Jump to content

Advertisements




Tam hợp? Phi tinh? Đường nào đến La Mã?

tam hợp phi tinh

107 replies to this topic

#16 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1869 thanks

Gửi vào 26/12/2018 - 06:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KimCa, on 21/12/2018 - 21:56, said:

Thiên can thì có 10, địa chi có 12, thế còn dư 2 can, do đó tứ hóa đại vận sẽ lặp lại ở 2 can ấy. như vậy có gì uẩn khúc không?
Theo tứ trụ thì dù hàng đại vận đi thuận hay nghịch thì vẫn không lặp lại mà cứ thế đi thôi. Đây Tử vi đại vận lại lặp lại hàng Can.
Vậy cái chỗ lặp lại ấy có nguyên tắc gì không?
Có nguyên tắc. Đào sâu hơn ở phần kế tiếp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KimCa, on 21/12/2018 - 21:56, said:

như mệnh ở Tý là Canh tý, qua Sửu là Tân sửu, Canh Dần, đến Mão lại là Tân Mão an tứ hóa.thế là Canh Tân lặp lại. vậy chữ Canh Tân ấy xem thế nào, điều này Tứ trụ thật khó mà giải thích cho được.
Vậy để cho đúng có phải hàng Đại vận tử vi phải là Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão mới đúng?
nó không hề lặp lại và phù hợp quy luật. Nhưng có điều nếu thế thì sẽ mâu thuẫn với 12 tháng cố định trên 12 cung.
Vậy cái chỗ này có gì đó giấu giấu mà k được tiết lộ ra ngoài.
Mô hình Tử Vi khác hẳn mô hình tứ trụ.
Mô hình Tứ trụ dựa trên can chi năm tháng ngày giờ sinh, không hơn và không kém. Do đó tứ trụ như một bài toán số. Đây là lý do tại sao đại hạn thuận hành qua khỏi Ất Sửu rồi tất nhiên phải coi các hạn tiếp là Bính Dần rồi Đinh Mão v.v…

Mô hình Tử Vi dựa trên địa bàn, tức 12 phương hướng, nên có tính hình học, không phải là một bài toán số. Tử Vi khởi ở địa bàn (tức 12 chi Tí Sửu Dần…). Sau khi có địa bàn rồi thì tìm cách ghép thời gian vào. Coi năm là yếu tố quan trọng nhất nên toàn thể địa bàn đại biểu năm sinh, mỗi cung vì vậy ứng một tháng sinh, tháng Giêng cung Dần, tháng 2 cung Sửu v.v… Tý đồng can Dần, Sửu đồng can Mão là vì lẽ đó. Khi xem đại hạn (nam sinh năm Mậu) qua khỏi Ất Sửu rồi thì cung tiếp tất nhiên phải là Giáp Dần, rồi Ất Mão; đây tức là qua khỏi tháng 12 thì lập lại từ đầu năm, tức tháng Giêng và tháng 2 của cùng năm. Sở dĩ lập lại tháng Giêng rồi thàng 2 cùng năm là vì mô hình Tử Vi là một mô hình hình học dựa trên năm sinh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KimCa, on 21/12/2018 - 21:56, said:

Đại vận trong Tử vi là về Không gian và thời gian, thời gian là đại vận, không gian là cung vị, vận đến cung Canh Dần thì Canh Dần là thời gian, theo quy tắc thời gian 60 hoa giáp lặp lại, đủ cả Can Chi, mỗi Can và mỗi Chi không cấu thành thời gian được, thiếu Can hoặc thiếu Chi là Không Vong. Nếu đã là thời gian sao lại lặp lại hàng Can? điều đó mâu thuẫn với thời gian Can Chi.
Đã giải thích trên. Trong Tử Vi (mặc dù cũng dựa trên lục thập hoa giáp) mô hình của mỗi lá số chỉ ứng với năm sinh của một người mà thôi, bất chấp các năm trước và sau như thế nào. Thành thử đi thuận hết năm thì gặp lại tháng Giêng đầu năm, đi nghịch hết tháng Giêng thì gặp tháng 12 cuối năm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KimCa, on 21/12/2018 - 21:56, said:

Cho nên Tứ hóa tự nó là mâu thuẫn , để hết mâu thuẫn thì cái quyết yếu ấy hẳn là còn có nhiều.
Như trên đã giải thích. Tứ hóa không hề mâu thuẫn khi dùng lại can. Trái lại, vì đã dựa trên mô hình là năm sinh, tứ hóa bắt buộc phải dùng lại can, không thể làm khác được. Đi tiếp như tứ trụ là phạm ngay lỗi lầm ở mức cơ sở.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KimCa, on 21/12/2018 - 21:56, said:

1 tháng 30 ngày, thì Tuần Trung không vong ở tuần thứ 2, 2 Can lặp lại là Tuần Trung. Đó là 1 tháng, đây là 1 năm 12 tháng, hàng Can đã hết, vậy nếu quả thực chuyển vận lặp lại Can thì chỗ Can ấy cũng phải thật khác biệt.
Không nên coi là lập lại can, chỉ cần biết cung đó ứng tháng mấy, năm ấy can gì, thế thôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KimCa, on 21/12/2018 - 21:56, said:

Tứ hóa nếu xét chu trình là sự vận chuyển Tứ tượng, tứ tượng quy bản thể nhập trung cung, Tứ hóa cho biết cái lý Nhân Quả của Cách Cục, Hóa lộc là Duyên khởi, Hóa kỵ là Duyên Diệt, cho nên lưu hóa lộc ở phu thê/ lưu phu thê thì có tượng Duyên khởi đưa đến hôn nhân, nhưng đấy chỉ là tượng duyên khởi, Cách Cục là hạt giống, hóa lộc là môi trường thuận lợi để hạt giống nở, nếu không có hạt giống thì sao nảy mầm?
Cho nên nói hóa lộc là nói vắn tắt về duyên khởi, nhưng đầy đủ phải là Cách Cục + hóa lộc, bây giờ cũng là Tượng hôn nhân, nhưng Cách Cục vốn mang hạt giống xấu, thì dĩ nhiên hạt giống xấu nảy mầm ra sự việc, nhưng vì mới là Duyên khởi, mọi thứ mới bắt đầu, cái xấu chưa bộc lộ mà còn Ám muội.
Giống người mới yêu, dù yêu người xấu xa nhưng mới yêu đâu nhận ra bộ mặt của người yêu, chỉ đến đoạn cuối mới nhận ra, hạt giống xấu vẫn còn đó chưa biểu hiện, chỉ đến khi thời Kỵ sẽ thể hiện rõ ràng bộ mặt của nó, đó là sự xấu xa. Cho nên Hóa Lộc chỉ là yêu, nhưng cái tình yêu ấy ẩn chứa Phúc hay Họa là ở Cách cục.
Giữ nguyên để độc giả dễ theo dõi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KimCa, on 21/12/2018 - 21:56, said:

Cho nên Cách Cục + Tứ hóa vốn không tách rời, người người chỉ lấy tứ hóa để luận, bỏ luôn Cách Cục, cho nên chỉ thấy cái ngọn, không hiểu bản chất vấn đề. người đọc có căn cơ sẽ hiểu ra vấn đề.
Đây là một vấn đề sôi nổi. Dĩ nhiên người chỉ lấy tứ hóa để luận sẽ nghĩ khác. Nếu loạt bài này đến kết cục mong muốn tôi sẽ có thời gian bàn kỹ hơn vấn đề này.

Sửa bởi VDTT: 26/12/2018 - 06:57


Thanked by 3 Members:

#17 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1869 thanks

Gửi vào 26/12/2018 - 10:47

(Kỳ 5. Các kỳ trước ở message 1, 7, 11, 13 hoặc gần đó).

Khác biệt Việt Đài khi xem số Tôn Dật Tiên (TDT)

Trước hết bàn cách cục:

Với Tử Vi Việt, lá số này rất đặc biệt vì ông TDT sinh tháng 10, là cách mệnh Không thân Kiếp, một cách bị coi là rất đáng sợ trong Tử Vi Việt. (Mười mấy năm gần đây tôi đọc trên mạng chữ Việt thấy có người bảo –và thỉnh thoảng được người khác lập lại- rằng sinh tháng 10 thì được Không Kiếp “miễn” cho, tức là không bị chúng hành hạ. Đây quả là một khuynh hướng mới, có lẽ được xiển dương bởi một vị nào đó đã xem số nhiều người sinh tháng 10 mà chẳng thấy Không Kiếp hành hạ họ gì cả. Tôi xin thưa rằng, nếu đã trọng cách xem của Tử Vi Việt thì đây là một lý vá víu, chẳng nên theo; bởi phải sinh 10 mới bị cách “Mệnh Không thân Kiếp”, nếu chính vì sinh tháng 10 lại được hai hung thần này miễn cho thì cách “Mệnh Không thân Kiếp” còn gì đáng sợ nữa? Bỏ nó đi cho rồi!)

Ông TDT đắc song Lộc nên có thành tựu, Mệnh Không thân Kiếp, thân lại cư quan nên phải luận là ông có khuynh hướng hành động nhanh nhẹn, thành ít bại nhiều, đặc biệt trong sự nghiệp khó thành tựu lâu bền. Chú ý rằng mệnh ông TDT có hóa Lộc, thân cư quan có hóa Quyền; nhưng vì cách xem Việt không cho tứ hóa vị trí áp đảo, nên chỉ có thể kết luận là có thành đạt nhưng không lâu bền.

Nếu xem bằng cách Đài Loan thì vì đắc song Lộc, thêm mệnh có Lộc (tương đối đúng chỗ), thân có Quyền (đúng chỗ) nên đây là một lá số có thành tựu rất đáng kể, nhưng vì chính tinh Đồng ở Dậu, Cơ ở Sửu đều hãm nên thành tựu không lâu bền. Ngoài ra, vì cặp Không Kiếp tề tựu ở mệnh quan nên đời sống và sự nghiệp có tính gập ghềnh, ngay khi thành công cũng rất dễ có vấn đề, tóm lại không thể nào thông suốt được.

Xem ra cả hai cách luận đều ra kết quả khá giống nhau, và đều đúng cả. Nhưng cách xem của Đài vì cho tứ Hóa vị trí áp đảo DỄ đoán ra mức độ thành công lớn mà ông TDT đạt được. Cách xem Việt KHÓ luận ra sự thật này. (Chú ý: hai tĩnh từ DỄ, KHÓ hoàn toàn bằng chữ in để nhấn mạnh).

(Chú: Đây tôi xin nói một chút về câu “chính tinh hãm đáo Quyền Lộc quang vinh” mà tôi đặt ra khi còn làm việc ở Đài Loan. Theo cách luận này thì Đồng, Cơ hãm chẳng những không làm cho cách cục giảm đi như cách luận của Tử Vi Đài Loan, trái lại còn khiến cho cách to hơn, thành tựu dễ lớn hơn. Cách xem này đúng nhất trong trường hợp ông TDT nhưng nó chẳng chứng minh được gì cả. Chẳng phải là tôi khiêm nhượng, mà vì lá số TDT là một dữ kiện tôi dựa vào để đặt ra câu này sau khi đọc kỹ các cách liên hệ đến Lộc Quyền của Cự, Đồng hãm địa trong sách Vân Đằng Thái Thứ Lang).

Kế tiếp, luận hạn thì Tử Vi Đài thấy ngay Tân Sửu là hạn đặc biệt, có thành công to vì gặp lại Quyền Lộc nguyên thủy, hạn Lộc Quyền lại ở trục quan lộc – thê thiếp của hạn, nhưng vì gặp Không Kiếp nên thành tựu khó mà giữ được. Còn theo Tử Vi Việt thì vì số mệnh Không thân Kiếp, hạn lại bị Kiếp Không hội họp (hạn Kiếp hội Không) tất nhiên là hạn gặp rất nhiều khó khăn, nếu có lên thì phải có xuống.

Sự thật: Hạn Tân Sửu bắt đầu năm 1911 chính là năm cách mạng Tân Hợi, ông TDT vinh quang về nước được tôn làm đại tổng thống (ngày 1 tháng 1 năm 1912, tức Trung Hoa Dân Quốc năm thứ nhất, âm lịch vẫn là năm Tân Hợi). Đến tháng 3, tức đầu năm âm lịch Nhâm Tí, thì chức này đã mất vào tay Viên Thế Khải, rồi năm 1913 phải lưu vong, sau khi họ Viên xưng làm vua, bị phản đối uất ức chết đi ông TDT mới về nước. Những năm còn lại trong đại hạn này đời ông TDT vẫn là chuỗi dài lên voi xuống chó, nhưng hai năm 1918-19 ông đã hoàn thành kiệt tác “tam dân chủ nghĩa”. Tóm lại là một đại hạn có thành tựu to tát, nhưng lên xuống gập ghềnh.

Thành ra, xét thoáng qua thì thấy hai cách xem hạn đều đúng. Nhưng cách xem của Đài Loan DỄ luận ra là thành tựu của ông TDT ở cấp “to”, còn cách xem của Việt Nam (mà tôi quen thuộc) thì KHÓ mà luận ra rằng ông TDT thành tựu ở cấp to. (Chú ý: Hai tĩnh từ DỄ, KHÓ hoàn toàn bằng chữ in để nhấn mạnh).

Thành thử, tôi nhận ra một điều hết sức quan trọng mà tôi đã dùng chữ in để độc giả chú ý; đó là dùng lối xem Việt KHÓ mà đoán chính xác bằng lối xem Đài Loan cho lá số này.

Cái KHÓ này của Tử Vi Việt phải chăng đặc thù với lá số TDT? Tôi xin trả lời là không phải, mà cái KHÓ này là bản chất của Tử Vi Việt, và lý do chính yếu –theo tôi- là không chịu cho tứ Hóa vai trò áp đảo trong việc định thành bại, nên phải phối hợp rất nhiều dữ kiện lại rồi mới kết luận được, mà muốn phối hợp càng nhiều dữ kiện cho chính xác thì càng phải có nhiều kinh nghiệm thực chiến, và ai cũng biết muốn có kinh nghiệm thực chiến trong một “nghề tay trái” như Tử Vi thật chẳng phải chuyện dễ dàng.

Vậy thì nên chọn lối xem nào?
Độc giả có thể đoán được là nếu cho tôi chọn giữa hai cách xem, một là cách xem Việt (mà tôi biết thôi, không phải là những cách xem siêu đẳng nhưng bí mật chẳng bao giờ tiết lộ ra ngoài) hai là cách xem Đài, thì tôi sẽ chọn cách xem Đài. Đây chính là lý do khiến tôi bỏ công sức nghiên cứu chồng sách Tử Vân hơn mười năm.

Viết đến đây tôi thấy có nhu cầu tự biện hộ cho mình, vì rất có thể một số độc giả sẽ lên án tôi là “phản quốc”, “làm nô lệ cho ngoại bang” v.v… (Còn may Đài Loan và Trung Cộng hiện là hai phe đối nghịch, bằng không tôi bị lên án là “cam tâm làm nô lệ cho bọn Tàu phù” thì thật là nguy hiểm).

Lời biện hộ của tôi rất giản dị: Tôi xem Tử Vi là một môn khoa học, không phải là một quyển gia phả. Khoa học không phải là tài sản của một quốc gia, mà là tài sản của toàn thể nhân loại. Là người trọng khoa học, tôi muốn học những kiến thức ở cấp tốt nhất, cao nhất của Tử Vi; và hy vọng tự mình có thể đóng góp những kiến thức Tử Vi ở cấp tốt nhất, cao nhất cho toàn thể nhân loại được hưởng.

(Còn tiếp)

Sửa bởi VDTT: 26/12/2018 - 10:53


#18 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 26/12/2018 - 11:00

Cám ơn sự trở lại của bác VTTD,

Có thể khái lược ngay lập tức rằng:

1. Nếu đã xem "Không vong" thì phải chú trọng đến 05 ngôi sao thuộc hàng huyền thoại về cách này (Hoặc 04 ngôi sao từ bỏ đi 1 ngôi in nghiêng mà có nơi không an) là: Tuần Không, Triệt Không, Thiên Không, Địa Không, Địa Kiếp.

2. Nếu đã không còn để tâm vào "Không vong" thì ngay lập tức hạ thấp độ số quan trọng hoặc lược bỏ 5 ngôi sao kia đi là điều không cần bàn cãi. Tính không ở đây được bù đắp bằng tính luân chuyển thời vị của cung vị và lưu hóa khí.

Ngoài ra, khi xét một lá số thành công, bắt buộc phải xem xét đi kèm với cả 1 nhóm phù trợ quanh lá số đó. Điều này là tiên quyết cho mọi trường phái Tử Vi.

Kính ái chúc bác năm mới an khang - mạnh khỏe.

Vô Thường.

Thanked by 6 Members:

#19 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1869 thanks

Gửi vào 26/12/2018 - 11:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 26/12/2018 - 11:00, said:


Có thể khái lược ngay lập tức rằng:

1. Nếu đã xem "Không vong" thì phải chú trọng đến 05 ngôi sao thuộc hàng huyền thoại về cách này (Hoặc 04 ngôi sao từ bỏ đi 1 ngôi in nghiêng mà có nơi không an) là: Tuần Không, Triệt Không, Thiên Không, Địa Không, Địa Kiếp.

2. Nếu đã không còn để tâm vào "Không vong" thì ngay lập tức hạ thấp độ số quan trọng hoặc lược bỏ 5 ngôi sao kia đi là điều không cần bàn cãi. Tính không ở đây được bù đắp bằng tính luân chuyển thời vị của cung vị và lưu hóa khí.

Ngoài ra, khi xét một lá số thành công, bắt buộc phải xem xét đi kèm với cả 1 nhóm phù trợ quanh lá số đó. Điều này là tiên quyết cho mọi trường phái Tử Vi.

Vô Thường.
Hay lắm. Ngắn, gọn, súc tích, và hoàn toàn đúng ý tôi.

#20 Atmao75

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 Bài viết:
  • 857 thanks

Gửi vào 26/12/2018 - 11:19

Cụ VDTTL có nói vế thứ hai của phi thường cách là phải có không kiếp. Quan trọng không kiếp phải thế nào để thành cách cục.

Về mặt tính cách, trong xã hội hiện đại, không kiếp cực kỳ phù hợp. Cho nên không kiếp đào hồng song lộc rất có nhiều lợi thế để đạt thành tựu.

Thanked by 1 Member:

#21 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 26/12/2018 - 11:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 26/12/2018 - 11:12, said:

Hay lắm. Ngắn, gọn, súc tích, và hoàn toàn đúng ý tôi.
Cháu nghĩ bác nhầm rất rất lớn ở chi tiết này. Cháu vẫn sử dụng tuần triệt trong phi hóa bắc phái, và nó là công cụ cực mạnh. Sự chính xác của tuần triệt được công nhận thông qua khán hạn quá khứ sắc nét, và đương số xác nhận.
Có điều mình có biết dùng nó hay không thôi.

Sửa bởi MikeDo: 26/12/2018 - 11:55


Thanked by 3 Members:

#22 IE3.0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 445 Bài viết:
  • 311 thanks

Gửi vào 26/12/2018 - 12:07

Kỳ tới của bài viết bác có thể luận chi tiết theo Tứ hoá phái các cường cung và mối quan hệ trên lá số Tôn Trung Sơn đc ko ạ, ở tử vi Việt lá số này cháu có nhận xét như sau:
Thời đại: Thì đây là thời kỳ cách mạng có sự đổi mới phá cách. Xét cho cùng thi TTS đc lòng thiên hạ nhưng đi ngược lợi ích của giai cấp thống trị nên Không Kiếp có đất dụng võ ( tương tự cách cục Tử tướng võng la)
Về gia đình: Chỉ nhìn cung thê của TDT thể hiện hết quí cách, giáp long phựng thai toạ, thiên lương miếu địa có thể nhận xét rằng phái sau người đàn ông thành công là bóng hình người phụ nữ. Cung thê này quá hay!
Có thể Tử vi Việt ko nhận xét đc sự thành công lớn của TTS nhưng phản ánh khá đầy đủ và chi tiết môi trường, hoàn cảnh sống cũng như gia đình đương số. Từ lá số này thấy rõ đc tính chất bài bản và uyên bác của học giả xưa. Thời vận, mối quan hệ cung, sao đc tử vi Việt tận dụng để khái quát nên cuộc đời đương số.

#23 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2563 thanks

Gửi vào 26/12/2018 - 19:39

Chú Đằng Sơn hiện theo trường phái tứ hoá dùng bao nhiêu sao? Có loại bỏ lộc tồn, hoả linh, không kiếp o?

Thanked by 1 Member:

#24 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1869 thanks

Gửi vào 26/12/2018 - 23:02

Hình như anh MikeDo nghĩ là tôi đã quyết định bỏ Tuần Triệt, nên viết:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 26/12/2018 - 11:40, said:

Cháu nghĩ bác nhầm rất rất lớn ở chi tiết này. Cháu vẫn sử dụng tuần triệt trong phi hóa bắc phái, và nó là công cụ cực mạnh. Sự chính xác của tuần triệt được công nhận thông qua khán hạn quá khứ sắc nét, và đương số xác nhận.
Có điều mình có biết dùng nó hay không thôi.
Cám ơn anh cảnh báo. Nhưng anh thử nghĩ tôi bỏ công nghiên cứu và suy nghĩ về Tuần Triệt mấy chục năm làm sao lại bỏ chúng? Dĩ nhiên tôi vẫn xử dụng Tuần Triệt, chỉ là từ một nhãn quan mới thôi.

Hình như anh tuphasonghanh nghĩ tôi đã quyết định bỏ lối xem cũ, nên viết:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphasonghanh, on 26/12/2018 - 19:39, said:

Chú Đằng Sơn hiện theo trường phái tứ hoá dùng bao nhiêu sao? Có loại bỏ lộc tồn, hoả linh, không kiếp o?
Sự thật là trong cách xem của tôi, tất cả mọi sao đều có chỗ của chúng. Không bỏ sao nào cả.

Khi viết một loạt bài thế này, chuyện hiểu lầm rất dễ xảy ra. Biết thế nhưng tôi vẫn phải trình bày vấn đề một cách lớp lang, bằng không có thể còn gây ra hiểu lầm lớn hơn thế này nữa.

Ngắn gọn: Tôi nghĩ tôi đã tìm ra một cách để vận dụng cái hay của phái phi tinh mà không bỏ cái hay của Tử Vi Việt. Luận cứ còn dài.

Sửa bởi VDTT: 26/12/2018 - 23:09


#25 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 27/12/2018 - 01:02

Trích dẫn

Ngắn gọn: Tôi nghĩ tôi đã tìm ra một cách để vận dụng cái hay của phái phi tinh mà không bỏ cái hay của Tử Vi Việt. Luận cứ còn dài.
Cháu đồng ý và chỉa sẻ với bác luạn điểm này. Đến nay cháu cũng kết hợp các xem của bắc phái với cách xem của nam phái và không phải bỏ sao, và cháu mạn phái nhận xét rằng có một số kết quâ nào đó.
Như vậy, bác và cháu đã có nhiều quan điểm chung ở bước này .

Cụ thể hơn trong vòng 5 năm trở lại đây, đề tài nghiên cứu của cháu xoay quanh chủ yếu về tương tác của phi hoá bắc phái và phép hội sao nam phái trên nền lưu cục. Xét ra, nó cũng chính là vấn đề bác đang nghiên cứu.

Nhưng chính vì vậy, bắt buộc cháu phải san định lại hầu như toàn bộ hệ thống tử vi nam phái để có thể phệ hạp một các hoàn mỹ. Ví dụ có những cách cục kiểu như khi nào tử vi gặp không kiếp là tối cát, và chắc chắn là đi nguợc với kinh điển, nhưng lại phù hợp với thực tế.
Và quan trọng hơn, vì rằng cháu sử dụng cục là chính, nên cũng sẽ có bất đồng với bác về cái nền tảng khoa học của tử vi.

Sửa bởi MikeDo: 27/12/2018 - 01:29


#26 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 27/12/2018 - 01:15

Nhân tiện đây, cháu có cái bài viết này, mong bác cho cháu xin vài lời nhận xét quý báu. Cháu sẽ bắt đầu vào việc mổ xẻ chi tiết các bài viết của bác, sau khi bác hoàn thành bài tâm sự cuối cùng.

Trích dẫn

Trước kia cụ VDTT đã nói, tử vi tối trọng âm dương. Tuy nhiên, đến nay tôi cho rằng, tử vi tối trọng tam tài, vì rằng tam tài hình thành cái lõi của tử vi, còn âm dương tạo thành cái vỏ của tử vi.
Trong mọi chiêu thức, để đạt tới hoàn thiện, bắt buộc phải hội đủ tam tài, nếu như thiếu một tài thì chiêu thức ấy trở thành chiêu thức cụt, dùng lúc đúng lúc sai.
Trong câu thiên khai ư tý,.... của hoàng cực kinh thế, hàm ý của nó không phải là phép phân tam tài, mà nói về vận hành của tam tài. Đầy đủ phải là trời sinh ở tý, diệt tại tuất, đất lập ở sửu và diệt ở dậu....
Trong đó, ý nghĩa của nó là khi tử vi ở tý thì thất sát nằm ở tuất, tử vi ở sửu thì thất sát ở dậu,,,,.
Kéo theo, tử vi là nơi sinh của mệnh, thất sát là nơi diệt của mệnh và do đó hình thành nguyên lý của vòng tử vi và vòng thiên phủ.

Trong mọi môn phái tử vi (ít nhất mà tôi biết), kể tử nam phái, bắc phái, đông a, phúc tông.... khi học tới mức độ nào đó, mọi chiêu thức đều phải hội đủ tam tài mới có thể sử dụng được, nhưng người ta thường dấu cái đoạn đó đi, dành riêng cho chân truyền, còn với những môi trường giao tiếp có tính chất cộng đồng thì chỉ đưa ra một nửa của chiêu thức.
Trong phạm trù các sao, ta phân ra can năm= thiên, chi năm= địa, tháng ngày giờ thuộc nhân, trong đó tháng và giờ đối ngẫu với nhau, lấy ngày là trung tâm.

Ta ví dụ, kỹ thuật của ông bửu đỉnh, vốn tôi không dùng vì cho rằng nó quá phức tạp, không cần thiết, không hội đủ hình và khí, nhưng cũng là một ví dụ tốt. Ông ta khi xét vận năm lấy hệ sao lưu theo can nam, dụng làm tài thiên, lấy hệ sao lưu theo địa chi, dụng làm tài địa, rồi cho chúng nó bắn phá lên tầng cung chức tiên thiên hội với chính tinh cố định, dụng làm tài nhân.
Vậy chiêu thức của ông ta về nguyên tắc hội đủ tam tài, nên là complete. Tuy nhiên, với trục thời gian, ông ta lại không đủ tam tài, nên sinh ra tình trạng vận năm 1 tuổi và vận năm 61 tuổi giống hệt nhau, nhưng đó là vấn đề bàn sau.
Chính vì vậy ông ấy nắm đúng bí quyết thì ông ấy dùng được, còn đưa ra ngoài thì chiêu thức bị dấu đi thành dạng trò cười, và người học theo vì không hiểu tam tài nên chỉ thấy bóng chứ không nắm được thực chất.

Tương tự, với các kĩ thuật tiêu chuẩn của nam phái, đa phần người học cứ tua cái bài, kình gặp lưu kình thì cực xấu, tang gặp lưu tang.... có biết đâu nếu chỉ có một kình gặp lưu kình thuộc tài thiên, hiển nhiên không tạo thành cách cục, đồng thời cứ 10 năm lặp lại một lần. Vì vậy, dễ thấy xem kiểu đó sai nhiều hơn đúng, bảo đoán quá khứ hiển nhiên là chết ngay, xét ra còn không bằng bên bửu đỉnh.

Tương tự, đối với bắc phái, vì là nơi dụng tượng của sao ở mức độ nhỏ, còn đi sâu vào lõi của lãnh vực, nên tam tài hiển nhiên đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, phi tinh hà lạc phái, người ta cắt ngay tài địa đi. Trong khâm thiên môn, ví dụ trong lý thuyết vãng và lai nhân cung ở mức độ tiên thiên và hậu thiên, người ta dấu tài địa, một phần để lại vết là vị trí cung tý sửu và dần mão. Đó là hệ quả, mọi người đọc sách bị dội ra ngay lập tức nhưng người nắm bí quyết thì lập tức học được.
Trong mãn thiên tứ hóa phổ của thiên địa nhân chính huyền sơn nhân, ta thấy tính tam tài thể hiện rõ, và ngay trong cái tên thiên địa nhân cũng đã đầy đủ tam tài, nhưng ông ta cũng không nói.
Với cá nhân tôi, khi phát minh ra chiêu đồ tẫn trong bắc phái để xem vận, cũng phải đầy đủ tam tài là bước đầu tiên, và phân ra ứng kỳ theo đủ tam tài. Gần đây, một vài học trò của tôi có đưa ra Tam Tài phi tinh hậu thiên mệnh phổ khi sử dụng khâm thiên môn trên nền tảng nam phái, cũng đặt trên nền tảng tam tài.
Trong trung châu phái, khởi nguyên cũng dùng tam tài làm căn bản, nhưng các kĩ thuật lưu hóa của họ lại rất tầm thường, vì không biết vô tình hay hữu ý, tam tài bị bỏ qua, và họ tập trung duy nhất vào tài nhân theo tử vi tinh quyết. Tôi cho rằng họ dấu một phần quan trọng.

Ví dụ tiếp, khi địa chi tác động lên tinh đẩu, sinh ra tính đắc hãm tạo thành cơ sở của nam phái. Thiên can tác động lên tinh đẩu, sinh ra phi hóa tạo ra cơ sở cho tiên thiên bắc phái. Nhưng, phần tài nhân, hình thành bởi lý thuyết cung khí lại bị cắt đi không nói.

Chính vì bị cắt đi, nên khi giải thích bài thái vi phú, những người không có lãnh ngộ sẽ giải thích rất tầm thường và đi sai lạc.

- Sinh phùng bại địa phát dã hư hoa. - Tuyệt xứ phùng sinh hoa nhi bất bại.

Điển hình, đây là hai câu luận về lý thuyết cung khí, nhưng vì hiểu biết thiếu sót, lại mang bại gán cho mộc dục của mấy cái vòng, tuyệt thì gán tiếp cho tuyệt của vòng trường sinh vì có tên giống nhau. Đấy là sai sót vậy.


#27 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1869 thanks

Gửi vào 27/12/2018 - 10:05

(Kỳ 6.
Các kỳ trước msgs 1, 7, 11, 13, 17 hoặc gần đó.
Bút đàm msgs 16, 19, 24 hoặc gần đó)

Tóm lược những bước đi trên đường nghiên cứu cách xem Tử Vi của tôi
Tóm lược lại hoàn cảnh. Sau khi có khá nhiều cơ hội so sánh tại chỗ, tôi thấy Tử Vi Việt khó xem hơn Tử Vi Đài vì thế tôi cố học Tử Vi Đài cho đến nơi đến chốn. Trong nỗ lực ấy tôi quyết định nghiên cứu trường phái Tử Vi Đài tôi nghĩ là khoa học hơn cả, tức Tử Vi theo phái Tử Vân. Mặc dù cách xem của phái Tử Vân càng ngày càng phức tạp, nhưng cho đến năm 2012 vẫn tương đối xem được, mặc dù còn vài vấn nạn chưa được giải quyết ổn thỏa.

Chẳng ngờ từ năm 2013 trong loạt sách mới phái Tử Vân thay đổi toàn bộ, vận dụng một cách xem mới gọi là “quái tượng”. Cách này không những phức tạp hơn cách cũ, và có lẽ phức tạp hơn cả Tử Vi Việt, mà còn đi quá xa ra ngoài cơ sở của khoa Tử Vi (định lại vòng chính tinh, tùy theo tứ hóa của năm tháng ngày giờ sinh). Sự thật này khiến tôi bắt buộc có một quyết định khó khăn là tối thiểu tạm thời phải bỏ phái Tử Vân mà đi. (Chú: Bỏ cách xem mới thôi. Không phủ nhận giá trị của cách xem cũ).

Vì cách xem “quái tượng” cũng gây ra cảnh “tứ hóa bay đầy trời” chẳng thua gì cách xem của phái phi tinh, tôi quyết định trở lại với các sách phi tinh, nhưng lần này với ý nghiên cứu chuyên sâu.

Phát hiện bất ngờ: Phi tinh là cách xem hạn hoàn chỉnh hơn Tử Vi Đài Cảng
Trước đây thấy “tứ hóa bay đầy trời” tôi đã chán, nên chẳng nghiên cứu chuyên sâu phái phi tinh, chỉ là thấy sách thì mua, có sách thì học cho biết, để lỡ có ai mở miệng nói về phái phi tinh thì tôi biết đâu là thực đâu là giả, và có khả năng thẩm thấu kiến thức mới, thế thôi. Khi trở lại làm việc nghiên cứu chuyên sâu, tôi phân tích kỹ càng hơn các chi tiết, cố định giá mỗi lý luận của phái này.

Thật đáng sợ cho cái thành kiến sai lầm của con người! Trong trường hợp này là thành kiến sai lầm của chính tôi! Bởi chỉ sau hơn một tháng bình tâm đọc kỹ tôi đã giật mình nhận ra là phái phi tinh không đến nỗi “vớ vẩn” như tôi đã tưởng chắc trước đó.

Nhưng nhờ đọc mọi bài kỹ hơn, tôi khẳng định được một điều là trong các phái phi tinh, việc dùng thần sát là ngoại lệ, quy luật là không dùng thần sát. Chẳng hạn, quyển “Cửu Thiên phi tinh” (tác giả Cửu Thiên, nxb Vũ Lăng, Đài Bắc 2012) đề rõ trong trang 27, tôi xin dịch nghĩa như sau:

“Tử vi phi tinh chủ yếu vận dụng 14 chính tinh… (liệt kê tên 14 chính tinh, không dịch vì không cần thiết)… , thêm 4 sao phụ: Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương; rồi thêm tứ Hóa Lộc, Quyền, Khoa, và Kị. Dùng phi tinh luận mệnh thế là đầy đủ.

“Kỳ dư lưỡng cát tứ sát, Địa Không, Địa Kiếp, Lộc Tồn, Thiên Mã, tất cả các sao cấp Ất, Bính, Đinh, thân chủ mệnh chủ, thậm chí cả cung thân v.v… đều không luận tới. Nếu quý vị có hứng thì có thể tham khảo các tác phẩm của phái tam hợp, nhưng khi phối hợp cần cẩn thận, vì hai bên kết cấu có phân biệt, các chương sau sẽ bàn vào chi tiết.”

Theo lời ghi trong sách thì ông Cửu Thiên là thạc sĩ khoa học và điện não, từng là giảng sư Đại Học Khoa Kỹ và Đại Học Mở của Hồng Kông. Sau quyết định làm “thầy” huyền học, khi sách ra đời là thầy nổi danh, hoạt động ở cả ba vùng Đài Cảng Lục, chuyên tâm nghiên cứu phong thủy, Tử Vi phi tinh, mai hoa dịch số, tính danh học, nhân tướng học v.v… tóm lại ông quyết định bất chấp thần sát chẳng phải là vì ông thất học nên chẳng biết gì. Tôi đã suy ra lý do tại sao phái phi tinh bất chấp thần sát, lý này tôi đã trình bày trong bài 2, quý vị nào chưa đọc bài này xin tìm nó mà đọc sẽ hiện. Nhưng tôi không tin rằng đây là vấn đề đã đóng. Xin trở lại sau.

Điểm chính là, hai câu trên của ông Cửu Thiên là lời gián tiếp khẳng định rằng muốn xem cát hung thành bại chẳng cần biết đến thần sát, chỉ cần luận tứ Hóa là đủ. Với tôi, đây là một tin chấn động. Nếu nó sai chẳng kể làm gì, nhưng nếu nó đúng thì cách xem cát hung thành bại của Tử Vi Việt đúng là tự hành hạ mình, vì dù cách xem cát hung thành bại của phi tinh phức tạp đến thế nào chăng nữa, chỉ cần đếm số thần sát cũng biết ngay chắc chắn phải giản dị hơn cách xem của Tử Vi Việt.

Còn Tử Vi Đài thì sao? Nghiên cứu thêm, tôi bây giờ có thể khẳng định rằng cách dùng tứ hóa luận hạn của Tử Vi Đài, tối thiểu trên lý khoa học, chẳng gì khác hơn là một ứng dụng của phép phi tinh vào lối xem tam hợp cũ (có thể gọi là lối xem của Tử Vi Việt nếu muốn). Sự thật là tôi không nhìn ra hiện tượng này trong lần đầu đọc các sách phi tinh, bây giờ nghĩ lại là vì bị các thần sát làm mờ mắt.

Nhưng cách luận hạn của Tử Vi Đài chỉ là một ứng dụng nửa chừng, không phải là tất cả của phép phi tinh. Vấn đề này tôi sẽ vào chi tiết sau.

Hóa ra, nhờ “bỏ cuộc” chồng sách mới của ông Tử Vân tôi đã tìm ra đáp án cho nửa đầu của bài toán xem hạn Tử Vi, tức là luận làm sao cho ra cát hung thành bại. Vì giản dị là ước mong, chính xác là tiêu chuẩn tối hậu, đáp án ấy là áp dụng cách luận hạn của phái phi tinh xem có chính xác không. Nếu thấy không chính xác thì dĩ nhiên phải “tắt đèn làm lại”, nhưng nếu thấy đủ chính xác thì phải tìm lý luận để giải quyết nửa sau của bài toán luận hạn, đó là xác định vai trò mới của các sao thần sát.

Để các độc giả đỡ nhàm chán, trước khi bàn nửa sau, tôi xin dùng phép phi tinh ở mức hết sức cơ sở để luận lá số của ông Tôn Dật Tiên và so sánh với cách xem của phái tam hợp. Nếu có thể được xin quý vị hảo tâm post lại lá số cho độc giả dễ theo dõi:

Tôn Dật Tiên: Sinh năm Bính Dần 1866, âm lịch ngày 6 tháng 10, giờ Dần

(Còn tiếp)

Sửa bởi VDTT: 27/12/2018 - 10:17


Thanked by 2 Members:

#28 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 27/12/2018 - 10:49

CHào bác
Cháu xin phép ngắn gọn luôn để vào thẳng vấn đề, vì những đề tài này khó, rất dễ gây hiểu lầm.

Trích dẫn

Chẳng ngờ từ năm 2013 trong loạt sách mới phái Tử Vân thay đổi toàn bộ, vận dụng một cách xem mới gọi là “quái tượng”. Cách này không những phức tạp hơn cách cũ, và có lẽ phức tạp hơn cả Tử Vi Việt, mà còn đi quá xa ra ngoài cơ sở của khoa Tử Vi (định lại vòng chính tinh, tùy theo tứ hóa của năm tháng ngày giờ sinh). Sự thật này khiến tôi bắt buộc có một quyết định khó khăn là tối thiểu tạm thời phải bỏ phái Tử Vân mà đi. (Chú: Bỏ cách xem mới thôi. Không phủ nhận giá trị của cách xem cũ).
Cháu xin phép khẳng định rằng, tử vi việt cũng có định lại vòng chính tinh. Các kĩ thuật này có lan truyền trong phái phúc tông, và ngoài ra có trong triệu thị minh thuyết. Tất nhiên, những tác phẩm của các ông như VDTTL, phát lộc... chỉ là cào cào bên ngoài, không thể đại diện được cho tử vi việt.
Cháu thì không biết quái tượng của tử vân là cái gì, nhưng cháu có swr dụng việc định lại chính tinh, đồng thời sử dụng can lăn trên tầng tiên thiên của tứ trụ năm tháng ngày giờ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trích dẫn

.Còn Tử Vi Đài thì sao? Nghiên cứu thêm, tôi bây giờ có thể khẳng định rằng cách dùng tứ hóa luận hạn của Tử Vi Đài, tối thiểu trên lý khoa học, chẳng gì khác hơn là một ứng dụng của phép phi tinh vào lối xem tam hợp cũ (có thể gọi là lối xem của Tử Vi Việt nếu muốn). Sự thật là tôi không nhìn ra hiện tượng này trong lần đầu đọc các sách phi tinh, bây giờ nghĩ lại là vì bị các thần sát làm mờ mắt.
Đoạn này cháu nghĩ sẽ có thể gây mập mờ và gây ra khó hiểu, như cháu đã đề xuất nên làm rõ ngay từ đầu vif biết trước có sự dễ hiểu lầm. Cháu nghĩ là bác nên làm rõ, thế nào là cách xem tứ hoá luận hạn, thế nào là cách xem phi tinh, thế nào là cách xem tam hợp cũ.
Ví dụ, hiển nhiên phép xem phi tinh cũng luận mệnh, mà tứ hoá luận hạn, cũng là một. Cháu nghĩ mình nên nói rõ, là của nhà nào, vì tử vi đài cũng rất rộng.
Mình nên chỉ rõ cho rõ ràng, tránh đi sự hiểu lầm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#29 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 27/12/2018 - 11:51

Tại sao cháu lại nói rõ điều đấy, bởi vì rằng, nhiều người ở đây không hiểu định nghĩa thế nào là bắc phái, và cứ thấy tứ hoá thì coi đó là bắc phái, và đó là một sai lầm nghiêm trọng. Ví dụ, ngài Tử Vân được cháu phân cho vào nam phái, chứ không hề biết mấy về bắc phái, ít ra cho tới 2015.

Thanked by 1 Member:

#30 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 27/12/2018 - 12:58

Trích dẫn

Nếu có thể được xin quý vị hảo tâm post lại lá số cho độc giả dễ theo dõi:

Tôn Dật Tiên: Sinh năm Bính Dần 1866, âm lịch ngày 6 tháng 10, giờ Dần





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |