Jump to content

Advertisements




THỬ LẠI GIẢI SẤM TRẠNG TRÌNH

Truyện Huyền Bí

25 replies to this topic

#16 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 03/02/2019 - 12:25

CaspianPrince: "Những bản sấm ký công khai trên thị trường và trong thư viện sau những năm 1920 dường như chẳng thể tin cậy được về tính chính xác. Cứ xem Thôi Bối Đồ và Tử Vi Kinh thời Minh để biết chiêu trò của vua chúa."

Vua chúa nào mà biết trước "Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch" thì thật đúng là Thiên tử thật chứ chẳng phải đùa giỡn.

Sửa bởi catdang: 03/02/2019 - 12:27


#17 slcsv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 44 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 05/02/2019 - 08:10

Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc
Ngưu xuât lam điền nhật chính Đông

Tôi lại hiểu như sau: Đây là 2 câu đối với nhau về từ và ngữ nghĩa. Câu đầu đúng là để chỉ Trung Quốc, và câu sau Việt Nam.

Kê minh thụ: gà gáy trên cây, tức gà gáy buổi sáng (gà ngủ trên cây hay mái nhà để chồn cáo khỏi bắt), đồng nghĩa với Thần kê nhất thanh trong Mã Tiền Khóa của Khổng Minh. Ngọc tượng trưng hay để chỉ cho TQ vì vị thần cao nhất trong văn hóa của TQ là Ngọc Hoàng Thuợng Đế. Câu dưới có chữ chính tức thẳng, đối nghĩa với khuynh tức nghiêng. Bắc tức TQ. Thiên khuynh Bắc: vận trời làm nghiêng đất Bắc, tương đương với câu Kỳ đạo đại suy tiếp theo trong Mã Tiền Khóa. Ngọc thụ: cây ngọc, tức cây khắc trên ngọc, hay ngọc được làm thành hình dáng giống như cây, thường không có giá trị thực tế, chỉ để chưng bày dù ngọc là vật quý. Ngày nay ngọc giả rất nhiều, làm giống như thật. là năm Dậu. Có thể xác định can của năm Dậu này như sau: hoặc là Kỷ (chữ ngọc thuộc hành Thổ) hay là Ất (chữ thụ là cây thuộc hành Mộc). Tức giai đoạn từ Kỷ Dậu (2029) cho tới Ất Dậu (2065).

Ngưu xuất điền: trâu hiện ở ruộng. Lam điền: ruộng xanh biếc, tức chỉ cánh đồng ruộng lúa cò bay thẳng cánh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngưu tức Ngưu tinh trong Tinh tụ Bảo giang thượng, Kim tịch sinh Ngưu lang, hay Tinh bản tại Ngưu lang. Nhật tức mặt trời, để chỉ vị vua. Nhật chính: để chỉ vị vua chân chính. Nhật chính Đông: tức buổi bình minh, để chỉ giai đoạn tươi sáng khi vị vua xuất hiện sau này khi thời thượng nguyên trở lại. (Nếu cưỡng từ, một vài vùng ngoại ô Hà Nội người ta phát âm ngọng l thành n, và ngược lại. Như vậy, lam điền thành Nam điền, tức đất nước Nam).

#18 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 09/02/2019 - 11:13

Sấm Trạng Trình :

Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất đông chinh
Bảo sơn thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành

Có người nói họ rất "sợ" mấy câu này, thật ra ý tứ nó rất là hay.
Phân phân là Xuân Phân và Thu Phân, Phân phân - sương tuyết bay lả tả.

Nhiễu nhiễu là làm cho yên vui, xinh đẹp.
Đông nghĩa là Chủ, chinh cũng đọc là chính.
Mấy câu này ý nghĩa là : Chính Chủ khởi từ Xuân phân năm tùng bách mộc, sương tuyết bay lả tả sẽ được làm cho yên . Chữ nhiễu nhiễu là đối lại với phân phân.
Hai câu cuối không cần giải thêm nữa.

Sửa bởi catdang: 09/02/2019 - 11:15


#19 slcsv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 44 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 09/02/2019 - 20:16

Lời giải lạ. Tuy nhiên, 2 câu đầu trong bản Sở Cuồng là:

Phân phân tùng Bắc khởi
Nhiễu nhiễu xuất Đông chinh

Mới hợp lý và đúng về mặt câu đối (từ loại và ngữ nghĩa). Tùngbách cùng loài, câu sấm lại cô đọng, sao lại dùng chữ như thế. Chữ "nhiễu nhiễu" tôi nghĩ giống như "Nhiễu nhiễu Trung nguyên" như trong Mã Tiền Khóa, hàm ý loạn lạc. Vị "chính chủ" theo ý bạn xuất hiện đã lâu, hình như thế giới ngày càng loạn ra, chẳng biết bao giờ mới yên.

#20 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 09/02/2019 - 21:05

Nhiều bản chép là "phân phân tùng bách khởi", có bản là "phân phân tòng bắc khởi",
Không hiểu "phân phân" thì không hiểu "nhiễu nhiếu".

NHIẾU ĐIỀU PHỦ LẤY GIÁ GƯƠNG
NGƯỜI TRONG MỘT NƯỚC PHẢI THƯƠNG NHAU CÙNG

Ý tứ của câu này là : Sương tuyết bay lả tả trên ngọn cây tùng bách, gặp nắng xuân nên phải tan đi.
nói một phải nghĩ hai đừng phê đại như vậy.
"BẢO SƠN THIÊN TỬ XUẤT" không phải là chuyện có thể nói đùa.
Thời gian đang còn nhưng không nhiều, trong bài "Huyền cơ" tôi viết "củi lửa đến gần" không phải là dọa.

Sửa bởi catdang: 09/02/2019 - 21:09


#21 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 09/02/2019 - 22:30

Có bao giờ người ta tự hỏi các câu hỏi sau không:
  • Cụ Trạng Trình đúng là có biết Thái ất thật, nhưng liệu có có rảnh đến mức làm sấm đoán cả tới 500 sau hay không?
  • Giả sử cụ làm ít sấm ký thật, nhưng cụ sẽ quan tâm thời nào nhiều hơn? Tại sao qua bao nhiêu đời rồi, đời nào cũng lôi sấm của cụ Trạng ra luận cho thời của mình (như đúng rồi) thế?
  • Cứ cho là các bài sấm ký đúng là của cụ Trạng Trình, cũng đúng là luận về thời này đi, vậy thì các vị có tự tin hiểu về Thái ất để luận ý của cụ Trạng hay không? Giả sử các vị đã hiểu Thái ất, vậy các vị còn cần phải đọc sấm nữa hay không?
Sấm ký tôi thấy cũng giống như thơ đề, dịch thế nào cũng ổn cả thì phải. Nay tôi thử làm ít thơ đề xem:

Ba Heo đuổi chuột phía Đông

Cọp tha thỏ trắng đi về phía Tây...


Các vị diễn dịch thử xem

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#22 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 09/02/2019 - 23:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 09/02/2019 - 22:30, said:

Có bao giờ người ta tự hỏi các câu hỏi sau không:
  • Cụ Trạng Trình đúng là có biết Thái ất thật, nhưng liệu có có rảnh đến mức làm sấm đoán cả tới 500 sau hay không?
  • Giả sử cụ làm ít sấm ký thật, nhưng cụ sẽ quan tâm thời nào nhiều hơn? Tại sao qua bao nhiêu đời rồi, đời nào cũng lôi sấm của cụ Trạng ra luận cho thời của mình (như đúng rồi) thế?
  • Cứ cho là các bài sấm ký đúng là của cụ Trạng Trình, cũng đúng là luận về thời này đi, vậy thì các vị có tự tin hiểu về Thái ất để luận ý của cụ Trạng hay không? Giả sử các vị đã hiểu Thái ất, vậy các vị còn cần phải đọc sấm nữa hay không?
Sấm ký tôi thấy cũng giống như thơ đề, dịch thế nào cũng ổn cả thì phải. Nay tôi thử làm ít thơ đề xem:

Ba Heo đuổi chuột phía Đông

Cọp tha thỏ trắng đi về phía Tây...


Các vị diễn dịch thử xem

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bạn như chưa từng đọc Sấm Trạng Trình :

"SO MẤY LỜI ĐỂ TÀNG KIM QUĨ
CHỜ HẬU LAI CÓ CHÍ SẼ CHO
TRƯỚC LÀ BIẾT NẺO TÔN PHÒ
SAU LÀ CAO TRÍ BIẾT LO MẶC LÒNG"

Đã ai học môn Thái ất chưa?
Tôi đã đọc "Thái ất thần kinh" tất nhiên là bản dịch thôi mà chẳng hiểu gì cả, tất nhiên thôi trong đó toàn là Phi phù bùa bay thủy kích mắt trời tướng khách cắp đề hiệp dẫn ... mà đi học toàn là học ni tơ, hy rô thì hiểu chi cho nổi. Tôi cũng biết lơ mơ rằng môn đó dùng để dụng binh mà dụng đến mức xuất binh chỉ cần nhìn cờ, xem mây, ngắm thú là đã biết thắng hay bại rồi, chỉ có người tín Thần kính Trời mới dụng được như thế.
Nếu chỉ dùng Thái Ất mới hiểu nổi Sấm Trạng Trình thì 500 năm sau Cụ con cháu người Việt có biết chữ Nho đâu mà hiểu.

Sửa bởi catdang: 09/02/2019 - 23:46


#23 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/02/2019 - 10:03

khoảng trước năm 1996 tui còn ở ngoài bắc, ngày ấy bia hà nội là xịn nhất và có giá, mà nhà tui bán hàng tạp hóa; lấy ít bia của Sơn Tây thay nắp đổi vỏ giả thành bia Hà nội bán kiếm lời haha (xấu hổ, xấu hổ). Bia là cái hữu hình còn bị làm giả, huống chi mấy câu sấm ký?

Bẩm cụ, VN thích nghĩ là mình hiểu được một hai điều trong môn Thái ất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#24 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 11/02/2019 - 10:37

Chữ Hán "tiêm" là chữ "tiểu" xếp trên chữ "ĐẠI" nghĩa là nhọn.
Kẻ khôn ngoan gọi là "tiêm nhuệ", như VN nói Sơn Tây giả thành Hà Nội thì cũng xứng gọi là "tiêm nhuệ".
Trong bài trước tôi viết rằng ngây thơ là chìa khóa để hiểu Sấm Trạng Trình, thế mà có người nói "cứ ngây thơ đi",
Tiêm nhuệ với ngây thơ thật là cách nhau xa quá.

LONG VĨ XÀ ĐẦU KHỔ CHIẾN TRANH

Ai ai cũng nói rằng là cuối năm RỒNG đầu năm Rắn, tôi nghĩ rằng Cụ Trạng gọi anh thợ cày vào tra dùm cho cái dao bị sút cán vì mấy đứa học trò cứng đầu quá không bảo được.
Ai làm giả Sấm thì cứ làm. tôi ngây thơ nên vẫn tin.

NHÂN NGUYÊN TUẦN HẾT CHI CÒN BIẾT NHAU!

Sửa bởi catdang: 11/02/2019 - 10:40


#25 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/02/2019 - 14:20

Bẩm cụ catdang, trên mặt chữ nghĩa thì cặp từ "ngây thơ" cấu thành bởi hai từ:
  • ngây: có nghĩa đối diện với "anh", đại khái là còn chậm lụt chưa sáng
  • thơ: có nghĩa đối lập với "lão" (già cỗi), chỉ sự non nớt
thiển nghĩ từ "ngây thơ" muốn chỉ tình trạng non nớt về tâm trí, chưa trải qua từng trải của thanh thiếu niên. Đại khái nếu hiểu rộng ra tức là "xích tử chi tâm" (tâm thuần thiện của trẻ nhỏ). Nhưng mà tâm thuần thiện cũng chưa chắc đã ngây thơ. Nếu Lão tử thực sự ngây thơ đã không viết ra được đạo đức kinh lưu truyền vạn thế.

Do đó, bẩm cụ, chúng ta quá 18 tuổi không nên ngây thơ nữa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#26 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 11/02/2019 - 15:53

Tôi xin ADMIN đóng topic này lại!
Quá mù ra mưa.
Có nhiều thứ không phải để nói đùa được, ngay cả diễn đàn cũng có thể gặp "rắc rối", hiện nay tôi vào trang này thấy rất khó khăn nên xin admin đóng dùm lại cho.

Pham thuong Dong.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |