Jump to content

Advertisements




TRÍ TUỆ CỦA THỢ MỘC XƯA


4 replies to this topic

#1 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 10/08/2019 - 08:41

Hôm nay đọc được một bài hay hay nên mang về chia sẻ.

TRÍ TUỆ CỦA THỢ MỘC XƯA

Trí tuệ của thợ mộc xưa: Ghế đi với số 3, giường đi cùng số 7, quan tài là số 8


“Ghế đi với số 3, cửa đi với số 5, giường đi với số 7, quan tài đi với số 8, bàn đi với số 9”, câu cửa miệng của thợ mộc ngày xưa đã thể hiện được trí tuệ hơn người.

Đối với người xưa mà nói, “Dịch kinh” là nguồn gốc của rất nhiều học vấn. Lỗ Ban được coi là tổ sư của ngành mộc, được các thợ mộc tôn kính, ông cũng là người rất tinh thông “Dịch kinh”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lỗ Ban được coi là tổ sử của ngành mộc, các thợ mộc ai cũng tôn kính ông, Lỗ Ban cũng là người rất tinh thông “Dịch kinh”. (Ảnh: Zhuokearts)

Theo truyền thuyết, Lỗ Ban có lần điêu khắc ra một tượng người bằng gỗ, sau khi khắc xong, ông nhớ ở trong “Dịch kinh” có một câu “Nguyên hanh lợi trinh”. Bốn chữ này là ở trong quẻ Càn, đại biểu cho quy luật sinh tồn của thế gian vạn vật, tựa như một năm bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, sinh sôi không ngừng.

Vì vậy Lỗ Ban liền khắc lên sau lưng tượng gỗ bốn chữ “Nguyên hanh lợi trinh”, còn đặt tên cho tượng gỗ đó là “Tuệ Thông”, tiện tay đặt nó ở phía sau điện thờ, rồi cũng quên không nhớ tới nữa.

Ba tháng sau, Lỗ Ban vẫn như thường ngày làm lễ cúng, khi đó một bó nhang không biết tại sao lại rơi xuống sau điện thờ. Lúc Lỗ Ban đi nhặt bó nhang kia, vô tình nhìn thấy tượng người gỗ, ông vui mừng hô lên “Tuệ Thông”. Điều không ngờ là người gỗ có thể đáp lại, không những thế còn đứng lên đi về phía Lỗ Ban.

Nguyên nhân chính là do bốn chữ “Nguyên hanh lợi trinh” khắc vào tượng gỗ đã khởi tác dụng. Hơn nữa, tượng gỗ lại được đặt ở gần điện thờ, vừa khéo được con người cúng bái đúng 81 ngày, làm cho nó có được sinh mệnh. Cuối cùng lại gọi đến tên của nó, vậy nên nó đã tỉnh lại.

Sau chuyện này, Lỗ Ban càng nghiên cứu sâu hơn về “Dịch kinh“, khiến cho kỹ thuật kiến trúc và kỹ nghệ mộc của ông có những đột phá lớn.

Đệ tử của Lỗ Ban đã tổng hợp những tri thức sáng tạo cả đời của ông ghi chép lại, người về sau gọi là “Lỗ Ban kinh”, trong quyển sách cũng có viết lại câu chuyện về “Nguyên hanh lợi trinh”. Bởi vì “Lỗ Ban kinh” dựa trên cơ sở của “Dịch kinh”, nên đối với “Dịch kinh” là có quan hệ vô cùng mật thiết.

Trong sách có một câu: “Ghế đi với số 3, cửa đi với số 5, giường đi với số 7, quan tài đi với số 8, bàn đi với số 9”, đây là câu cửa miệng của thợ mộc ngày xưa. Bây giờ xem lại, những lời này ở một mức độ nào đó chính là thể hiện nguyên lý của “Dịch kinh”, trong đó chính là ngụ ý về sự mỹ hảo. Từ đó có thể thấy trong cuộc sống của người xưa, lúc nào cũng phải chú ý đến những điều may mắn, tốt lành.

1. Ghế đi với số ba, ngụ ý là cuộc sống hòa thuận


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chiều dài của chiếc ghế gỗ không thể là một số nguyên, số đuôi của nó nhất định phải có chứa số 3. (Ảnh: Kknews)

Những chiếc ghế gỗ dài ngày xưa, có thể để cho nhiều người cùng ngồi một lúc. Chiều dài của chiếc ghế gỗ không thể là một số nguyên, số đuôi của nó nhất định phải chứa số 3, ví dụ như 2,3 xích, 4,3 xích (1 xích = 1/3m).

Bởi vì con số 3 thuộc về quẻ Ly, Ly là hỏa, hỏa đối ứng với “Lễ”. Ba người tạo thành số đông, bởi vậy mọi người muốn bình an vô sự ngồi cùng một chỗ với nhau, thì phải tuân thủ “lễ tiết” giữa người với người.

2. Cửa đi với số năm, ngụ ý là cả nhà tài phúc

Ngày xưa làm cửa bất kể là lớn nhỏ, dài rộng thế nào đều phải có số 5 ở đuôi. Bởi vì số 5, thuộc về quẻ Tốn, phương vị của quẻ Tốn là hướng Đông Nam.

Đối với người xưa mà nói, xây dựng nhà cửa, sẽ quay lưng về hướng Bắc, quay mặt về hướng Nam, như vậy sẽ dễ dàng lấy được ánh sáng.

Chỉ có nha môn của quan phủ mới làm cửa Nam, nhà dân bình thường đều muốn hướng về phía Đông một chút, vậy là làm cửa hướng Đông Nam.

Bởi vì người xưa cho rằng phương vị của quẻ Tốn (hướng Đông Nam) là hướng phát tài, mà cửa chính là cái “miệng khí” của cả gia đình, như vậy dễ dàng thu hút tài vận. Cho nên “Cửa đi với năm” cũng có ý tứ là 5 loại phúc tới nhà.

3. Giường đi với số bảy, ngụ ý là cuộc sống an ổn

Giường ngày xưa dù dài rộng lớn nhỏ thế nào, thì số đuôi phải có số 7, như 2,7 xích; 3,7 xích v.v. Bởi vì con số 7, thuộc về quẻ Cấn, quẻ Cấn đại biểu cho núi, có hàm ý là ổn định và an tĩnh.

Giường mà an ổn, chính là biểu tượng cho một cuộc sống bình yên. Cuộc sống thế nào là an ổn? Chính là buổi tối có thể ngủ ngon, tâm không lo lắng, không phải suy tư về ngày mai. Cũng có câu tục ngữ “Tâm an ổn, giường an ổn”, “Ngủ không yên, không thể oán giường nghiêng”.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giường mà an ổn, chính là biểu tượng cho một cuộc sống bình yên. (Ảnh: Kknews)

4. Quan tài đi với số tám, ngụ ý tích đức làm việc thiện để lại phúc cho con cháu

Thợ mộc ngày xưa đóng quan tài, bất kể là người qua đời cao thấp ra sao, tất cả quan tài đều làm tám thước, không nhiều hay ít hơn. Bởi vì con số 8, thuộc về quẻ Khôn, quẻ Khôn đại biểu cho quả đất, đức dày có thể chuyên chở vật.

Người đã chết, cái gì cũng đều không mang theo được, tích lũy tiền bạc ngược lại sẽ làm cho thế hệ sau ham ăn lười biếng, mang đến tai họa. Cho nên người khi còn sống, chi bằng tích đức làm việc thiện, để lại phúc báo cho con cháu.

5. Bàn đi với số chín, ngụ ý là gia đình thịnh vượng

Bàn ở đây là bàn vuông để ngồi ăn cơm, cái bàn dù là dài rộng cao thấp ra sao, cũng đều phải có số 9 ở đuôi, ví dụ như 2 xích 9 thốn, 3 xích 1 thốn 9 phân…

Trong “Dịch kinh”, số 9 đại biểu cho “Dương”, là một con số thần thánh và may mắn, có thể dùng để tượng trưng cho trời cao.

Người một nhà cùng ngồi chung với nhau, ăn uống sum vầy, cơm áo không phải lo nghĩ, gia đình như thế chính là thịnh vượng.



Chân Chân biên dịch


Source:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2 TeddyBear

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 220 Bài viết:
  • 155 thanks

Gửi vào 12/08/2019 - 03:52

Dạ cháu không có ý quấy nhiễu nhưng chuyện quan tài 8 thước nghĩa là 8 mét thì liệu có là quá to???

Xin được các vị trưởng bối chỉ bảo thêm

Cháu cám ơn
Danny

#3 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3861 Bài viết:
  • 24399 thanks

Gửi vào 12/08/2019 - 05:37

DannyOcean

Ngày xưa VN dùng đơn vị đo lường của Trung Hoa cổ nên khác
Sau thì dùng đơn vị đo lường do ảnh hưởng cùa Pháp nên khác

Thí dụ
Mười ly là một phân

Mười phán là một chỉ
Mười chỉ là một lạng hay lượng
Nhưng 16 lượng mới là một cân

Cho nên mới có câu kẻ tám lạng người nửa cân .
1 kg = 26 lượng 6 chỉ 6 phân 6 ly

Còn một đơn vị đo lường của Anh
Là pound , = 454 gr

Về thước tấc thì hỏi thêm ông Google là ra .

Thanked by 2 Members:

#4 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 12/08/2019 - 06:22

Đo thước xưa của người Việt
Thứ ba, 01/03/2005, 09:41 GMT+7

Đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, hệ thống thước đo là sự biểu hiện một cách trực tiếp và cụ thể phương thức tư duy, cách tính toán và cả đặc trưng văn hóa của họ.


Tuy nhiên, đã từ hàng thế kỷ nay, với ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh phương Tây, hệ thước mét có nguồn gốc từ châu Âu đã dần dần “thôn tính” toàn cầu, khiến ít quốc gia, dân tộc còn giữ được hệ thước đo truyền thống của mình. Việt Nam chúng ta không phải là một ngoại lệ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin nêu lên một số kết quả trong việc tìm hiểu về hệ thống thước đo được sử dụng trong thời Nguyễn (1802-1945), thời kỳ tồn tại của chế độ quân chủ cuối cùng tại Việt Nam; cũng là thời kỳ chuyển tiếp của lịch sử dân tộc từ Trung đại sang Cận đại và Hiện đại.

Thực ra, hệ đo lường trước đây của người Việt khá phong phú và có đặc điểm riêng, muốn tìm hiểu nguồn gốc và cách sử dụng thực không phải đơn giản.

Để hiểu một cách chính xác và đầy đủ về hệ thống thước đo truyền thống của dân tộc chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện về loại hình, công năng cũng như lịch sử tồn tại của hệ thống thước đo này.

Hệ thước đo xưa của người Việt, về cơ bản gồm 3 loại chính là hệ thước đo vải - hay thước may (tên chữ Hán là Phùng xích hay Quan Phùng xích), hệ thước đo ruộng đất - hay thước ruộng (tên chữ Hán là Điền xích hay Độ Điền xích) và hệ thước mộc - hay thước ta (tên chữ Hán là Quan mộc xích hay Mộc xích).

Hệ thước đo vải - hay thước may
Chưa rõ hệ thước này có nguồn gốc xuất phát từ đâu, chỉ biết độ dài của nó luôn khác với hệ thước khác. Một số nghệ nhân nghề dệt truyền thống thì cho rằng, chiếc thước này được hình thành và bị “ràng buộc” với khuôn khổ của chiếc khung cửi cổ truyền. Sự hạn chế của phương pháp thủ công khiến kích thước khổ vải dệt ngày xưa ít thay đổi qua thời gian. Bởi vậy, dù kích thước của các cây thước mộc, thước ruộng từng thay đổi rất nhiều qua các triều đại, nhưng đối với cây thước may thì sự điều chỉnh trên hầu như không đáng kể. Hiện nay, tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế vẫn còn lưu giữ được một cây thước rất đẹp, tương truyền là thước của Bộ Công triều Nguyễn. Toàn bộ cây thước này dài đúng 1 mét Tây (100cm); 3 mặt khắc giá trị của 3 loại thước khác nhau, gồm Kinh xích, Chu Nguyên xích và Phùng xích. Tại mặt khắc giá trị của Phùng xích, tức thước đo vải- thước may, giá trị của 01 thước đo được là 59,80cm, tức xấp xỉ 0,6m.

Tuy nhiên, theo các thợ may lão thành vùng Huế, thì giá trị của cây thước may cũng có thể dao động trong khoảng từ 0,6m - 0,65m. Những cây thước cổ thường có giá trị lớn hơn, trong khoảng 0,64 - 0,65m, còn những cây thước muộn thường có giá trị xấp xỉ 0,6m. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học, không rõ căn cứ vào đâu, nhưng cũng cho rằng, giá trị cây thước may là 0,645m. Như vậy, bước đầu có thể nhận định rằng, dưới thời Nguyễn, giá trị thực của cây Phùng xích hay thước may nằm trong khoảng 0,6m - 0,65m.


Hệ thước đo ruộng đất - hay thước ruộng
Căn cứ vào sử sách, có thể khẳng định rằng, hệ thước đo ruộng đất được áp dụng dưới thời Nguyễn là có nguồn gốc từ thời Lê. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thước đo này cũng có diễn biến rất phức tạp.

Nguyên từ thời chúa Nguyễn, các chúa đã cho đo ruộng đất toàn bộ Đàng Trong để lập địa bạ từ năm 1669. Nhưng không rõ giá trị của cây Điền xích lúc ấy là bao nhiêu và có phải nó đúng là cây thước vốn được sử dụng từ triều Lê hay không? Nhưng đến đầu triều Nguyễn, vào năm Gia Long thứ 5 (1806), để thống nhất đơn vị đo ruộng đất trong toàn quốc, nhà vua đã sai chế ra cây thước Trung Bình (Trung Bình xích): Cây thước này được áp dụng đến năm 1810, sau khi một người dân ở xã Cổ Linh, huyện Gia Lâm trình lên cây Điền xích của nhà Lê và vua Nguyễn cho áp dụng nó làm cây thước chuẩn để đo đạc lại ruộng đất trong toàn quốc thì mới chấm dứt vai trò. Sách Đại Nam thực lục của Quốc Sử Quán triều Nguyễn có ghi rõ: “Tháng 8 (Năm Canh Ngọ, Gia Long thứ 9 (1810)) ban thước kinh đo ruộng cho trong ngoài. Thước kinh do triều Lê cũ chế ra ban hành đã lâu, dân gian vẫn thường dùng. Năm Gia Long thứ 5 (1806) mới dùng thước trung bình, chế hơi dài hơn, bởi thế đo ruộng mẫu số sai nhau nhiều. Vua sai hỏi tìm được thước kinh cũ. Lấy được ở dân xã Cổ Linh huyện Gia Lâm, bèn theo cách thức ấy lấy đồng (nặng 1 cân 12 lạng) mà làm ban cho các thành dinh trấn. Những ruộng đất công tư từ trước đã dùng thước trung bình mà khám đạc, thì làm sổ để đó mà theo. Từ nay nếu có việc tranh địa giới hay tố cáo ẩn lậu và báo xin khai khẩn thì dùng thước kinh để đo”.

năm 1810 trở về sau, cây thước đo ruộng của triều Nguyễn chính là cây Điền xích của triều Lê; giá trị của nó được xác định bằng 47cm (lúc này, 1 mẫu ta ruộng đất được tính bằng một diện tích hình vuông, mỗi cạnh là 150 thước, tức bằng 4.970m2). Việc áp dụng cây thước này trên toàn quốc kéo dài đến năm 1867 thì giới hạn lại trong khu vực Bắc Kỳ và Trung Kỳ vì Nam Kỳ đã bị thực dân Pháp chiếm đóng và áp dụng theo hệ thước đo của người Pháp, tức hệ thước mét. Đến năm 1898, cây thước trên chỉ còn áp dụng tại khu vực Trung Kỳ do tại Bắc Kỳ đã áp dụng một hệ thước có giá trị nhỏ hơn. Sở dĩ chúng ta biết được điều này vì trong Sử cũng ghi rõ, vào ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Pháp Paul Doumer đã ra một nghị định quy định: “Kể từ ngày 1/1/1898, ở Bắc Kỳ, 1 thước ta có độ dài bằng 0,4 mét (tức sụt hơn trước 0,07 mét)”. Theo tác giả cuốn “Việt Nam những sự kiện lịch sử” thì đây thực chất là một thủ đoạn nham hiểm của thực dân Pháp nhằm tăng diện tích ruộng đất lên một cách giả tạo, mục đích là để tăng ngân sách từ việc đánh thuế vào người nông dân. Bởi từ thời điểm này trở đi, 1 mẫu ta áp dụng ở Bắc Kỳ chỉ còn bằng 3.600 m2.

Còn ở Trung Kỳ, cây thước Điền xích vẫn giữ nguyên giá trị độ dài là 47cm đến khi nhà Nguyễn cáo chung, thậm chí đến tận ngày nay một số người vẫn quen “tư duy” bằng cây thước này.

Có một trường hợp rất thú vị có thể dẫn ra ở đây là tại đình làng Văn Xá, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để “cố định hóa” cây Điền xích và để không ai có thể thay đổi được, dân làng Văn Xá đã đem khắc nguyên giá trị của cây Điền xích lên cột đình làng. Qua bao nhiêu lần sửa sang tu bổ, cây thước này vẫn không hề suy suyễn, giá trị của nó vẫn là 47cm!

Hệ thước mộc - hay thước ta:
Đây là loại thước khá phức tạp bởi bao gồm nhiều hệ khác nhau, cụ thể gồm 3 hệ chính:
+Hệ thước đo độ dài.
+Hệ thước kỹ thuật hay thước nghề
+Hệ thước tín ngưỡng hay thước Lỗ Ban, thước Chu Nguyên.

Thước đo độ dài tức cây thước đo chiều dài của cột, kèo, gian, chái, đo chiều dài đường đi hay khoảng cách giữa các khu vực. Đây là cây thước phổ biến nhất nên được gọi là thước Kinh. Thước Kinh dưới thời Nguyễn trong giai đoạn đầu có giá trị trong khoảng 42,4cm - 42,5cm. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/1898, theo Nghị định của Toàn quyền Paul Doumer, cây thước này đã bị “hợp nhất” với cây thước đo ruộng và đều gọi chung là Thước ta, với giá trị là 40cm. Cây thước hiện lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật được làm sau thời điểm này nên một Kinh Xích (thước Kinh) của nó có giá trị là 40cm.

Hệ thước kỹ thuật hay thước nghề thì có nhiều loại: thước Đinh, thước Sàm, thước Vuông, thước Nách... Nhìn chung đây đều là những loại thước phục vụ cho người thợ mộc trong quá trình thao tác kỹ thuật. Các loại Thước nghề thường khắc kèm giá trị của cây thước Kinh để tiện dụng cho người thợ.

Hệ thước tín ngưỡng hay thước Lỗ Ban, thước Chu Nguyên thì hết sức phức tạp bởi có rất nhiều loại với quan niệm và cách sử dụng khác nhau.

Lỗ Ban là tên một người thợ mộc lừng danh của Trung Hoa cổ đại, tương truyền là người phát minh ra cưa, đục và các dụng cụ của nghề mộc. Ông được tôn làm Tổ của ngành mộc Trung Quốc. Thước Lỗ Ban tương truyền là do ông sáng chế, nó còn có các tên gọi khác như Môn xích, Bát tự xích. Đây là loại thước người thợ mộc thời xưa dùng để đo kích thước nhà cửa, phòng ốc, đình viện, giường phòng và các loại khí cụ. Theo sách Trung Quốc cổ đại kiến trúc từ điển của Sở Nghiên cứu văn vật Bắc Kinh, hiện nay tại Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh vẫn còn 1 cây Môn Xích, được xem là cây thước chân truyền của đời xưa. Thước dài 46cm, rộng 5,5cm, dày 1,36cm. Hai mặt lớn của thước đều chia làm 8 trực. Một mặt, giữa các trực khắc các chữ “Tài Đại Tinh, Bệnh Thổ Tinh, Li Thổ Tinh, Nghĩa Thủy Tinh, Quan Kim Tinh, Chấp Hỏa Tinh, Hại Hỏa Tinh, Cát Kim Tinh”, 2 bên lại khắc các câu về điều tốt xấu (cát, hung).

Mặt kia, giữa 8 trực khắc các chữ: “Quý Nhân Tinh, Thiên Hội Tinh, Tể Tướng Tinh. v.v... Mỗi trực lớn, ở hai bên lại chia khắc 5 trực nhỏ, phân ra khắc các chữ “Quý Nhân”, “Phát Tài”, hoặc Tà Yêu, Hội Hại.v.v... (6)

Nhìn chung trong thời cổ, ở Trung Quốc và các nước ảnh hưởng văn hóa Hán, thước Lỗ Ban được sử dụng rất phổ biến và có nhiều biến dạng.

Hiện nay có 2 loại thước Lỗ Ban chính, lưu truyền không chỉ ở nước ta mà còn ở cả Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông là: thước trực 8 (Bát môn xích) và thước trực 10 (Thập môn xích) với giá trị rất khác nhau. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy cả 2 loại thước này cùng in trên cây thước sắt cuốn do Đài Loan sản xuất (thường in kèm trong thước sắt 7,5m), bán khá phổ biến tại trên thị trường.

Tuy nhiên trên thực tế tại nước ta, thước Lỗ Ban có nhiều biến thể rất phong phú. Cùng là loại Bát môn xích nhưng có cây thước giá trị là 43,9cm, có cây dài đến 56cm (thước Chu Nguyên xích tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế), cũng có cây chỉ dài 28,4cm... nên thật khó có kết luận chung về loại thước này!

Trên đây chỉ là một số ý kiến mang tính chất “đặt vấn đề” về hệ thước đo truyền thống của dân tộc. Chúng tôi rất mong vấn đề này sẽ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và thảo luận kỹ càng.

Xem thêm bảng Kích thước một số cây thước tiêu biểu đã khảo sát ở tại trang Khoa Học Phổ Thông Online. Có nguồn link bên dưới.

Source: www.khoahocphothong.com.vn/news/print/399/do-thuoc-xua-cua-nguoi-viet.html

Thanked by 1 Member:

#5 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 26/10/2019 - 14:26

LỖ BAN VÀ THƯỚC LỖ BAN


Ngày nay, các thợ mộc, thợ xây dựng và kể cả nhân dân thường dùng thước Lỗ Ban. Vậy Lỗ Ban là ai? Và thước Lỗ Ban như thế nào?



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Theo thần thoại Trung Hoa, Lỗ Ban là người nước Lỗ có tên thật là Công Thâu, thụ giáo nghề mộc với một vị tổ sư ở trong núi Chung Nam. Học mãi đến khi đầu bạc mới thành tài. Nhân dân Trung Hoa sau này gọi ông là chàng Ban nước Lỗ. Sau khi thành tài, ông về truyền nghề mộc cho học trò khắp nước Lỗ và các nước láng giềng. Từ đó ông trở thành vị tổ sư nghề mộc của người Trung Hoa.

Ông nghiên cứu chế tạo ra loại thước đặc biệt cho nghề mộc, có chiều dài 43 phân (0,43m) có các cung tài, cung phúc, cung đức, cung lộc, cung thọ, cung hợp, cung hại, cung triệt, cung ly, cung đoản mệnh…


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khi làm nhà, người thợ thường tính kích thước, chia gian, đo các cửa chính, cửa sổ cho đúng các cung tài lộc và kiêng tránh các cung ly, cung hại, cung thoái, cung triệt… theo thước Lỗ Ban để mong cầu thịnh vượng trong cuộc sống.

Ở nước ta, thời Minh Mạng, nhà vua mời các nhà thông thái vào triều nghiên cứu rồi quyết định giảm chiều dài thước Lỗ Ban đi 2 phân mà không ảnh hưởng đến tính khoa học nguyên thuỷ của thước để nói lên tính độc lập riêng biệt trong ngành xây dựng giữa Đại Việt và Trung Hoa. Hiện nay, thước Lỗ Ban lưu hành là thước Lỗ Ban thời Minh Mạng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thần thoại Việt Nam cũng có sự tích anh em Lỗ Ban, Lỗ Bốc được một nữ thần thợ mộc dạy cho nghề làm nhà và đóng thuyền.

Theo thần sách tỉnh Hà Tĩnh thì ở làng mộc Thái Yên có ngôi đền Thánh thợ thờ Lỗ Ban được xếp vào loại công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Phường mộc ở đây cũng như ở nơi khác đều thờ cúng tổ sư Lỗ Ban.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thước Lỗ Ban có tính khoa học đến mức độ nào thì còn phải bàn, nhưng trong thực tế, thường khi làm nhà và xây dựng các công trình dân dụng mà thiết kế theo thước Lỗ Ban thì ít nhất về mặt tâm lý bà con rất yên tâm.

Đinh Văn Niêm




Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |