Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Đinh Văn Tân, on 29/04/2018 - 19:25, said:
Sách Xuan Cang lấy lại tài lieu của Học Năng, chỉ sửa đổi lời .
Sách của Học Năng xuất bản năm 1974, lấy tài lieu đầy đủ từ sách Hà Lạc xưa là đúng .
Tôi đã biết Hà Lạc Lý số từ năm 1954 . Tôi đã tiếp xúc với Ông Học Năng, sau khi xuất bản sách thì chính Học Năng cũng không biết 3 que biến bất đồng mà tôi đã có post trên chủ đề nghiên cứu về "Hà lạc Lý số" .
Thưa cụ,
Sau khi đọc thêm về các bài viết cũ của cụ Hà Uyên bên trang lý học .... .....org.vn và kiểm nghiệm số âm dương gán cho 10 can và 12 chi, cháu đã phát hiện thấy sự khác biệt chỉ là do lỗi trong số âm dương của can Canh trong trình lập BTHL trên excel bản cũ của tác giả LêTrung Tú:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
học .... .....org.vn/chu-de/7949-ngôi-nhà-riêng-của-moonriver/
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
học .... .....org.vn/chu-de/8106-ngôi-nhà-của-hoàng-hải-long
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
học .... .....org.vn/chu-de/7979-ngôi-nhà-riêng-của-cháu-hà-minh
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
học .... .....org.vn/chu-de/8027-ngôi-nhà-ấm-cúng_-vũ-trần-linh-chi/
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
học .... .....org.vn/chu-de/8486-lê-ánh-linh
.v.v.
Về vấn đề "Biến bất đồng" cụ nêu ra (
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
). Cháu thấy vẫn chưa ổn thỏa vì nếu nói "
hào cửu Ngũ là quân vị, gặp thời bất lợi truân nan, hiễm trở thì không theo như thì không theo cách biến bình thường trong Kinh Dịch được" đối với ba quẻ Khảm, Truân, Kiển, thì thiết nghĩ một số quẻ "lớn" khác như Càn, Khôn, Thái, Ký Tế cũng sẽ có biến cách riêng của nó vì lý tính thuần dương, thuần âm, hoặc ý nghĩa đặc biệt của một số hào trong quẻ.
Ngoài vấn đề trên, không biết cụ có ứng dụng quẻ biến, hóa, và biến-hóa như cụ Hà Uyên đề cập đến ở đây không?
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
học .... .....org.vn/chu-de/7959-mgôi-nhà-riêng-của-lê-minh-thái/
"
BÁT TỰ - ĐẠI TƯỢNG BIẾN HOÁ
- Đại tượng Tiên thiên: LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG.
- Đại tượng Tiên thiên biến: THIÊN SƠN ĐỘN.
- Đại tượng Tiên thiên hoá: SƠN THIÊN ĐẠI SÚC.
- Đại tượng Tiên thiên biến - hoá: THIÊN SƠN ĐỘN.
- Đại tượng Hậu thiên: THIÊN TRẠCH LÝ
- Đại tượng Hậu thiên biến: PHONG THIÊN TIỂU SÚC
- Đại tượng Hậu thiên hoá: THUẦN ĐOÀI
- Đại tượng Hậu thiên biến - hoá: THUẦN CÀN"
và
"- Theo Lạc thư: Bắc bình Nam, Tây bình Đông
- Ngôn ngữ của Bát tự Hà Lạc dùng Đại tượng để chỉ Đại vận 6 hay 9 năm. Tiểu tượng để chỉ Tiểu vận của từng năm trong Đại vận.
- Từ biến để chỉ quẻ nghịch đảo từ quẻ chủ của Bản mệnh, đó là những cặp Tốn - Đoài, Chấn - Tốn, ..., đối phản góc 180 độ.
- Từ hoá được ra đời từ quẻ Thuần Càn trong Kinh Dịch. Trong sáu hào quẻ Càn, thì có năm hào chỉ rồng, duy nhất chỉ có hào Ba Dương quẻ Thuần Càn, dùng ngôn ngữ: "quân tử". Do vậy trong môn Bát tự Hà Lạc, khi hào Ba được đem lên thay vị trí của hào Sáu, bỏ đi hào Bốn của ngoại quái, thì Bát tự Hà Lạc quan niệm là hoá. Thực ra, phải từ hào Bảy: "vô thủ, cát", nhưng để nói về điều này, chúng ta sẽ bàn ở một chủ đề khác.
- Từ quẻ biến của quẻ Chủ, khi ta đem hào Ba lên thay thế vị trí của hào Sáu, bỏ đi hào Bốn của Ngoại quái, thì Bát tự Hà lạc gọi là quẻ biến -hoá
Vậy thì, ý nghĩa của quẻ biến, quẻ hoá, quẻ biến - hoá nói lên điều gì trong mối quan hệ tổng thể với quẻ Chủ bản mệnh ?
Đến đây thì có thể bắt đầu sinh ra những trường phái của mỗi người khi nghiên cứu về Bát tự Hà Lạc. Có người lấy quẻ biến làm trọng, có người lấy quẻ hóa làm trọng, cũng có người lấy quẻ biến - hóa làm trọng. Có lẽ Hà Uyên không kịp để tìm hiểu thêm về góc độ này.
Cá nhân Hà Uyên thường lấy quẻ hóa làm trọng. Trong trường hợp cụ thể của Lê Minh Thái, quẻ Chủ là quẻ Đại tráng, cho ta biết được con đường từ 1 -48 tuổi. Quẻ Đại súc là quẻ hoá, khi một cá nhân, đi quá giới hạn cho phép của "sức chứa lớn", thì quẻ hóa có thể xô đẩy số phận đi theo một con đường khác. Đây là điều mà Hà Uyên rất tâm đắc khi tìm hiểu về Hà Lạc.
Đối với quẻ biến, Hà Uyên quan niệm như mình có hay không tham gia vào cuộc chơi. Nếu như mình không tham gia vào cuộc chơi, thì vòng quay của thế sự vẫn quay. Còn khi ta gia nhập cuộc chơi, ta phải đủ sức căng bề mặt, đủ trí lực, đủ vật lực,..., nếu không, chính ta sẽ như một giọt dầu, văng ra khỏi vòng quay của cuộc chơi. Theo Hà Uyên, đây là nhân tố phát triển của con người bằng những tích luỹ về học tập, kinh nghiệm sống, những trải nghiệm của từng cá nhân. Đây là nguyên lý vị trí, mình phải biết mình đang ở đâu trong cuộc chơi này. Khi soi gương, đứng xa quá thì hình mờ, đứng gần quá thì hình nhoè.
Quẻ biến - hoá thường dùng khi tính hạn của năm, tháng, ngày. Trong trường quẻ Chủ là quẻ Đại tráng, khi tính vận hạn gặp phải quẻ biến - hoá là quẻ Độn hay quẻ Thuần Càn, thì phải hết sức lưu ý, suy sét cho kỹ trước khi quyết định nếu là việc quan trọng."