KHUYỂN CÙNG DÂY CHÃO MỤC CẮN DẬU ĐÔNG NAM MẬU MẬU SỦA CANH PHU PHÁ LAM ĐIỀN.
Đề đối gốc theo tôi là tối nghĩa:
- Mậu Tuất là chó bị ràng dây (căn cứ vào đâu ???)
- Mậu là mục (căn cứ vào đâu???)
- chó ngồi tây bắc cắn dậu đông nam (phương hướng ngược !!!)
- mậu mậu là còn mờ mịt thế mà lam điền đã bị phá (căn cứ vào đâu???)
Lại thêm các tổ hợp từ ngữ Hán-Việt và tiếng Việt cứ lộn tùng phèo vào nhau, do vậy tôi sửa lại thành:
Chão mục, chó cùng, cắn dậu Tây Bắc, hoàng hôn mông mông sủa báo canh phu phá lam điền.
- "Chão mục, chó cùng, cắn dậu Tây Bắc": tục ngữ "Chó cùng cắn dậu" + gà ở phương Tây Bắc
- "Giữa đêm mù mịt": Dậu Tuất là thời gian buổi tối
- "Sủa báo canh phu phá lam điền": sủa có mục đích cảnh báo việc làm xấu
Đề đối nói về chó thoát ra được sợi dây chão đã mục, sau đó thoát ra khỏi bờ dậu ở phương Tây Bắc (vị trí Dậu-Tuất). Sau đó thì con chó này vào lúc đêm tối mù mịt đã sủa cảnh báo có người làm việc xấu
Câu đối lại:
Xích buông, rồng cuốn, độn thổ Đông Nam, bạch trú minh minh gầm mừng tân vương bảo ngọc thụ.
Câu đối lại nói về con rồng sau khi thoát khỏi xiềng xích thì chui xuống vùng Đông Nam (chú ý "thổ" ~ "thỏ" là chữ Mão >< Dậu). Sau đó, vào buổi sáng (bạch trú >< hoàng hôn, minh minh 明明 sáng sủa >< mông mông 蒙蒙 không rõ ràng), rồng gầm mừng vị vua mới (canh phu >< tân vương) làm được việc tốt.
Hàm ý của câu đối lại này là: sức mạnh của tộc Việt đang bị giam hãm. Khi nào sợi xích trói buộc sức mạnh đó bị phá đi thì sẽ có vị vua mới mang lại điều tốt lành cho người dân, bầu trời đất Việt lại sáng sủa trở lại.
Chọn "ngọc thụ" đối với "lam điền" là vì hai câu này trong sấm:
Kê mình ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
Ngưu xuất Lam điền nhật chính Đông.
Sửa bởi CaspianPrince: 15/02/2019 - 11:13