung Quốc và cũng giúp Trung Quốc chống lại cuộc chiến đấu chống Nhật Bản.


Tuy vậy, Mỹ tất yếu sẽ là trở ngại, trở ngại lớn nhất! Về lâu dài, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là đấu tranh một mất một còn. Có thời, một số người Mỹ tới thăm Trung Quốc và tìm cách thuyết phục chúng ta rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Đồng chí Đặng Tiểu Bình khi đó đã trả lời một cách lịch sự: Hãy về nói với chính phủ của các ngài rằng Trung Quốc và Mỹ không có mối quan hệ phụ thuộc và hiểu biết lẫn nhau như vậy. Rõ ràng là đồng chí Đặng Tiểu Bình đã quá lịch sự, đồng chí ấy có thể nói thẳng: Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một trong các quan hệ đấu tranh một mất một còn. Tất nhiên, hiện giờ không phải là thời gian thích hợp để phá vỡ quan hệ với Mỹ.


Chính sách cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngoài của chúng ta còn phải dựa vào tiền vốn và công nghệ của họ, chúng ta vẫn còn cần tới nước Mỹ. Do vậy, chúng ta cần phải nỗ lực tăng cường quan hệ của chúng ta với Mỹ, học tập nước Mỹ trên mọi lĩnh vực và sử dụng Mỹ làm tấm gương cho việc tái thiết đất nước. Quét sạch nước Mỹ Để giải quyết vấn đề nước Mỹ, chúng ta cần phải vượt lên trên những điều thông thường và hạn chế. Trong lịch sử, khi một nước đánh bại và chiếm đóng một nước khác, họ không thể giết hết dân chúng của nước bị chinh phục một cách hiệu quả bằng gươm hoặc giáo dài, hay thậm chí bằng súng tiểu liên hoặc súng máy. Bởi vì không thể giữ được vùng đất rộng lớn mà không duy trì người của mình trên vùng đất đó.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chinh phục nước Mỹ theo kiểu đó, chúng ta không thể đưa nhiều người Trung Quốc di cư tới Mỹ. Chỉ có thể sử dụng nhũng biện pháp đặc biệt để quét sạch nước Mỹ và sau đó chúng ta mới có thể đưa nhân dân Trung Quốc tới đó. Đây là lựa chọn duy nhất đối với chúng ta. Đó không phải là vấn đề chúng ta muốn hay không muốn. Những biện pháp đặc biệt nào chúng ta có thể thực hiện để quét sạch nước Mỹ ?

Những loại vũ khí thông thường như máy bay chiến đấu, đại bác, tên lửa hay tàu chiến không thể làm điều đó; các loại vũ khí huỷ diệt như vũ khí hạt nhân cũng không thể làm được như vậy. Chúng ta không ngu ngốc đến nỗi cùng tự huỷ diệt với Mỹ bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, cho dù trên thực tế chúng ta vẫn tuyên bố giải quyết vấn đề Đài Loan bằng mọi giá. Chỉ có thể sử dụng loại vũ khí không huỷ diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Công nghệ sinh học hiện đại đang phát triển nhanh chóng, và các loại vũ khí sinh học mới được phát minh nối tiếp nhau.

Tất nhiên là chúng ta không để lãng phí thời gian; trong những năm qua chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này. Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu quét sạch nước Mỹ một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban chấp hành trung ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch.

Xét về mặt nhân đạo, chúng ta cần phải cảnh báo cho dân chúng Mỹ và thuyết phục họ rời khỏi nước Mỹ và để lại vùng đất họ từng sinh sống trên đó cho người Trung Quốc. Hoặc là ít nhất họ phải rời khỏi một nửa nước Mỹ để nhường phần đất đó cho người Trung Quốc, bởi phát hiện ra nước Mỹ lần đầu tiên chính là người Trung Quốc. Nhưng sẽ phải làm điều đó như thế nào? Nếu chiến lược đó không thực hiện được, thì khi đó chúng ta chỉ còn một lựa chọn duy nhất. Tức là sử dụng những biện pháp kiên quyết để Quét sạch nước Mỹ và giành lấy nước Mỹ cho chúng ta ngay lập tức.


Thực tế lịch sử của chúng ta cho thấy chừng nào chúng ta thực hiện được điều đó, không có nước nào trên thế giới có khả năng ngăn cản chúng ta. Hơn nữa, với một nước Mỹ với một tư cách thế giới bị mất đi, thì tất cả các kẻ thù khác buộc phải đầu hàng chúng ta. Vũ khí sinh học là một loại vũ khí tàn ác chưa từng thấy, song nếu nước Mỹ không chết thì Trung Quốc sẽ bị huỷ diệt. Nếu nhân dân Trung Quốc bị mắc kẹt trên diện tích đất hiện nay, thì sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra. Theo cách tính mô hình hoá trên máy tính của tác giả Yellow Peril, hơn một nửa dân số Trung Quốc sẽ chết, và con số đó sẽ là hơn 800 triệu người!

Ngay sau khi giải phóng, vùng đất màu vàng của chúng ta có khoảng 500 triệu dân, trong khi dân số chính thức hiện nay là hơn 1,3 tỉ người. Khả năng của vùng đất màu vàng này đã đạt tới mức giới hạn của nó. Một ngày nào đó người ta có thể biết điều đó xảy ra nhanh chóng như thế nào, sự sụp đổ lớn có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và hơn một nửa dân số của chúng ta sẽ buộc phải ra đi. Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng hai phương án.

Nếu thành công trong việc sử dụng vũ khí sinh học bất ngờ tấn công nước Mỹ, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại về người trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Nếu trong trường hợp cuộc tấn công đó thất bại, và kích động một cuộc phản công bằng vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một thảm hoạ, trong đó hơn một nửa dân số sẽ chết. Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng với các hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc./.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |