Jump to content

Advertisements




Phong cách xem của các thầy Tử Vi xưa - qua các tác phẩm văn học kinh điển

xuân tóc Đỏ vũ trọng phụng số Đỏ vương hồng sển hà lạc dã phu việt viêm tử lê tư vinh liêm tham tị hợi cách

509 replies to this topic

#121 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5913 thanks

Gửi vào 05/01/2019 - 17:33

 Hoa Cái, on 05/01/2019 - 12:57, said:

Câu đố làm điên đảo lòng người - bất luận nam nữ : cái gì có lúc nhỏ rồi biến to, rồi lại có khi to thành nhỏ !

Hỏi câu này tôi cảm thấy nóng mặt còn phái nữ khi đọc không chừng cũng đỏ mặt.

Ngôn ngữ Việt Nam quả là súc tích với nhiều ý nghĩa ẩn dụ từ văn viết đến đàm thoại nếu dùng đúng mức là cả 1 bầu thi văn lãng mạn, du dương đầy thú vị !

HC
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Trong giờ học "Giải phẫu sinh lý người", một nữ sinh viên nọ làm việc riêng nhiều lần. Giáo sư đã nhắc nhở nhưng không được, tức quá bèn quát:

- Này em kia, tôi sẽ đuổi em ra khỏi lớp nếu em không trả lời được câu hỏi sau đây: "Bộ phận nào trong cơ thể người có lúc nhỏ rồi biến to, rồi lại có khi to thành nhỏ, lúc to nhất có thể tích gấp bẩy lần lúc bé nhất".

Cô sinh viên suy nghĩ rồi đỏ mặt ấp úng không trả lời, chỉ cười ngượng ngùng "khi... khi..."

- Sao không trả lời đi còn cười gì?

- Khi... khi...

- Khi nào?

- Khi... khi...

- Thôi đủ rồi! Em hãy ra khỏi lớp ngay vì không thuộc bài. Hãy nghe đây: "Đó là phổi, khi ta hít vào và thở ra thì phổi sẽ có lúc to lúc nhỏ, thở ra hít vào thì thể tích phổi chênh nhau gấp bẩy lần. Còn cái "khi khi" em nghĩ chỉ có ba lần thôi"!

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

>> Rất mong Lão Hoa Cái cho vài lời về hạn Tử của đương số. Thành thử câu hỏi này lại vô tình khơi lại câu chuyện ở topic nọ, rằng Âm Dương cư Sửu gặp Hóa Kị liệu rằng chủ cát hay hung (Can Giáp Dương hóa Kỵ, can Kỷ Khúc hóa Kỵ).

Sửa bởi Expander0410: 05/01/2019 - 17:41


Thanked by 6 Members:

#122 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18634 thanks

Gửi vào 05/01/2019 - 21:04

(kính dâng hương hồn cụ Thiên Lương)

Bốn con ngựa tung hoành

Thiên Mã chỉ đóng 4 cung Tị Hợi Dần Thân -- sách vở bàn tới nhiều nên cứ giở ra xem thì biết dòng họ Mã có đặc tính gì !

Ngày xưa con gái tôi lúc đó còn bé, qua thăm tôi (vì nó ở với má nó) hỏi tôi "Má mắng con là con D ngựa là gì hở ba ?" Tôi nghe nó nói bằng tiếng Anh chuẩn, tức cười khi nó lập lại câu đó bằng tiếng Việt ngọng lơ lớ thấy thương nó vì thanh âm ngọt ngào của phụ nữ miền Nam Bộ.

Con "ngựa" ấy à ? Con tôi tuổi Tỵ thì Thiên Mã an Hợi hành Thủy là con ngựa Ô nhưng mà Mã này đóng cung Nô đâu phải trong 4 cung cường Mệnh Quan Tài Di thì con gái tôi đâu có ngựa. Chắc là bộ Song Hao làm cho nó thích phiêu lưu -- năm nó 22 tuổi cùng má của nó đi qua Trung Đông đến Ai Cập cư trú tại Cairo đông người như kiến cỏ làm cho má nó rúm người sợ hãi, rồi 2 người đi đến Jerusalem thăm nơi Chúa sinh ra đời .

Ôi Song Hao dòng nước luân lưu, ta.i sao con gái tôi thích làm Tây ba lô từng qua London ngủ trong Hostel rẻ tiền mà chính tôi không muốn -- phải chăng Thất Sát ngưỡng đẩu là thế, can cường và không lụy tình ướt át như 1 Thiên Đồng nhiều lúc bị cuốn theo chiều gió.

Hình sẽ tìm cách pốt lên
C:Userslongi5PersonalPicturesNancyMaiJerusalemResize,jpg.jpg

Con gái và mẹ (Jerusalem, 2010)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




(mong các bạn đừng viết tiếp vì tôi cần chuyển laptop)

Sửa bởi Hoa Cái: 06/01/2019 - 02:55


#123 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18634 thanks

Gửi vào 05/01/2019 - 22:20

Bàn tiếp về Thiên Mã

Cư Tị địch thị Mã Hỏa ngựa chiến
Cư Thân hiên ngang là hoàng tử Bạch Mã
Cư Hợi làm ngựa Ô lội nước
Cư Dần ngựa vua ban cho Trạng Nguyên cưỡi


Cụ Thiên Lương vận dụng ngũ hành rất tinh vi cho từng vị trí của Mã trong 4 cung cố định an vị Thiên Mã tượng của vận động, thay đổi, mang ý nghĩa tài năng và nghị lực . Cụ ca tụng 3 viên ngọc quí trong toàn bộ tinh đẩu của Tử Vi Lý Số Học bao gồm Nhật Nguyệt -- Tả Hữu -- Thiên Mã . Chỉ cần suy nghĩ sâu xa và nghiên cứu tới nơi thì mới nắm được tinh hoa của phe gọi là Khí Tông mà tôi chủ trương quan trọng hơn Kiếm Tông ra chiêu vèo vèo nhưng vô hồn thậm chí hổn loạn thành loạn kiếm tự làm mình bị sát thương !

Con ngựa giỏi nhất có lẽ an cung Tị vì đồng hành với hành nguyên thủy của Mã tức Hỏa . Ngắm nhìn con Xích Thố của Quan Vân Trường thì thấy chủ nhân mặt đỏ chủ lễ nghĩa trung chính địch thị điều khiển Mã xông pha trận mạc lừng danh thiên cổ .

Con Xích Thố của Quan Vân Trường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Riêng Thiên Mã cư Hợi tuy bị chê là ngựa dỡ nhất vì bị sa lầy (bản cung Thủy gặp Mã Hỏa là tình cảnh khó khăn suy bại) nhưng gặp đúng chủ nhân mạng Thủy Thổ lại là ngựa giỏi vượt qua chướng ngại .

Đội tuyển bóng đá của VN sau chiến thắng vẻ vang AFF 2018 đã chinh phục lòng người nên báo chí ngoại quốc gọi tuyển VN là con ngưạ Ô. Nhưng phải gọi là Ô Long mới đúng vì trong giải AF 2018 báo chí đặt tên tuyển là Rồng Vàng tức Thổ tức người mạng Thổ chính thức chỉ huy con ngựa Ô tiến vào đấu trường là 1 con ngựa không mấy hy vọng thành vô địch (nhưng mà tới nay đã 18 lần bất bại -- 1 kỹ lục đương thời của bóng đá thế giới).

Hãy nhìn con Ô Vân ngày trước để biết tuyển VN ngày nay có thể là như vậy chăng (thật là khó hiểu các tay bình luận thể thao có biết về lý số sao lại tài tình dùng chữ đặt tên quá hợp lý đến thế !)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Hoa Cái: 05/01/2019 - 22:56


#124 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 05/01/2019 - 23:47

Trích đoạn:
"Kiếm Tông ra chiêu vèo vèo nhưng vô hồn thậm chí hổn loạn thành loạn kiếm tự làm mình bị sát thương !"
Hết trích.
ÔNG INDOCHINE KHI ĐỌC ĐOẠN NÀY SẼ KHÔNG ĐƯỢC VUI LẮM.
P/S:Làm khách khanh mà không có đệ tử thì cũng chán,Cho dù có tại vị Trưởng Thượng vẫn là Khách..Chẳng thể là chủ.
Người ta thích nâng thì nâng...thích giáng thì giáng...tuy râm mát làm vậy ấy nhưng mà lại phải đứng chứ chả được nằm ườn xác ra hehehe.


#125 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18634 thanks

Gửi vào 06/01/2019 - 00:23

Kiếm Tông và Khí Tông

Chẳng rõ làm sao phe nghiên cứu Tử Vi lại chia làm 2 nhánh làm gì ? Phải chăng đọc truyện kiếm Hiệp sáng tác bởi Kim Dung nên bị ảnh hưởng từ bộ Tiếu NgạoGiang Hồ trong đó phái Hoa Sơn phân chia 2 nhánh Kiếm và Khí để tranh đấu kịch liệt ? Đọc truyện thì thấy phe Khí Tông ưu thắng, ngay cả sư phụ độc cô cầu bại Phong Thanh Dương xuất thân từ Kiếm Tông nhưng kiếm pháp vô địch đâu phải của phái Hoa Sơn mà là Độc Cô Cửu Kiếm của 1 tay cô độc mai danh ẩn tích . Còn nghĩ tới chiêu thức là chậm mất rồi -- tức đừng phân biệt chi cả như con mèo bất chấp lông màu gì, bắt chuột giỏi là đúng là con mèo ... ngoan. Còn phân biệt chiêu tức hỏng rồi thì làm sao sử kiếm cho đúng !

Vô chiêu là tình trạng tối cần khi khán nghiệm 1 lá số Tử Vi . Chiêu thức lắm để làm gì khi ngay 1 lá số Xuân Tóc Đỏ có các ý kiến khác nhau . Rồi lại lá số Donald Trump lại chia thành 2 phiên bản - một Liêm Sát và một Âm Dương - làm cho người ngoài cười chê giới bói toán bàn hươu tán vượn .

Con đường đi tới La Mã đế đô hoang vắng lụn bại . Phi tinh bay đầy trời khi tay áo thụng của thầy cúng phất phới hoa hòe hoa sói tưởng là đẹp lắm nhưng thật sự là rối .

Có một số người không nên nghiên cứu các bộ môn huyền học Đông Phương làm gì ! Ngày trước không thấy loại bận áo màu mè, hàng dỏm thì nhiều mà lại đao to búa lớn, chỉ lý thuyết dông dài mà thôi hay là viết lách vớ vẩn làm bẩn mắt tôi !

Bông hoa đẹp nhất của vườn kỳ hoa dị thảo chính là hoa Tử Vi màu tím, cô độc nhưng trang nghiêm đầy nghệ thuật mang vẻ thần bí .

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng trong ta lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Để vui từ mỗi lẻ loi

(Ta Về -- Tô Thùy Yên)

Sửa bởi Hoa Cái: 06/01/2019 - 00:42


#126 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5913 thanks

Gửi vào 06/01/2019 - 01:11

"Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời
Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều

Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu"
---------------------------------------------
Đêm đông - Sáng tác: Nguyễn Văn Thương

Có ai như tôi, vừa nghe nhạc buồn man mác lạnh lẽo, vừa chăm chú đọc Lão Cái viết không? Như là một biện pháp giúp hâm nóng thân nhiệt vậy.

Về bốn con Mã, xin viết vài dòng:

Cụ Thiên Lương quả tài tình (đương nhiên khen hơi thừa) khi đặt tên cho các con Mã:

- CHIẾN MÃ tại Tỵ hành Hỏa (Hỏa Mã), lợi cho người Mệnh Hỏa và Thổ
- BÌNH LỘ MÃ tại Thân hành Kim (Kim Mã), lợi cho người Mệnh Kim và Thủy
- Ô TRUY MÃ tại Hợi hành Thủy (Ô Mã), lợi cho người Mệnh Thủy và Mộc
- THIÊN LÝ MÃ tại Dần hành Mộc (Thanh Mã), tốt cho người Mệnh Mộc và Hỏa

Theo một số quan điểm xưa thì Mã ngộ Không Vong (Tuần - Triệt) thì ví như ngựa bị trảm mất chân, trở nên vô dụng, thậm chí còn chủ tai họa. Tuy vậy, Cụ Thiên Lương lại cho rằng Mã chỉ sợ Triệt thôi, còn gặp Tuần thì Mã sẽ chuyển sang hành khác. Ví như Mã tại Hợi gặp Tuần án ngữ thì lại chuyển thành hành Mộc thành Thiên Lý Mã, lợi cho anh nào Mệnh Mộc, Hỏa...

Vậy mới nói, loay hoay quanh vòng tròn đỏ của riêng mình đã khó, công sức đâu mà quan tâm đến chuyện thiên hạ. Nhưng dù thế nào thì khiêm cung và tôn trọng bậc tiền nhân (con người, kiến thức) vẫn luôn là điều căn bản.

---------------------------------------------
"Đêm Đông, ôi ta nhớ nhung đường về xa xa
Đêm Đông, ta mơ giấc mơ gia đình yêu thương
Đêm Đông, ta lê bước chân phong trần tha hương
C..ó..có ai... thấu tình cô lữ đêm đông không nhà."


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Expander0410: 06/01/2019 - 01:19


#127 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18634 thanks

Gửi vào 06/01/2019 - 03:30

Thiên Lý Mã (ngựa chạy ngàn dặm)

Giống ngựa này hiếm quý vì sức bền chạy dẻo dai cả ngàn dặm. Ngày trước phương tiện giao thông không dễ nên ngàn dặm là 1 khoảng cách rất xa, đôi khi chỉ cách trăm cây số mà người thân khó gặp nhau vì lòng người không bị cách trở vì tâm tình luyến nhớ thường xuyên mà vì không có Uber hay Grab để gọi 1 chút là có xe lại đón đi liền.

Nếu cho là Thiên Mã đóng Dần hành Mộc quả đắc lợi tức Mã có cỏ ăn tức ngựa này chạy khỏe, tại sao Mã của Vũ Trọng Phụng lại xa'c xơ đói kém ? Phải chăng Mã rất cần Lộc để Mã chuyên chở lương thực là tài kho cho chủ nhân, còn thiếu Lộc thì Mã lại chủ bôn ba vận động, gia thêm Hao thì Mã kiệt quệ cùng cực.

Cụ Thiên Lương xếp Thiên Mã là viên ngọc thứ ba chủ tài năng, bặt thiệp ... Xét thân thế của ông Vũ Trọng Phụng thì ông quả có tài năng và nghị lực đúng là 1 con Thiên Lý Mã nhưng truy lùng khắp mạng hầu như không thấy con ngựa nào có nước da màu xanh của Mộc, trái lại hình vẽ con màu đen, con màu trắng hay màu đỏ xậm ! Hay là họa sĩ không biết gì về ngũ hành của Thiên Lý Mã nên vẽ màu theo ý họ.

Nhưng hoa Thiên Lý màu xanh đẹp như hình sau

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tuần trước tôi đi tập bắn súng với con trai, thử từ súng lục (pistol, hangun) qua đến shotgun 4 viên, rồi súng tự động ẠR15(tiền thân của súng M16) mà thấy kinh sợ trước sự tàn phá của vũ khí mà thương người lính 2 bên chiến tuyến trong cuộc chiến VN vừa kết thúc khi bao nhiêu người ngã xuống thân xác bê bết vỡ tan ...thật đau lòng .

Riêng bài Chuyện Giàn Thiên Lý (sáng tác Anh Bằng) làm cho tôi cảm động như bài Những Đồi Hoa Sim (Dzũng Chinh) viết về sự đau thương vô tình trong thời chiến.

Tôi đứng bên này sông, bên kia vùng lửa khói.
Làng tôi đây, bao năm dài chinh chiến,
từng lũy tre muộn phiền.
Tôi có người vợ ngoan.
Đẹp như trăng mười sáu, cưới rồi đành xa nhau.

Nhớ đôi môi nàng hiền, xinh xinh màu nắng.
Má nàng hồng thơm mùi thơm lúa non.
Ai ra đi mà không từng bịn rịn.
Xa người yêu mà dễ mấy ai vui.

Em nhìn theo bằng nước mắt chia phôi.
Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ
Này anh lính chiến, người bạn pháo binh.
Mẹ tôi tóc sương từng đêm nghe đạn pháo rơi thật buồn.

Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi.
Nhà tôi ở cuối chân đồi,
có giàn thiên lý, có người tôi thương
.

HC

Sửa bởi Hoa Cái: 06/01/2019 - 03:37


#128 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 505 thanks

Gửi vào 06/01/2019 - 07:06

Anh Hoa Cái đã trở lại và làm nên sự khác biệt với luồng gió mới từ học thuật của cụ Thiên Lương. Bài viết về Kiếm Khí rất hay, Thôi thì cứ tạm phân Kiếm Khí. Vì không phân thế thì không còn từ nào để lột tả các phái tử vi hiện nay. Cụ INDOCHINE có thể nói là đại diện co phe Kiếm tông với các đường múa ảo diệu, Ở đây tui cũng nghi ngờ không rõ cụ Indochine có phải là Kiếm tông thật không hay là phát tích từ môn kiếm thuật của Độc cô cầu bại? Tui cũng là fan hâm mộ cụ INDOCHINE, nghe tiếng kiém cụ mua mà tưởng như hoa mai rụng ngoài hiên.... thực sự thú vị,

Không phân Kiếm khí thì cũng khó định các trường phái hiện nay. Môn tử vi cũng như võ học, rất đa dạng tui nghĩ đang và sẽ suất hiện thêm các trường phái mới cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện đại,
Môn tứ hóa có thể nói là một nhánh đi mới của làng tử vi. Nó có thành công ở Việt Nam hay không thì tui không dám chắc vì cái hay áp dụng ở phương bắc mà mang về phương nam ok thì người Việt đã bị đồng hóa từ lâu rồi, Đơn giản là núi sông vị trí khí hậu khác nhau mà dẫn đến mảnh đất VN tuy nhỏ nhưng hào kiệt trong làng lý số đâu có kém cạnh. Bên họ có khổng minhm lưu bá ôn giỏi về sấm thì ta có trạng trình, Bên họ có các đại danh y thì ta có tuệ tính, lãn ông, bên họ có lưu bá ôn quách phác thì bên ta có Tả ao tiên sinh, Chính những con người đó làm lên sự khác biệt Nam bác, ví dụ tuệ tĩnh viết Nam dược trị nam nhân vì thuốc nam mới là thuốc trị bệnh của người việt do tính ứng hợp về thông thổ, Tuy mạnh nhiều lúc khác nhau nhưng hào kiệt đời nào cũng có - NGuyễn trãi. Còn về danh tướng thì tui không thèm bàn vì VN ta ai cũng rõ.
Thi rõ Người việt ta củng có nền tử vi việt, điều này các cụ đã làm rồi, đến nay du nhập cái mới thì cứ du nhập, nhưng cũng nên xem lại lịch sử chút đỉnh.
Xin thứ lỗi cho tui vì tui không có ý nói mấy anh mang văn hóa tàu về VN đâu nhé, tui quan niệm sự du nhập về là rất cần thiết. có thế tử vi mới tiến bộ nhanh chóng,
Môn hóa khí này cũng nên đặt cho nó một cái tên, dù thế nào nó cũng có chỗ đứng, Nếu gọi theo tên nguyên thủy thì không hay lắm, Đã thấy tư tưởng áp dụng cả can ngày can giờ vào tính toán lá số, Người ta bỏ mất hai chữ Đẩu Số đi, chỉ còn nạp Khí là chính, May mà chỉ có khoảng chục rưỡi chính tinh hóa khí chứ mà hóa cả hết thì thực sự phải mua máy chủ IBM mới đủ sức làm cái phần mềm tính toán. Nghe nói môn thát chính tư dư còn có tới thập hóa kia đấy. Bê cả vào thì mới là Đại sư!
Vậy môn này phải gọi là môn phái nào trong KIm Dung?Khí nó quá lớn có thể gọi là Sư tử hống hay Hàm mộ công được ko? nghe cũng không lọt tai lắm!
Tui nghĩ mãi mà không ra nổi cái tên ! TÚM LẠI là quá sức suy nghĩ của tui, ai đủ công lực xin mời đặt tên cho môn phái này thì hay quá.
ấy quên mất mình lại làm lệc topic của anh expander, vài dòng dông dài hâm dở mong quý vị lượng thứ,

Thanked by 3 Members:

#129 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2952 thanks

Gửi vào 06/01/2019 - 08:01

"Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời
Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều

Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu"
---------------------------------------------
Đêm đông - Sáng tác: Nguyễn Văn Thương


" Đêm nay gió bấc mưa dầm,
Đèn khua một bóng, bóng lầm với đêm "

Tác giả của 2 câu thơ này là ai ? Nếu ai đoán trúng, tôi sẽ viết một bài về sao Thiên Hư.

Thanked by 2 Members:

#130 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5913 thanks

Gửi vào 06/01/2019 - 09:44

 V.E.DAY, on 06/01/2019 - 08:01, said:


" Đêm nay gió bấc mưa dầm,
Đèn khua một bóng, bóng lầm với đêm "

Tác giả của 2 câu thơ này là ai ? Nếu ai đoán trúng, tôi sẽ viết một bài về sao Thiên Hư.
Hai câu này trong hồi kí "Hơn nửa đời hư" của Vương Hồng Sển chăng?!

Sửa bởi Expander0410: 06/01/2019 - 09:49


Thanked by 2 Members:

#131 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2418 Bài viết:
  • 4731 thanks

Gửi vào 06/01/2019 - 09:48

Câu chuyện ngoài lề:

KIẾM TÔNG - KHÍ TÔNG

Chiết chiêu: Đơn giản như những ý nghĩa của ngôn ngữ.

CHIẾT: phân tách ý nghĩa tính lý của từng sự vật sự việc, hiện tượng, Thiên - Địa - Nhân - Hình hợp thể.

Khi ra chiêu, chiêu thức đều rõ ràng (nhanh - tinh - chuẩn) không màu mè, biến chiêu, giấu chiêu, loạn chiêu.

Ngoài Độc cô và Phong Thanh Dương lão tiền bối có ai biết đến Thái Cực Kiếm của Trương Tam Phong truyền cho Vô Kỵ từng chiêu từng thức một, từ từ, chậm rãi ở Sảnh đường? Vì sao Trương Tam Phong sau khi dẫn chiêu xong hỏi Vô Kỵ đã quên được mấy phần?

Đã ai từng thấy KHÍ ở bên trong KIẾM chưa? Khí được chuyển hoá từ Nội lực thâm sâu trong mỗi KIẾM, sự chuyển hoá từ từng Hơi Thở.

THIÊN MÃ

Tiền Cái - Hậu Mã:
Cưỡi Ngựa thưởng Hoa / Ngắm Tranh: Cách cục rất hợp với người giàu có, chứ người nghèo làm gì có ngựa cưỡi, cơm ăn chẳng đặng mà thưởng Hoa / Ngắm Tranh ạ?
một cách cục đắc cách khi và chỉ khi:
(1) - Gia cảnh người đó rất giàu có: như Phụ Mẫu - Mệnh ở thế đẹp hội được Tài Tinh - Cát Tinh, tránh được Bại Tinh - Hao Tinh.
(2) - Cũng vậy, nếu không được may mắn như (1) về gia cảnh thì (2) phải đạt được thời vận tốt đẹp, nghĩa là phải phất lên thành đạt trước rồi mới nghĩ đến tận hưởng của cách Tiền Cái - Hậu Mã ạ!
(3) - Trường hợp phổ biến nhất: Người Trồng Hoa, cây cảnh - Và người Nghệ Sỹ, thì vẫn được hưởng cách này. Vì người khác vẫn muốn tìm đến họ!

Và cái sự giao hảo cũng bắt nguồn từ đây, vì khi những người có tài chính, có danh tiếng, cùng chung sở thích họ sẽ tìm đến với nhau.

LỘC TỒN

- Lộc Tồn như Bao Chửng - Bao đại nhân vậy,
Ngài Lộc Tồn - Bao Chửng: Trong tay nắm Uy quyền, đại quan nhất phẩm của triều đình, anh minh thần võ, trong tay cầm "Thượng Phương Bảo Kiếm" - tiền trảm hậu tấu.
- Kề cận với Ngài là ông Bác Sỹ - Công Tôn Sách, hehe vì sao lại đi kèm vậy ạ? Vì Ngài vẫn cần một cố vấn / tham mưu, quan trọng nhất Công Tôn Sách còn là vị Dược Sư tài ba. Có Bác Sỹ ở bên cạnh thì mới yên tâm chớ!!!
Hộ pháp chủ lực của Ngài:
- Triển Chiêu - Kình Dương: Võ công đệ nhất thiên hạ, để Ngài Lộc Tồn an tâm không sợ kẻ địch có võ nghệ quá mạnh! Nhưng thường xuyên nhận được lệnh đi làm nhiệm vụ, hay rời xa Bao đại nhân.
- Tứ đại hộ pháp: Vương Triều - Mã Hán - Trương Long - Triệu Hổ - Đà La: mấy ông này thì luôn kè kè bên mình rồi ít khi phải rời xa Đại nhân (trừ khi gặp sự cố).

Vâng, sự cố đây như gặp Vương quyền / kẻ địch vậy!
Gặp Vương Quyền thì khó!
Gặp kẻ địch mạnh thì nguy!

Ví dụ thêm về thế Tuần / Triệt:
Lộc Tồn gặp Triệt gặp Tuần thì ắt phải khó khăn hơn rồi, bị chia cách đội hình mà!
Khi thì giam Tồn - Đà, vậy còn anh Kình ở ngoài tìm cách giải cứu, trông cả vào anh vậy / khi giam Tồn - Kình... lúc này thì tứ đại cận vệ Đà xả thân, liều mạng gỡ giải thôi. Còn khi mà Tuần - Triệt chặn đầu chặn đuôi đủ cả 4 cung liên tiếp thì thiên hạ bó tay, e rằng chỉ còn nước nằm yên đó mà chờ thời thôi!

Duy chỉ còn trường hợp vì sao Tồn ở Tuất - Hợi không dính Triệt, vì tính lý của Triệt thôi, ý trời là vậy!
Triệt không khoá Tuất - Hợi là vì Tuất - Hợi là bước đường cùng, mà không nên dồn quá vào bước đường cùng "tận cùng tất biến" đó là thiên ý! Kiểu gì cũng nên để một đường lui, vậy thôi!

Thiện Ấm

Thanked by 5 Members:

#132 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2952 thanks

Gửi vào 06/01/2019 - 11:07

 Expander0410, on 06/01/2019 - 09:44, said:

Hai câu này trong hồi kí "Hơn nửa đời hư" của Vương Hồng Sển chăng?!

Nhà văn Vũ Trọng Phụng có bút danh là Thiên Hư thì cụ Vương Hồng Sển có hồi kí " Hơn nửa đời hư " ; Cụ cũng đã từng " Phi Yến Thu Lâm " và trong hồi kí Hơn nửa đời hư này đã thấy lời đoán số tử vi cho cụ đơn giản và rõ ràng không màu mè hoa lá cành rườm rà.

Chú : " Phi Yến Thu Lâm " là từ nói lóng : ( thuốc ) phiện đọc âm kéo dài thú lắm ( thu lâm ). Tiếng lóng này xuất phát từ Chợ Lớn.Hồi xưa trong Chợ Lớn có những chủ cửa hàng kinh doanh, hoặc những thành phần khác ... hút thuốc phiện để bàn mưu tính kế kinh doanh buôn bán v..v...

Sửa bởi V.E.DAY: 06/01/2019 - 11:12


Thanked by 1 Member:

#133 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 505 thanks

Gửi vào 06/01/2019 - 11:17

Hổng bít tác giả hai câu đó là ai, chỉ thấy nguồn là ca dao và có vài dị bản. Thiên khốc có lẽ là thiên khấp từ tiếng khóc của trời mà ra, còn thiên hư là nước mắt của thiên địa, cũng chính là mưa rơi. cho nên anh Ve Day nghe gióc bấc mưa dầm (nước mắt dầm dề) mà viết về sao Thiên Hư là chuẩn hoàn cảnh!
kính

#134 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2952 thanks

Gửi vào 06/01/2019 - 11:48

Câu ca dao nguyên văn :

Đêm qua gió bấc mưa dầm
Đèn lầm với bóng, bóng lầm với ai?


rồi thành có những dị bản, tùy theo hoàn cảnh và tâm trạng của mỗi người ( có thể vô danh, hay có danh ) sáng tác ra các dị bản đó.
Riêng cụ Vương thì :

Đêm nay gió bấc mưa dầm,
Đèn khuya một bóng, bóng lầm với đêm.


thì có ý buồn vì " một bóng " hay " lẻ bóng " mặc dù trong khi đó cụ vẫn sống với bà Năm Sa Đéc, thì mới hiểu tại sao cụ lại dùng từ "một bóng" ... Khi cụ còn sống, tôi thắc mắc về lá số tv của cụ ( khi đó ghi là năm 1904 / Giáp Thìn chứ không phải 1902 / Nhâm Dần ) nên đi tìm cụ và may mắn có được dịp hầu chuyện với cụ.

Thiên Hư là cái bóng ; ảo ảnh ; không thật.

Và tôi cũng ngứa tay thử tạo ra một dị bản :

Đêm nay gió bấc mưa dầm,
Đèn khộng hắt bóng, chẳng lầm bóng đêm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi V.E.DAY: 06/01/2019 - 11:54


Thanked by 1 Member:

#135 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2418 Bài viết:
  • 4731 thanks

Gửi vào 06/01/2019 - 12:00

Thưa Bác V.E.D.A.Y,

Thiên Hư hay lắm Bác ơi, mong Bác chia sẻ ạ.

Thiên Hư: (1) Hỏng / Bại / Buồn lo / Hư Danh / Không thực tiễn, (2) Không, (3) Thế

Người ta sẽ thường thấy Thiên Hư theo ý (1).

Thiên Hư theo ý (2) là Hư Không (hợp cách âm trầm / sâu lắng không đấu tranh khốc liệt / nổi bật như Thiên Khốc): hợp với tu hành giác ngộ. (Đôi khi vẫn mang ý nghĩa của (1) theo từng trường hợp).

Thiên Hư: theo ý (3): có lẽ họ đã biết thế và cái khó của mình để dùng ý chí vượt qua "Hồi Mã thương" vậy gặp Thiên Mã có thể sẽ kích hoạt được chiêu phản đòn này bằng những minh chứng đanh thép.

Vậy mới thấy Tử Vi vui lắm Bác nhỉ.







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |