Tôi xin trả lời riêng cho bạn, nhưng cũng là để người khác có thể đọc và hiểu nhận thức của tôi.
"Và hình ảnh Pháp luân là từ Phật mà ra: cái tự tánh vô sanh ấy là tâm, toàn bộ những pháp ở bên ngoài nó, xoay chuyển xung quanh nó; như hình ảnh của bánh xe."
Tâm - nguyên nghĩa nó bằng cái nắm tay là quả tim là thứ trong lục phủ ngũ tạng, bằng cơ nhục tại sao người ta lại nói thành khái niệm trong lĩnh vực tinh thần. Ta suy nghĩ gì là trong đầu não mình chứ sao lại là quả tim.
Đây là do bắt nguồn từ chữ "Tâm tưởng" - quả tim suy nghĩ.
Đây không phải là cách nói hình tượng trong chữ Hán đâu nhé, tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pali các ngôn ngữ trên thế giới đều nói giống như thế không phải là: "Sâu thẳm trong tim", "lòng mẹ bao la như biển Thái bình", "Heart by Heart" , "Love in heart".......Vậy bạn có hiểu tại sao Trái tim lại biết suy nghĩ không ? Không biết đúng không? Kinh điển Phật giáo có chỗ nào để lý giải không? Đấy là nói chuyện chữ TÂM.
Thứ hai là nói chữ TU - nguyên nghĩa của nó là SỬA CHỮA, hiểu là sửa cái sai, bỏ đi cái sai. TU TÂM là sửa đi suy nghĩa sai, bỏ đi những tâm không tốt.
"Phật đã thuyết rõ ràng cái lý vô sanh ấy, sao lại bảo Phật không lý giải được bản chất???".
Khi một người viết ra câu kiểu như này là người ta không hiểu chữ TU là gì. Đây không phải là cách nói phê bình mà là cách nói nhận thức. Phật ở đây là Phật nào? Và Ông có thuyết như thế bao giờ?
Chúng ta có thể nói "Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trong kinh này là thế này..... tôi hiểu là thế này....." Khi viết như vậy là người viết nhận thức rằng nguời khác có thể hiểu khác, bản thân mình có thể hiểu sai hoặc là hiểu chưa cao vậy nên mới có thể TU tức là còn cần sửa chữa.
Nếu không chính là đóng lại ở chỗ đó là chân lý rồi, không cần TU nữa.
Có những người trong tông giáo gọi mình là "Đại đức", Sao lại gọi mình như thế chứ? Cho dù không biết rõ cái ĐỨC nó hình thể ra sao, có hình thể hay không?, Có tồn tại hay là VÔ? thì nói "ĐẠI ĐỨC" nghĩa là mình to, thiên hạ nhỏ, ý là mình xuất sắc rôi thế thì cần gì SỬA CHỮA nữa. Có đúng không?
Không phải là phê bình rằng là họ không khiêm tốn mà là khi nhận thức rằng mình còn sai, còn kém, còn không tốt thì mới phải SỬA CHỮA chứ, nếu cho rằng mình xuất sắc rồi là dừng TU rôi chứ còn gì nữa?
Người ta hay có câu : "Người trong nghề còn không biết!." Không phải là ông kia đi tu mà cũng không hiểu chữ TU.
Ví dụ Lão Tử có câu " Đạo khả Đạo phi thường Đạo" đem ra hỏi ba người Trung Quốc - vì trong ba người có một là thầy ta- thế thì ba ông thầy đó một người giảng một cách, chả ai giống ai, đảm bảo là thế.
Tôi nghĩ nhận thức cũng vậy thôi phải từ nhỏ đến lớn, phải từ cạn đi vào sâu, có thực chất, phải thực tế mới là nhận thức cá nhân mình.
Sửa bởi catdang: 31/10/2019 - 08:54