Jump to content

Advertisements




Từ 'hành tập' đến Kinh dịch và cảnh giới của Tự Tâm Hiện Lượng


11 replies to this topic

#1 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 27/10/2018 - 01:20

NAM MÔ THẦY THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ CHƯ THẦY MƯỜI PHƯƠNG PHẬT
NAM MÔ THANH TỊNH ĐẠI TÂM PHẬT
NAM MÔ NHẤT THIẾT PHẬT

Chào mọi người, hôm nay tôi muốn chia sẻ một số kiến thức và hướng đi khác mà tôi thấy có hiệu quả trong việc tìm hiểu Kinh Dịch và Kinh Phật.
Thứ nhất, tôi xin khởi đầu bằng việc xác nhận là kiến thức Dịch của tôi rất kém, gần như chỉ đọc mỗi Mai Hoa. Nhưng trong quá trình tự học, tự tìm hiểu Kinh Phật tôi nhận ra nhiều sự tương ưng giữa Kinh Dịch và Kinh Phật.
Vậy đó, trên là lý do tại sao tôi mạn phép tạo chủ đề này để mọi người, nếu có ai đồng thanh và đồng khí, có thể suy xét và bước lên con đường vừa học mà vừa hành, và chứng ngộ nơi tâm. Tôi lấy lòng yêu quý mọi người để chia sẻ cái tôi hiểu về cảnh giới Tự Tâm Hiện Lượng. Mong mọi người nếu ai thấy được thì hoan hỉ thọ nhận, còn không được thì cũng bỏ qua nhé.
Thứ hai, chủ đề tôi lấy là "Từ 'hành tập' đến Kinh dịch và cảnh giới của Tự Tâm Hiện Lượng", tôi xin cắt nghĩa đơn giản như sau:
+ Hành tập, ý tôi muốn nói nơi đây là toàn bộ những gì là thói quen, định kiến, suy nghĩ, lối tư duy, sự phân biệt, sự nhận biết cảnh trần rồi quy nhất nó theo tự tâm tánh nơi mình thì tôi đều xem là hành tập cả.
+ Tự tâm hiện lượng, ý tôi muốn nói nơi đây là tất cả những gì "phủ quanh" (từ ngữ không đủ để nói chính xác chỉ là tạm dùng thôi, xin đừng câu chấp vào từ ngữ) tự tâm mỗi người, những gì thuộc về cảnh trần từ 'sắc thọ tưởng hành thức', 'hữu lậu' đến 'vô lâu'; nó thể hiện ra cái 'hành tập' mỗi người mỗi người mỗi khác...
+ Kinh dịch nơi đây xin đừng giới hạn chỉ ở nơi tìm hiểu mà phải chứng thực nơi tâm, ấy là người biết giữ đạo và biết giữ Kinh. Cũng là tự tâm: nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. (Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật) cũng như 'hiểu' nơi tự tâm của mình rồi thì tự tâm là đạo vậy.
+ Chủ đề này đưa ra để mọi người nhìn nhận và biết sự biến "Dịch'' mỗi mỗi sát na nơi tâm của mình, và để nếu ai có tìm hiểu Kinh Dịch mà không biết lấy đâu ra cái chính xác để đối chiếu thì có thể lấy Tự Tâm của chính mình mà đối chiếu. Đừng y chỉ nơi đâu hãy y chỉ nơi chính mình.

Thành tâm đảnh lễ mọi người! Chúc mọi người tốt lành!

Nam mô cha mẹ mười phương Phật!!! __()___

Sửa bởi MR.Khanh.Hoang: 27/10/2018 - 01:22


#2 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 4015 Bài viết:
  • 7431 thanks

Gửi vào 27/10/2018 - 09:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MR.Khanh.Hoang, on 27/10/2018 - 01:20, said:

NAM MÔ THẦY THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ CHƯ THẦY MƯỜI PHƯƠNG PHẬT
NAM MÔ THANH TỊNH ĐẠI TÂM PHẬT
NAM MÔ NHẤT THIẾT PHẬT

Nam mô cha mẹ mười phương Phật!!! __()___,
Đề tài hay đó ! Tôi đang chờ đợi phần tiếp theo ...
Trước đây danh hiệu Phật được xưng tụng :
-Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật
- Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát
...
Nhưng sau này thấy có vẽ Tàu , nên đổi lại :
-Nam mô Bụt ( hoặc Phật ) Thích Ca Mâu Ni
-Nam Mô Bồ tát ( hoặc Mẹ hiền ) Quan Thế Âm
..
Chớ : NAM MÔ THẦY THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ CHƯ THẦY MƯỜI PHƯƠNG PHẬT
NAM MÔ THANH TỊNH ĐẠI TÂM PHẬT
NAM MÔ NHẤT THIẾT PHẬT
Thấy là lạ xen lẫn khó chịu !

Thanked by 2 Members:

#3 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 30/10/2018 - 23:30

Chủ topic đang trụ quẻ nào rồi. Viết tiếp cho vui nhà vui của đi chứ. Tức Tâm tức Phật. Mô Phật đũ rồi, Tàu , Việt , Ấn, Tây hay Mô nhiều quá lại sanh Chấn động .

Thanked by 1 Member:

#4 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 4015 Bài viết:
  • 7431 thanks

Gửi vào 01/11/2018 - 12:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 30/10/2018 - 23:30, said:

Chủ topic đang trụ quẻ nào rồi. Viết tiếp cho vui nhà vui của đi chứ. Tức Tâm tức Phật. Mô Phật đũ rồi, Tàu , Việt , Ấn, Tây hay Mô nhiều quá lại sanh Chấn động .
Nhân xét của tôi là có lý ! Không phải vì điều này mà chủ top "cất bút " !
Tuy nhiên tôi biết rõ là tại sao một cách hẳn hoi !

Sửa bởi pvcpvcp: 01/11/2018 - 12:40


Thanked by 1 Member:

#5 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 02/11/2018 - 05:15

Dịch Á Đông xưa nay vẩn được kiến giải từ ba nhà Nho, Đạo, Phật. Thời cận đại giao tiếp vói khoa học phương Tây nên thêm kiến giải của Khoa Học (như hoạt động của nảo bộ , gene, toán học v.v…) Tóm lại có thể xem Dịch là ngôn ngữ diển tả tự nhiên và cũng là ngôn ngữ của não bộ hay phản chiếu của Tâm hành 5 uẩn. Tuỳ theo nhu cầu mà dụng và giải Dịch.

Thanked by 1 Member:

#6 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 4015 Bài viết:
  • 7431 thanks

Gửi vào 02/11/2018 - 09:23

Từ Chân tâm thanh tịnh ,vọng động nổi lên liền có sum la van tượng ,duyên khởi bất tận !Dịch là phỏng theo tự nhiên mà diễn dịch ,Dịch có sau tự nhiên . đến lượt con người nhờ Dịch mà hiểu được quy luật thiên địa nhân .

Thanked by 1 Member:

#7 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 02/11/2018 - 11:43

Vốn chẳng trước sau, tự nhiên là Dịch và Dịch là tự nhiên.

Thanked by 1 Member:

#8 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 4015 Bài viết:
  • 7431 thanks

Gửi vào 02/11/2018 - 12:04

Nếu nói về thuộc tính thì Dịch và Tự nhiên chẳng khác ; nhưng cụ thể Kinh Dịch thì do con người quán sát tự nhiên mà tạo ra .Nói như Mr Hoang ở trên ,Tâm Vật biến dịch trong từng sat na .
Tam giới duy tâm ,vạn pháp duy thức ,nhưng vấn đề này theo tôi chỉ nên độc thoại -tôi hỏi tôi thưa chứ khó tranh luận với nhau vì chẳng có hồi kết !

Thanked by 1 Member:

#9 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 02/11/2018 - 13:10

Kinh Dịch khác vớí Dịch cũng như Kinh Phật khác vớí Phật tính hay ngón tay chỉ mặt trăng chẳng phải là mặt trăng. Bộ nảo hoạt động không ngừng tranh luận liên tục chẳng dứt.

Thanked by 1 Member:

#10 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 13/11/2018 - 14:37

Chào Bác Vodanhthiendia, chào anh pvcpvcp,

Giống như một guồng máy đang chạy, tâm thức con người khi đối cảnh cũng như vậy, nhìn thì giống như tự nó làm chủ cảnh nhưng vì đánh mất cái tiên thiên (càn khôn) trở thành cái hậu thiên (khảm ly), đã ở trong vòng quay rồi, thì tâm đã bị cảnh chi phối.
Tôi bắt đầu topic bằng việc xưng tụng Phật hiệu khác thường, để kéo cái hậu thiên (khảm ly) của mọi người ra. Những comment của mọi người bên trên là phương tiện để tôi đưa vào phương pháp, và có hướng nhìn đúng đắn (nhìn từ chính mình, chính mình ở đây là các vị nhìn từ chính các vị chứ không phải là nhìn từ tôi).
Mục tiêu:
- Để thấu rõ cái hậu thiên, thấy rõ tâm thức mình hậu thiên ở chỗ nào, thấy rồi thì cũng thấy mình bị trần lao chi phối ra sao. Và vì đã thấy nên mới hiểu giá trị của đạo giải thoát ở đâu!!!
- Nhờ thấu rõ tâm thức bị chị phối, nên mới phát tâm tìm cách thoát ra, để rồi hiểu rõ phương pháp "thủ khảm điền ly", tương ưng với " Kinh Lăng Nghiêm", để một sát na nào đó mọi người đốn ngộ mà bước ra. Cũng như trong kinh "Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm": "chỉ nhờ sát na ngộ nhập chứ không thể kiên trì tu hành mà chứng thấy được, dẫu cho vị tu sĩ vô lượng kiếp tu hành mà không ngộ nhập thì cũng không thoát ra khỏi trần lao".
-Làm sao để bắt đầu đây?!! khi mà tâm khi đối cảnh đã khỏi lên trùng trùng phân biệt thức?? Vậy thì hãy bắt đầu bằng tìm cái gốc gác của Phân biệt sự thức (quẻ khảm và ly là nhân duyên đối đãi nhau, là nhân quả cho nhau, mà chân tâm thì không có nhân chứ nói chi có quả).

Quẻ khảm ly hư dối như là trăng trong nước, như thành càn thát bà, như hoa đốm hư không? vọng thức cũng như vậy, nó thật sự hư dối. Và gom tụ lại cũng là do hành tập mà ra. "Minh có thì không có vô Minh, nhưng do đã vô Minh nên mới có Minh."

Mấy hôm trước tôi chưa viết tiếp vì lúc đó không phải là lúc viết tiếp chứ không phải là vì lý do gì đâu.

KỲ TỚI SẼ CHỈ RÕ GỐC GÁC CỦA KHẢM LY, VÀ GỐC GÁC CỦA PHÂN BIỆT SỰ THỨC.

#11 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 28/11/2018 - 12:53

Qúa khứ không truy tầm, tương lai không ước vọng, hiện tại tuệ quán chính là đây.

Để nói tới gốc gác của càn khôn và khảm ly thì phải thấy rõ được thời gian do đâu mà có, sự biến đổi của ngoại cảnh (không gian) liên quan thế nào về gốc thời gian.

Vì tôi đã chứng thấy thời gian là không thât (tạm dùng từ vậy thôi), nó là do sự so sánh của sự giác (thấy) sự biến dịch và tổ hợp biến dịch của các pháp nơi không gian (ngoại cảnh) nơi tự tâm. Nói dễ hiểu là: sự thay đổi mỗi chút của cảnh bên ngoài). Do sự biến dịch này đã được ghi nhận mỗi mỗi sát na (ghi vào tạng thức) và bị tâm làm đối tượng so sánh với hiện tại (hiện thức), nên thời gian xuất hiện (phân biệt sự thức). Nếu chú ý thấy rõ thì sẽ thấy cái tạng thức và phân biệt sự thức là giả dối, chỉ có hiện thức là thật sự biểu hiện ở trước tâm. Khi chứng thấy nơi này thì cũng sẽ chứng thấy cái kiến thức, tri kiến, nhận thức, trí nhớ đều là cái không thật, đó là cái ngã phủ quanh tự tâm. Đạo Phật tạm gọi là ngã và ngã sở (nơi dựa vào của ngã). Nếu chưa dẹp bỏ nó thì khó lòng mà hiểu Dịch.

Nên nếu muốn nói về khởi thủy thì phải tìm tới chỗ thời gian không chi phối đươc, có thể xem là chỗ có trước thời gian thì mới hiểu được Kinh Dịch là gì. Các quẻ biểu hiện ra sao nơi tự tâm, và tương ưng nơi ngoại cảnh, để hiểu biến tấu nơi ngoại cảnh. Lúc này sự hiểu là cái đúng mà không còn là sự tưởng tượng.

Lúc trước, tôi có đả phá một nghiên cứu của ông giáo sư gì đó nói là "Kinh Dịch là của người Việt", tôi nói là tầm bậy là có y cứ chứ không phải là không có y cứ, Vì Kinh Dịch ở trong mỗi mỗi chúng sanh làm gì có của riêng ông nào, bà nào, dân tộc nào. người này đưa cái kiến thức và lấy cái chủ nghĩa dân tộc để bàn luận về một thức hằng cửu thì làm sao mà được, rồi lại cho là hiểu về Hội Long Hoa. Chỉ sợ người ta xem xong rồi cái tưởng chồng cái tưởng rồi thêm đảo điên.

Còn tiếp...

Sửa bởi MR.Khanh.Hoang: 28/11/2018 - 12:55


#12 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 29/12/2018 - 10:22

Tà kiến, âm dương và khảm ly, Thế giới vô hình, hữu hình và ÂM DƯƠNG GIA (Dòng họ Chuyển Luân Vương Thánh Vương, chỉ vài người biết).

Nếu mọi người có đọc Kinh Phạm Võng, kinh "62 loại tà kiến". Đức Phật có lý giải tà kiến nào để một người làm ngạ quỷ, tà kiến nào để người làm loài bàng sinh, rồi có tà kiến nào để người làm một vị trời, rồi lại có tà kiến nào để một người làm Chúa Trời (tạo ra vạn vật nhân quả); một cách hoàn toàn hợp lý và chân thực. Nếu ai chưa xem thì có thể xem link bên dưới:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



1. ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM.

Để cắt nghĩ cho dễ hiểu tôi lấy chính những comment trong topic này làm đối tượng để phân tích:

Bắt đầu topic: Tôi niệm Phật hiệu khác người ta niệm nhưng ý nghĩa và lòng thành thì không khác:
"NAM MÔ THẦY THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ CHƯ THẦY MƯỜI PHƯƠNG PHẬT
NAM MÔ THANH TỊNH ĐẠI TÂM PHẬT
NAM MÔ NHẤT THIẾT PHẬT"

Ngay lúc ấy, nếu ai đã xem topic, và đã từng niệm Phật hiệu thường xuyên sẽ thấy khó chịu như anh pvcpvcp. Vậy câu hỏi đặt ra: "Lý do vận hành nào của tâm khiến chính anh khó chịu?"

Bây giờ: ví như mọi người mới thấy trái cam lần đầu, các vị được ăn cam rồi nhận biết được vị của cam, các vị được sờ vào cam, biết được xúc của da khi chạm vào cam, các vị được ngửi mùi của cam... cứ như vậy các vị dùng cả 5 giác quan để cảm nhận cam. Và các vị được người khác dạy cho tên gọi của nó là "Cam" ; khi cái cam đã dùng hết (tức là biến mất nơi hiện tại) thì cái cam đó đã đi vào trong cái thức của các vị, trái cam mất tướng hữu hình nhưng đã vào vô hình. Nó hoàn toàn biến mất trong không gian nhưng đã được sao chép lại trong tâm thức bằng sực tổ hợp "tướng" từ 5 giác quan còn lại. Chữ "tướng" này tôi sẽ cắt nghĩ sau.

Rồi khi một người đem trái ỚT tới. Thì lập tức lúc đó, các vị nhận biết trái ớt đó không phải là trái cam. Do đâu các vị làm được điều đó. Đó là do các vị lấy trái đó đem đi so sánh với trái "Cam" (mà các vị đã ghi nhớ vào trong tâm thức (cụ thể là tạng thức)).
Nên khi người đó nói rằng: Trái cam này thon dài và màu đỏ, thì lập tức các vị lấy "tướng" cam nhờ nhìn từ con mắt lúc trước(1 trong 5 nhân tố tổ hợp nên Trái cam trong tâm thức) so sánh, và nghĩ: "trái cam hình bầu dục màu cam, nên người đó nói sai"
Nên khi người đó nói rằng: "trái cam vị cay", thì lập tức các vị lấy "tướng" cam nhờ nếm bằng lưỡi lúc trước (1 trong 5 nhân tố tổ hợp nên Trái cam trong tâm thức) so sánh, và nghĩ: "trái cam vị chua ngọt, nên người đó nói sai"
Nên khi người đó nói trái cam mùi nồng hắt mũi, thì lập tức các vị lấy "tướng" cam nhờ ngửi bằng mũi lúc trước (1 trong 5 nhân tố tổ hợp nên Trái cam trong tâm thức) so sánh, và nghĩ: "trái cam mùi hương thoáng nhẹ, nên người đó nói sai"
Nên khi người đó nói trái cam trơn nhẵn, thì lập tức các vị lấy "tướng" cam nhờ tiếp xúc bằng da (1 trong 5 nhân tố tổ hợp nên Trái cam trong tâm thức) so sánh, và nghĩ: " trái cam sần xùi, nên người đó nói sai"
Nên khi người đó nói trái cam thả xuống đất vào kêu tách tách (từ ngữ chỉ là tạm dùng xin đừng chấp vào từ ngữ), thì lập tức các vị lấy "tướng" cam nhờ nghe bằng tai (1 trong 5 nhân tố tổ hợp nên Trái cam trong tâm thức) so sánh, và nghĩ: "trái cam thả xuóng kêu bịch, nên người đó nói sai"

Vậy là sau khi người đó mang cái ớt tới bảo là trái cam, rồi chỉ ra cách nhận biết trái cam khác trái cam đã được hình thành trong tâm thức các vị, các vị ngầm nhận là sai. Nhưng tâm thức con người không dừng lại ở đó, tuỳ theo người, các vị sẽ nhận biết lập tức về người ta (người mang trái ớt tới) và gán cho cách nhận diện người ta vào trong tâm thức: có vị thì gọi (trong suy nghĩ) "người này dối trá", có vị thì gọi (trong suy nghĩ) "người này ng* d*t", có vị thì gọi (trong suy nghĩ) "người này thật hài hước"... Mọi người không nhìn thấy rằng vì vô tình không hiểu chính mình, vừa vào cảnh trần, các vị đã bị trần lao chi phối và bị dính vào cái goi là " SỞ MINH VÀ NĂNG MINH, SỞ KIẾN VÀ NĂNG KIẾN" của tự tâm nhiếp thọ mà không hay, rồi sinh ra tà tưởng lúc nào không biết.
Cũng ví như bài viết này, Tôi cũng dùng sở kiến và năng kiến để viết ra, nhưng khi viết rồi thì tôi không trụ vào nó nên không chấp. Chỉ một lòng mong ai cũng tới được chỗ "chết 2 còn 1- Sấm Trạng Trình" mà được hạnh phúc tự tại. (chết 2 còn 1 này là cùng chết 2 cái: đối tuợng so sánh và đối tượng được so sánh, còn 1 là còn cái vô sanh bất nhị, chết cái sở kiến nên cũng chết luôn cái năng kiến. Chết (xoá) cái cam trong tâm thức thì không còn so sánh với cái ớt nữa. Làm được như vậy thì thế giới hoà bình rồi. Thây nhiều người luận Sấm Trạng Trình mà không hiểu ý nên tôi viết thêm chỗ này.)

Ở chỗ này sinh ra "kỳ tâm" mà nhiều vị thiền gia tán thán.
ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM.
Chính nhờ chỗ lý Bát nhã của câu này mà người ta từ trong Thiền: tầm sát, người ta vượt qua và tới được Thiền: hỉ, lac; Thiền: lạc, Thiền : an ,lự, và Thiền định. và chứng được thần thông tam muội. Nếu một vị thiền gia nào mà không chứng được 7 điều sau: tầm sát hỉ lạc an lự định... thì thật là chưa thấu được thiền, cần phải thực hành thêm.

Còn tiếp...
Kỳ sau tôi sẽ nói về âm dương, kinh dịch và lý giải vì sao Kinh Dịch lập ra là để tu hành không phải để bói toán...

Sửa bởi MR.Khanh.Hoang: 29/12/2018 - 10:34







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |