Đôi lời góp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh
Nguyễn Du
Bài sấm này sưu tầm từ trang mạng : hocthuatphuongdong.vn/index.php?topic=838.0
Nguyên văn bằng chữ HÁN:
嗚呼世事似萍篷
南北何時鐵路通
猢隱山中毛盡白
鯨居海外血由紅
雞鳴玉樹天傾北
牛出藍田日正東
若待鷹來獅子尚
世閒盡享太平風
Không rõ tên tác giả sưu tầm, trích lời tác giả bài viết : “ Bài nầy tôi được đọc hai lần. Lần đầu vào năm 1960, tại Tổng Thư Viện Quốc Gia (nằm phía sau Trường Petrus Trương Vĩnh Ký), phần văn khố lưu trử của báo “Nam Phong Tạp Chí” ( do Phạm Quỳnh chủ trương) in năm 1930, có cả chữ Hán, chữ Việt và dịch tiếng Pháp.
Lần thứ hai vào năm 1973 trên báo Tin Sáng (sau hiệp định Paris) có đăng lại bài sấm nầy và chú giải mấy ý hay hay.
Dịch âm Hán -Việt :
Ô hô thế sự tự bình bồng,
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông.
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch,
Kình cư hải ngoại huyết do hồng.
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
Ngưu xuất Lam điền nhật chính Ðông.
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng,
Thế gian tận hưởng thái bình phong .
Có bản khác viết: tứ phương thiên hạ thái bình phong
Tạm dịch: Thể thơ Thất ngôn bát cú
Ô hô thế sự như bình bồng
Nam bắc bao giờ đường sắt thông
Khỉ ẩn non cao lông bạc hết
Kình ra hải ngoại huyết đỏ sông
Gà kêu Cây lớn trời nghiêng bắc
Trâu cày ruộng biếc nắng chính đông
Đợi mãi ưng lai sư tử hống
Thế gian ơn hưởng thái bình phong.
Câu đầu là cảm thán thế sự chìm nổi yên loạn, loạn yên, bình là bèo, bồng là buồm thuyền, bình cũng có từ đồng âm nghĩa là bằng, bồng là cao lên “bồng lai”
NAM BẮC HÀ THỜI THIẾT LỘ THÔNG
Nam là phương Nam
Bắc là phương Bắc
THIẾT LỘ – ĐƯỜNG SẮT
Đường sắt thông nam bắc là từ đẩu đến đâu?. Hà thời là câu hỏi, nếu tách ra ba chữ đầu được nghĩa là: Nam bắc hà thời kỳ thông đường sắt, nam hà và bắc hà lúc thông đường sắt. Chỉ đường sắt Bắc Việt nam và nam Việt nam ? Không đúng vì Việt nam sau Trịnh Nguyễn phân tranh thì mới xuất hiện danh từ Bắc hà là chỉ bắc Việt nam chữ hà này là lấy ra từ HÀ THÀNH hay HÀ NỘI, nhưng từ Đèo ngang trở vào lại không có ai gọi là Nam hà.
Nam bắc hà này chính là Nam Hán và Bắc Hán, hà – hỏi đồng âm với hà trong hà hán (sông Hán -thiên hà), nếu viết một chữ hán hay chữ hà đều được hiểu như nhau là Thiên hà (Galaxy). Nam Hán và Bắc Hán là hai nước trong mười nước thời Ngũ đại Thập quốc (901-976) sau khi nhà Đường sụp đổ đến khi nhà Tống thống nhất lại Trung Hoa, Bắc Hán còn gọi là Hậu Hán, còn nhà Nam Hán thì đã từng đánh Việt Nam bị Ngô Quyền đánh bại trên sông Bạch Đằng. Tác giả ở đây chính là dùng lối chơi chữ gọi kiểu dân gian là “khổ nhục kế” vì không muốn dùng chữ Trung Quốc nên dùng Nam Hán và Bắc Hán vì Nam hán + Bắc Hán = một Hán, người Việt Nam hiểu là nước Tàu, người Tàu, viết Nam bắc hán thì cũng lại quá rõ nên mới mượn chữ HÀ. Chính vì dùng lối chơi chữ này nên mới có chữ thông, có nam có bắc thì phải thông, nhưng thông không có nghĩa là từ bắc xuống nam mà từ đâu đẩu đến đâu đâu cũng là thông nam - bắc vì cùng là Hán mà.
Câu này là chỉ bối cảnh về thời gian, ám chỉ lịch sử hiện đại khi đã có xe lứa đường săt, vào thời cụ Trạng thì không có khái niệm này nên câu này là chỉ thời kỳ Trung Quốc đã tiến vào thời có kỹ thuật hiện đại rồi chứ không phải là vào cụ thể năm tháng nào.
HỔ ẨN SƠN TRUNG MAO TẬN BẠCH
Ý nghĩa của câu này là Trung quốc vào thời gian giữa lúc:
Tôn Trung Sơn chết (1925), Mao trạch Đông chết(1976) khoảng 50 năm
Trước hết tại sao lại dịch hồ là con khỉ, vì đây chính là chữ hồ trong hồ tôn- con khỉ, có người dịch hồ là con cáo, vì dịch sai nên không đoán ra được Trung sơn, nhiều người đoán được mao tận bạch là cái chết của ông Mao nhưng không giải thích được.
Để cho vui xin hãy đọc đoạn này:
“Hôm đó, Nam Kinh được một ngày đẹp trời, cảnh sắc núi Tử Kim giống như tranh vẽ. Khi đến một nơi gọi là Bán Sơn tự, lưng tựa vào núi, trước mặt là sông, phong cảnh vô cùng hùng vĩ, Tôn Trung Sơn mới cảm khái nói với Hồ Hán Dân rằng: “Triển Đường (tên gọi của Hồ Hán Dân) và mọi người hãy đến đây xem này. Địa thế nơi này còn tốt hơn cả thế Độc long phụ của Hiếu lăng, phía trước có sông, phía sau lại dựa núi, địa thế thực là hùng vĩ. Tôi thực sự không hiểu tại sao khi đó, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lại không chọn nơi này để xây dựng Hiếu lăng?”.
Hồ Hán Dân nói: “Tiên sinh nói đúng. Địa thế nơi này đúng là tốt hơn hẳn so với Hiếu lăng. Nếu nói theo , đây gọi là trước có gương chiếu, sau có chỗ dựa, hai bên trái phải có cát vây quanh, lại thêm sông Tần Hoài uốn lượn ở xung quanh, thực sự là một nơi đặt mộ hoàn hảo. Đây mới thực sự là “đại ”, còn Hiếu lăng của Chu Nguyên Chương thì chỉ là “tiểu ” mà thôi”. Tôn Trung Sơn mới quay lại Hồ Hán Dân, cười nói: “Sau này tôi chết đi sẽ chôn tại chỗ này”.
Câu chuyện giữa Tôn Trung Sơn và Hồ Hán Dân hoàn toàn không phải là hư cấu của các nhà sử học mà do chính con trai cả của Tôn Trung Sơn là Tôn Khoa ghi chép lại. Vì vậy, có thể nói không thể nghi ngờ về tính xác thực của nó. Đây cũng là những ghi chép đầu tiên về nguyện vọng của Tôn Trung Sơn muốn được chôn cất tại Nam Kinh sau khi mất. (http:// Phunutoday.vn/news/4572.amp)
- Hồ Hán Dân ( : 胡汉民; : 胡漢民; : Hú Hàn Mín; sinh tại , , Trung Hoa, vào ngày 9 tháng 12 năm 1879; mất tại , Trung Hoa ngày 12 tháng 5 năm 1936) là một trong những lãnh tụ đầu tiên và một nhân vật phái tả rất quan trọng của .(Wikipedia)
Sơn Trung là cách đảo ngược của Trung Sơn, sơn trung có nghĩa là đặt trong núi, trên núi, đặt trên núi là nói đến mốc thời gian sau khi chết rồi lăng mộ đăt trên núi. Núi Tử Kim nơi đặt lăng Tôn Văn cũng gọi là Chung Sơn (núi chuông) đọc lên là đồng âm với Trung Sơn.
Chữ Mao chỉ có 1 từ nên là ẩn ý cũng là chữ Mao trong họ Mao.
Tận Bạch là trắng hết , tận bạch cũng có nghĩa là tận trong BẠCH , tận trong bạch là gì – tận ở nơi bạch kiểu Lưu Bị chết ở Bạch thành hay gì gì đó v,v…….Thực chất là chỉ họ Mao chết vào lúc BẠCH.
Mao Trạch Đông chết vào thời điểm gọi là tam bạch, thật tiếc là trước khi họ Mao chết không có ai giải câu này, nếu giải ra được thật là kinh hoàng.
Mao Trạch Đông chết ngày 09/09/1976 tức 16 tháng 08 âm lịch năm Bính Thìn.
Ngày 09 tháng 09 là trùng cửu, theo quan niệm của người Trung Quốc là rất xấu, 9 là tượng trưng cho vua, cửu cửu hay cửu trùng cũng là để chỉ vua, cửu cửu là định số theo quan niệm lý học. Có câu sấm khác là “cửu cửu càn khôn dĩ định”, tuy nhiên câu này là chỉ sự kiện khác.
Họ Mao là lãnh tụ của CHND Trung Hoa cũng coi như là vua, vua chết thì gọi là “băng hà” ý là băng đổ, ông ta chết không phải băng hà mà là “đại địa chấn” chính là Đại địa chấn Đường Sơn xẩy ra trước đó 1 tháng. Khoảng 3 giờ sáng ngày 28/07/1976 cơn địa chấn 7.8 độ richter xảy ra trong khoảng 90 giây đã gần như san phẳng thành phố Đường Sơn cách Bắc kinh 110km về phía Đông. Thành phố Đường sơn có khoảng 1,5 triệu dân thì chết khoảng 250,000 người, bị thương 500,000 người, hạ tầng phá hủy hoàn toàn(Wikipedia).
Năm 1976 Bính Thìn cửu tinh năm là Lục BẠCH. Theo lý thì năm cửu tinh lục bạch là năm tốt (Việt Nam hòa bình 1976 chính là ý này) nhưng ông ta họ MAO nên lục bạch lại là rất xấu, lục bạch cũng đọc là “lộc bạch” có ý nghĩa là không được ăn (lộc) nữa nên chết, lục cũng đồng âm với lục trong chu lục nên lục bạch cũng có thể hiểu là chu lục bạch mao hay bạch chu lục mao.
Tháng 8 âm lịch năm 1976 tiết BẠCH lộ, khí thu phân. “Lộ” cũng đồng âm với lộ - đường, vậy tháng BẠCH LỘ không phải chính là đường chết của mao hay sao?
Đến đây xin giải thích một chút về Bạch lộ, theo cách tính của lịch pháp cổ truyền thì vì tiết Bạch lộ rơi vào ngày 14 tháng 8 âm lịch năm 1976 nên tháng này có lệnh tháng là Bạch lộ, tức là tháng 8 âm lịch sẽ tính từ ngày 29/07 AL sau tiết Xử thử (28/07AL) đến hết ngày Thu phân là ngày 30/08 AL, Bạch lộ 14/08 AL được coi là giữa tháng 8AL và là lệnh của tháng 8 AL. Cách tính này khác với cách hiểu của chúng ta hiện nay là từ mồng một đến hết tháng là một tháng.
Ngày 09/09/1976 là ngày 16/08 AL sau Bạch lộ hai ngày, cũng là ngày BẠCH.
Tại sao là ngày Bạch? Bởi vì tháng 8 AL (bạch lộ) năm 1976 sẽ có 3 ngày theo các môn cổ học gọi là Kỳ nguyên tiết khí Bạch lộ là các ngày: 16/08 AL là ngày Bạch lộ thượng 9, 21/08 AL là ngày Bạch lộ trung3 và cuối cùng là ngày 26/08AL là ngày Bạch lộ Hạ 6. Họ Mao chết vào ngày 16/08 AL chính là ngày BẠCH lộ thượng 9, thượng 9 là kỳ nguyên tiết khí bạch lộ đầu tiên, nhưng thượng cũng là trên cùng, 9 là ứng với vua, vậy ngày bạch lộ thượng 9 ý nghĩa chẳng phải là: ngày chết của ông vua mao hay sao, ông ta chính là chết vào năm BẠCH, tháng BẠCH và ngày BẠCH (TAM BẠCH).
Trên bề mặt thì chữ tận cũng đọc là Tẫn – tẩm liệm gói người chết, một dải lụa trắng cũng gọi là Bạch, tẫn bạch -là gói trong lụa trắng (chỉ rõ là chết rồi).
KÌNH CƯ HẢI NGOẠI HUYẾT DO HỒNG
Trước hết nói về huyết do hồng chính là sau khi Tôn Trung Sơn mất, Nhật bản xâm lấn Trung Hoa năm 1937, chiến tranh Trung- Nhât (1937-1945) là cuộc chiến lớn nhất châu á thế kỷ 20 khiến hơn 20 triệu người chết mà lực lượng chính kháng Nhật là Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo,Trung Cộng lúc đó gọi là vạn lý trường chinh thực chất là dẫn quân chạy lòng vòng khắp Trung quốc để bảo toàn lực lượng, Mao Trạch Đông nói “tọa sơn quan hổ đấu” chính là đợi cho phe Quốc Dân đảng tử thương rồi mới ra tay. Sau đó là đụng độ Quốc- Cộng lần thứ hai khiến thêm khoảng 3 triệu người nữa thương vong, Quốc dân đảng thương vong 2 triệu, Trung cộng 1 triệu. Năm 1949 Quốc Dân đảng thất thủ rút quân về Đài Loan, 1958 khủng hoảng eo biển Đài loan lần 2 trong trận đụng độ Kim môn phía Trung cộng bắn lên đảo 450.000 quả pháo , phía Đài loan chết 2500 lính, Trung cộng chết 200 lính (Wikipedia).
Kình cư hải ngoại là chỉ họ Tưởng và Quốc Dân đảng phải rút về đảo Đài Loan cùng khoảng 3 triệu dân, Trung quốc tách thành 2 quốc gia, 2 chế độ.
Kình là con cá voi, đồng âm với kình (chống đỡ) chính là chỉ lực lượng chính chống với quân Nhật bản chính là quân đội của Tưởng Giới Thạch, kình này đọc lên là đồng âm với kính trong Tưởng Kính Quốc là con Tưởng Giới Thạch làm tổng thống Đài loan sau này. Đảo Đài Loan hình dáng như chiếc lá cũng giống một con cá voi.
Nhắc đến Đài Loan mục đích là gì: Khi rút về Đài Loan, lãnh đạo Quốc Dân đảng Tưởng Giới Thạch đã đem theo toàn bộ cổ vật của Cố Cung Bắc Kinh. Bờ bên kia Đại lục sau đó đã xảy ra một trường mưa tanh gió máu 10 năm gọi là Đại cách mạng văn hóa vô sản, tất cả những gì liên quan đến các loại tôn giáo , văn hóa truyền thồng đều bị Hồng vệ binh ngược đãi thẳng tay. Nhiều công trình như chùa chiền, nhà thờ, tu viện và các nghĩa trang đều bị đóng cửa, đôi khi còn bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Nhiều cổ vật, sách cổ, tranh ảnh, thư pháp... bị phá hủy, đốt bỏ.(Wikipedia). Vậy là toàn bộ cổ vật Cố Cung đại biểu cho tinh túy văn minh Trung Hoa đã “may mắn” thoát khỏi kiếp nạn này.
Năm 1949, 1950 một hệ thống chữ viết tiếng Trung được giản lược nét hoặc điều chỉnh bộ gọi là giản thể do chính phủ quy định áp dụng trên quy mô lớn đã làm cho những người sinh ra từ sau thập niên 60 đã không thể đọc hiểu được các thư tịch cũ của ông cha họ nữa và tạo ra sự đứt gãy văn hóa truyền thống Trung Quốc. Chữ Hán phồn thể được sử dụng chính thức tại ( ), và , lại trở thành nơi lưu giữ chữ viết cho văn minh Trung Hoa cổ đại.
KÊ MINH NGỌC THỤ THIÊN KHUYN BẮC
Kê minh có nghĩa là gà gáy sáng, cũng có thể luận là năm con gà tức năm Dậu, người tuổi con gà, từ năm 1925 đến 1976 có 4 năm dậu vậy là năm dậu nào? Chỉ một chữ kê thì không tìm ra đó là năm DẬU nào cả.
Kê minh ở đây có hai ý nghĩa : Một là báo hiệu sự ra đời của một vận hội mới có tương lai tươi sáng, kê minh cũng là tiếng gà báo thức ý nói là tỉnh đi , thức tỉnh đi đừng ngủ mê nữa.
Kê minh ý thứ hai là chỉ minh mục tức mắt con gà, vì muốn dấu chữ “mục” nên chỉ để chữ minh.
Mắt con gà là ở đâu? Bản đồ Trung Quốc giống hệt hình một Kim Kê {con gà vàng}, đầu con gà phía đông bắc, bụng con gà là lưỡng Quảng, chân gà là đảo Hải Nam, “Kim Kê mục” là vị trí tỉnh Cát Lâm, các bạn vào mạng mà xem có giống không?
Ngọc Thụ là cây ngọc , cây quí , cây gỗ lớn có thể hiểu chỉ năm địa chi Dần Mão (mộc) hoặc mạng mộc , hoặc người có tên họ có chữ mộc.
khoảng từ năm 1925 đến 1976 như ta nói ở trên những năm nào là năm mộc :
1928 Mậu Thìn – đại lâm mộc – gỗ rừng lớn
1929 kỷ tỵ- đại lâm mộc
1930 canh ngọ - thổ
1931 tân mùi – thổ
…. Đến năm mộc là 1942 Nhâm Ngọ - gỗ cây dương
1943 Qúi Mùi – gỗ cây dương
…..đến năm 1950 Canh dần – tùng bách mộc
1951 Tân mão – tùng bách mộc
…. Đến năm 1972 Nhâm tí – gỗ cây dâu
1973 Qúi sửu – gỗ cây dâu……
Vậy MỘC nào xứng là ngọc thụ (cây quí) – chính là Tùng bách mộc
Năm 1950 và 1951 có địa chi Dần – mộc và Mão- mộc, mạng Tùng bách mộc chính là ngọc thụ.
Xin đọc đoạn này trong quyển 2 «Thôi Bi Đồ» “ của Quốc sư triều Minh Lưu Bá Ôn “ … thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính.“
Mộc tử vi tính – lấy mộc tử làm họ. Thỏ chi niên là năm mão (lịch pháp Trung quốc, Việt nam gọi là năm con mèo)
Thiên khuyng bắc là gì ? ở đây có hai ý nghĩa là TRỜI (thiên) ưu ái riêng cho bắc phương, ý thứ hai là tác giả mượn ý trong câu “trời ngiêng về tây bắc, đất thiếu ở đông nam” để dùng ý là làm chấn động đất trời .
Vậy ý câu sấm là: Ngọc Thụ sinh ra tại Kim kê mục làm chấn động trời đất.
Xin không giải rõ hơn nữa, sẽ giải kỹ hơn sau này.
NGƯU XUẤT LAM ĐIỀN NHẬT CHÍNH ĐÔNG
Ngưu là con trâu, hoặc có thể hiểu là năm Sửu , người tuổi Sửu.
ở đây là con trâu, trâu trong Phật giáo tượng trưng cho tâm của người tu luyện, trong kinh điển Phật giáo có điển tích Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết 11 phép chăn trâu, tức là phép tu cho các tỳ-khưu. Đại Thừa Phật Giáo cũng có hình ảnh dùng trâu kéo cỗ xe lớn (đại thừa)… Giữ trâu cày ruộng bùn đầu không ngoảnh sang hai bên là ý chỉ người tu luyện không dám buông lơi tâm của mình là ẩn dụ được dùng trong Thiền tôn…v.v xin phép không trích dẫn kinh Phật trong bài viết này để tránh hiểu nhầm.
Lam điền là ruộng biếc, trâu thì phải ra cày ruộng – nên phải có điền, lam là xanh biếc làm đẹp cho chữ điền. Lam điền cũng là danh từ riêng LAM ĐIỀN là một huyện của tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc nổi tiếng về ngọc , trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du có câu “ấm sao hạt ngọc lam điền mới đông” tả nước mắt nàng Kiều giống hạt sương đầu đông.
Ngưu xuất Lam điền : chính là để chỉ người tu luyện, nhưng ở đây có một ý rất hay con trâu thì phải ra cày ruộng nhưng ở đây là ruộng chứa ngọc- “LAM ĐIỀN” ý là được tu luyện trong một Pháp rất quý báu.
Nhật chính đông – mặt trời ở chính Đông, Ở đây có hai ý nghĩa:
Thứ nhất là ánh dương từ phương Đông hay ánh sáng từ phương Đông chỉ trí huệ của nhân loại là xuất ra từ phương Đông sẽ soi đường cho phương Tây , ngược lại là văn minh phương Tây, khoa học kỹ thuật của phương Tây xâm nhập về phương Đông.
Thứ hai là : Chính, rất Chính .Tại sao là có ý như vậy bởi là vì mặt trời tuy ở đông nhưng mặt trời là tại đông chứ không phải chính đông, một năm chỉ có hai ngày mặt trời ở chính đông là ngày Xuân phân và ngày Thu Phân thôi. Nhật chính đông không phải là để chỉ 2 ngày này mà ý tại ngôn ngoại là: rất chính (không bị sai lệch).
Câu này có thể hiểu là : Người đó (Ngọc Thụ) hoặc thế nhân sẽ bước vào tu luyện một phép tu Phật (hay Đạo) rất quý, rất chính, cũng có nghĩa là Chính Pháp hay là Pháp Chính.
NHƯỢC ĐÃI ƯNG LAI SƯ TỬ THƯỢNG
THẾ GIAN TẬN HƯỞNG THÁI BÌNH PHONG
Xin giải luôn hai câu này vì nó liên quan đến nhau cũng liên quan đến câu trên.
Ưng (đại bàng) là vua của chim trên trời, sư tử là vua của loài thú dưới mặt đất.
Trong Phật giáo hình ảnh chim ưng là chỉ sự phá trừ độc hại (do ưng là loài bắt rắn độc) cũng ám chỉ như là tia nắng đem lại sinh sôi cho mặt đất.
Trong Phật giáo dùng hình ảnh sư tử hống ( tiếng gầm sư tử ) để tỷ dụ cho lời Phật (Giác Giả) đang giảng Phật Pháp phá mê cho chúng sinh mà cứu độ chúng sinh.
Vì ở trên nhắc đến tu Phật, tu Đạo nên câu này không khó giải ưng lai là chim ưng đã đến, Sư tử thượng tức là sư tử lên đàì.
Chữ ưng (chim) này viết giống và đồng âm với chữ ưng , ứng (bằng lòng, đáp lại) một chữ bộ điểu, một chữ bộ tâm, vì có nhược đãi (đợi chờ, chờ mãi) nên mới có ưng lai là chịu cho, đáp lời cho.
Hai câu này vậy ý nghĩa là: Chờ đến khi Thánh ( Giác Giả) bằng lòng lên đài giảng Phật Pháp thì thế gian thiên hạ được ơn Thái Bình.
Vậy toàn bộ đoạn sấm tạm viết ra là:
Sự đời nổi trôi, đợi đến thời có xe lửa nối thông nam bắc, ở nước Trung Quốc vào lúc sau cái chết của quốc phụ Trung Hoa đến cái chết của lãnh tụ c.... s.., chiến tranh mưa máu , Đài loan lập quốc, cũng chính là lúc ngọc thụ sinh ra tại kim kê mục làm kinh động đất trời báo hiệu một vận hội mới, người ta sẽ bước vào tu luyện chính Pháp và nhờ ơn Phật Pháp mà thiên hạ đều hưởng nhờ thái bình.
Giải đoạn sấm này vì tôi thấy nó rất một bài thơ rất hoàn chỉnh đầy đủ phong cảnh thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện. Mở đầu là cảm thán nhưng kết cục lại đầy tươi sáng.
Trong bài thơ sử dụng các vế đối rất xứng : thế sự đối bắc nam,
bình bồng đối thiết lộ,
hồ đối kình,
ẩn đối cư,
sơn đối hải,
trung đối ngoại,
mao tận bạch đối huyết do hồng,
kê đối ngưu,
minh ngọc thụ đối xuất lam điền,
thiên khuynh bắc đối nhật nhật chính đông.
Thật không hổ danh Nguyễn Bình Khiêm là một bậc thi sĩ đại tài!
Cơ duyên chính là tìm thấy bản chữ Hán này một cách “tự nhiên”, tôi đã đọc “Trình Quốc Công sấm ký “ trong quyển “BẠCH VÂN AM THI TẬP” tiếng Việt, không có bài này, cũng không giải được vì có lẽ cơ duyên chưa đến, cũng có cảm nghĩ là các bài sấm trong sách hoặc là do sưu tầm từ các nguồn khác nhau hoặc là đã bị đảo lộn nên không giải được, chỉ nắm được đại ý là sấm nhắm đến cái gì thôi. Sau khi giải xong chợt ngộ ra một điều chính là vì Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang danh Trạng Nguyên nên Sấm của Cụ là “nói có sách, mách có chứng” , nên những giải thích SẤM TRẠNG mà không có căn cứ là không đáng tin, chỉ là cưỡng ép theo mục đích của người giải mà thôi.
Viết bài này không phải là thể hiện bản thân tài giỏi gì, mục đích góp vui cho bạn bè thôi đúng hay sai không phải là quan trọng, chỉ là lý giải theo hiểu biết cá nhân, mà lý giải ra được cũng chỉ là những thứ đã phát lộ ra hoàn toàn rồi nên mới lý giải ra được, cũng nhờ tham khảo nhiều bài viết của những người khác trên các trang mạng.
Nếu các bạn đọc mà thấy có vẻ hợp lý thì cũng có thể chia xẻ cho người khác.
Vũng tàu ngày 25 tháng 12 năm 2018
Pham Thuong dong
*chỉnh sửa lần 1 ngày 27/12/2018)