Jump to content

Advertisements




SỰ BUỒN BỰC LÀM THAY ĐỔI NÃO BỘ THẾ NÀO


145 replies to this topic

#1 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 24/05/2018 - 11:42

Sự buồn bực làm thay đổi não bộ thế nào

Mellissa Hogenboom
BBC Future

Cảm xúc của chúng ta có thể có một nhược điểm bất ngờ về cách mà chúng ta đối xử với người khác đang trong đau khổ, theo tác giả Melissa Hogenboom.

Trong cuốn tiểu thuyết kinh hãi 'Câu Chuyện Người Hầu Gái' của Margaret Atwood, nhiều điều đau khổ xảy ra với cô Offred đã làm rung động tình cảm hầu hết độc giả. Khi cô bị đánh bằng roi để đánh xúc vật, chúng ta có thể cảm nhận gần hết sự đau đớn của cô, và sững sờ trước sự bất công khủng khiếp của việc giam cầm cô.

Điều đó gây lo lắng vì chúng ta biết rằng mỗi kịch bản trong tác phẩm hư cấu này đều bị ảnh hưởng bởi một yếu tố lịch sử. "Nếu tôi phải tạo ra một khu vườn ảo tưởng thì tôi muốn các con cóc ở đó là thật," Atwood viết về tác phẩm của mình trong tờ New York Times.

Vì vậy, chúng ta dễ dàng tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của cô Offred và thấu cảm với cô. Nó xuất phát từ khả năng rất nhân tính của ta để chia sẻ với cảm giác của người khác. Thực tế, khi chúng ta nhìn thấy người khác đau khổ, các vùng não liên quan đến đau khổ của chúng ta cũng hoạt động mạnh.

Nhưng hóa ra tình trạng cảm xúc của ta có ảnh hưởng đến mức độ đồng cảm. Cảm xúc của ta làm thay đổi cách mà não ta đáp ứng lại với người khác, ngay cả khi họ đang đau khổ. Đặc biệt, khi chúng ta cảm thấy điều không tốt là nó có thể có hậu quả đối với thế giới xã hội của ta.

Rõ ràng là tâm trạng của ta có thể ảnh hưởng đến cách cư xử của ta theo vô số cách thức, từ sự lựa chọn thức ăn (khi chúng ta ở tâm trạng xấu, ta ăn ít lành mạnh hơn) cho đến tình bạn. Khi bạn bè ta buồn rầu, thì cảm giác này có thể lây truyền và làm ta thấy cũng khổ sở hơn. Tâm trạng xấu thậm chí có thể lan truyền trên truyền thông xã hội, một nghiên cứu năm 2017 cho thấy.

Thực tế, cảm xúc của chúng ta mạnh đến mức là khi chúng ta đang trong tâm trạng vui, nó có thể làm giảm cảm giác đau khi ta bị thương. Nó có tác động giảm đau. Còn đối với cảm xúc tiêu cực thì điều ngược lại xảy ra: cảm giác của ta đối với sự đau đớn được phóng đại lên.

Tệ hơn, một nghiên cứu gần đây được xuất bản tháng 12/2017 đã cho thấy rằng khi ta cảm thấy buồn bực thì nó ảnh hưởng đến khả năng bên trong ta để đáp ứng lại những người khác đang bị đau khổ. Đúng là nó làm giảm sự thấu cảm của ta. Emilie Qiao-Tasserit tại Đại học Geneva và nhóm của cô muốn tìm hiểu tình cảm của ta ảnh hưởng thế nào đến cách chúng ta đáp ứng lại những người khác trong khi họ đang đau khổ. Những cá nhân thử nghiệm đã được gây cảm giác đau ở đùi bằng một máy tăng dần nhiệt độ. Nhóm nghiên cứu cũng cho những người tham gia xem những đoạn phim có tính tiêu cực hoặc tiêu cực khi máy đang quét cắt lớp (scan), ngoài việc làm cho họ có cảm giác đau, hoặc khi xem các clip của những người khác đang bị đau. Đội nghiên cứu không biết rằng liệu những người tham gia có thấu cảm hay không với những người mà họ biết rằng đang bị làm đau.

Hóa ra là ở những người xem một đoạn phim tiêu cực và sau đó xem những người khác bị đau khổ thì thấy ít có hoạt động não ở những vùng có liên quan đến đau đớn: thùy nhỏ ở não trước và vỏ não giữa có đai. Các vùng này thường hoạt động khi ta nhìn thấy những người khác đang bị đau khổ cũng như khi chúng ta bị đau khổ. "Nói cách khác, những cảm xúc tiêu cực có thể chặn khả năng của não để nó nhạy cảm với những nỗi đau của người khác," Qiao-Tasserit giải thích.

Nghiên cứu này bộc lộ nhiều điều. Nó cho thấy cảm xúc có thể làm thay đổi "tình trạng của não", và do vậy nó thay đổi sự nhận biết của ta về người khác.

Theo đường hướng tương tự, một nghiên cứu khác của Qiao-Tasserit và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng sau khi xem một clip tiêu cực, người ta có khuynh hướng đánh giá khuôn mặt ít cảm xúc là tiêu cực hơn.

Những kết quả này rõ ràng là có những liên quan đến thực tế. Nếu một người có quyền lực, thí dụ một chủ hãng, đã bị trải nghiệm điều gì đó tiêu cực trong cuộc sống (thậm chí một điều đơn giản như một bộ phim tiêu cực) thì người đó có thể sẽ ít nhạy cảm hơn với một đồng nghiệp đang đau khổ và thậm chí đánh giá người đó xấu hơn. Tâm trạng xấu của ta thực sự làm ta ít thông cảm những cảm xúc của người khác.

Sự thiếu thấu cảm cũng có những hàm ý khác. Những phát hiện cho thấy sự giảm thấu cảm sẽ dẫn đến việc ít đóng góp tiền hơn cho từ thiện. Việc quét não tiết lộ rằng ta cũng ít cảm thông với những người không ở trong môi trường xã hội gần gũi với mình (như là bạn đồng đội trong câu lạc bộ thể thao).

Vậy tại sao cảm xúc tiêu cực lại làm giảm sự thấu cảm? Có thể là một loại thấu cảm đặc biệt, gọi là sự đau khổ thấu cảm, đã tham gia vào. Điều này, Olga Klimecki (cũng tại Đại học Geneva) giải thích, là "cảm giác bị choáng ngợp" khi một điều xấu xảy ra với người khác, mà nó khiến bạn muốn tự bảo vệ mình thay vì để những cảm giác tiêu cực lấn át. Loại thấu cảm này thậm chí cho thấy những kích hoạt não rất khác so với sự thấu cảm điển hình. Loại đau khổ thấu cảm này tất nhiên cũng có thể làm giảm lòng thương cảm.

Cũng có thể là bất kỳ tình huống nào gợi lên cảm xúc tiêu cực đều khuyến khích ta tập trung nhiều hơn vào bản thân và vào bất kỳ vấn đề nào mà ta phải đối mặt. "Các bệnh nhân lo lắng và trầm cảm, những người phải chịu những cảm xúc tiêu cực quá mức thì thường dễ tập trung vào các khó khăn của mình và dễ bị cô lập," Qiao-Tasserit nói.

Một nghiên cứu năm 2016 của Klimecki và các đồng nghiệp thậm chí còn phát hiện rằng đau khổ thấu cảm làm tăng việc gây sự. Tại đây những người tham gia đã phải đối mặt với tình huống không công bằng và sau đó có cơ hội để trừng phạt hoặc tha thứ đối thủ cạnh tranh với mình. Hơn nữa, những người tham gia vào nghiên cứu đã được yêu cầu thử nghiệm tính cách trước khi vào phòng thí nghiệm. Bà phát hiện ra rằng những người có sự từ bi tự nhiên hơn đã phản ứng lại với hành vi ít xúc phạm hơn.

Đối với Klimecki, việc này nói lên nhiều điều . Trong nghiên cứu sâu rộng của bà về sự thấu cảm, bà đã chứng minh rằng có thể rèn luyện để có cách cư xử thương người hơn. Do đó phản ứng cảm xúc của chúng ta đối với người khác rõ ràng là không bất biến.

Điều này cho thấy rằng tất cả chúng ta có thể điều chỉnh lại sự thấu cảm nội tại, ngay cả khi đối mặt với nỗi đau của người khác. Và khi chúng ta suy nghĩ tích cực hơn một chút thì nó sẽ giúp mở rộng sự quan tâm của ta đối với nhu cầu của người khác. "Điều này có thể đóng góp vào mối quan hệ lớn hơn, một nhân tố quan trọng của hạnh phúc," Qiao-Tasserit nói.

Vì vậy, lần tới nếu bạn đang ở trong trạng thái xấu, hãy dè chừng tác động của nó đối với những người mà bạn giao tiếp hàng ngày. Bạn cũng có thể muốn định thời gian đọc các cuốn tiểu thuyết ghê rợn hoặc phim kinh dị một cách khôn ngoan. Nếu bạn đọc hay xem chúng trong tâm trạng không vui thì đó là thời điểm hoàn hảo để bạn ít có sự thấu cảm nhất, và cảm thấy ít đau khổ hơn (trong thực tế hay viễn tưởng) với người khác.

Bài tiếng Anh trên BBC Future

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài tiếng Việt trên BBC Future

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 24/05/2018 - 12:41

Cũng là quá trình của Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức theo lý tương đồng (cảm), tương ứng.

Thanked by 1 Member:

#3 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 24/05/2018 - 14:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 24/05/2018 - 12:41, said:

Cũng là quá trình của Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức theo lý tương đồng (cảm), tương ứng.

Thấu cảm là sự cảm thông sâu sắc, có lẽ không quá khi nói rằng mức độ cuối cùng của thấu cảm chính là tha tâm thông trong lục thông mà Đức Phật đã có nói đến.
--------------------------------------------------------------------------------------
TÁC DỤNG CỦA THIỀN ĐƯỢC LĂNG XÊ QUÁ MỨC ?

Bruce Lieberman
Đăng trên Knowable Magazine

Vào cuối năm 1971, cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ Stephen Islas trở về từ Việt Nam, nhưng cuộc chiến vẫn ám ảnh mãi trong đầu ông. "Tôi đã ở mức gần như muốn tự sát khi trở về. Tôi đã bị tổn thương về tình cảm và sức khỏe tinh thần," Islas nhớ lại.

Tại Los Angeles, một người bạn gợi ý ông tham gia một lớp thiền. Ông không tin tưởng cho lắm, nhưng nhớ rằng trước kia "đã có những khoảnh khắc mọi thứ trôi đi nhẹ nhàng, là những lúc mà tôi cảm thấy vui vẻ. Tôi đã cảm nhận được những thoáng yên bình."

46 năm sau, Islas nói ông đã không bao giờ thoát khỏi hội chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý (PTSD), căn bệnh ông được chính thức chẩn đoán hồi năm 2000 tại Trung tâm Y tế Cựu chiến binh Tây Los Angeles. Nhưng ông tin rằng thiền đã cứu giúp cho cuộc đời ông.

Trị bệnh bằng thiền

Các hình thức thiền định khác nhau hiện được cung cấp thường xuyên cho các cựu chiến binh mắc PTSD.

Nó cũng được đưa ra như một liệu pháp để giúp bất cứ ai bị các chứng bệnh và rối loạn, từ căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, nghiện ngập cho tới đau mãn tính.

Nhìn chung, thiền đã trở thành một phương pháp thịnh hành nhằm giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Thiền đã tiến vào các lớp học, doanh nghiệp, phòng thay đồ thể thao và điện thoại thông minh của mọi người thông qua các ứng dụng Internet như Headspace và Calm.

Thiền 'Chánh niệm', một loại thiền tập trung tâm trí vào thời điểm hiện tại, đang cực kỳ phổ biến. Nó thậm chí đã trở thành một ngành kinh doanh trị giá cả tỷ đô la.

Tuy nhiên, hiện chúng ta vẫn chưa biết thật rõ ràng là thiền chánh niệm tác động thế nào tới bộ não con người, có ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe và nó giúp mọi người chịu đựng những thử thách về thể chất và tinh thần được tới mức nào.

Thiền đã được thực hành trong hàng ngàn năm, nhưng các nhà tâm lý học và các nhà thần kinh học đã nghiên cứu nó chỉ trong vài thập kỷ gần đây.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng thiền định có thể giúp mọi người thư giãn, kiểm soát căng thẳng mãn tính và thậm chí làm giảm sự phụ thuộc vào thuốc giảm đau.

Một số nghiên cứu ấn tượng nhất cho đến nay bao gồm điều trị được gọi là liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm, theo đó kết hợp thiền định với liệu pháp tâm lý để giúp bệnh nhân đối phó với những suy nghĩ tiêu cực, gây trầm cảm.

Các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát đã chỉ ra rằng cách tiếp cận này làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát trầm cảm ở những cá nhân trước đây từng có từ ba đợt trầm cảm nghiêm trọng trở lên.

Nhưng nhiều nghiên cứu khác về tác động của thiền mới chỉ được tiến hành trên một số ít các đối tượng, thiếu phần theo dõi quá trình diễn biến sau đó, và thường ít mang tính chặt chẽ khoa học so với các nghiên cứu y học khác - thí dụ như các thử nghiệm lâm sàng cho các loại thuốc mới.

Một bài báo năm 2017 đánh giá việc dùng thiền định như một biện pháp điều trị hội chứng PTSD đưa ra tóm tắt tình trạng tổng quát như sau: "Việc nghiên cứu này vẫn còn đang trong giai đoạn khá là trứng nước."

Trong khi vẫn đang còn tồn tại các câu hỏi về kết quả lâm sàng của thiền, thì các nghiên cứu khác đã tập trung vào một vấn đề cơ bản hơn: liệu thiền định có làm thay đổi bộ não về mặt vật chất không?

Đó là một câu hỏi khó trả lời, nhưng với các kỹ thuật chụp hình cắt lớp não đã có những bước tiến và thiền đã thịnh hành hơn, nay các nhà khoa học đã bắt đầu xem xét một cách có hệ thống những gì đang diễn ra.


Tìm kiếm sự tĩnh tâm

Thiền định là việc đòi hỏi một người phải ngồi yên và tập trung vào hành động hít thở để tĩnh tâm, nhà tâm lý học David Creswell, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Sức khỏe và Con người tại Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh, nói.

Nhưng đa phần mọi người dành hầu như cả ngày để làm đủ những thứ rất phân tán tư tưởng. Họ chuyển liên tục, nghĩ từ chuyện này sang chuyện khác. Họ mơ mộng. Họ suy tưởng về quá khứ và lo lắng cho tương lai. Họ tự phân tích và tự phê bình.


Trong một nghiên cứu năm 2010, những người thực hiện từ trường Harvard đã yêu cầu 2.250 người trưởng thành ghi lại những suy nghĩ và hành động của họ vào những thời điểm khác nhau trong ngày thông qua một ứng dụng trên iPhone.

Kết quả cho thấy mọi người để tâm trí nghĩ vẩn vơ trong 47% thời gian, và việc tâm trí vẩn vơ thường gây ra ưu phiền, các nhà khoa học trình bày trong tạp chí Khoa học.

"Ngược lại, khả năng tập trung tinh thần giúp đạt được cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh hơn," Creswell viết trong Tạp chí Tâm lý học Thường niên năm 2017. Ông trích dẫn một nghiên cứu năm 2003 cho thấy có mối tương quan giữa chánh niệm và một số chỉ số về hạnh phúc.

Khi những người thiền định nói rằng họ đang chú ý đến khoảnh khắc hiện tại, họ có thể là tập trung vào hơi thở, nhưng cũng có thể vào những cảm xúc trỗi dậy rồi qua đi, vào một hình ảnh, vào một cuộc trò chuyện thầm kín hoặc một cảm giác trong cơ thể.

Creswell lần đầu tiên quan tâm đến thiền chánh niệm là khi ông học các khóa học về tâm lý và Phật giáo ở trường trung học. Sau đó, ở trường đại học, ông bắt đầu nghiên cứu về việc thiền có liên quan thế nào đến việc giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

"Là một nhà khoa học, tôi không bao giờ bị thuyết phục. Tôi được đào tạo để luôn có thái độ hoài nghi, "Creswell nói. "Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng có một số kinh nghiệm mà tôi có được từ việc thực hành thiền định thực sự đã khiến tôi có những thay đổi căn bản."

Ngay cả hành động đơn giản nhưng cũng đầy thách thức là phải ngồi yên trong một giờ khi thiền định đã tác động mạnh đến Creswell.

"Có sự ngắt kết nối, khiến tôi không cảm giác được đau đớn của cơ thể nhưng tâm trí của tôi hoàn toàn im lặng và cởi mở... với tôi, đây là những hiểu biết sâu sắc về việc thực hành [thiền] thực sự làm thay đổi cuộc sống của con người, hoặc thay đổi một cách căn bản cách họ nghĩ tới những đau khổ trong cuộc sống," ông nói.

"Không có một khoảnh khắc bất thần nào xảy ra với tôi, nhưng có rất nhiều những khoảnh khắc suy tư về những trải nghiệm tôi từng trải qua, là những khoảnh khắc khiến cho tôi thấy việc dành thời gian và nỗ lực để nghiên cứu khoa học là điều đáng làm."

Những người có xuất phát điểm từ các nền tôn giáo, văn hóa và triết học khác nhau đã nêu ra những lợi ích của thiền định từ hàng nghìn năm qua.

Thiền có lẽ liên quan nhiều nhất đến Phật giáo, vốn coi đây như một công cụ để đáp ứng được nhu cầu tinh thần và sự bình an. Creswell gọi hành động thiền định là "một đặc tính cơ bản của con người."

Thiếu bằng chứng khoa học

Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những bằng chứng khoa học về lợi ích mà thiền mang lại.

Thực tế là các liệu pháp dựa trên chánh niệm cho thấy "một kết quả hỗn hợp đạt được ở mức vừa phải, thấp hoặc không có hiệu quả, tùy thuộc vào rối loạn đang được điều trị", nhóm 15 nhà học giả viết trong một bài báo mới công bố có tiêu đề Mind the Hype, trong đó có trích dẫn một phân tích tổng hợp năm 2014 do Cơ quan Nghiên cứu Dịch vụ Y Tế và Chăm sóc Sức khỏe Hoa Kỳ đặt hàng thực hiện.

Cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn trước khi các nhà khoa học có thể nói những rối loạn tâm thần và thể chất ở các cá nhân có thể được điều trị hiệu quả bằng thiền định chánh niệm, họ kết luận.

Cùng với công tác nghiên cứu lâm sàng, các nhà thần kinh học muốn tìm hiểu xem thiền định đã làm thay đổi ra sao, nếu có, tới với những gì thực sự xảy ra bên trong não bộ.

Thiền có làm cho một số vùng trong não hoạt động tích cực hơn những vùng khác, hay kết nối mạnh mẽ hơn vùng này với vùng khác?

Thiền có tạo ra các tế bào thần kinh mới, hay có thực sự thay đổi cấu trúc não bộ hay không?

Một số nghiên cứu cho thấy câu trả lời là có.


Các nhà thần kinh học đã nghiên cứu các hiệu ứng vật lý của thiền chánh niệm bằng cách sử dụng hình ảnh cộng hưởng chức năng (fMRI) và các kỹ thuật khác trong hai thập kỷ qua.

Họ nhận thấy bộ não con người có khả năng thay đổi thể chất trong suốt tuổi trưởng thành, thậm chí cả khi ta đã lớn tuổi. Não bộ hình thành các kết nối mới và phát triển các tế bào thần kinh mới khi ta học một kỹ năng mới, thách thức bản thân hoặc thậm chí là qua tập luyện.

Quan điểm mới theo đó cho rằng não bộ có thể liên tục được định hình qua kinh nghiệm đã thay thế cho thuyết vốn đã có từ lâu rằng sau vài chục năm tồn tại trên đời thì chúng ta trở nên già đi và độ sắc bén nhanh nhạy của não chúng ta về cơ bản là suy giảm. Một số nghiên cứu về não cho thấy thiền chánh niệm có thể dẫn đến việc cải thiện chức năng và cấu trúc của não bộ.

Bằng cách sử dụng kỹ thuật fMRI, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thiền chánh niệm kích hoạt một mạng lưới các vùng não bao gồm insula (liên quan đến lòng bao dung, sự đồng cảm và tự nhận thức), putamen (học hành) và các phần của vỏ não trước (điều hòa huyết áp, nhịp tim và các chức năng tự trị khác) và vỏ não trước trán (trung tâm của các kỹ năng tư duy bậc cao hơn như lập kế hoạch, ra quyết định và kiểm soát hành vi xã hội).

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta không chắc là liệu những thay đổi này trong hoạt động của não có thể được duy trì không khi mà một cá nhân không tích cực thiền, và nếu vậy thì con người chúng ta cần thiền nhiều tới mức nào để đạt được điều đó.


Tác động đối với não bộ

Khi nói đến những thay đổi cấu trúc thực tế trong não, một số nghiên cứu cho thấy thiền chánh niệm có thể làm tăng mật độ chất xám ở vùng đồi thị, là vùng não cần thiết cho trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu bao gồm Britta Hölzel, hiện làm việc tại Đại học Kỹ thuật Munich, và Sara Lazar từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã tìm thấy bằng chứng cho nghiên cứu này trong một nghiên cứu năm 2011.

Mặc dù hấp dẫn, nhưng những nghiên cứu này còn lâu mới đi đến cái đích cuối cùng. "Chúng ta cần phải hiểu những lợi ích mà những thay đổi trong não bộ đem lại trong hành vi ứng xử và cảm giác hạnh phúc của chúng ta," Hölzel nói. "Thay đổi não bộ" nghe thì rất ấn tượng, nhưng chúng tôi không hiểu ý nghĩa thực sự của nó."

Lazar đồng ý. "Hầu hết các dữ liệu chỉ nhìn vào những thay đổi trong quá trình thực hành [thiền] hai tháng… Hầu hết mọi người đều cảm thấy rằng [thiền] tiếp tục tạo thay đổi và họ chú trọng nhiều hơn tới việc thực hành tích cực hơn nữa. Vì vậy, chúng ta cần phải tiến hành các nghiên cứu theo dõi mọi người trong những khoảng thời gian dài hơn nhiều."

Dựa trên nghiên cứu của mình về những người tham gia thiền định, Creswell và các cộng sự đã đề xuất rằng chánh niệm hoạt động như một bộ đệm đặc biệt để chống lại stress.

Chúng ta đạt được điều này do việc thiền giúp tăng cường hoạt động ở các vùng của vỏ não trán trước vốn rất quan trọng đối với "kiểm soát stress từ trên xuống", trong khi giảm hoạt động và kết nối chức năng ở các vùng liên quan đến phản ứng đối phó với tình trạng stress - đặc biệt là phần hạch hạnh nhân (amygdala).

Ý tưởng cho rằng thiền chánh niệm tác động tới các vùng khác nhau của não liên quan đến việc kiểm soát stress từ trên xuống được các nhà nghiên cứu chấp nhận rộng rãi, theo nhà tâm lý học lâm sàng của Đại học Michigan, Anthony King.

Nhưng những gì đang xảy ra liên quan đến amygdala thì không rõ ràng như vậy, ông nói.

Amygdala, một trong những phần nguyên thủy nhất của bộ não, không chỉ đơn giản là một trung tâm báo động liên quan đến việc phản ứng lại các mối đe dọa. Đó là trọng tâm của cái được gọi là mạng lưới nổi bật, vốn đóng vai trò then chốt trong việc nhận biết điều gì là quan trọng trong môi trường của một người. Ví dụ, ở người mẹ, amygdala có thể hoạt động rất tích cực khi nhìn gương mặt vui tươi của đứa con nhỏ.

Thiền định chánh niệm "giúp ta đạt được điều mà các nhà tâm lý học trường học cũ gọi là 'khả năng phản xạ'," King nói. "Thay vì tự động phản ứng theo những cách nhất định, nó cho phép ta có nhiều sắc thái khác nhau khi phản ứng với bất kỳ tình huống nào - như căng thẳng, sợ hãi - và tạo ra khoảng cách tâm lý."
Tác động tới não bộ

Hai nghiên cứu của Creswell và các đồng nghiệp, một được công bố hồi 2015 và một, trong 2016, đưa ra một số phát hiện ban đầu dường như củng cố cho quan điểm của họ rằng thiền chánh niệm có tác dụng như bộ đệm giúp chống lại tình trạng căng thẳng.

Cả hai nghiên cứu đều tập trung vào các tác động tâm sinh lý của việc tập thiền định ở các nhóm nhỏ những người thất nghiệp bị stress.

Trong nghiên cứu năm 2015, họ nhận thấy rằng ba ngày luyện tập thiền định cao độ đã làm giảm kết nối chức năng giữa amygdala bên phải, là phần kiểm soát việc phản ứng với tình trạng stress, với khu vực vỏ não phía trước, nơi đóng vai trò điều chỉnh cảm xúc.

Trong nghiên cứu năm 2016, họ phát hiện ra rằng ba ngày luyện tập thiền định cao độ khiến làm tăng sự kết nối giữa mạng mặc định, là mạng lưới gồm các vùng hoạt động khi não bộ ở chế độ nghỉ ngơi, với các phần thuộc của vỏ não trước trán chịu trách nhiệm điều chỉnh tình trạng stress.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thiền định đã làm giảm mức độ interleukin-6, một chất đánh dấu sinh học trong máu gây ra tình trạng viêm toàn thân được tăng lên ở những nhóm dân cư có tình trạng stress cao.

King và các đồng nghiệp đã cho thấy kết quả tương tự, đầy hứa hẹn trong 23 cựu binh từng trực tiếp tham chiến của Afghanistan và Iraq với chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý năm 2016.

Các kết quả scan não vào lúc trước và sau khi áp dụng liệu pháp thiền cho thấy khi não trong trạng thái nghỉ ngơi, đã có sự gia tăng kết nối giữa mạng lưới chuyên kiểm soát sự tập trung chú ý của chúng ta, với các bộ phận khác của não liên quan đến sự suy tư và những suy nghĩ tự phát.

Sự kết nối đặc biệt này được ghi nhận ở những người khỏe mạnh cũng như những người đã thiền định trong một thời gian dài, King nói.

"Điều quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi... là những người bị hội chứng PTSD cũng có thể đạt được sự thay đổi này khi họ thực hành chánh niệm," King nói. Kết quả này càng tăng do thực hành thiền chánh niệm, thì "các triệu chứng của họ càng được cải thiện", ông nói thêm nhằm tóm tắt một phát hiện quan trọng của nghiên cứu.

Các nghiên cứu về các điều kiện khác cho thấy những kết quả tích cực tương tự.

Thiền chánh niệm có thể làm giảm bớt các triệu chứng rối loạn lo âu nói chung bằng cách tăng sự kết nối giữa amygdala và vỏ não trước trán, qua đó làm tăng khả năng điều chỉnh cảm xúc của bệnh nhân.

Thiền cũng có thể làm giảm cảm giác đau đớn bằng cách giảm kích hoạt liên quan đến cảm giác này ở phần vỏ não somatosensory và tăng kích hoạt các khu vực liên quan đến việc điều tiết việc nhận thức về cơn đau đớn.

Tuy nhiên, về cơ bản thì chánh niệm là trải nghiệm được tạo ra bên trong tâm trí con người chứ không phải là loại thuốc mà các nhà khoa học có thể cung cấp cho bệnh nhân.

Điều này tạo ra một câu hỏi khi so sánh chánh niệm giữa các cá nhân và đặc biệt là giữa các nghiên cứu riêng biệt.

Hơn nữa, không có định nghĩa nào được chấp nhận một cách phổ quát về chánh niệm, cũng không có sự thống nhất nào giữa các nhà nghiên cứu về các chi tiết mà điều này đem lại cho con người, Lazar và các đồng nghiệp của bà nêu trong bài viết đăng trên tạp chí về thần kinh học, Perspectives on Scienceological Science.

Trong trường hợp PTSD, King nói rằng có khả năng thiền chánh niệm sẽ tiếp tục bổ sung cho các phương pháp điều trị tâm thần phổ biến. "Tôi sẽ không bao giờ đề nghị mọi người đi đến một lớp học chánh niệm tại YMCA hoặc trung tâm y tế địa phương và nghĩ rằng điều đó sẽ giống như tâm lý trị liệu, bởi vì nó không phải. Nó thực sự không phải là như vậy," King nói.

Nhưng "Tôi nghĩ chánh niệm là một liệu pháp hữu ích cho những ai đã được huấn luyện về cách điều trị PTSD."

Nhưng những người như Islas, vốn đã phải đối mặt với bệnh tâm thần nghiêm trọng, và những người khác sử dụng thiền chánh niệm để giảm căng thẳng hàng ngày, thì nói rằng họ tin rằng việc thực hành thiền đã giúp cải thiện cuộc sống của họ. Một ngày nọ, các nhà khoa học hy vọng có thể liên kết kinh nghiệm đó với những gì đang diễn ra trong tâm trí thiền định.

Bài báo gốc được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Knowable Magazine, và được đăng lại theo giấy phép Creative Commons.


Bài tiếng Việt đã đăng trên BBC Future.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi V.E.DAY: 24/05/2018 - 14:40


#4 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 24/05/2018 - 22:16

Tha tâm thông là gì thì không luyện nên không biết nhưng cái biết trực tính tự nhiên không khởi từ ý thức hay lý trí gọi là cái biết như nó là .

Có lần đi xem ảo thuật, người trình diển xảo thuật đọc biết lá bài khán giả chọn , tui ngồi buồn quởn đọc cái mà ảo thuật gia đang thấy , đọc vài lần không biết ảo thuật gia đang say sưa xảo thuật có biết mình đang là khán giả không hihi.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 24/05/2018 - 22:22


Thanked by 1 Member:

#5 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 30/05/2018 - 08:24

Đạo Phật là đạo của Trí Tuệ, vì Thích Ca luôn luôn nhấn mạnh đến trọng tâm của việc tu tập là BÁT NHÃ, là GIỚI HỌC, ĐỊNH HỌC, HUỆ HỌC, là BÁT CHÁNH ĐẠO. Và Đức Phật cũng đã nhiều lần nhấn mạnh là không một người nào hoặc thần linh hoặc một đấng siêu việt nào có thể mang đến SỰ GIÁC NGỘ cho chúng ta cả. CHỈ CÓ CHÍNH TA mới làm được việc ấy cho chính chúng ta mà thôi.

Trong giáo lý NHỊ THẬP NHÂN DUYÊN Đức Phật đã dạy rằng :

- Dùng TRÍ BÁT NHÃ tức là Chánh Kiến để thực hiện mục đích " chuyển mê khai ngộ ".

Nghĩa là dùng TRÍ HUỆ để phá vỡ màng VÔ MINH, cái màng lưới là cội rễ cũa tất cả mọi khổ não. Theo đó, cả Đại Thừa và Tiểu Thừa Phật Giáo đều coi trọng GIỚI HỌC, vì đó là con đường để đạt được CHÁNH KIẾN tức BÁT NHÃ.

Với Tiểu Thừa Phật Giáo, lấy TỨ DIỆU ĐẾ làm trung tâm khóa để tiến đến quả vị tối cao là A LA HÁN, nghĩa là người đạt được Trí Vô Lậu và Giới Luật và Thiền Định chỉ đóng vai trò trợ duyên cho việc tu tập.

Đặc biệt, theo phái Bát Nhã thì BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA chiếm địa vị tối cao trong LỤC BA LA MẬT. Nếu thành tựu được BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA mà không đạt được các Ba La Mật còn lại thì cũng vẫn đạt được đạo quả.

Nói một cách tổng quát, dù thông qua kinh điển hay tông phái nào tuy phương pháp tu tập có khác nhau, nhưng tựu trung đều nói đến TRÍ HUỆ.

Ví dụ như :

LUẬT TÔNG : Tin tưởng là thọ Giới Luật, gìn giữ những giới luật đã thọ và theo đó mà tu tập. Do đó không thể khinh thị việc vâng giữ giới luật để làm trợ duyên cho việc khai phát TRÍ HUỆ.

THIỀN TÔNG : Cũng như vậy, từ việc chú trọng vào THIỀN ( Dhyana ) và TAM MUỘI ( Samadhi ) như là ti61n trình duy nhất để có thể nhận được cứu cánh, nhưng lưu ý rằng, không chỉ dừng lại ở chỗ TÂM KHÔNG TÁN LOẠN mà phải còn tiến lên hơn nữa là đạt được mục đích tối hậu là TRÍ TUỆ VÔ LẬU.

Tóm lại, qua các kinh điển và chủ trương của các tông phái Phật giáo, ta nhận thấy rằng chỉ có một mục tiêu nhất quán là TRÍ TUỆ VÔ LẬU, nghĩa là BÁT NHÃ & CHÁNH KIẾN.
Tất cả các tông phái Phật giáo đều có điểm dung thông là lấy TAM HỌC gồm có : GIỚI, ĐỊNH và HUỆ được xem như là khuôn mẫu để tu hành. Giữ GIỚI để sanh ĐỊNH, giữ ĐỊNH để sanh TRÍ HUỆ như là một thứ lớp tất yếu trong khóa trình tu chứng.

- Tu theo GIỚI HỌC để được thoát ly DỤC GIỚI.
(DỤC GIỚI gồm có các cảnh khổ, cảnh người và cảnh trời)

- Tu theo ĐỊNH HỌC để được thoát ly SẮC GIỚI.
(SẮC GIỚI là cảnh giới của những vị Trời, Phạm Thiên đã từ bỏ Dục Giới và đang thụ hưởng hạnh phúc của Thiền, gồm có Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền Sắc Giới ).

- Tu theo HUỆ HỌC để được thoát ly VÔ SẮC GIỚI.
(VÔ SẮC GIỚI là cảnh giới mà trong đó hoàn toàn không có vật chất hay hình thể (Sắc) mà chỉ có danh (Tâm), gồm có 4 cảnh :
- Phi tưởng, phi phi tưởng xứ thiên.
- Vô số hữu xứ thiên
- Thức vô biên xứ thiên
- Không vô biên xứ thiên.

Qua những điểm trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng đặc điểm của Phật giáo là tu tập theo HUỆ HỌC hay là TRÍ HUỆ. Và đạo Phật được gọi là tôn giáo của TRÍ TUỆ . Nhưng Trí đề cập ở đây khác với Trí mà ta thường nói hàng ngày, Trí mà ta thường nói hàng ngày là TRÍ HỮU LẬU là trí mà còn bị sự câu thúc của màn lưới vô minh, kể cả những trí thức thông thường và trí thức khoa học đều thuộc loại trí thức này.
Còn Trí đề cập đến trong đạo Phật là Trí để CHUYỂN MÊ KHAI NGỘ được gọi là XUẤT THẾ GIAN TRÍ hay TRÍ VÔ LẬU là cái trí mà ở nó không có sự phân chia chủ quan và khách quan, không còn đặt nền tảng trên sự phân chia chủ thể và khách thể.

#6 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 30/05/2018 - 09:06


@ bác vô danh thiên địa:

Trong các kinh, phần quán tưởng có đoạn Phật nói như sau
" Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ ban"

Ý này của Phật là Phật và chúng sanh đều có chung cái tánh, đó là TÁNH THƯỜNG RỖNG LẶNG
Chỉ khác là, Phật tìm ra được tánh này, còn chúng ta chưa tìm ra được tánh này trong thân xác chung ta

Trong kinh thập nhị tứ chương, Phật ví chúng ta là kẻ giai có, co hạt châu to nhưng ko biết, mà tưởng mình nghèo phải đi làm thuê cho kẻ khác.

Nếu ai tìm được TÁNH THƯỜNG RỖNG LẶNG thì mới đạt được trí tuệ bát nhã ba la mật.

Chưa tìm được hạt châu này thì trí tuệ bát nhã ba la mật chỉ là anh trong gương, trăng trên mặt nước mà thôi


#7 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 30/05/2018 - 10:04

Anh @Tieudaodu,
"TÁNH THƯỜNG RỖNG LẶNG". Chúng sanh và Phật khác nhau chổ này. Nếu tâm chúng sanh "THƯỜNG RỖNG LẶNG" thì là cảnh giới bình đẳng tính của Phật tính nên Phật nói: "Ta là Phật đã thành và chúng sinh là Phật sẽ thành.".Phật tính do chính nơi Tâm mình chứng đắc, cảm nhận trong đời sống chứ chẳng thể nghĩ nói hay bàn mà có thể đạt được như ngón tay chỉ trăng chẳng phải là trăng . Tất cã các Pháp hay Kinh giúp ta tu tập đều là ngón tay chỉ trăng mà thôi .

Thanked by 5 Members:

#8 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 30/05/2018 - 10:59


Ý Phật là chúng ta cũng có tánh THƯỜNG RỖNG LẶNG
Và trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, đội khi chúng ta sống với cái Tánh này nhưng chúng ta lại không hay biết.

Phật hơn chúng ta chỗ là ổng nhận biết được, chúng ta thì chưa nhận biết được.

Phật và Tổ Huệ Năng nói " KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT" là vậy (Kinh Bảo Đàn)

Và cái quan điểm kiến tánh này no đi ngược lại với quy luật tự nhiên vật chất
Cho nên
1. Nhân loại không chấp nhận cho là xao.
2. Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.

Vì nó khó chổ này nên tại sao Ông Phật đã thành Phật, ổng muốn phổ độ chúng sanh giải thoát mà ổng không dạy cách giải thoát.
Mặc dù miệng ổng nói " tôi là Phật đã thành, còn các ông sẽ thành Phật"


Thanked by 1 Member:

#9 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 30/05/2018 - 11:34

Cái tánh này nó luôn ở nơi ta chỉ vì ta chỉ bám vào 6 căn nên không nhận ra nó luôn ở nơi mình . Vì không nhận ra nên không biết ta có nó . Kiến tánh thành Phật nhưng 6 căn không dể 1 dao dút lìa nên "Lý tuy đốn ngộ, sự phải tiệm tu" (Giớí, Định, Huệ) là vậy. Kiến ở đây là kiến của chứng đắc Trí Tuệ Bát Nhã , không phải sở tri kiến tri của ý thức hay lý trí lý luận từ 6 căn hay sự hiểu biết qua việc đọc, hay nói bàn kinh Phật.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 30/05/2018 - 11:57


#10 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 30/05/2018 - 11:50


Xin lỗi Như Lai.
Xin đính chính

Như Lai có dạy cách để giải thoát, cách để kiến tánh qua KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Xin lỗi Thế Tôn



Ai muốn kiến tánh nên đọc KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Kinh này, ngài giảng rỏ ràng cách để kiến tánh
Ai chịu khó đọc cỡ vài chục lần chắc sẽ thấy được TÁNH Chân thật của ban thân


#11 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 30/05/2018 - 12:11

Dấu ấn Pulau Bidong.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dấu ấn Pulau Bidong

Đến Pulau Bidong với hai bàn tay trắng,
Rời Pulau Bidong với một bộ kinh

Để rồi gần 40 năm sau quay lại, đứng trước khu nghĩa trang khu G, chỉ cảm nhận một " đóa không ".

Sửa bởi V.E.DAY: 30/05/2018 - 12:22


#12 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 30/05/2018 - 12:35

Kinh Thủ LĂNG NGHIÊM, DIỆU PHÁP LIÊN HOA...

Là những bộ kinh điển đại thừa mà Đức Phật dạy vào những năm gần gần cuối đời
Cho nên lúc này ngài tung phần nhỏ bí kíp day giải thoát vào đây.
Vì là giải thoát nên nó sẽ đi ngược lại suy nghĩ, quan điểm của nhân loại, thoát khỏi cõi ta bà. Vì vậy, có nhiều ý nhiều cao tăng cũng ko hiểu dc
Do ko hiểu đc nhưng họ vẫn cố dịch, dịch theo cái suy diễn của họ
Cho nên, những kinh sách này có vài chi tiết, vài ý không như ý của Phật dạy

Vì vậy, ng đọc kinh sách này nên "hiểu ý mà bỏ lời"
Đừng chạy theo chữ mà lạc lối.

Đạo càng cao thì từ ngữ ko còn diễn tả được.
Như hình ảnh như lai lấy tay chỉ trắng mà thôi

Mong có nhiều người đọc kinh mà KIẾN TÁNH rồi giải thoát như phật Thích Ca.

Sửa bởi TieuDaoDu: 30/05/2018 - 12:38


#13 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 30/05/2018 - 13:10

Tất cả các kinh sách Đức Phật giảng dậy đều chỉ có một vị, đó là VỊ GIẢI THOÁT. Do vì căn cơ của chúng sinh có sai khác chẳng giống nhau nên Đức Phật giảng dậy theo các cách khác nhau. Nhưng hãy nhớ rằng :

TẤT CẢ CÁC KINH ĐỀU CHỈ CÓ MỘT VỊ GIẢI THOÁT.

Chớ nên phân biệt kinh nào là Đại Thừa, kinh nào là Tiểu Thừa. Tùy theo căn cơ của mỗi người mà cảm nhận được từ một bộ kinh, để rồi từ đó mà tu tập đến giác ngộ.

Thanked by 1 Member:

#14 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 30/05/2018 - 14:43

Phật pháp không hai nên đọc kinh nào cũng không thấy khác. Đúng là chỉ có một vị, đó là VỊ GIẢI THOÁT . Phật phải trải qua 49 ngày ấn chứng, Huệ Năng nghe 1 lời kinh Kim Cương mà Ngộ nhưng ngài vẩn phải tiếp tục ẩn tu hàng chục năm. Mổi người một cơ duyên Ngộ khác nhau dù Pháp chẳng hai. Đức Phật là người tự chứng ngộ đó là điểm đặc biệt của Ngài . Còn lại về sau người Ngộ thương thông qua ấn chứng của một người đã Ngộ.

Thanked by 2 Members:

#15 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 11/06/2018 - 11:37

ĐƯỜNG VỀ NHÀ CÒN XA LẮM

Đốn ngộ tuy đồng Phật
Đa sanh tập khí thâm
Phong đình ba thượng dũng
Lý hiện niệm du xâm


Dưới đây là một phần trong bài giảng YẾU CHỈ THIỀN TÔNG của Sư ông, Hòa thượng Thích Thanh Từ tại Thiền viện Quang Chiếu, Forthworth, Texas, Hoa Kỳ, thành lập năm 2000.

GIẢI NGỘ và CHỨNG NGỘ.

GIẢI NGỘ là nhơn nghe một câu kinh hay một lời chỉ dạy của bậc Thiện tri thức liền thấy được bản tánh. Tính cách đạt được rất nhanh nên cũng gọi là đốn ngộ. Nhơn được Phật, Tổ, thầy, bạn mà được ngộ đạo, nó thuộc về TRÍ HỮU SƯ.

GIẢI NGỘ mới chỉ là kẻ thấy được đường về nhà, chứ chưa phải là người đã về đến nhà. Người tu được giải ngộ chỉ mới thanh toán xong một phân nửa nghi ngờ trên con đường tu của mình. Thế nên cổ Đức nói :

Đốn ngộ tuy đồng Phật
Đa sanh tập khí thâm
Phong đình ba thượng dũng
Lý hiện niệm du xâm.


Tạm dịch là :

Đốn ngộ tuy đồng Phật
Nhiều đời tập khí sâu
Gió dừng sóng vẫn vỗ
Lý hiện, niệm còn xâm.

Tuy chỗ thấy không khác chư Phật, song tập khí sâu dầy chưa có thể sạch được ngay. Cần phải nổ lực để buông, xả vọng tưởng lâu ngày cho sạch hết, như gió đã dừng thổi mà sóng chưa lặng ngay được, phải đợi thời gian từ từ nó mới yên. Chơn lý đã thấy rõ rồi mà vọng niệm vẫn còn dấy lên, xâm lấn mãi. Vì thế, sau khi GIẢI NGỘ cần phải cố gắng tu hành mới được CHỨNG NGỘ.
Thiền sư Trần Tôn Túc: " Việc lớn CHƯA SÁNG như đưa ma mẹ, việc lớn ĐÃ SÁNG như đưa ma mẹ ".
Khi chưa GIẢI NGỘ thì tận lực tham vấn, tầm thầy học đạo cho giải ngộ. Khi đã GIẢI NGỘ thì cũng phải tận tâm, cố gắng tu hành để được CHỨNG NGỘ.

CHỨNG NGỘ là chỗ viên mãn công phu tu tập, an trụ nơi tánh giác trọn vẹn. CHỨNG NGỘ là do công phu tu hành phát ra, không phải là sự chỉ dạy của thầy, bạn, nên còn gọi là TRÍ VÔ SƯ . Đạt được TRÍ VÔ SƯ hay CHỨNG NGỘ thì mới thoát được sanh tử.
Trong nhà Thiền thường nói : " TỪNG MÔN ĐẮC NHẬP PHI THỊ GIA TRÂN " . Nghỉa là từ cửa mà được vào, không phải là của báu trong nhà. Từ cửa mà vào tức là còn TRÍ HỮU SƯ chưa thực là của báu trong nhà. Thực là của báu trong nhà thì đâu cần người khác chỉ cho thấy, mà phải do tự mình lấy ra mà dùng.
Cho nên trong nhà Thiên nói : " KIẾN TÁNH KHỞI TU ".

Thiền viện Quang Chiếu, Forthworth, Texas, Hoa Kỳ, 2000.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |