Jump to content

Advertisements




CHỦ ĐỀ VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC


145 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/09/2019 - 19:14



CHỦ ĐỀ VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC




Thế nào là an ninh lương thực, vui lòng xem link:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Trong các bối cảnh:




1. Thay đổi khí hậu toàn cầu - là chủ đề nóng hiện nay


2. Sông Mekong và nguồn nước bị nhiều tầng, nhiều lớp Thủy điện ngăn cản (từ Trung Quốc về tới Việt Nam), Việt Nam có nguy cơ thiếu nước sạch trong thời gian sắp tới


3. Tình hình chính trị thay đổi, thị trường cũ mất đi


4. Đất đai nông nghiệp, qua nhiều năm sử dụng phân bón hóa học đã bị chai (hết màu)




Như tôi xem Thái Ất, bắt đầu từ năm Canh Tý 2020 sắp tới đây, quẻ Du nội cực, hỏa khí Đại thành... đại khái là có nguy cơ hạn hán rất cao trong khoảng từ năm 2020 cho tới khoảng năm 2025, gây ra việc thiếu nước cho nông nghiệp. Chuyện xa xôi tạm thời chưa bàn tới, nay thử nêu ra vấn đề nghiêm trọng này để chúng ta cùng suy ngẫm.




Giả sử Quý Vị là người cầm cân nảy mực, bài toán giải vấn đề sẽ là gì? Mong lắm thay cao kiến!


-------------


Tài nguyên nước ở Việt nam và bài học về an ninh lương thực


Việt Nam có 2.378 con sông trong đó có 9 hệ thống có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000 km2 và 15 lưu vực có diện tích lớn hơn 2.500 km2. Diện tích của các lưu vực sông chiếm 80% diện tích của cả nước. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.960mm với tổng lượng dòng chảy hàng năm của tất cả các con sông vào khoảng từ 840-850 tỷ m3 trong đó khoảng 300 tỷ m3 (chiếm 40%) trong lãnh thổ và khoảng 500-510 tỷ m3 là nước từ ngoài lãnh thổ. Sông Mê kông có tổng lượng dòng chảy chiếm 59% tổng dòng chảy cả nước, tiếp theo là sông Hồng chiếm 14.9%.




Theo GS.TS Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Tài nguyên Nước & Môi trường Đông Á, lượng nước mặt bình quân tính theo đầu người ở Việt Nam năm 2010 chỉ còn 3.850 m3/năm. Con số này đã đưa Việt Nam (VN) vào nhóm quốc gia thiếu nước với ngưỡng từ 4.000 m3/người/năm trở xuống (ngưỡng do Hội Tài nguyên Nước Quốc tế (IWRA) quy định).




Theo PGS.TS Bùi Công Quang, Trường Đại học Thủy lợi, với dân số và mức độ phát triển hiện tại, theo tiêu chuẩn trên, lưu vực sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở Đông Nam Bộ đang đối mặt nguy cơ thiếu nước không thường xuyên và cục bộ, trong khi các sông Hồng, Mã và sông Côn đang tiệm cận mức độ thiếu nước này.




Theo tiêu chuẩn quốc tế về “căng thẳng do khai thác nguồn nước”, vào mùa khô mấy năm gần đây, sáu trong số 16 lưu vực sông cả nước ta được xếp loại là “căng thẳng trung bình”, bốn lưu vực khác được xếp loại “căng thẳng mức độ cao” trong đó có sông Mã (Thanh Hóa), sông Hương (Thừa Thiên Huế) và sông Đồng Nai (Đông Nam Bộ). Trên hầu hết các lưu vực sông ở Đông Nam Bộ, hơn 75% lượng nước mùa khô bị khai thác. Tại lưu vực sông Mã, tỷ lệ nước khai thác lên đến gần 80%. “Các tỷ lệ trên cho thấy các hoạt động khai thác nước quá mức đã và sẽ tạo nên mức độ rất không bền vững cho các lưu vực”, PGS.TS Bùi Công Quang nhận định.


----


HẾT TRÍCH


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



-------

CHỦ ĐỀ NÀY HY VỌNG CÓ NGƯỜI THEO DÕI VÀ THẢO LUẬN, MONG LẮM THAY!



Thanked by 2 Members:

#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/09/2019 - 20:02

Đặt một ví dụ thế này để tiệm cận vấn đề một cách có hệ thống:
  • Giả sử tôi đoán đúng, thì bắt đầu từ năm Canh Tý 2020 và cao điểm vào giữa năm Tân Sửu 2021 có xảy ra hạn hán - khiến cho lượng nước ở các sông hồ cạn hết khiến cho:
    1. Trồng trọt bị ảnh hưởng - hệ quả là mất mùa -> đói
    2. Ở các khu vực đông dân cư, nói ví dụ như Tp. H.C.M và HN bị thiếu nước sinh hoạt trong khoảng 3 tháng chẳng hạn
    3. Thiếu nước khiến cho hệ thống Thủy điện không còn nguồn năng lượng cung cấp, buộc phải cắt bỏ điện sinh hoạt để duy trì sản xuất.

  • ​Trong hoàn cảnh thiếu lương thực, thiếu điện, thiếu nước sinh hoạt thì cuộc sống ở khu vực tập trung dân cư đông đúc như các thành phố lớn sẽ dễ dàng sinh ra nhiều biến loạn
Vạn nhất bức tranh đen tối xảy ra (tuy là tưởng tượng nhưng có nguy cơ xảy ra), diễn tiến sẽ ra sao? Nếu chúng ta phải đưa ra biện pháp phòng ngừa vậy giải pháp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn sẽ là gì?

Thanked by 2 Members:

#3 Emptiness

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 15 Bài viết:
  • 11 thanks

Gửi vào 23/09/2019 - 20:47

Thưa đại sư, Nếu quả thật đúng là như vậy, tôi chỉ chờ có bấy nhiêu đó thôi.

Thiên tai là họa hay là phúc. Còn tùy vào cách mà người ta định nghĩa nó như thế nào. Muốn làm cách mạng trước tiên cần phải tạo ra cơn đói. Nếu trời đã ban cơn đói thì người dân sẽ tự biết phải làm gì. Có khi lại là phúc cho dân Việt Nam.

Càng đói càng loạn càng tốt. "Hãm vào đất chết thì sau nó mới sống, dắt vào chỗ mất thì sau nó mới còn".

Cái gì không biết thì phải hỏi chuyên gia. Vấn đề an ninh lương thực này phải hỏi Israel. Một dân tộc mới lập quốc mấy chục năm trên sa mạc sẽ dạy cho người Việt Nam biết cách trồng lúa là như thế nào. Nhưng không có bữa ăn nào miễn phí. Muốn hỏi Israel phải ngã về phía Mỹ. Tổng thống Donald Trump đã quyết phải quét sạch bóng cộng sản ra khỏi thế giới này. Bằng mọi giá phải lôi kéo Việt Nam về phía mình. Nhưng chim ưng không bỏ đói thì không dùng được. Phải đẩy chúng vào chỗ chết thì mới dùng được.

Thanked by 2 Members:

#4 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/09/2019 - 20:52

Có câu là "quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" - chuyện chính trị tôi rất dốt nên không dám bàn. Chỉ nghĩ hỏi giải pháp khi xảy ra nạn đói, thì chúng ta làm gì để cho nhân dân bớt khổ.

Dù sao cũng là kiểu "thân mình còn đói ăn mà bàn chuyện đại sự", nghĩ ra cũng thấy buồn cười

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



P/s. tôi không phải đại sư gì đâu, chém gió thôi, đừng gọi thế tôi sẽ xấu hổ đấy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#5 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/09/2019 - 21:33

Indonesia đang đỏ lửa, cho nên tương lai nói phía trên không phải viễn cảnh gì đâu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#6 Emptiness

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 15 Bài viết:
  • 11 thanks

Gửi vào 23/09/2019 - 21:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 23/09/2019 - 20:52, said:

Có câu là "quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" - chuyện chính trị tôi rất dốt nên không dám bàn. Chỉ nghĩ hỏi giải pháp khi xảy ra nạn đói, thì chúng ta làm gì để cho nhân dân bớt khổ.

Dù sao cũng là kiểu "thân mình còn đói ăn mà bàn chuyện đại sự", nghĩ ra cũng thấy buồn cười

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



P/s. tôi không phải đại sư gì đâu, chém gió thôi, đừng gọi thế tôi sẽ xấu hổ đấy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giải pháp mà em đưa ra là Isreal. Đó là giải pháp khi chưa xảy ra nạn đói. Cũng là giải pháp về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để ngăn chặn nạn đói xảy ra.

Còn một khi đã để xảy ra nạn đói. Thì không phải chúng ta. Cơn đói sẽ đưa ra giải pháp để nhân dân bớt khổ. Bác hãy nhìn Venezuela hay Bắc Triều Tiên mà xem.

Có lần có một nạn đói lớn xảy ra trên lãnh thổ Liên Xô, ước tính sương sương tầm vài triệu người chết đói thôi. Các quan chức hỏi Stalin phải làm thế nào để giải quyết nạn đói. Stalin trả lời:"Người chết hết chuyện".

Chính trị quyết định hình thái kinh tế xã hội. Muốn biết một xã hội sẽ ra sao thì trước tiên hãy xem thử thể chế chính trị của xã hội đó là gì. Muốn biết thể chế chính trị đó ưu việt đến mức độ nào. Thì hãy xem những kẻ đang ủng hộ thể chế đó là những loại người gì và người dân ở đó đang sống ra sao.

Giải pháp khi nạn đói xảy ra: Chúng ta nên làm gì?.
Về cá nhân, một vài cá nhân không thể gánh nổi nghiệp của cả xã hội được. Vận người không bằng vận nước. Vận nước suy kéo theo vận người suy. Mình chạy khỏi nước thì sao nó kéo mình được. Nếu chạy được ra nước ngoài thì nên chạy ngay khi còn có thể. Đừng để như lần trước đến 30 mới bắt đầu chạy. 36 kế chạy là thượng sách. Nếu không chạy được thì sao?. Bác mở seri Doomsday preppers lên xem cách người Mỹ chuẩn bị cho tận thế như thế nào. Rồi làm giống y hệt vậy là được. Chuẩn bị sẵn tất cả những thứ nhu cầu vật chất và tiện nghi tối thiểu và cả tâm lý để đón nhận nạn đói chứ còn sao nữa.

Về xã hội, khi nạn đói xảy ra, xã hội sẽ tự điều chỉnh nó. Từ trước đến giờ vẫn là vậy mà. Đặc biệt là lo lắng về nạn đói thì không làm cho nạn đói chấm dứt. Mà còn làm cho nó phức tạp thêm. Vấn đề xã hội - chính trị là giải pháp - vấn đề chính trị - kinh tế là giải pháp. Một lần cuối cùng, như đã nói ở trên, chính trị quyết định hình thái kinh tế xã hội. Là israel, venezuela hay bắc triều tiên? còn tùy vào cách mà người ta lựa chọn nó như thế nào.

Sửa bởi GrandMaster: 23/09/2019 - 22:03


Thanked by 2 Members:

#7 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/09/2019 - 22:07

Bạn nói chính đã vào bản chất vấn đề, đó là nhân sự. Còn về giải pháp thì rất nhiều, nhưng người ta có quan tâm hay không là chuyện khác. Cho nên người ta vẫn dùng từ là "kinh tế - chính trị", kinh bang tế thế chỉ có thể xảy ra khi việc "trị" được "chính" - không "chính" thì không "trị", không "trị" thì lấy gì mà "kinh tế" đây...

Thanked by 1 Member:

#8 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1399 Bài viết:
  • 1895 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 23/09/2019 - 22:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 23/09/2019 - 20:02, said:

Đặt một ví dụ thế này để tiệm cận vấn đề một cách có hệ thống:
  • Giả sử tôi đoán đúng, thì bắt đầu từ năm Canh Tý 2020 và cao điểm vào giữa năm Tân Sửu 2021 có xảy ra hạn hán - khiến cho lượng nước ở các sông hồ cạn hết khiến cho:
    1. Trồng trọt bị ảnh hưởng - hệ quả là mất mùa -> đói
    2. Ở các khu vực đông dân cư, nói ví dụ như Tp. H.C.M và HN bị thiếu nước sinh hoạt trong khoảng 3 tháng chẳng hạn
    3. Thiếu nước khiến cho hệ thống Thủy điện không còn nguồn năng lượng cung cấp, buộc phải cắt bỏ điện sinh hoạt để duy trì sản xuất.

  • ​Trong hoàn cảnh thiếu lương thực, thiếu điện, thiếu nước sinh hoạt thì cuộc sống ở khu vực tập trung dân cư đông đúc như các thành phố lớn sẽ dễ dàng sinh ra nhiều biến loạn
Vạn nhất bức tranh đen tối xảy ra (tuy là tưởng tượng nhưng có nguy cơ xảy ra), diễn tiến sẽ ra sao? Nếu chúng ta phải đưa ra biện pháp phòng ngừa vậy giải pháp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn sẽ là gì?


Phương pháp của anh VNConcrete không biết là có thể cho biết nguyên nhân mất nguồn nước là nhân tai (xây đập ở thượng nguồn sông) hay là thiên tai (hạn hán) hay không?

Thanked by 1 Member:

#9 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 24/09/2019 - 00:06

mất mùa chứ có mất màu đâu mà lo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


klq chắc mấy vị nhật bản sang lọc nc sông tô lịch là chuẩn bị cho 2021 hạn hán toàn thể dân hn nhảy xuống sông tô lịch tắm , LOL

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 24/09/2019 - 00:08


#10 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/09/2019 - 08:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CaspianPrince, on 23/09/2019 - 22:23, said:

Phương pháp của anh VNConcrete không biết là có thể cho biết nguyên nhân mất nguồn nước là nhân tai (xây đập ở thượng nguồn sông) hay là thiên tai (hạn hán) hay không?

Như bất kỳ ngôn ngữ nào, Thái Ất cũng có giới hạn của nó, nó chỉ đưa ra những "ratios" hay những dấu hiệu - còn việc diễn dịch là tùy vào người sử dụng. Nói trắng ra là nó không thể chỉ rõ giống như ta nói chuyện với nhau như vậy.

Thanked by 1 Member:

#11 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 25/09/2019 - 21:22

Trong một bài báo đề ngày 22/09/2019, tờ nhật báo Anh Financial Times đề cập đến nguy cơ thiếu hụt đang đe dọa nền kinh tế Việt Nam, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#12 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 26/09/2019 - 10:12

Liên Hợp Quốc xác định ba mức độ “căng thẳng nguồn nước” (water stress), mức bắt đầu khi nguồn cung cấp nước hàng năm tại một quốc gia giảm xuống dưới 1.700 mét khối mỗi người. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi mức cung cấp hàng năm giảm xuống còn 1.000 mét khối – một tình trạng được định nghĩa là “khan hiếm nước” (water scarcity). Quốc gia nào chỉ chung cấp được lượng nước dưới 500 mét khối mỗi năm cho mỗi người thì rơi vào tình trạng “khan hiếm nước tuyệt đối” (absolute water scarcity). Tám tỉnh ở Bắc Trung Quốc đang bị khan hiếm nước tuyệt đối, trong khi 11 tỉnh khác đang ở mức khan hiếm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#13 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 16/10/2019 - 21:57

Đây tương đương với tội khủng bố, vì nó ảnh hưởng tới sự an toàn của toàn bộ dân cư một vùng rộng lớn!

----------
Vụ nước sạch Sông Đà nhiễm bẩn: Có thể xem xét khởi tố vụ án hình sự
TTO - Theo các chuyên gia, hành vi biết nước bị nhiễm bẩn mà vẫn cấp nước cho người dân của Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà có thể xem xét trách nhiệm hình sự.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#14 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 17/10/2019 - 18:21

Mới chỉ là nhiễm chút dầu nhớt đã khốn khổ như thế, hãy tưởng tượng trường hợp thiếu nước toàn diện trên lãnh thổ SouthEast Asia? Đây chẳng phải là kết quả mà Trung Quốc hướng đến khi ra sức ngăn nguồn nước đầu nguồn sông Mekong hay sao?
----

Khởi tố vụ án gây ô nhiễm nước sạch sông Đà
Hoàng Minh • Thứ Năm, 17/10/2019 • 1.4k Lượt Xem
Cơ quan chức năng huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) đã khởi tố vụ án hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường liên quan vụ đổ trộm dầu thải đầu nguồn Nhà máy nước sạch sông Đà.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#15 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 18/10/2019 - 11:02

Nước sông Sài Gòn - Đồng Nai đang ô nhiễm nặng
Sông Sài Gòn - Đồng Nai có hàm lượng ammonia, vi sinh, mangan... và các chất ô nhiễm ngày càng cao nhưng mỗi ngày TP H.C.M vẫn phải dùng hơn triệu m3.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-----------
Một khi Đông Nam Á phụ thuộc hoàn toàn nguồn nước vào Trung Quốc, ngày đó là lúc Trung Quốc thống nhất ĐNA

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |