Giải nghĩa "LỤC THẤT NGUYỆT GIAN" trong Sấm Trạnh Trình
#61
Gửi vào 28/02/2019 - 16:37
Xuất gia hay không xuất gia thì cũng có rời tâm này đâu.
Hành thiện hay hành ác cùng là ở tâm này cả.
GIả dối hay thật lòng thì có lệch tâm đâu.
Vì cứ cho cái này là thật có nên cho cái kia là thật không.
Vậy nên nếu hiểu rồi thì có gì mà chỉ trích có gì mà chửi rủa, rồi chê bai. thấy nó, bỏ nó, tức là không bị nó dính nữa thì tự nhiên mình an lập tâm, thì tự nhiên mình thấy tâm. THấy tâm rồi thì lập tức đã thấy trung cung. chứ có cái gì khó hiểu hay huyền huyễn đâu.
Cũng như chỗ màu xanh, xóa màu xanh đó đi, thì chỗ đấy không còn màu xanh nữa, nên gọi là không có màu. cái không màu này cũng là một dạng màu. tạm gọi là màu - không màu. Hiểu rồi thì có gì mà không hiểu tâm, có gì mà không an lập được tâm. Vậy nên câu "sắc tức là không, mà không tức là săc" thì có gì mà khó hiểu. Sao không mau an lập tâm đi để mà còn tìm hiểu Thái Ất.
#62
Gửi vào 02/03/2019 - 10:17
TU TÂM DỤC THỨC THÁNH NHÂN DIỆN.
THỦ TÚC CHÁNH VƯƠNG TAM LƯƠNG TỰ
LƯỠNG BIÊN BÀN NGẠT TUỲ NHẤT KHỐI.
#63
Gửi vào 02/03/2019 - 11:09
Dân chúng ngày nay đã có đủ tri thức và sự khai sáng để hiểu được vấn đề đó, cụ không cần phải lôi ông thánh nào ra cả, nếu muốn cụ cũng có thể trở thành thánh nhân đấy.
Hãy độc lập tự cường bản thân, đó mới là vương đạo!
#64
Gửi vào 04/03/2019 - 10:10
Trong mỗi cá nhân đều tồn tại cái tình gọi là “tình cảm dân tộc” hay “dân tộc tính” người Việt Nam chúng ta đến thời này có một loại tâm lý gọi là “bài Trung quốc”, cá nhân tôi cũng hễ thấy hoa quả, hàng hóa của Trung Quốc là không thích mua tất nhiên cũng có lý do là hàng giả và độc hại. Trong suốt lịch sử người Việt Nam phải chống lại biết bao lần xâm lăng của các triều đình phương Bắc, đến ngay gần đây thôi Hoàng sa 1974, Biên giới 1979, Trường sa 1988 , người Việt còn phải mất mát máu xương đất đai vì tay họ.
Sấm Trạng Trình viết : “Mối giềng man mác khiếp mòn lòng nhau” .
Qua 1000 năm Bắc thuộc người Việt mới giành lại được chủ quyền, mới có lại niềm tự hào là quốc gia:
“Đến Đinh Hoàng nối ngôi Cửu Ngũ
Mở bản đồ rủ áo chắp tay”
Định Quốc Công Nguyễn Bặc đắp nổi câu đối trên cổng thành Hoa lư :
“Cồ Việt Quốc đương Tống khai bảo
Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”
Lý Thường Kiệt viết : “Sông núi nước Nam vua Nam ở”
Nguyễn Trãi viết :
“Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
Dù chúng ta có lòng tự tôn dân tộc lớn đến mấy cũng cũng không dễ phủ nhận được ngôn ngữ và văn hóa của Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào con người Việt Nam đến hiện nay gần như thành tự nhiên rồi không nhận thấy sự khác biệt nữa.
Cũng không quá khó để nhận ra nội hàm sâu xa của của Hán tự, có lẽ chỉ đơn giản như ăn cơm, uống nước và đi ngủ là không cần, còn lại muốn cầm ,kỳ ,thi ,họa, khoa học hay tôn giáo thì toàn bộ tư duy của chúng ta gần như là theo Hán tự hết, ví dụ nghĩ: “trong đầu tôi không có gì” ý là không nghĩ gì cả thì “đầu” và “không” đã là gốc Hán tự rồi, vậy có muốn “bài Trung quốc” cũng khó lắm.
Hôm trước có trả lời một người “nếu ông đủ giỏi đến chỗ nỏ xài tiếng Hán chi chi” là tôi muốn nói ý rằng Trung Quốc đã đi vào tế bào thần kinh rồi.
Không chỉ Việt Nam mà mấy nước lân cận Trung Quốc như Nhật Bản, Triều Tiên cũng đều thế cả, Nhật Bản khoa học kỹ thuật phát triển như thế từ ngữ học thuật cũng đều dùng là gốc từ Hán tự.
Tôi đã cố gắng phiên âm “Thôi bi đồ” sang Hán-Việt và đăng lên trang này, đọc phiên âm Hán- Việt có lẽ nhiều người hiểu đến sáu bảy phần mà không cần dịch trong khi không biết tiếng Trung Quốc nào?
Bây giờ giả như có một Minh Sư giảng Đạo bằng tiếng Trung Quốc thì nếu chỉ phiên âm sang Hán-Việt có lẽ nhiều người Viêt cũng có thể hiểu đến năm sáu phần, nếu bạn là người Phương Tây thì rõ ràng là khó khăn hơn nhiều.
Không chỉ ngôn ngữ những thứ như tử vi, phong thủy, chu dịch, bát quái, âm dương ngũ hành cũng đều từ Trung Quốc mà truyền vào nước ta. Tôn giáo cũng thế Phật giáo nguyên thủy đã không còn tồn tại ở Ấn Độ nữa, Phật giáo Đại Thừa là phát triển ở Trung Quốc rồi truyền vào nước ta và còn nhiều thứ khác nữa..
Viết như vậy cũng không phải để sùng bái Trung Quốc, có thuyết cho rằng Dịch học là của người Bách Việt cổ, Bách Việt xưa kia là đến tận Động Đình hồ cơ, bây giờ không phải là nam Trung Quốc hay sao.
Trong “Tây du ký” Đường Tam Tạng khi đi thỉnh kinh ở “Mộc Am tiên” có câu này: ” Nhân thân nan đắc, Trung Thổ nan sinh, chính Pháp nan văn”. Đường Tam Tạng đang đi thỉnh kinh Phật mà sao lại nói câu đó?.
Giờ hãy cùng xem “Trung Thổ nan sinh” kia là như thế nào :
Năm Thiên Phục thứ 3 (
) thời có khoảng 20.000.000 người.Năm Càn Long thứ 55 (
) có khoảng 301.000.000 ngườiThành lập nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) khoảng 600.000.000 người
Năm 2019 Liên Hợp Quốc ước tính dân số Trung Quốc đang ở mức 1,41 tỷ người.
Trong 900 năm dân số Trung Quốc chỉ tăng thêm 280 triệu, 150 năm sau tăng gấp đôi thêm 300 triệu, 70 năm sau tăng gấp 2.4 lần, nếu vẽ biểu đồ thì là nó đột ngột dốc đứng lên.
Chưa kể chiến tranh Trung- Nhât (1937-1945), chiến tranh Quốc-Cộng (1945-1949) hơn 20 triệu người chết, theo một số nguồn thì có khoảng 60 đến 80 triệu người đã bị giết qua các cuộc “vận động cách mạng”.
Năm 1980 Chính phủ Trung Quốc thi hành chính sách 1 con và đưa vào hiến pháp. Để tưởng tượng chính sách 1 con, chúng ta hình dung xã hội thu nhỏ về hai gia đình nội ngoại như thế này: đời thứ nhất 4 người lớn có 2 đứa con, đến đời thứ 2 còn lại 1 đứa cháu, đời thứ 3 chỉ còn ½ đứa cháu tức là cần 8 người cụ, 4 ông bà, 2 bố mẹ mới có 1 đứa trẻ ra đời, nay là năm 2019 tức là sang đời thứ 3 rồi. Số thai nhi đã bị phá bỏ vì chính sách đó là bao nhiêu? không có ai dám thống kê cả.
Theo báo cáo của Uỷ ban quốc gia Người cao tuổi Trung Quốc năm 2013, một triệu hộ gia đình Trung Quốc lâm vào cảnh mất đứa con duy nhất và con số đó tăng 76.000 hộ mỗi năm.
“Trung thổ nan sinh” đến như thế sao mà đến đông như vậy?
Không chỉ Trung Quốc bùng nổ dân số thế giới thực sự là bắt đầu từ thập niên 50 của thế kỷ 20 hãy xem biểu đồ:Điều gì khiến cho dân số thế giới bùng nổ? Nếu nói là do khoa học kỹ thuật hay kinh tế phát triển thì hãy nhìn biểu đồ màu vàng là của các nước công nghiệp phát triển. Nếu là mê tín thì tôi nói là “ Ai đó đến trái đất này, đến Trung quốc này khiến người ta đến theo”.
Có người hỏi “Bạn có chứng cứ vật chất nào không?”. Vậy 1.4 tỷ người dùng lý trí mà suy xét thì là có ý nghĩa vật chất như thế nào? Không có nhà nhân khẩu học nào lý giải tại sao Trung Quốc lại trở thành đông dân nhất thế giới nếu xét từ đầu thế kỷ 20 khi nhà Thanh đi vào sụp đổ thì hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đều bất lợi cho tăng trưởng dân số.
Nhiều người Việt Nam “gét” Trung Quốc lắm nhưng có lẽ lại thuộc lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử nước nhà, các tác phẩm như “Tây du ký”, “Hồng lâu mộng”, “Tam quốc diễn nghĩa”…..hỏi có mấy người không biết. Lịch sử nước đó lôi cuốn người ta đến vậy trên thế giới này có lẽ là có một không hai. Mấy nghìn năm liên tục là “binh chinh tạo anh hùng “ cứ phải đánh nhau, hợp rồi tan, tung rồi lại hoành, yên rồi lại loạn mới có triều đại khác ra đời thay cho triều đại cũ. Sấm Trạng Trình chẳng phải có câu : ”Ô hô thế sự tự bình bồng”.
Trung Quốc không chỉ có tinh hoa, đến thời đại này xã hội của họ cũng phức tạp nhất rồi. Bài trước tôi có nhắc đến “Cách mạng văn hóa”, trải qua mấy chục năm “vận động” những giá trị truyền thống bị hủy hoại rồi, những cái ác nhất cũng đã ở Trung Quốc đó rồi, xem xét cho kỹ thì người ta ở đó phải bị “tẩy não” mới có thể hành ác như thế.
Trong “Thôi bi đồ” viết: “vạn ma xuất động”, ý nghĩa là những thứ ma quỉ nhất đều xuất ra hết làm cho con người trở nên độc ác với đồng loại.
Sấm Trạng Trình viết: “Hồ binh bát vạn nhập Tràng An”, ý nghĩa là ma quỷ nhập vào kinh đô đó rất nhiều rồi.
Trong văn hóa phương Đông chúng ta có lưu truyền là : có chính thì có tà, có Phật thì có ma, đạo gia cũng có lý gọi là “tương sinh tương khắc”, nước Trung Quốc hiện nay đúng là như thế, nhân nghĩa lễ trí tín cũng ở đó, tà ác nhất cũng xuất hiện ở đó rồi. Nếu bạn nào còn hồ nghi thì hãy dùng lý tính mà cân đo xem.
Còn những ai tự cho mình là không mê tín thì tôi không có lời nào với họ nữa, tôi cũng đã viết toàn bộ diễn đàn này cũng là mê tín đấy thôi.
Sửa bởi catdang: 04/03/2019 - 10:12
#65
Gửi vào 04/03/2019 - 16:47
#66
Gửi vào 05/03/2019 - 08:57
Thanked by 1 Member:
|
|
#67
Gửi vào 05/03/2019 - 10:35
Cách đây khoảng 2000 năm, nếu có quốc gia thì hoàn toàn không giống với khái niệm quốc gia hiện nay. Khái niêm dân tộc cũng không giống với dân tộc hiện nay. Hồi đó người ta đi bộ, đi bò, đi ngựa.. bất quá ranh giới quản lý bất quá ngựa đi một vài tháng. Sản suất hái lượm, nông nghiệp thô sơ, .... đâu có cn đại hán , cn cộng nô ...
Thanked by 1 Member:
|
|
#68
Gửi vào 05/03/2019 - 14:16
Hãy suy nghĩ cho kỹ các bạn nhé, ngôn từ các bạn đang dùng là nguồn gốc Hán tự đó, chớ vội phê bình!
Người ngày nay đều chỉ nghĩ cho bản thân mình thôi, vì lợi ích bản thân mà hại người khác chứ mắng xem ra còn nhẹ. người biết bị mắng mà vẫn chịu trận hiếm lắm.
Qúi vị mắng tôi cũng được nhưng quí vị lật tung cả Google lên, cả mấy quyến Sấm đã xuất bản rôi thì có lẽ chỉ mình tôi nói "đinh khẩu" là "thằng cu cò", quí vị nào muốn thử đúng sai đi kiếm cao niên nào túc nho hỏi có ông đi cày ông ấy giải thế xem vị ấy nói gì?
Sửa bởi catdang: 05/03/2019 - 14:19
#69
Gửi vào 05/03/2019 - 20:48
Chuyện kể rằng, trong một bữa tiệc thiết đãi Tôn Trung Sơn ở Tokyo vào năm 1911, chủ bữa tiệc, thủ tướng Nhật Bản Kitsuyoshi Inukai hỏi Tôn Trung Sơn, (hay Tôn Dật Tiên, người khai sáng Nước Cộng Hòa Trung Hoa):
- Ngài nghĩ gì về người Việt Nam?
Tôn Trung Sơn đã trả lời:
- Người Việt Nam có căn tính nô lệ, xưa họ bị chúng tôi thống trị nay lại bị người Pháp thống trị, họ không thể có một tương lai thực sự sáng sủa.
Inukai nói:
- Tôi không đồng ý với ngài về điểm này. Hình như ngài chưa đọc kỷ về lịch sử Trung Quốc và ngay cả lịch sử của Bách Việt trong đó có Quảng Châu, nơi gốc gác của ngài, đã bị Hán hóa đến mức mất đi hoàn toàn bản sắc văn hóa của mình, tự coi mình là người Trung Quốc.
Ngài có biết Trung Quốc đã từng bị ngoại bang đô hộ nhiều lần hay không?
Nào là vào năm 947 CN dị tộc Khiết Đan (Kushan) cai trị TQ đổi tên nước là Liêu; năm 1115 CN người Nữ Chân cai trị TQ lập ra triều Kim; năm 1279 CN người Mông Cổ cai trị TQ đổi tên là Nguyên; năm 1644 người Mãn Châu cai trị TQ lập ra Nhà Thanh.
So với Việt Nam thì lịch sử Trung Quốc không có gì đáng hãnh diện?
Nghe xong họ Tôn nói lảng sang chuyện khác.
(Nguồn: )
Điều này cho thấy:
1) Tôn Trung Sơn có cái nhìn thua xa ông thủ tướng Nhật. Là gốc Bách Việt nhưng bị Hán hóa đến quên nguồn (lịch sử TQ còn nhiều người như vậy, chẳng hạn như Viên Sùng Hoán thời Minh mạt). Như vậy, ông không xứng đáng để Trạng Trình đem vào sấm ở câu "Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch" như bạn catdang giải thích để suy ra năm ông mất làm thời điểm suy diễn cho sự ra đời một nhân vật khác.
2) Vận hội VN đã đến lúc tươi sáng. Chúng ta thấy trên dưới 20 năm nay, các đại nguyên thủ thế giới đã đến nước Việt ngày càng nhiều, trong đó phải kể các đời tổng thống Mỹ. Rõ ràng tâm điểm thế giới đã chuyển về Nam, nơi chắc sẽ xảy ra nhiều sự kiện lớn lao hơn nhiều, và là nơi thánh nhân xuất hiện trong tương lai.
Thanked by 1 Member:
|
|
#70
Gửi vào 05/03/2019 - 21:30
slcsv, on 05/03/2019 - 20:48, said:
Chuyện kể rằng, trong một bữa tiệc thiết đãi Tôn Trung Sơn ở Tokyo vào năm 1911, chủ bữa tiệc, thủ tướng Nhật Bản Kitsuyoshi Inukai hỏi Tôn Trung Sơn, (hay Tôn Dật Tiên, người khai sáng Nước Cộng Hòa Trung Hoa):
- Ngài nghĩ gì về người Việt Nam?
Tôn Trung Sơn đã trả lời:
- Người Việt Nam có căn tính nô lệ, xưa họ bị chúng tôi thống trị nay lại bị người Pháp thống trị, họ không thể có một tương lai thực sự sáng sủa.
Inukai nói:
- Tôi không đồng ý với ngài về điểm này. Hình như ngài chưa đọc kỷ về lịch sử Trung Quốc và ngay cả lịch sử của Bách Việt trong đó có Quảng Châu, nơi gốc gác của ngài, đã bị Hán hóa đến mức mất đi hoàn toàn bản sắc văn hóa của mình, tự coi mình là người Trung Quốc.
Ngài có biết Trung Quốc đã từng bị ngoại bang đô hộ nhiều lần hay không?
Nào là vào năm 947 CN dị tộc Khiết Đan (Kushan) cai trị TQ đổi tên nước là Liêu; năm 1115 CN người Nữ Chân cai trị TQ lập ra triều Kim; năm 1279 CN người Mông Cổ cai trị TQ đổi tên là Nguyên; năm 1644 người Mãn Châu cai trị TQ lập ra Nhà Thanh.
So với Việt Nam thì lịch sử Trung Quốc không có gì đáng hãnh diện?
Nghe xong họ Tôn nói lảng sang chuyện khác.
(Nguồn: )
Điều này cho thấy:
1) Tôn Trung Sơn có cái nhìn thua xa ông thủ tướng Nhật. Là gốc Bách Việt nhưng bị Hán hóa đến quên nguồn (lịch sử TQ còn nhiều người như vậy, chẳng hạn như Viên Sùng Hoán thời Minh mạt). Như vậy, ông không xứng đáng để Trạng Trình đem vào sấm ở câu "Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch" như bạn catdang giải thích để suy ra năm ông mất làm thời điểm suy diễn cho sự ra đời một nhân vật khác.
2) Vận hội VN đã đến lúc tươi sáng. Chúng ta thấy trên dưới 20 năm nay, các đại nguyên thủ thế giới đã đến nước Việt ngày càng nhiều, trong đó phải kể các đời tổng thống Mỹ. Rõ ràng tâm điểm thế giới đã chuyển về Nam, nơi chắc sẽ xảy ra nhiều sự kiện lớn lao hơn nhiều, và là nơi thánh nhân xuất hiện trong tương lai.
Đúng vậy. Trạng Trình đã chỉ rất rõ thánh nhân là người Việt, vậy mà lại có kẻ viết tầm bậy tầm bạ nói lái sang Trung Quốc.
#71
Gửi vào 06/03/2019 - 09:40
Từ Sấm Trạng Trình tôi đã giải chữ BẢO SƠN là núi TU-DI, THIÊN TỬ là VƯƠNG. Hai từ này ghép lại ý nghĩa so với Phật tượng trên chùa là lớn gấp bao nhiêu lần hỏi tôi có dám đụng vào ngón chân không? Ai có suy nghĩ quá nông cạn mới cho rằng tôi viết "tầm bậy tầm bạ".
Nhắc đến núi TU-DI, sáng nay tôi mới đọc được rằng theo kinh Phật trên đỉnh núi TU-DI đó là cung trời Đao lợi ở tầng trời thứ 33, có dịp tôi sẽ đàm về số 33 này trong Sấm Trạng Trình.
Tôi cũng không có đầu óc tưởng tượng phong phú đâu.Trong bài "Sấm Trạng Trình 2018" tôi đã viết "đầu óc chỉ như cái bình chứa thôi", nó chỉ chứa khoảng 01 lít nước lã thôi còn lại bốn biển nước ngoài kia cơ.
Về cái chuyện Hán hóa tôi còn biết rằng cả người Mông cổ lẫn người Mãn Thanh vào cai trị Trung Quốc còn bị đồng hóa bởi văn hóa Trung Quốc.
1000 năm về trước Đại Sư Liên Hoa Sanh đã dự ngôn trước rằng Trung Hoa sẽ lấy Tây Tạng, Ngài làm sao để giúp cho con dân Tây Tạng không bị Hán hóa.
Con người chúng ta vừa yếu đuối vừa nhiều tội lắm đừng kiêu ngạo mãi thế.
Sửa bởi catdang: 06/03/2019 - 09:45
#72
Gửi vào 06/03/2019 - 10:56
Vậy nên không có nghĩ là kiếp ngài thị hiện mang tộc Trung Hoa.
Bạn nói đúng 72 vị hiền sĩ từng mang giá y tên Trung hoa, nhưng bạn không biết toàn bộ đã dời về Việt Nam theo Sư Phụ của mình đúng theo lý: đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Họ và sư phụ phải đi qua các nơi để thiết lập chân chính chánh giáo, xoay vần càn khôn.
Nếu bạn đã giải được trong sấm viết " ly nơi đông thổ, xoay vần tây phương", thì bạn cũng đã hiểu là các vị ấy phải đi qua Việt Nam. Vấn đề là nơi ngài ra mặt là lúc nào và quốc gia nào. Muốn biết vị ấy sẽ thị hiện nơi đâu thì phải hiểu về tâm linh, nhìn ra nơi tâm linh hội tụ. Và nhìn về nơi nào tán thán hòa bình, quý trọng hòa bình. Đó mới là Vị thánh nhân khôn. Vì nếu thị hiện ở một nơi mà cả thế giới đều ác cảm thì làm gì có tam lợi: thiên địa nhân.
Trung quốc mãi hăm he đòi chiến tranh với Đài loan, cản đường biển phía đông, chặn cả quốc tế. Làm vậy thì đất nước đã mất lòng chúng dân thế giới. Mà bạn biết đấy: thánh nhân bất y quần sinh lợi, tất dị đoan thánh nhân. Cái gì mà đi ngược là lòng người thì là dị đoan. Lòng của chúng sanh là lòng của chư thiên, lòng nhân là lòng của thánh nhân. Đi ngược khỏi nó thì chẳng giáo dục được ai. Bạn thử hỏi trên thế giới bao nhiêu quốc gia thiện cảm với người Trung Quốc.
Thanked by 1 Member:
|
|
#73
Gửi vào 06/03/2019 - 13:24
Để cho Thánh xuất khảm phương sau này"
Giang hồ xử sĩ Đào Tiềm xuất du.
江湖處士 陶潛出遊
Tìm đi cho đến khảm phương
Hình dung thánh đế khiêm nhường từ bi.
Công phu kiếp trước hữu duyên cùng người.
Trời sinh lão tướng giúp đời,
Khai quốc cùng toại cho đòi khảm phương.
Xưa kia ông Đào Tiềm vì không muốn gãy lưng bởi năm đấu gạo mà đi phiêu diêu, là tỏ chí không vòng tay trước tiểu nhân.
Khảm phương có phải là PHƯƠNG TÂY không? hay là tây Việt Nam đây?
Những lưu truyền như bạn nói tôi đã đọc được gần 20 năm trước, giờ đã thành tôn giáo rôi, không còn là hoàn toàn chân thực nữa.
Sao lại nói như thế : Hồi giáo có khoảng 1,5 tỷ tín đồ, Cơ đốc giáo khoảng 2.4 tỷ, Phật giáo khoảng 400 triệu, Ấn độ giáo khoảng 900 triệu, Đạo giáo khoảng 400 triệu, Tôn giáo dân gian Trung quốc khoảng 400 triệu, tôn giáo của các bộ tộc khoảng 300 triệu.... "wikipedia".
Tôn giáo nào cũng cho lý của mình là đúng nhất, tôn giáo này cũng khó mà hòa hợp với tôn giáo khác, phần còn lại mà không theo tôn giáo nào sẽ đi đâu?
BẠCH SĨ ý nghĩa là không trong tôn giáo, không trong tôn giáo mới " bao trùm" được như bạn nói, cõi người là hư hư thực thực, phân biệt ra sao?
"Thượng sĩ văn đạo cần nhi hành chi" Đạo nào giảng ra người ta lập tức hành theo có phải là Đại Đạo chăng?
Bài viết trên trang này để cho có nghìn lần đọc cũng là khó rôi, có cuốn sách dịch ra đến 42 ngôn ngữ rồi, hàng triệu người cùng đọc rồi mà vẫn hồ nghi. Mà hình như thế giới này cũng chỉ còn ngót ngét năm chục ngôn ngữ chính thôi.
Sửa bởi catdang: 06/03/2019 - 13:53
#74
Gửi vào 06/03/2019 - 21:19
catdang, on 06/03/2019 - 13:24, said:
Để cho Thánh xuất khảm phương sau này"
Quỷ sứ là những kẻ cỏi âm bắt hồn người dương thế. Thời xưa có nghĩa là làm người chết đi, thời nay có nghĩa là làm người bị mê hoặc, quên đi hồn vía của mình, qua những lời ủy mị, hứa hẹn nào đó. Bản Sở Cuồng, gần chót (cũng hàm nghĩa theo trình tự thời gian) có đoạn:
Vận đáo dương hầu ách
Chấn đoài cương bất trường
Quần gian đạo danh tự
Bách tính khổ tai ương
Có lẽ diễn tả giai đoạn chúng ta đang sống. Sau 1975 (mốc thời gian qua câu Nam Bắc hà thời thiết lộ thông), tôi rất nghi ngại những phong trào tôn giáo xuất hiện thu góp tín đồ, với những cách truyền đạo cóp nhặt một phần của Phật giáo (tức là đạo danh tự) với những cách truyền tâm ấn tức khắc thành phật, hay danh xưng to tát.
#75
Gửi vào 07/03/2019 - 16:11
Hôm nay tôi đã giải từ Sấm Trạng Trình ra đầy đủ Tên họ , ngày thánh năm sinh, quê quán của Thánh Nhân là trùng khớp với Người Sáng lập PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP, thiết nghĩ những người đã từng mạ lỵ cũng chấn động lắm, lý lẽ của họ cũng không đủ mạnh nữa.
Tôi cũng không hy vọng các bạn có duyên để đắc Đại Pháp, cũng không phải để thanh minh cho uy danh của Đại Pháp mà chỉ muốn người ta đừng lầm lẫn giữa chính và tà.
Chữ "PHÁP" trong ĐẠI PHÁP đó theo thể ngộ của tôi là chân nghĩa của Phật Pháp mới là đầu tiên được tuyên giảng :
"Dhamma trong tiếng Pāli and Dharma trong tiếng Sanscrit là một từ có nhiều nghĩa. Trong truyền thốngtriết học của Ấn độ, chữ Dharma có it nhất là 12 nghĩa như sau: 1 Phẩm chất tuyệt đối hay đặc tính của một hiện hữu với bản thể tự nhiêncủa nó."-
Đây là trích từ trang thuvienhoasen.org là trang nhà Phật giáo
Vậy Phẩm chất tuyệt đối đó của hiện hữa là con người chúng ta và rộng hơn của vũ trụ là gì? đã từng giảng trong lịch sử loài người hay chưa?
Đại Pháp tuyên giảng đặc tính đó là : CHÂN - THIỆN - NHẪN.
Sấm Trạng Trình cũng đã dự ngôn trước rồi : TAM LƯƠNG TỰ.
Ai còn nói cóp nhặt Phật giáo chăng?
Người ta thường có câu "một ngày phương trời nghìn năm mặt đất". Những gì mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng 2500 năm trước xét theo cảnh giới của Phật chẳng phải là vừa mới ngày hôm qua, Ngài dặn rằng : "“Này A Nan! sau khi ta diệt độ các ông hãy nương tựa vào chính mình và hãy lấy giới luật làm thầy.”. Người ngày nay đã diễn dịch nó ra như thế nào? có phải làm sáng giáo lý Đấng Như Lai đã dạy hay không? hay mục đích là gì các bạn mở youtube ra mà nghe.
Theo thể ngộ cá nhân tôi là Đấng Như Lai dặn dò như thế là vì Pháp tu của Ngài truyền là GIỚI-ĐỊNH-HUỆ không còn giới là hoàn toàn không tu được nữa, ý nghĩa nữa là giữ Giới mà chờ ngày hôm sau ĐẠI PHÁP mới giảng.
Đối với những người đã từng mạ lỵ Đại Pháp, tôi cho rằng các bạn nên quay về với phẩm chất tuyệt đối của mình. Phật không phải là đi cứu độ chúng sinh hay sao, hình dung như người chèo thuyền đi vớt người chết đuối lẽ nào lại xem ông ấy tội nặng hay nhẹ mới vớt, đều là muốn vớt lên hết không cần xét tội nhưng ông sắp chết đuối bảo rằng tôi không muốn lên thuyền Ngài tôi đợi thuyền khác thì chịu thôi.
Người chèo thuyền có lẽ đâu cần người sắp chết đuối đi bảo hộ cho cái thuyền.
Ở đâu lâu lâu cũng sinh cái tình , thiết nghĩ "tình cảm tôn giáo" cũng là thứ nên xả bỏ đi chăng?
Sửa bởi catdang: 07/03/2019 - 16:36
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
ĐẶC TÍNH CUẢ THẬP CAN TRONG 4 MÙA |
Tử Bình | lethanhnhi |
|
||
Mệnh nào là Cừu và mệnh nào là Sói trong Tử Vi ? |
Tử Vi | htruongdinh |
|
||
Tứ khố, mộ khố trong tứ trụ |
Tử Bình | ThichMinhTue |
|
||
Luận về Thương Quan Cách(bài cua maithon trong diễn đàn cũ) |
Tử Bình | toahuongqui |
|
||
Lôi công giảng nghĩa |
Kinh Dịch - Bốc Dịch - Lục Hào | htran |
|
|
|
Chơi games trong máy tính . |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | Đinh Văn Tân |
|
8 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 8 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |