Jump to content

Advertisements




Ngự định TINH LỊCH KHẢO NGUYÊN


36 replies to this topic

#16 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 20/03/2018 - 11:23

Nạp Âm Can Chi khởi số hợp Ngũ Hành

Giáp, Kỷ, Tý, Ngọ: 9
Ất, Canh, Sửu, Mùi: 8
Bính, Tân, Dần, Thân: 7
Đinh, Nhâm, Mão, Dậu: 6
Mậu, Quý, Thìn, Tuất: 5
Tị, Hợi, đều thuộc số 4.

Cái này do Dương Tử Vân (QNB chú: tức Dương Hùng, tên tự là Tử Vân) ở Thái Nguyên luận số của luật âm thanh vậy. Phàm phối hợp lưỡng Can lưỡng Chi, số dư của nó được 4,9 thì là Kim; được 1,6 thì là Hỏa; được 3,8 thì là Mộc; được 5,10 thì là Thủy; được 2,7 thì là Thổ. Thí dụ như Giáp Tý đều là 9, được số 18, Ất Sửu đều là 8, được số 16, hợp lại được số 34, cho nên là Kim. Nhâm 6 Thân 7 được số 13, Quý 5 Dậu 6 được số 11, hợp thành 24, cho nên thuộc Kim vậy. Ngoài ra cứ theo hình trên mà suy ra.

Nhưng chỗ phối các số 1 6, 2 7 lại bất đồng với số của Hà Đồ. Nay đối chiếu với 50 số của Đại Diễn, cái Dụng của nó dùng 49, lấy hợp số của 2 Can 2 Chi ở 49, số dư của nội giảm, nếu tròn 10 lại trừ đi, dư 1 6 là Thủy, dư 2 7 là Hỏa, dư 3 8 là Mộc, dư 4 9 là Kim, dư 5 10 là Thổ, tất cả dùng cái tương sinh ngũ hành làm Nạp Âm, như thế thì cùng với Hà Đồ tương đồng. Còn phép bói cỏ thi, dùng số sách dư để định Cơ Ngẫu, cái này dùng số dư để định Ngũ Hành, cái lý của nó về cơ bản là tương hợp.

Như Giáp 9 Tý 9, Ất 8 Sửu 8, hợp số của chúng 34, từ 49 mà nội giảm đi, dư ra 15 (tức là 49-34), gặp 10 không dùng, dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng (Giáp Tý, Ất Sửu) gọi là Kim.

Như Bính Dần, Đinh Mão, cộng hợp được số 26, từ 49 mà nội giảm đi, còn dư ra 23, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 3 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Mậu Thìn, Kỷ Tị, cộng hợp được số 23, từ 49 mà nội giảm đi, dư ra 26, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 6 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Canh Ngọ, Tân Mùi, cộng hợp được số 32, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 17, mà 10 không dùng, dư lại 7 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Nhâm Thân, Quý Dậu, cộng hợp được số 24, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 25, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Giáp Tuất, Ất Hợi, cộng hợp được số 26, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 23, (hai lần) 10 không dùng dư lại 3 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Bính Tý, Đinh Sửu, cộng hợp được số 30, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 19, mà 10 không dùng dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Như Mậu Dần, Kỷ Mão, cộng hợp được số 27, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 22, (hai lần) 10 không dùng dư lại 2 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Canh Thìn, Tân Tị, cộng hợp được số 24, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 25, (hai lần) 10 không dùng dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Nhâm Ngọ, Quý Mùi, cộng hợp được số 28, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 21, (hai lần) 10 không dùng dư lại 1 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Giáp Thân, Ất Dậu, cộng hợp được số 30, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 19, mà 10 không dùng dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Như Bính Tuất, Đinh Hợi, cộng hợp được số 22, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 27, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 7 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Mậu Tý, Kỷ Sửu, cộng hợp được số 31, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 18, mà 10 không dùng, dư lại 8 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Canh Dần, Tân Mão, cộng hợp được số 29, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 21, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 1 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Nhâm Thìn, Quý Tị, cộng hợp được số 20, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 29, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Lại như Giáp Ngọ, Ất Mùi, cộng hợp được số 34, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 15, mà 10 không dùng, dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Bính Thân, Đinh Dậu, cộng hợp được số 36, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 13, mà 10 không dùng, dư lại 3 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Mậu Tuất, Kỷ Hợi, cộng hợp được số 23, từ 49 mà nội giảm đi, dư ra 26, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 6 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Canh Tý, Tân Sửu, cộng hợp được số 32, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 17, mà 10 không dùng, dư lại 7 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Nhâm Dần, Quý Mão, cộng hợp được số 24, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 25, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Giáp Thìn, Ất Tị, cộng hợp được số 26, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 23, (hai lần) 10 không dùng dư lại 3 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Bính Ngọ, Đinh Mùi, cộng hợp được số 30, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 19, mà 10 không dùng dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Như Mậu Thân, Kỷ Dậu, cộng hợp được số 27, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 22, (hai lần) 10 không dùng dư lại 2 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Canh Tuất, Tân Hợi, cộng hợp được số 24, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 25, (hai lần) 10 không dùng dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Nhâm Tý, Quý Sửu, cộng hợp được số 28, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 21, (hai lần) 10 không dùng dư lại 1 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Giáp Dần, Ất Mão, cộng hợp được số 30, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 19, mà 10 không dùng dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Như Bính Thìn, Đinh Tị, cộng hợp được số 22, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 27, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 7 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, cộng hợp được số 31, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 18, mà 10 không dùng, dư lại 8 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Canh Thân, Tân Dậu, cộng hợp được số 29, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 21, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 1 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Nhâm Tuất, Quý Hợi, cộng hợp được số 20, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 29, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

#17 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 20/03/2018 - 13:49

Thật ra có rất nhiều cách phối số để tính ngũ hành nạp âm ví dụ chúng ta có thể dùng hư nhất ( bỏ 1) bằng phối số như sau:
GK =1 Tý,Ngọ
AC =2 Sủu, Mùi
BT =3 Dần Thân
ĐN =4 Mão Dậu
MQ =5 Thìn Tuất
6 Tỵ, Hơi


Ví dụ

Giáp Tý = 1+ 1 = 2
Ất Sửu = 2 +2 = 4
Tổng là 2 + 4 = 6 đem 6 trừ 1 = 5 là Thổ (Ha` Đồ) sinh nạp âm Kim


Mậu Ngọ = 5 + 1 = 6
Kỷ Mùi = 1 + 2 = 3
Tổng là 6+ 3 = 9 đem 9 trừ 1 = 8 là Mộc (Ha` Đồ) sinh nạp âm Hoả

Canh Dần = 2 + 3 = 5
Tân Mão = 3 + 4 = 7
Tổng là 5+ 7 = 12 đem 12 trừ 1 : 12-1 =11 bỏ 10 được 1 là Thuỷ (Hà Đồ) sinh nạp âm Mộc

Mậu Thân = 5 +3 =8
Kỷ Dậu = 1 +4 =5
Tổng là 8+ 5 = 13 đem 13 trừ 1 : 13-1 =12 bỏ 10 được 2 là Hoả (Hà Đồ) sinh nạp âm Thổ

Bính Ngọ = 3+1 =4
Đinh Mùi = 4+2 =6
Tổng là 4+ 6 = 10 đem 10 trừ 1 : 10-1 = 9 là Kim(Hà Đồ) sinh nạp âm Thuỷ



Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 20/03/2018 - 13:57


#18 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 20/03/2018 - 16:33

Ngày xưa QNB cũng chế ra 1 cách nhìn vào Hà Đồ là có thể nhẩm ngay được Nạp Âm Ngũ Hành như sau:

Thứ tự của Hành Nạp Âm là [Kim - Hỏa - Mộc - Thủy - Thổ], nhưng cứ di chuyển được 3 Hành thì lại bỏ trống 1 Hành, đồng nghĩa với việc chuyển được 6 Can 6 Chi thì Hành Nạp Âm phải nhảy 1 bước.

Tý Ngọ: [Kim - Hỏa - Mộc - (Thủy -) Thổ] - [Kim
Tuất Thìn: Hỏa -
(Mộc -) Thủy - Thổ] - [Kim - (Hỏa -) Mộc
Dần Thân: Thủy - Thổ] - [
(Kim -) Hỏa - Mộc - Thủy (- Thổ)].

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cái này sẽ khiến cho chúng ta hiểu được ẩn ý câu nói của cổ nhân "Khí xuất phát từ phương Đông - Mộc, chuyển thuận; còn Âm xuất phát từ phương Tây - Kim, chuyển nghịch" nghĩa là muốn nói đến Phương Hướng và Ngũ Hành theo Hà Đồ, trong đó:
- Cái được gọi là "Khí" tức là ám chỉ Chính Ngũ Hành theo 4 Mùa Xuân Hạ Thu Đông chuyển thuận, Chính Ngũ Hành cũng là sự tương ứng về Khí Hậu trên địa cầu với quy luật ẩn hiện của Ngũ Tinh (5 Hành Tinh, đã nói rõ ở phần Thiên Văn và phần Hà Đồ).
- Cái được gọi là "Âm" tức là ám chỉ Nạp Âm Ngũ Hành theo cao độ từ Âm thanh của Kim chuyển nghịch trầm dần xuống tới âm thanh của Thổ. Quy luật của các nhịp điệu âm thanh cũng chính là căn cứ để tính ra được quy luật vận chuyển của Ngũ Tinh (xem ở ví dụ trong Hà Đồ ở hình trên).

Tới đây thì chúng ta có thể sẽ hiểu rõ hơn về đoạn này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trích dẫn

5.3 Ngũ Hành Nạp Âm
Nạp Âm là đem Âm Thanh quy nạp các thông số theo hệ số đếm Can Chi và gán cho các đặc tính Ngũ Hành, nguyên lý của Nạp Âm là dùng các nhịp điệu Luật Lã trong Âm Nhạc cổ, nhưng mục đích của Nạp Âm cũng là để tính toán các nhịp điệu vận hành của 5 Hành Tinh qua các cung độ của 28 Tú trong Thiên Văn nhằm thiết lập Lịch Pháp và cũng suy diễn ra đặc tính của các 5 Hành Khí sử dụng trong các môn thuật số.

Trong phần Ngũ Hành đã có nhắc đến Ngũ Hành phối Ngũ Âm là Cung (Thổ) - Thương (Kim) - Giốc (Mộc) - Chủy (Hỏa) - Vũ (Thủy), dưới đây là bảng mô tả mối quan hệ giữa Ngũ Âm với các nốt nhạc hiện đại cùng bước sóng âm (wavelength) của chúng, số làm tròn của các bước sóng mà giản ước 100 (số Thiên Địa) chính là số theo quy luật ẩn hiện của Ngũ Tinh cũng chính là số của Ngũ Hành theo Hà Đồ, thế mới thấy cổ nhân có những tính toán gần đúng nhưng quả thực siêu phàm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Luật Lã có 12 nhịp với các nhịp Lẻ thuộc Dương thì gọi là Luật và các nhịp Chẵn thuộc Âm thì gọi là Lã.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



[Tị - Dậu – Sửu] = Trọng Lã, Nam Lã, Đại Lã
[Hợi – Mão – Mùi] = Ứng Chung, Giáp Chung, Lâm Chung
[Dần – Ngọ - Tuất] = Thái Thốc, Nhuy Tân, Vô Dịch
[Thân – Tý – Thìn] = Di Tắc, Hoàng Chung, Cô Tẩy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





#19 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 20/03/2018 - 21:29

Nạp Âm Ngũ Hành phân thuộc Ngũ Âm đồ

Chu Tử viết: "Tiếng nhạc là Thổ, Kim, Mộc, Hỏa, Thủy". Theo "Hồng Phạm" là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ, tức là theo ý nghĩa đó, có thể triển khai phương pháp của Nạp Âm vậy. Thiên Can có 10, Địa Chi có 12, đều thuộc Ngũ Hành, nhưng Can Chi đan xen nhau mà thành 60 Hoa Giáp, cho nên có Ngũ Hành Nạp Âm, lấy sự sinh hóa của việc phối hợp Can Chi mà định ra.

Cái Nạp Âm ấy, lấy Can Chi phân phối ở Ngũ Âm, mà vốn Ngũ Hành của chỗ sinh ra âm thanh được gọi là Âm của nó được Nạp Can Chi. Ngũ âm của Cung - Thương - Giốc - Chủy - Vũ.
Ban đầu lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm để nạp vào, rồi lại gắn vào Ngũ Tý. Bên dưới tiếng Cung được Giáp Tý, rồi Ất Sửu theo sau; bên dưới tiếng Thương được Bính Tý, rồi Đinh Sửu theo sau; bên dưới tiếng Giốc được Mậu Tý, rồi Kỷ Sửu theo sau; bên dưới tiếng Chủy được Canh Tý, rồi Tân Sửu theo sau; bên dưới tiếng Vũ được Nhâm Tý, rồi Quý Sửu theo sau. Can Chi của Ngũ Tý đều là Dương, còn Can Chi của Ngũ Sửu đều là Âm, dùng Âm tòng thể Dương, như cái ý nghĩa của Càn vững chắc còn Khôn nhu thuận vậy.
Tiếng Cung là Thổ, cái mà Thổ sinh ra là Kim, cho nên Giáp Tý & Ất Sửu nạp âm Kim; tiếng Thương là Kim, cái mà Kim sinh ra là Thủy, cho nên Bính Tý & Đinh Sửu nạp âm Thủy; tiếng Giốc là Mộc, cái mà Mộc sinh ra là Hỏa, cho nên Mậu Tý & Kỷ Sửu nạp âm Hỏa; tiếng Chủy là Hỏa, cái mà Hỏa sinh ra là Thổ, cho nên Canh Tý & Tân Sửu nạp âm Thổ; tiếng Vũ là Thủy, cái mà Thủy sinh ra là Mộc, cho nên Nhâm Tý & Quý Sửu nạp âm Mộc; đó là thanh âm được nạp của 10 Can ban đầu.
Thứ đến lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm để nạp vào, rồi lại gắn vào Ngũ Dần. Với các Dương Chi thì Tý đứng đầu, sau đó thì là Dần, với Ngũ Âm thì Cung đứng đầu, sau đó thì là Thương, đứng đầu Thiên Can của Tý hệ là Giáp Tý được Cung, còn đứng đầu Thiên Can của Dần hệ thì tiếp đó được Thương cho nên Giáp Dần được Thương, rồi Ất Mão theo sau, nạp âm là Thủy; Bính Dần được Giốc, rồi Đinh Mão theo sau, nạp âm là Hỏa; Mậu Dần được Chủy, rồi Kỷ Mão theo sau, nạp âm là Thổ; Canh Dần được Vũ, rồi Tân Mão theo sau, nạp âm là Mộc; Nhâm Dần được Cung, rồi Quý Mão theo sau, nạp âm là Kim. Đó là âm được nạp của thập can 2 con giáp vậy.
Chiếu theo đương nhiên Nhâm Tý, Quý Sửu, mà lần lượt được tiếng Vũ, mà Vũ là sau cùng của Ngũ Âm, sau cùng mà quay trở lại mối ban sơ, thì kế sau Vũ là Cung, kế sau Nhâm Tý, Quý Sửu là Nhâm Dần, Quý Mão, cho nên Nhâm Dần, Quý Mão được tiếng Cung mà nạp âm Kim vậy. Vậy ngũ hành theo thứ tự cùng nhau xoay chuyển, sinh sinh bất diệt vậy.
Thứ ba lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, rồi lại gắn vào Ngũ Thìn. Với các Dương Chi thì thứ hai là Dần nên thứ ba của nó là Thìn, với Ngũ Âm thì thứ hai là Thương nên thứ ba của nó là Giốc, đứng đầu Thiên Can của Dần hệ là Giáp Dần được Thương, còn đứng đầu Thiên Can của Thìn hệ thì tiếp đó được Giốc cho nên Giáp Thìn được Giốc, rồi Ất Tị theo sau, nạp âm là Hỏa; Bính Thìn được Chủy, rồi Đinh Tị theo sau, nạp âm là Thổ; Mậu Thìn được Vũ, mà Kỷ Tị theo sau, nạp âm được Mộc; Canh Thìn được Cung, rồi Tân Tị theo sau, nạp âm là Kim; Nhâm Thìn được Thương, rồi Quý Tị theo sau, nạp âm là Thủy; đó là âm được nạp của thập can 3 con giáp vậy.
Thứ tư lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, rồi lại gắn vào Ngũ Ngọ. Nếu theo thước đo (trượng) bày thuận ra, Giáp Thìn đã được Giốc, thì Giáp Ngọ được Chủy; mà Chi Ngọ kế đến là Thân, thứ đến nữa là Tuất, thì Giáp Thân được Vũ, mà Giáp Tuất lại quay trở lại được Cung, như thế tuần tự trong vòng Ngũ Âm chỉ có tiếng Cung là được 2 con giáp, ngoài ra đều được 1 con giáp, quay về cái ý nghĩa của tuần hoàn chung thủy, không hòa vào nhau vậy.
So sánh tương đối Thiên Can cùng với Địa Chi ấy, là sự phân chia của Âm Dương nhị khí, lấy Lục Thập Hoa Giáp phối Ngũ Âm. Thì các Thiên Can giống như là mấu chốt (yếu lĩnh), bởi vì do 10 Can chi Âm Dương đều có 5, lấy ngay thứ tự của sự phân bố Ngũ Âm vậy, cho nên Dương sinh ở Tý, đương nhiên Giáp Tý sẽ chốt ở Quý Tị, còn Âm sinh ở Ngọ, đương nhiên Giáp Ngọ sẽ chốt ở Quý Hợi. Thế là bèn lấy Giáp Ngọ với Giáp Tý cùng liệt vào tiếng Cung, mà Ất Mùi theo sau, nạp âm là Kim; Bính Ngọ với Bính Tý cùng liệt vào tiếng Thương, mà Đinh Mùi theo sau, nạp âm là Thủy; Mậu Ngọ với Mậu Tý cùng liệt vào cùng liệt vào Giốc, mà Kỷ Mùi theo sau, nạp âm là Hỏa; Canh Ngọ với Canh Tý cùng liệt vào Chủy, mà Tân Mùi theo sau, nạp âm là Thổ; Nhâm Ngọ với Nhâm Tý cùng liệt vào Vũ, mà Quý Mùi theo sau, nạp âm là Mộc; đó là âm được nạp của thập can 4 con giáp vậy.
Thứ năm lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, rồi lại gắn vào Ngũ Thân. Với các Dương Chi thì sau Ngọ là đến Thân, Giáp Ngọ đã được Cung, thì Giáp Thân được Thương mà Ất Dậu theo sau, nạp âm là Thủy; Bính Thân được Giốc, mà Đinh Dậu theo sau, nạp âm là Hỏa; Mậu Thân được Chủy, mà Kỷ Dậu theo sau, nạp âm là Thổ; Canh Thân được Vũ, mà Tân Dậu theo sau, nạp âm là Mộc; Nhâm Thân được Cung, mà Quý Dậu theo sau, nạp âm là Kim; đó là âm được nạp của thập can 5 con giáp vậy.
Thứ sáu lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, rồi lại gắn vào Ngũ Tuất. Với các Dương CHi thì sau Thân là đến Tuất, Giáp Thân được Thương, thì Giáp Tuất được Giốc, mà Ất Hợi theo sau, nạp âm là Hỏa; Bính Tuất được Chủy, mà Đinh Hợi theo sau, nạp âm là Thổ; Mậu Tuất được Vũ, mà Kỷ Hợi theo sau, nạp âm là Mộc; Canh Tuất quay lại được Cung, mà Tân Hợi theo sau, nạp âm là Kim; Nhâm Tuất được Thương, mà Quý Hợi theo sau, nạp âm là Thủy. Đó là âm được nạp của thập can 6 con giáp vậy.
Quan trọng Can ứng ở thiên, Chi ứng ở địa, Hoa Giáp ứng ở nhân, đương nhiên xác lập vị trí của Nạp Âm, mà Tam Tài thỏa tất cả ngũ hành của chuyên môn nó nắm giữ vậy.

Cung thuộc Thổ sinh Kim: Giáp Tý, Ất Sửu, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Nhâm Dần, Quý Mão, Canh Thìn, Tân Tị, Canh Tuất, Tân Hợi.

Thương thuộc Kim sinh Thủy: Bính Tý, Đinh Sửu, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Giáp Dần, Ất Mão, Nhâm Thìn, Quý Tị, Nhâm Tuất, Quý Hợi.

Giốc thuộc Mộc sinh Hỏa: Mậu Tý, Kỷ Sửu, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Bính Dần, Đinh Mão, Giáp Thìn, Ất Tị, Giáp Tuất, Ất Hợi.

Chủy thuộc Hỏa sinh Thổ: Canh Tý, Tân Sửu, Canh Ngọ, Tân Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Bính Tuất, Đinh Hợi.

Vũ thuộc Thủy sinh Mộc: Nhâm Tý, Quý Sửu, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Canh Dần, Tân Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Mậu Tuất, Kỷ Hợi.

#20 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 20/03/2018 - 22:28

Pháp lăng ba vi bộ 3 bước ẩn 1 có ý nghĩa là vạn vật xuất phát từ thổ nên hành ẩn đầu tiên để xuất Giáp Tý Kim là Thổ sau đó là ẩn Thuỷ, Mộc, Hoả , Kim là hết 1 vòng theo chiều kim đồng hồ Đông sang Tây . Hành ẩn theo chiều tương sinh trên Đồ/Thư hay bốn mùa nơi địa cầu là chiều địa cầu xoay quanh mặt trời và trục của nó nhìn từ trái đất.
Âm là sóng tác động từ không gian lên địa cầu tức nhìn từ ngoài không gian xuống địa cầu nên Âm đi ngược lại từ Tây sang Đông.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 20/03/2018 - 22:31


Thanked by 2 Members:

#21 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 21/03/2018 - 20:50

Nạp Giáp

Trực đồ

Càn.....Khôn.....Cấn.....Đoài.....Khảm.....Ly.....Chấn.....Tốn.....Càn.....Khôn
Giáp.......Ất........Bính.....Đinh......Mậu......Kỷ.....Canh.....Tân....Nhâm.....Quý

Càn nạp Giáp Nhâm, Khôn nạp Ất Quý, Càn Không bao quát cái nghĩa thủy chung vậy. Còn lại sáu quái, thì từ dưới lên trên, phỏng theo đồ hình mà từ tuần tự dưới lên trên vậy. Chấn Tốn âm dương khởi ở dưới, cho nên Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân; Khảm Ly âm dương giao ở giữa, cho nên Khảm nạp Mậu, Ly nạp Kỷ; Cấn Đoài âm dương cực ở bên trên, chon nên Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh. Các Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì nạp vào quái dương, còn các Can âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý đều nạp vào quái âm.

Viên đồ
(hình vẽ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các này lấy 6 quái ứng với Nguyệt Hậu (QNB chú: tức 6 Hậu trong tháng, mỗi Hậu là 5 ngày), mà Khảm Ly là bản thể của Nhật Nguyệt, cư ở giữa không dùng, Chấn trực sinh Minh, nhất dương bắt đầu sinh, đồng thời lúc sinh Minh lấy lúc khoảng bắt đầu hoàng hôn, thấy Trăng ở phương Canh vậy; Đoài trực Thượng Huyền, nhị dương từ từ hưng thịnh, đồng thời lúc Thượng Huyền, lấy lúc khoảng bắt đầu hoàng hôn, thấy Trăng ở phương Đinh vậy; Đoài trực Vọng, tam dương thịnh mãn, đồng thời lúc Vọng lấy lúc khoảng bắt đầu hoàng hôn, thấy Trăng ở phương Giáp vậy; Tốn trực sinh Phách, thì nhất âm bắt đầu sinh, đồng thời lúc sinh phách lấy lúc khoảng bình minh, thấy trăng ở phương Tân vậy; Cấn trực Hạ Huyền, nhị âm dần dần hưng thịnh, đồng thời lúc Hạ Huyền lấy khoảng bình minh, thấy trăng ở phương Bính; Khôn trực Hối, thì ba âm thịnh mãn, đồng thời lấy khoảng bắt đầu bình minh, trăng thấy ở phương Ất vậy. Đều lấy Nạp Giáp mà tương ứng.

Thanked by 2 Members:

#22 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 21/03/2018 - 21:35

Nạp Giáp, đồ hình nạp 12 Chi
(hình vẽ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Các này lấy 6 vạch của Bát Quái, dùng phương pháp chia ra nạp 6 Thần.
Phàm ở nội quái của Càn thì là Giáp, rồi nạp Tý, Dần, Thìn, như hào Sơ Cửu là Giáp Tý, hào Cửu Nhị là Giáp Dần, hào Cửu tam là Giáp Thìn vậy; ở ngoại quái của Càn thì là Nhâm, rồi nạp Ngọ, Thân, Tuất, như hào Cửu Tứ là Nhâm Ngọ, hào Cửu Ngũ là Nhâm Thân, hào Thượng Cửu là Nhâm Tuất vậy.
Phàm ở nội quái của Khôn thì là Ất, rồi nạp Mùi, Tị, Mão, như hào Sơ Lục là Ất Mùi, hào Lục Nhị là Ất Tị, hào Lục Tam là Ất Mão vậy; tại ngoại quái của Khôn thì là Quý, rồi nạp Sửu, Hợi Dậu, như hào Lục Tứ là Quý Sửu, hào Lục Ngũ là Quý Hợi, hào Thượng Lục là Quý Dậu vậy.
Do Càn Khôn đều nạp lưỡng Can, cho nên mới có sự khác biệt ở hai quái Nội - Ngoại.
Còn như Chấn chỉ nạp Canh, cho nên hào Sơ Cửu là Canh Tý, hào Lục Nhị là Canh Dần, hào Lục Tam là Canh Thìn, hào Cửu Tứ là Canh Ngọ, hào Lục Ngũ là Canh Thân, hào Thượng Lục là Canh Tuất.
Còn như Tốn chỉ nạp Tân, cho nên hào Sơ Lục là Tân Sửu, hào Cửu Nhị là Tân Hợi, hào Cửu Tam là Tân Dậu, hào Lục Tứ là Tân Mùi, hào Cửu Ngũ là Tân Tị, hào Thượng Cửu là Tân Mão.
Còn lại 4 quẻ như Khảm, Ly, Cấn Đoài cùng theo y như Chấn, Tốn mà suy ra,

Đối chiếu: Phép Nạp Giáp không biết khởi nguyên từ đâu, căn cứ vào việc lấy 6 quái trực Nguyệt hậu, Minh, Phách, Tử, Sinh, Âm Dương tiêu tức với Tiên Thiên cho nên có sự tương tự ấy, sách Đạo cổ "Tham Đồng Khế" bên trong đó có kể về cái thuyết Nạp Giáp, nhưng Chu Tử cho rằng đó là truyền từ Tiên Thiên vậy. Từ thời Khổng Tử về sau, các nhà Nho không nắm được, mà bên ngoài bị rơi vào vòng bí mật, cùng nhau rao giảng tưởng là cái thuật của luyện Đan. Nay đối chiếu Bát Quái đồ của Tiên Thiên, mà Nạp Giáp ngoại trừ Khảm Ly coi là nhị Dụng. Thì phương pháp của nó cũng không hoàn toàn hợp. Hoặc nói đến Quái ngôn là Thiên Địa định vị, Sơn Trạch thông khí, Lôi Phong tương bạc, chính là lấy Tam Dương Tam Âm đến Nhất Dương Nhất Âm làm thứ tự, rồi sau đó mới nói đến Thủy Hỏa bất tương xạ, chừng lấy 6 quái ký thác tiêu tức, mà dùng Thủy Hỏa làm Dụng, hoặc giả từ cổ xưa đã nói như thế vậy. Đến nối sai lầm sót lại của nó là phương pháp của 6 Thần, thì Dương đều thuận hành, Âm đều nghịch chuyển, cái Âm Dương ấy, Dài, Vưa, Ngắn hay sai lệch 1 vị trí, duy chỉ có Chấn với Càn như nhau, là con cả nối tiếp cha vậy, Khôn thì không khởi ở Sửu mà lại khởi ở Mùi, khác với số Ngẫu của Lạc Thư khởi vị ở Mùi, theo Hậu Thiên đồ thì Khôn cư ở Tây Nam, nhạc luật Lâm Chung là địa thống mà tương hợp ứng khí của tháng Mùi, cho nên trong các thuật thì chỉ có Nạp Giáp là gần với lý lẽ, bây giờ Hỏa Châu Lâm bốc quái, chính là phương pháp của nó vậy.

Thanked by 3 Members:

#23 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2952 thanks

Gửi vào 22/03/2018 - 15:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quách Ngọc Bội, on 21/03/2018 - 20:50, said:

Nạp Giáp

Trực đồ

Càn.....Khôn.....Cấn.....Đoài.....Khảm.....Ly.....Chấn.....Tốn.....Càn.....Khôn
Giáp.......Ất........Bính.....Đinh......Mậu......Kỷ.....Canh.....Tân....Nhâm.....Quý

Càn nạp Giáp Nhâm, Khôn nạp Ất Quý, Càn Không bao quát cái nghĩa thủy chung vậy. Còn lại sáu quái, thì từ dưới lên trên, phỏng theo đồ hình mà từ tuần tự dưới lên trên vậy. Chấn Tốn âm dương khởi ở dưới, cho nên Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân; Khảm Ly âm dương giao ở giữa, cho nên Khảm nạp Mậu, Ly nạp Kỷ; Cấn Đoài âm dương cực ở bên trên, chon nên Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh. Các Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì nạp vào quái dương, còn các Can âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý đều nạp vào quái âm.

Viên đồ
(hình vẽ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các này lấy 6 quái ứng với Nguyệt Hậu (QNB chú: tức 6 Hậu trong tháng, mỗi Hậu là 5 ngày), mà Khảm Ly là bản thể của Nhật Nguyệt, cư ở giữa không dùng, Chấn trực sinh Minh, nhất dương bắt đầu sinh, đồng thời lúc sinh Minh lấy lúc khoảng bắt đầu hoàng hôn, thấy Trăng ở phương Canh vậy; Đoài trực Thượng Huyền, nhị dương từ từ hưng thịnh, đồng thời lúc Thượng Huyền, lấy lúc khoảng bắt đầu hoàng hôn, thấy Trăng ở phương Đinh vậy; Đoài trực Vọng, tam dương thịnh mãn, đồng thời lúc Vọng lấy lúc khoảng bắt đầu hoàng hôn, thấy Trăng ở phương Giáp vậy; Tốn trực sinh Phách, thì nhất âm bắt đầu sinh, đồng thời lúc sinh phách lấy lúc khoảng bình minh, thấy trăng ở phương Tân vậy; Cấn trực Hạ Huyền, nhị âm dần dần hưng thịnh, đồng thời lúc Hạ Huyền lấy khoảng bình minh, thấy trăng ở phương Bính; Khôn trực Hối, thì ba âm thịnh mãn, đồng thời lấy khoảng bắt đầu bình minh, trăng thấy ở phương Ất vậy. Đều lấy Nạp Giáp mà tương ứng.

Bổ sung thêm hình minh họa cho dễ thấy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình này lấy ra từ trong bản Chu Dịch Tham Đồng Khế Khảo Dị của Trâu Tố ( tức Chu Hy ).

Sáu vòng tròn trong hình có phần đen, phần trắng nhiều ít là chỉ quy luật đấy, vơi của mặt trăng. Trắng cả là " vọng / rằm " ; Đen cả là " hối / 30 " , còn lại là thượng huyền và hạ huyền. cụ thể như sau :

Sáu quẻ Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Chấn, Tốn chỉ từ mùng 3 - Chấn ( Canh ) đến mùng 8 Đoài ( Đinh ) ; đến rằm 15 là Càn ( Giáp ) là thượng huyền trăng tròn đầy ; Từ 16 Tốn ( Tân ) đến 23 Cấn ( Bính ) lại đến 30 Khôn ( Ất ) là hạ huyền trăng khuyết. Đây chính là tình trạng tiêu trưởng của vạch âm dương của 6 quẻ.

Trong đồ hình không thấy Khảm, Ly là vì Khảm, Ly là tượng Nhật, Nguyệt giao dịch, phới với Mậu, Kỷ làm chủ ở trung cung, chính giữa. Không thấy Nhâm, Quý vì Nhâm, Quý phối với Càn, Khôn để làm sáng tỏ nghĩa " chung thủy ".

#24 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 22/03/2018 - 16:56

Thực ra lão Hỏa Long (Ngụy Bá Dương) chơi chữ ở chỗ 2 quái Khảm Ly, bởi vì:
Ngày mồng 3, lúc trăng nhú ra 1 phần sáng, lão lấy hình tượng hào dương ( ___ ) còn lại 2 phần kia tối thui nên lấy hình tượng 2 hào âm ( = = ), trông từ dưới đất lên thấy như quẻ Chấn, đồng thời tưởng tượng thiên cầu chia làm 24 phương vị, thì ngay lúc mặt trời vừa lặn của ngày mồng 3 thì tại phương vị của Canh (chỗ 15 độ khởi đầu của hướng Tây) chính là chỗ ló ra cái trăng lưỡi liềm này.

Các phase còn lại tương ứng 6 quái đều tương tự như thế cả.
Và làm gì có lúc nào mà mặt trăng sáng 2 bên vành còn tối thui ở giữa như quẻ Ly, hoặc sáng ở giữa còn tối thui 2 bên vành như quẻ Khảm, cho nên các hình tượng của quẻ Khảm với Ly không áp dụng cho phép mô tả này, do đó mới dùng chữ mà ẩn 2 quẻ đó đi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#25 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 23/03/2018 - 11:52

Tinh tượng 12 Thần 28 Tú
(hình vẽ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tượng cầm thú 12 Thần, Tý chuột, Sửu Trâu, Dần Hỏ, Mão Thỏ, Thìn Rồng, Tị Rắn, Ngọ Ngựa, Mùi Dê, Thân Khỉ, Dậu Gà, Tuất Chó, Hợi Lơn. Thuyết của nó theo như cũ đã lâu, chẳng biết từ đâu mà đến. Tuy rằng trong kinh điển không thấy, nhưng lấy Truyện, Ký, Sử mà tham khảo, thì chẳng những mình nước Tống mà nước Hàn "Mao Dĩnh truyện" gọi là: "Thực vu Mão địa" (Ăn ở đất Mão)., "Sái Trương viên ngoại văn" gọi là: "Hổ thủ nhi khứ, lai Dần kỳ chủy" (Hổ lấy rồi đi, đến Dần nó hỏi). Đến thời nhà Đường lại có "Quản Lộ truyện" suy từ việc xem bói Long Xà của Đông Phương Sóc, cho rằng biến hóa đẩy qua lại lẫn nhau, hội ở Thìn Tị. Thêm nữa Tiêu Châu nói Tư Mã là chủ trì Ngọ, đó là thời Hán, Tấn, có những thuyết như vậy. Ngược dòng thời gian, Tấn Sư ba lợn qua sông, mà Khổng Tử cho rằng là Kỷ Hợi, cái tương phối của Can Chi, Ất Hợi là 1 lợn, Đinh Hợi là 2 lợn, đến Kỷ Hợi là 3 lợn vậy. Trần Kính Trọng bói cỏ thi nói, đang hưng thịnh ở nước của họ Khương, mà buông Xuân Thu, Lục Tú của Quan được Tân Mùi, Tân là Tốn, là trưởng nữ, Mùi là dê, dê (dương) thêm nữ là Khương, chính là thời CHu cũng có vậy. Cho đến như tượng cầm thú của 28 Tú, thì thời cận đại mới có cái ý này, dựa theo chỗ áp dụng của 12 Thần, mà gán ghép thuyết đó vậy.

Tại sao 12 Thần lấy Tý Ngọ Mão Dậu là 4 trung cung? cho nên mỗi cung đều quản 3 tượng, cung Tý có tú Nữ, tú Hư, tú Nguy, mà tú Hư ở giữa, cho nên thành tượng của chuột, tú Nữ là con dơi, tú Nguy là con én, chính là đồng loại của con chuột vậy, dùng phối vào. Cung Mão có tú Đê, tú Phòng, tú Tâm, mà tú Phòng ở giữa, cho nên thành tượng của con thỏ, tú Đê là con hạc, tú Tâm là con cáo, chính là giống như con thỏ vậy, dùng phối vào. Cung Ngọ có tú Liễu, tú Tinh, tú Trương, mà tú Tinh cư ở giữa, cho nên thành tượng của ngựa, tú Liễu là con hoẵng, tú Trương là con hươu, chính là giống như con ngựa vậy, dùng phối vào. Cung Dậu có tú Vị, tú Mão, tú Tất, mà tú Mão ở giữa, cho nên lấy tượng của gà, tú Vị là con trĩ, tú Tất là con quạ, chính là giống như con gà vậy, dùng phối vào. Ngoài ra còn lại 8 cung Dần, Thân, Tị Hợi, Thìn Tuất, Sửu Mùi, mỗi cung quản lưỡng tượng, nếu cái nào mà gần giữa cung thì dùng làm chủ cung ấy, cung Thìn có tú Cang gần giữa cung, cho nên thành bản tượng của con rồng, tú Giác cư ở bên cạnh thì lấy thuồng luồng là đồng loại của rồng để phối vào. Cung Dần có tú Vĩ ở gần giữa cung, cho nên lấy bản tượng của con Hổ, tú Cơ cư ở bên cạnh, thì lấy con báo là đồng loại của nó mà phối vào. Cung Sửu có tú Ngưu ở gần giữa, cho nên lấy bản tượng của con trâu, tú Đẩu cư bên cạnh thì lấy con Giải Trãi là đồng loại của nó phối vào. Cung Hợi có tú Thất ở gần giữa cung, cho nên lấy lợn làm bản tượng, tú Bích cư bên cạnh, thì lấy Du là đồng loại của lợn phối vào. Cung Tuất có tú Lâu ở gần giữa cung, cho nên lấy con chó làm bản tượng, tú Khuê cư ở bên cạnh, thì lấy chó sói là đồng lạ của chó phối vào. Cung Thân có tú Chủy ở gần giữa cung, cho nên lấy con khỉ làm bản tượng, tú Sâm ở bên cạnh, thì lấy con vượn là đồng loại của nó phối vào. Cung Mùi có tú Quỷ ở gần giữa cung, cho nên lấy con dê làm bản tượng, tú Tỉnh ở bên cạnh, thì lấy con chó rừng là đồng loại với dê mà phối vào. Cung Tị có tú Dực ở gần giữa cung, cho nên lấy con rắn làm bản tượng, tú Chẩn ở bên cạnh, thì lấy con giun là đồng loại của rắn phối vào vậy.
Sự phân phối Thất Diệu của chúng, dùng cho việc Trạch Nhật (chọn ngày), sẽ trình bày ở quyển 5.



* Trích dẫn để độc giả tham khảo thêm

Trích dẫn

4.2 Nhị Thập Bát Tú
Các hằng tinh (định tinh) được Thiên Văn học cổ đại phân thành Tam Viên và Nhị Thập Bát Tú.

Tam Viên là chỉ 3 khu vực phân bố các hằng tinh trên bầu trời, tức là Tử Vi Viên (còn gọi là Tử Vi cung, Tử cung), Thái Vi Viên (Thái Vi cung) và Thiên Thị Viên. Trong đó, Tử Vi Viên là cung viên nằm ở chính giữa, ở Đông Bắc của Bắc Đẩu, có 15 chòm sao, bày ra Đông Tây, lấy Bắc Cực tinh là trung tâm để xoay quanh mà tạo thành một hàng rào bảo vệ; Còn Thái Vi Viên là cung viên ở phía trên, tại phía Nam của Bắc Đẩu, gồm Chẩn và sao Dực có 10 sao, lấy Ngũ Đế Tòa làm trung tâm để xoay quanh mà làm hàng rào bảo vệ; Còn Thiên Thị Viên là cung viên phía dưới, ở Đông Bắc gồm Phòng với Tâm có 12 sao, lấy Đế Tòa làm trung tâm để xoay quanh mà làm hàng rào bảo vệ.

Người xưa khi xem xét bầu trời có phân biệt thời gian, kinh độ mà đo đạc dài hạn đối với Ngũ Tinh tại Thiên Xích Đạo với các vùng phụ cận Hoàng Đạo, lựa chọn 28 nhóm hằng tinh, mệnh danh là Nhị Thập Bát Tú, cũng gọi là 28 Xá hoặc 28 Tinh, gọi tắt là các chòm sao.
Hai mươi tám sao này là:
Đông phương có Thanh Long 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.
Nam phương có Chu Tước 7 sao: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.
Tây phương có Bạch Hổ 7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Chủy, Tất, Mão, Sâm.
Bắc phương có Huyền Vũ 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.

Mỗi Tú đều có một hằng tinh tạo ra khởi điểm của Tú ấy, gọi là Cự Tinh, khoảng cách ở giữa 2 bên của Cự Tinh gọi là Cự Độ. Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh khi vào trong Tú ấy tương đối với góc độ Cự Tinh gọi là Nhập Cự Độ, tương đối với góc độ của Bắc Cực tinh thì gọi là Cự Độ của Thất Chính. Các yếu tố này cùng tạo thành hệ thống tọa độ Thiên Cầu cổ đại, để mà biểu thị vị trí của tinh thể trên bầu trời.

Tên và Cự Độ của 28 Tú theo cách sắp xếp nghịch chiều kim đồng hồ là:
1, Đông phương Thanh Long bảy tú, hình dạng thì như con rồng, sắc như màu xanh: Giác 12 độ, Cang 10 độ, Đê 15 độ, Phòng 5 độ, Tâm 5 độ, Vĩ 8 độ, Cơ 17 độ.
2, Bắc phương Huyền Vũ bảy tú, hình dạng như con rắn con rùa, sắc như màu đen: Đẩu 26 độ, Ngưu 8 độ, Nữ 12 độ, Hư 10 độ, Nguy 17 độ, Thất 16 độ, Bích 9 độ.
3, Tây phương Bạch Hổ bảy tú, hình dạng như con hổ, sắc như màu trắng: Khuê 16 độ, Lâu 14 độ, Vị 14 độ, Mão 11 độ, Tất 16 độ, Chủy 2 độ, Sâm 9 độ.
4, Nam phương Chu Tước bảy tú, hình dạng như con chim, sắc như màu đỏ: Tỉnh 33 độ, Quỷ 4 độ, Liễu 15 độ, Tinh 7 độ, Trương 18 độ, Dực 18 độ, Chẩn 17 độ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tên gọi đầy đủ, sự đối ứng Kinh - Vĩ của 28 Tú với Thất Chính và Cầm Tinh (cầm thú làm chủ tượng trưng cho sao) cụ thể như sau:

Giác Mộc Giao: (Kinh tinh) Chòm sao Giác: (Vĩ tinh) sao Mộc: (Cầm tinh) con thuồng luồng.
Cang Kim Long: (Kinh tinh) Chòm Sao Cang: (Vĩ tinh) sao Kim: (Cầm tinh) con rồng.
Đê Thổ Hạc: (Kinh tinh) Chòm Sao Đê: (Vĩ tinh) sao Thổ: (Cầm tinh) chim hạc.
Phòng Nhật Thố: (Kinh tinh) Chòm Sao Phòng: (Vĩ tinh) Mặt Trời: (Cầm tinh) con thỏ.
Tâm Nguyệt Hồ: (Kinh tinh) Chòm Sao Tâm: (Vĩ tinh) Mặt Trăng: (Cầm tinh) con cáo.
Vĩ Hỏa Hổ: (Kinh tinh) Chòm Sao Vĩ: (Vĩ tinh) sao Hỏa: (Cầm tinh) con hổ
Cơ Thủy Báo: (Kinh tinh) chòm sao Cơ: (Vĩ tinh) sao Thủy: (Cầm tinh) con báo.
Đẩu Mộc Giải: (Kinh tinh) Chòm sao Đẩu: (Vĩ tinh) sao Mộc: (Cầm tinh) con giải.
Ngưu Kim Ngưu: (Kinh tinh) Chòm sao Ngưu: (Vĩ tinh) sao Kim: (Cầm tinh) con trâu.
Nữ Thổ Bức: (Kinh tinh) Chòm sao Nữ: (Vĩ tinh) sao Thổ: (Cầm tinh) con dơi.
Hư Nhật Thử: (Kinh tinh) Chòm sao Hư: (Vĩ tinh) Mặt Trời: (Cầm tinh) con chuột.
Nguy Nguyệt Yến: (Kinh tinh) Chòm sao Nguy: (Vĩ tinh) Mặt Trăng: (Cầm tinh) chim yến.
Thất Hỏa Trư: (Kinh tinh) Chòm sao Thất: (Vĩ tinh) sao Hỏa: (Cầm tinh) con lợn.
Bích Thủy Du: (Kinh tinh) Chòm sao Bích: (Vĩ tinh) sao Thủy, du (không rõ con gì)
Khuê Mộc Lang: (Kinh tinh) Chòm Sao Khuê: (Vĩ tinh) sao Mộc: (Cầm tinh)con chó sói.
Lâu Kim Cẩu: (Kinh tinh) Chòm sao Lâu: (Vĩ tinh) sao Kim: (Cầm tinh) con chó.
Vị Thổ Trĩ: (Kinh tinh) Chòm sao Vị: (Vĩ tinh) sao Thổ: (Cầm tinh) chim trĩ.
Mão Nhật Kê: (Kinh tinh) Chòm sao Mão: (Vĩ tinh) Mặt Trời: (Cầm tinh) con gà.
Tất Nguyệt Ô: (Kinh tinh) Chòm sao Tất: (Vĩ tinh) Mặt Trăng: (Cầm tinh) con quạ.
Chủy Hỏa Hầu: (Kinh tinh) Chòm sao Chủy: (Vĩ tinh) sao Hỏa: (Cầm tinh) con khỉ.
Sâm Thủy Viên: (Kinh tinh) Chòm sao Sâm: (Vĩ tinh) sao Thủy: (Cầm tinh) con vượn.
Tỉnh Mộc Ngan: (Kinh tinh) Chòm sao Tỉnh: (Vĩ tinh) sao Mộc: (Cầm tinh) con chó rừng.
Quỷ Kim Dương: (Kinh tinh) Chòm sao Quỷ: (Vĩ tinh) sao Kim: (Cầm tinh) con dê.
Liễu Thổ Chương: (Kinh tinh) Chòm sao Liễu: (Vĩ tinh) sao Thổ: (Cầm tinh) con hoẵng.
Tinh Nhật Mã: (Kinh tinh) Chòm sao Tinh: (Vĩ tinh) Mặt Trời: (Cầm tinh) con ngựa.
Trương Nguyệt Lộc: (Kinh tinh) Chòm sao Trương: (Vĩ tinh) Mặt Trăng: (Cầm tinh) con hươu.
Dực Hỏa Xà: (Kinh tinh) Chòm sao Dực: (Vĩ tinh) sao Hỏa: (Cầm tinh) con rắn.
Chẩn Thủy Dẫn: (Kinh tinh) Chòm sao Chẩn: (Vĩ tinh) sao Thủy: (Cầm tinh) con giun.

Do có tồn tại Tuế Sai, nên liệt tú ước chừng khoảng 70 năm lại dịch về phía Tây 1 độ, cho nên trải qua các thời đại đều có số liệu không đồng nhất.
Bởi vì 12 cung thì về cơ bản là chia đều nhau, mà 28 Tú lại rộng hẹp không được đồng nhất, cho nên một số sao lại vượt ra ngoài cung, số liệu cận đại về cung độ của chúng như bên dưới:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vì sao mà lại có con số 28 Tú?
Cổ nhân cho rằng, 28 Tú lúc ban đầu là do khi quan sát hành độ của Mặt Trăng mà được, bởi vì số ngày mà Mặt Trăng di chuyển ước chừng 27 và 1/3 ngày là hết một vòng chu thiên, khoảng chừng mỗi ngày hành trình qua 1 Tú, trải qua 28 ngày lại quay lại chỗ Tú ban đầu, cho nên hình thành con số 28 hằng tinh đó.
Trải qua sự nghiên cứu của người ngày nay thì thấy độ số của 28 Tú là ít nhiều không đồng đều với nhau, với sao ít thì không được 1 độ, với sao nhiều thì lên tới 31 độ, nên mới đưa ra mối quan hệ về quy luật của 28 Tú với Nguyệt Thực. Thí dụ như, cự ly ngắn nhất của khoảng không gian điểm Nguyệt Thực là chưa đến 1 độ, còn cự ly lớn nhất của khoảng ấy là hơn 30 độ. Bởi vì cứ 19 năm thì có 28 lần Nguyệt Thực, cho nên mới có con số 28 của các Tú ấy.

28 Tú cũng đối ứng với Thất Chính, xưa có môn thuật số Diễn Cầm Pháp, tức là lấy Thất Chính phối với 28 Tú, được sự đối ứng của chúng như dưới đây:

Mộc.....Kim.......Thổ......Nhật......Nguyệt......Hỏa......Thủy

Giác.....Cang........Đê......Phòng…....Tâm..........Vĩ ..........Cơ

Tỉnh......Quỷ........Liễu.....Tinh .....Trương .......Dực .....Chẩn

Khuê......Lâu........Vị........Mão.........Tất...........Chủy......Sâm

Đẩu.......Ngưu.....Nữ.........Hư..........Nguy........Thất.......Bích

Cái này chính là hình thức bài bố của Thất Chính mà cũng là biến dạng của thứ tự gốc của Thất Chính.


#26 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 23/03/2018 - 14:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quách Ngọc Bội, on 22/03/2018 - 16:56, said:

Thực ra lão Hỏa Long (Ngụy Bá Dương) chơi chữ ở chỗ 2 quái Khảm Ly, bởi vì:
Ngày mồng 3, lúc trăng nhú ra 1 phần sáng, lão lấy hình tượng hào dương ( ___ ) còn lại 2 phần kia tối thui nên lấy hình tượng 2 hào âm ( = = ), trông từ dưới đất lên thấy như quẻ Chấn, đồng thời tưởng tượng thiên cầu chia làm 24 phương vị, thì ngay lúc mặt trời vừa lặn của ngày mồng 3 thì tại phương vị của Canh (chỗ 15 độ khởi đầu của hướng Tây) chính là chỗ ló ra cái trăng lưỡi liềm này.

Các phase còn lại tương ứng 6 quái đều tương tự như thế cả.
Và làm gì có lúc nào mà mặt trăng sáng 2 bên vành còn tối thui ở giữa như quẻ Ly, hoặc sáng ở giữa còn tối thui 2 bên vành như quẻ Khảm, cho nên các hình tượng của quẻ Khảm với Ly không áp dụng cho phép mô tả này, do đó mới dùng chữ mà ẩn 2 quẻ đó đi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bộ muốn lão Bá Dương bị mù hay sau mà đòi thấy Ly Khảm
Ly la` tượng của Nhật thì ánh sáng chói loà (2 hào dương phát ra bên ngoài) mù con mắt nên không thấy .
Khảm là tượng của Nguyệt vốn tối thui chẳng có ánh sáng ( hào dương bị nhốt ở trong 2 hào âm) nên cũng chẳng thấy.

Càn.....Đoài.....Ly.....Chấn...Càn (Tiên Thiên)
1a.......2........3......4.....1b
Giáp....Bính.....Mậu....Canh...Nhâm
Ất......Đinh.....Kỷ.....Tân....Quý
8a...... 7......6......5.......8b
Khôn....Cấn......Khảm...Tốn....Khôn

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 23/03/2018 - 14:40


Thanked by 1 Member:

#27 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 23/03/2018 - 14:37

Ngũ Hổ độn
từ Dần tính lên lấy 5 Dương Can phối 5 Dần cho nên là Ngũ Hổ

Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ,
Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu,
Bính Tân cánh hướng Canh dần khởi,
Đinh Nhâm, Nhâm vị thuận hành lưu,
Mậu Quý niên tòng hà xứ khởi,
Giáp Dần chi thượng hảo thôi cầu.

Đối chiếu: Loại lịch đầu tiên từ thời thượng cổ, Năm, Tháng, Ngày, Giờ đều khởi ở Giáp Tý, hay là năm Giáp Tý thì tháng Giáp Tý là tháng 11 Đông Chí của năm trước đó vậy, mà tháng Giêng kiến Dần, cho nên được Bính Dần, tháng Hai được Đinh Mão, theo thứ tự thuận tính, cho đến năm tiếp theo thì tháng Giêng được Mậu Dần, cho nên năm Ất thì tháng Giêng khởi Mậu Dần, từ Giáp cho đến Kỷ, vượt qua 5 năm, tổng cộng được 60 tháng Hoa Giáp, quay vòng trở lại ban đầu, cho nên tháng Giêng lại là Bính Dần, tức là ý nghĩa của Giáp với Kỷ hợp vậy.


Ngũ Thử độn
từ Tý tính lên lấy 5 Dương Can phối 5 Tý cho nên có tên là Ngũ Thử

Giáp Kỷ hoàn gia Giáp,
Ất Canh, Bính tác sơ,
Bính Tân tòng Mậu khởi,
Đinh Nhâm, Canh Tý cư,
Mậu Quý tầm Nhâm Tý,
Thì nguyên định bất hư.

Đối chiếu: Ngày Giáp Tý khởi giờ Giáp Tý, từ Giáp Tý đếm thuận đến giờ Tý của ngày tiếp theo thì được Bính Tý, cho nên ngày Ất khởi Bính Tý, từ Giáp cho đến Kỷ, vượt qua 5 ngày, tổng cộng là 60 ngày Hoa Giáp, quay vòng trở lại ban đầu, cho nên giờ Tý lại là Giáp Tý vậy.


Tam Hợp

Thân Tý Thìn hợp Thủy cục,
Hợi Mão Mùi hợp Mộc cục,
Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa cục,
Tị Dậu Sửu hợp Kim cục.

Đối chiếu: Cái Tam Hợp ấy, lấy 3 chỗ Sinh Vượng Khố làm hợp cục vậy. Như Thủy thì Sinh ở Thân, Vượng
ở Tý, Mộ khố ở Thìn, cho nên Thân Tý Thìn hợp Thủy cục vậy; Mộc thì Sinh ở Hợi, Vượng ở Mão, Mộc ở Mùi, cho nên Hợi Mão Mùi hợp Mộc cục vậy; Hỏa thì Sinh ở Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất, cho nên Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa cục vậy; Kim thì Sinh ở Tị, Vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu, cho nên Tị Dậu Sửu hợp Kim cục vậy.


Ngũ Hợp

Giáp với Kỷ hợp, Ất với Canh hợp, Bính với Tân hợp, Đinh với Nhâm hợp, Mậu với Quý hợp.

Đối chiếu: Ngũ Hợp ấy, tức là 5 chỗ tương đắc mà có sự hợp vậy. Hà Đồ 1 với 6, 2 với 7, 3 với 8, 4 với 9, 5 với 10 đều có sự hợp. Lấy thứ tự của 10 Can mà nói, thứ nhất là Giáp, thứ sáu là Kỷ, cho nên Giáp với Kỷ hợp; thứ nhì là Ất, thứ bảy là Canh, cho nên Ất với Canh hợp; thứ ba là Bính, thứ tám là Tân, cho nên Bính với Tân hợp; thứ tư là Đinh, thứ chín là Nhâm, cho nên Đinh với Nhâm hợp; thứ năm là Mậu, thứ mười là Quý, cho nên Mậu với Quý hợp. Các số của nó thì 1, 3, 5, 7, 9 là Cơ, còn 2, 4, 6, 8, 10 là Ngẫu vậy, cho nên Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thuộc Dương, còn Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc Âm.


Lục Hợp

Tý với Sửu hợp, Dần với Hợi hợp, Mão với Tuất hợp, Thìn với Dậu hợp, Tị với Thân hợp, Ngọ với Mùi hợp.

Đối chiếu: Cái Lục Hợp ấy, lấy Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng làm tương hợp vậy. Như tháng Giêng kiến Dần, Nguyệt Tướng ở Hợi, cho nên Dần với Hợi hợp; tháng Hai kiến Mão, Nguyệt Tướng tại Tuất, cho nên Mão với Tuất hợp vậy. Nguyệt Kiến thì theo thời tiết (thiên đạo) mà đi nghịch chiều kim đồng hồ (tả toàn), Nguyệt Tướng theo Mặt trời vận hành mà xoay về bên phải (hữu chuyển, thuận nghịch giá trị với nhau, cho nên thành Lục Hợp.


Hết quyển 1.



Thanked by 4 Members:

#28 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 23/03/2018 - 15:31

Ngự định Tinh Lịch Khảo Nguyên - quyển nhị


Niên Thần Phương Vị

(phương hướng, vị trí, các thần của năm)



Tam Nguyên niên cửu tinh

"Hoàng Đế độn Giáp kinh" viết: "Cái Tam Nguyên ấy, khởi ở Cửu Cung vậy. Lấy cửa Hưu là Nhất Bạch, của Tử là Nhị Hắc, của Thương là Tam Bích, cửa Đỗ là Tứ Lục, Trung Cung là Ngũ Hoàng, cửa Khai là Lục Bạch, cửa Kinh là Thất Xích, cửa Sinh là Bát Bạch, cửa Cảnh là Cửu Tử".

"Quỷ Cốc Tam Nguyên ca" viết:
"Hiên Viên hoàng đế chiến xi vưu,
Trác Lộc kinh kim khổ vị hưu,
Ngẫu ngộ thiên thần thụ phù quyết,
Đăng đàn trí tế cẩn kiền tu.
Thần long phụ đồ xuất Lạc Thủy,
Thái hoàng hàm thư bích vân lý,
Nhân mệnh phong hậu diễn thành văn,
Độn Giáp Kỳ Môn tòng thử thủy,
Tiên tu chưởng thượng bài cửu cung,
Tung hoành thập ngũ tại kỳ trung,
Tu tương bát quái luân bát tiết,
Nhất khí thống tam vi chính tông."
Dịch Nghĩa:
"Hiên Viên Hoàng Đế đánh nhau với Xi Vưu, vùng Trác Lộc trải qua đau khổ không ngừng, vô tình được thiên thần truyền thụ phù quyết, đăng đàn kính xin. Rồng thần cõng đồ hình hiện ra ở Lạc Thủy sắc vàng mang chữ trong mây xanh, theo lệnh diễn thành văn, Độn Giáp Kỳ Môn theo đó bắt đầu, trước tiên cần trên bàn tay an bài 9 cung, mỗi hàng ngang dọc có tổng là 15, cần đem Bát Quái luân chuyển 8 Tiết, một khí thống quản ba là chính tông".

"Thông Thư" nói: "Cái Cửu Cung ấy, rùa thần cõng chữ trên lưng, vua Vũ nhân đó mà bày ra Cửu Trù, tức Lạc Thư. Đội 9 đạp 1, trái 3 phải 7, 2 với 4 là vai, 6 với 8 là chân, 5 ở giữa, dọc ngang chéo đều thành 15 vậy. Hà Đồ thì Thiên Nhất, Địa Nhị, Thiên Tam, Địa Tứ, Thiên Ngũ, Địa Lục, Thiên Thất, Địa Bát, Thiên Cửu, Địa Thập. Mà các nhà Nho trước đây có thuyết bỏ 10 dùng 9, điều mà họ gọi là Hà Đồ Lạc Thư cùng nhau làm thành Kinh Vĩ, Bát Quái Cửu Chương cùng nhau làm thành Biểu Lý vậy.

Trương Hành thời Đông Hán biến Cửu Chương thành Cửu Cung, từ Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử. Chia ra Tam Nguyên Lục Giáp. Lấy số làm phương. Mà Nhất Bạch cư Khảm, Nhị Hắc cư Khôn, Tam Bích cư Chấn, Tứ Lục cư Tốn, Ngũ Hoàng trung cung, Lục Bạch cư Càn, Thất Xích cư Đoài, Bát Bạch cư Cấn, Cửu Tử cư Ly, chính là Cửu Cung. Tĩnh thì tùy theo phương mà xác định, Động thì tùy theo số mà lưu hành.

Đối chiếu: Thượng Nguyên Giáp Tý thì Trung Cung khởi Nhất Bạch, Trung Nguyên Giáp Tý khởi Tứ Lục, Hạ Nguyên Giáp Tý khởi Thất Xích, Tam Nguyên 180 năm là một vòng. Cái 180 đó, dùng 9 số ở các cung với 60 Hoa Giáp đều có thể trải qua hết vậy, hàng năm chuyển nghịch. Như năm Giáp Tý thì Trung Cung khởi Nhất Bạch, năm Ất Sửu thì Trung cung khởi Cửu Tử, mà kỳ thực năm Giáp Tý thì Nhất Bạch ở Trung Cung, đến năm Ất Sửu thì Nhất Bạch ở Càn Lục, cho nên Tử (sắc tía, tím) tại Trung Cung, tưởng là nghịch mà thực ra lại thuận vậy, lấy cái năm mà sao nào trực để nhập vào Trung Cung, thuận hành Cửu cung. Như năm Khang Hi thứ 23, Giáp Tý sao Nhất Bạch nhập Trung Cung, Nhị Hắc ở càn, Tam Bích ở Đoài, Tứ Lục ở Cấn, Ngũ Hoàng ở Ly, Lục Bạch ở Khảm, Thất Xích ở Khôn, Bát Bạch ở Chấn, Cửu Tử ở Tốn vậy. Ngoài ra cứ phỏng theo đó.


Thể là Địa Bàn, Dụng là Thiên Bàn

Tốn tứ lục................Ly cửu tử................Khôn nhị hắc

Chấn tam bích....Trung ngũ hoàng.......Đoài thất xích

Cấn bát bạch.......Khảm nhất bạch........Càn lục bạch


Tốn tứ...........trung ngũ...........Càn lục
Chấn tam.................................Đoài thất
Khôn nhị...................................Cấn bát
Khảm nhất.................................Ly cửu

Tĩnh thì tùy theo phương mà xác định, Động thì tùy theo số mà lưu hành.

Thanked by 3 Members:

#29 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 23/03/2018 - 21:43

Tam Nguyên niên cu tinh nhp Trung Cung
Năm Khang Hi thứ 23 Giáp Tý là Thượng nguyên

Thượng ng.....Trung ng.....Hạ nguyên..Tam nguyên thái tuế sở tại

Nhất bạch........tứ lục...........thất xích.......giáp tý, quý sửu, nhâm ngọ, tân mão, canh tý, kỷ dậu, mậu ngọ.

Cửu tử..............tam bích......lục bạch.......ất sửu, giáp tuất, quý mùi, nhâm thìn, tân sửu, canh tuất, kỷ mùi.

Bát bạch..........nhị hắc........ngũ hoàng...bính dần, ất hợi, giáp thân, quý tị, nhâm dần, tân hợi, canh thân.

Thất xích..........nhất bạch.....tứ lục...........đinh mão, bính tý, ất dậu, giáp ngọ, quý mão, nhâm tý, tân dậu.

Lục bạch..........cửu tử..........tam bích.......mậu thìn, đinh sửu, bính tuất, ất mùi, giáp thìn, quý sửu, nhâm tuất.

Ngũ hoàng.......bát bạch......nhị hắc.........kỷ tị, mậu dần, đinh hợi, bính thân, ất tị, giáp dần, quý hợi.

Tứ lục................thất xích......nhất bạch.....canh ngọ, kỷ mão, mậu tý, đinh dậu, bính ngọ, ất mão.

Tam bích..........lục bạch.......cửu tử...........tân mùi, canh thìn, kỷ sửu, mậu tuất, đinh mùi, bính thìn.

Nhị hắc............ngũ hoàng....bát bạch......nhâm thân, tân tị, canh dần, kỷ hợi, mậu thân, đinh tị.


Tam Nguyên nguyt cu tinh
Thượng Nguyên Giáp Tý, tháng Giêng khởi Bát Bạch ở Trung Cung, cái này do tháng 11 Giáp Tý năm trước đó khởi Nhất Bạch, tháng 12 khởi Cửu Tử, cho nên tháng Giêng của năm nay khởi Bát Bạch vậy, 3 năm là một vòng, cái này do 3 năm có 36 tháng, lấy số 12 tháng với số 9 cung, đều có thể trải qua hết vậy, cho nên lấy các năm Tý Ngọ Mão Dậu làm Thượng Nguyên, tháng Giêng khởi Bát Bạch, các năm Thìn Tuất Sửu Mùi làm Trung Nguyên, tháng Giêng khởi Ngũ Hoàng, các năm Dần Thân Tị Hợi làm Hạ Nguyên, tháng Giêng khởi Nhị Hắc, cũng lấy trực tinh của nó nhập Trung Cung, thuận hành 9 cung, với niên cửu tinh là tương tự vậy.


Tam Nguyên nguyt cu tinh nhp trung cung

Thượng Nguyên Tý Ngọ Mão Dậu 4 Trọng niên
Trung Nguyên Thìn Tuất Sửu Mùi 4 Quý niên
Hạ Nguyên Dần Thân Tị Hợi 4 Mạnh niên
(lần lượt)
Tháng 1 Bát Bạch .......... Tháng 1 Ngũ Hoàng .......... Tháng 1 Nhị Hắc
Tháng 2 Thất Xích .......... Tháng 2 Tứ Lục .................. Tháng 2 Nhất Bạch
Tháng 3 Lục Bạch .......... Tháng 3 Tam Bích .............. Tháng 3 Cửu Tử
Tháng 4 Ngũ Hoàng ...... Tháng 4 Nhị Hắc ................. Tháng 4 Bát Bạch
Tháng 5 Tứ Lục .............. Tháng 5 Nhất Bạch ............. Tháng 5 Thất Xích
Tháng 6 Tam Bích .......... Tháng 6 Cửu Tử .................. Tháng 6 Lục Bạch
Tháng 7 Nhị Hắc ............. Tháng 7 Bát Bạch ............... Tháng 7 Ngũ Hoàng
Tháng 8 Nhất Bạch ......... Tháng 8 Thất Xích .............. Tháng 8 Tứ Lục
Tháng 9 Cửu Tử .............. Tháng 9 Lục Bạch .............. Tháng 9 Tam Bích
Tháng 10 Bát Bạch .......... Tháng 10 Ngũ Hoàng ....... Tháng 10 Nhị Hắc
Tháng 11 Thất Xích .......... Tháng 11 Tứ Lục ............... Tháng 11 Nhất Bạch
Tháng 12 Lục Bạch .......... Tháng 12 Tam Bích ........... Tháng 12 Cửu Tử

Thanked by 1 Member:

#30 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 23/03/2018 - 23:26

Tuế Đức

"Tằng Môn Kinh" viết: "Tuế Đức ấy, là Đức thần trong Năm vậy. Trong 10 Can, thì có 5 Can là Dương, 5 Can là Âm, Cái Dương ấy, đạo của vua vậy, cái Âm ấy, đạo của bề tôi vậy. Đức của vua thì tự mình nghiêm trị, Đức của thần phải theo vua vậy, cái lý của nó, tụ hợp tất cả vạn phúc, các tai ương tự lánh đi, thích với những việc tu sửa mưu cầu, đồng thời thu hoạch phúc".

"Quảng Thánh Lịch" viết: " Giáp thì Đức tại Giáp, Ất thì Đức tại Canh, Bính thì Đức tại Bính, Đinh thì Đức tại Nhâm, Mậu thì Đức tại Mậu, Kỷ thì Đức tại Giáp, Canh thì Đức tại Canh, Tân thì Đức tại Bính, Nhâm thì Đức tại Nhâm, Quý thì Đức tại Mậu".

Đối chiếu: Luật Lã lục dương, vị trí cai quản tự đắc, lục âm cư ở chỗ xung của chúng. Tuế Đức, thì 5 Dương Can vị trí tự đắc, 5 Âm Can thì lấy chỗ hợp của chúng. Cái Dương lấy chỗ tự đắc làm Đức, mà Âm dùng theo Dương làm Đức vậy.


Tuế Can Hp

"Kim Quỹ Kinh" viết: "Tuế Can Hợp ấy, Thiên Địa Âm Dương phối hợp vậy, chủ trừ diệt tai họa tội lỗi, mà hưng thịnh ban phúc vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể tu sửa mưu cầu, khởi công động thổ, thượng quan, giá thú, viễn hành, yết kiến".

"Lịch Lệ" viết: "Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Canh, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Nhâm, năm Mậu tại Quý, dùng cái đó với Tuế Can tương hợp vậy. Lịch hiện nay Ngày, Năm chuyển vần, cát thần không luận điều ấy.


Tuế Đức Hp

Đối chiếu: Tuế Đức Hợp ấy, chính là Can của Tuế Đức ngũ hợp vậy. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Cho nên Tuế Đức thuộc Dương, Tuế Đức Hợp thuộc Âm.


Tuế Chi Đức

"Thần Khu Kinh" viết: "Tuế Chi Đức ấy, Đức thần trong năm vậy. Đức ấy, đắc vậy, đắc vị của phúc vậy. Chủ cứu nguy rồi đưa tới thành tựu. Chỗ của cái lý của nó, lợi dùng hưng tạo, làm những việc công."

Lý Đỉnh Tộ viết: "Chi Đức ấy, từ Thái Tuế hướng về trước với thần của Ngũ Hợp vậy. Giả sử Tuế tại Giáp Tý, hướng về phía trước gặp Kỷ Tị, mà Giáp với Kỷ hợp, tức là Tị thành Chi Đức vậy. Lại như Tuế tại Bính Tý, hướng về phía trước gặp Tân Tị, mà Bính với Tân hợp, tức là Tị thành Chi Đức vậy. Ngoài ra cứ phòng theo đó. Lịch hiện nay Ngày, Năm chuyển vần, cát thần không luận điều ấy.


Thái Tuế

"Thần Khu Kinh" viết: "Thái Tuế, tượng của người vua, dẫn đầu các thần, thống lãnh phương vị chính giữa, Can vận chuyển theo thứ tự thời gian, tổng thành công hiệu của Tuế. Lấy Thượng Nguyên khi Át gặp năm Khốn Đôn, bắt đầu thấy ở Tý, Tuế chuyển 1 vị trí (tức mỗi năm đi được 1 cung), 12 năm 1 vòng. Nếu quốc gia tuần thú tỉnh lị địa phương, xuất quân mưu tính đất đai, xây dựng cung điện, mở mang biên giới, không thể lấy hướng (Thái Tuế) được. Còn quần chúng lê dân xây sửa nhà cửa, đắp lũy xây tường, cũng cần tránh né (phương hướng có Thái Tuế).

"Hoàng Đế Kinh" viết: "Chỗ của Thái Tuế, nhất định không được xâm phạm".

"Nhĩ Nhã chú" viết: "Tuế ấy, lấy hành trình của Tuế Tinh ở mỗi Thứ vậy". (QNB chú: chữ Thứ này ám chỉ Tuế Thứ tức là tên gọi 12 cung trên Thiên Cầu).

Tào Chấn Khuê viết: "Thái Tuế ấy, Tuế Tinh vậy. Cho nên Mộc Tinh 12 năm đi 1 vòng trời, mỗi năm đi 1 Thứ vậy".


Tu Thư

"Quảng Thánh lịch" viết: Tấu Thư ấy, Thanh Thần của Tuế vậy (QNB chú: Thanh nghĩa là màu xanh, nhưng ở đây ám chỉ là cái thẻ tre có cật tre màu xanh. Xưa, cái thẻ tre viết chữ gọi là sát thanh, để khắc chữ gọi là hãn thanh, các quan Thái Sử dùng cật tre ghi chép công việc nên sử sách gọi là Sử Xanh). Nó chấp chưởng ghi chép tấu lên vua, chủ về quan sát, xem xét. Chỗ của cái lý của nó, phù hợp cúng tế cầu phúc, xây dựng cung điện, sửa sang vườn tường".

"Bồng Doanh thư" viết: "Tuế ở phương Đông, Tấu Thư tại góc Đông Bắc; Tuế ở phương Nam, Tấu Thư ở góc Đông Nam; Tuế ở phương Tây, Tấu Thư ở góc Tây Nam; Tuế ở phương Bắc, Tấu Thư ở góc Tây Bắc".

Tào Chấn Khuê viết: "Tấu Thư ấy, Thủy Thần vậy. Là thần can gián của vua Tuế, giám sát cá nhân, thần của tâm nguyện phẩm hạnh vậy. Thường ở kề cận góc đằng sau Tuế, gọi là cái đạo của phụ tá không dám đứng trước vậy. Ban đầu khởi Càn, thuận theo cái đạo trời vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể tiến cử người tài, có lợi cho đất nước.


Bác Sĩ

"Quảng Thánh Lịch" viết: "Bác Sĩ ấy, Thiện Thần của Tuế vậy. Chấp chưởng công văn, chủ soạn thảo dự tính. Chỗ nó cư, lợi cho việc khởi công xây dựng, trùng tu".

"Kham Dư Kinh" viết: "Bác Sĩ ấy, thường cùng với Tấu Thư đối xung. Như Tấu Thư tại Cấn thì Bác Sĩ tại Khôn vậy".

Tào Chấn Khuê viết: "Bác Sĩ ấy, Hỏa Thần vậy. Chấp chưởng minh đường của Thiên Tử, thần của kỷ cương chính trị vậy. Thường đứng ở phương góc, không dám chuyên quyền vậy. Ban đầu khởi ở Tốn, Minh Đường vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể truy tìm hiền tài, có ích cho đất nước".


Lc Sĩ

"Kham Dư Kinh" viết: "Lực Sĩ ấy, Ác Thần của Tuế vậy. Chủ về hình phạt uy phong, chấp chưởng chém giết. Chỗ nó cư, không phù hợp để hướng về, nếu phạm vào lệnh của nó thì người lắm bệnh tật đau khổ".

"Minh Thời Tổng Yếu" viết: "Tuế tại phương Đông, Lực Sĩ ở góc Đông Nam; Tuế tại phương Nam, thì nó ở góc Tây Nam; Tuế tại phương Tây, thì nó ở góc Tây Bắc; Tuế ở phương Bắc, thì nó ở góc Đông Bắc".

Tào Chấn Khuê viết: "Lực Sĩ ấy, là hộ vệ của Thiên Tử, ngự lâm quân vậy. Thường cư ở góc trước Tuế, không dám rời xa vua vậy, chỗ sở tại của nó có thể nói, thần của phương ấy dùng giết kẻ có tội".

Tuế Đức

"Tằng Môn Kinh" viết: "Tuế Đức ấy, là Đức thần trong Năm vậy. Trong 10 Can, thì có 5 Can là Dương, 5 Can là Âm, Cái Dương ấy, đạo của vua vậy, cái Âm ấy, đạo của bề tôi vậy. Đức của vua thì tự mình nghiêm trị, Đức của thần phải theo vua vậy, cái lý của nó, tụ hợp tất cả vạn phúc, các tai ương tự lánh đi, thích với những việc tu sửa mưu cầu, đồng thời thu hoạch phúc".

"Quảng Thánh Lịch" viết: " Giáp thì Đức tại Giáp, Ất thì Đức tại Canh, Bính thì Đức tại Bính, Đinh thì Đức tại Nhâm, Mậu thì Đức tại Mậu, Kỷ thì Đức tại Giáp, Canh thì Đức tại Canh, Tân thì Đức tại Bính, Nhâm thì Đức tại Nhâm, Quý thì Đức tại Mậu".

Đối chiếu: Luật Lã lục dương, vị trí cai quản tự đắc, lục âm cư ở chỗ xung của chúng. Tuế Đức, thì 5 Dương Can vị trí tự đắc, 5 Âm Can thì lấy chỗ hợp của chúng. Cái Dương lấy chỗ tự đắc làm Đức, mà Âm dùng theo Dương làm Đức vậy.


Tuế Can Hp

"Kim Quỹ Kinh" viết: "Tuế Can Hợp ấy, Thiên Địa Âm Dương phối hợp vậy, chủ trừ diệt tai họa tội lỗi, mà hưng thịnh ban phúc vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể tu sửa mưu cầu, khởi công động thổ, thượng quan, giá thú, viễn hành, yết kiến".

"Lịch Lệ" viết: "Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Canh, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Nhâm, năm Mậu tại Quý, dùng cái đó với Tuế Can tương hợp vậy. Lịch hiện nay Ngày, Năm chuyển vần, cát thần không luận điều ấy.


Tuế Đức Hp

Đối chiếu: Tuế Đức Hợp ấy, chính là Can của Tuế Đức ngũ hợp vậy. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Cho nên Tuế Đức thuộc Dương, Tuế Đức Hợp thuộc Âm.


Tuế Chi Đức

"Thần Khu Kinh" viết: "Tuế Chi Đức ấy, Đức thần trong năm vậy. Đức ấy, đắc vậy, đắc vị của phúc vậy. Chủ cứu nguy rồi đưa tới thành tựu. Chỗ của cái lý của nó, lợi dùng hưng tạo, làm những việc công."

Lý Đỉnh Tộ viết: "Chi Đức ấy, từ Thái Tuế hướng về trước với thần của Ngũ Hợp vậy. Giả sử Tuế tại Giáp Tý, hướng về phía trước gặp Kỷ Tị, mà Giáp với Kỷ hợp, tức là Tị thành Chi Đức vậy. Lại như Tuế tại Bính Tý, hướng về phía trước gặp Tân Tị, mà Bính với Tân hợp, tức là Tị thành Chi Đức vậy. Ngoài ra cứ phòng theo đó. Lịch hiện nay Ngày, Năm chuyển vần, cát thần không luận điều ấy.


Thái Tuế

"Thần Khu Kinh" viết: "Thái Tuế, tượng của người vua, dẫn đầu các thần, thống lãnh phương vị chính giữa, Can vận chuyển theo thứ tự thời gian, tổng thành công hiệu của Tuế. Lấy Thượng Nguyên khi Át gặp năm Khốn Đôn, bắt đầu thấy ở Tý, Tuế chuyển 1 vị trí (tức mỗi năm đi được 1 cung), 12 năm 1 vòng. Nếu quốc gia tuần thú tỉnh lị địa phương, xuất quân mưu tính đất đai, xây dựng cung điện, mở mang biên giới, không thể lấy hướng (Thái Tuế) được. Còn quần chúng lê dân xây sửa nhà cửa, đắp lũy xây tường, cũng cần tránh né (phương hướng có Thái Tuế).

"Hoàng Đế Kinh" viết: "Chỗ của Thái Tuế, nhất định không được xâm phạm".

"Nhĩ Nhã chú" viết: "Tuế ấy, lấy hành trình của Tuế Tinh ở mỗi Thứ vậy". (QNB chú: chữ Thứ này ám chỉ Tuế Thứ tức là tên gọi 12 cung trên Thiên Cầu).

Tào Chấn Khuê viết: "Thái Tuế ấy, Tuế Tinh vậy. Cho nên Mộc Tinh 12 năm đi 1 vòng trời, mỗi năm đi 1 Thứ vậy".


Tu Thư

"Quảng Thánh lịch" viết: Tấu Thư ấy, Thanh Thần của Tuế vậy (QNB chú: Thanh nghĩa là màu xanh, nhưng ở đây ám chỉ là cái thẻ tre có cật tre màu xanh. Xưa, cái thẻ tre viết chữ gọi là sát thanh, để khắc chữ gọi là hãn thanh, các quan Thái Sử dùng cật tre ghi chép công việc nên sử sách gọi là Sử Xanh). Nó chấp chưởng ghi chép tấu lên vua, chủ về quan sát, xem xét. Chỗ của cái lý của nó, phù hợp cúng tế cầu phúc, xây dựng cung điện, sửa sang vườn tường".

"Bồng Doanh thư" viết: "Tuế ở phương Đông, Tấu Thư tại góc Đông Bắc; Tuế ở phương Nam, Tấu Thư ở góc Đông Nam; Tuế ở phương Tây, Tấu Thư ở góc Tây Nam; Tuế ở phương Bắc, Tấu Thư ở góc Tây Bắc".

Tào Chấn Khuê viết: "Tấu Thư ấy, Thủy Thần vậy. Là thần can gián của vua Tuế, giám sát cá nhân, thần của tâm nguyện phẩm hạnh vậy. Thường ở kề cận góc đằng sau Tuế, gọi là cái đạo của phụ tá không dám đứng trước vậy. Ban đầu khởi Càn, thuận theo cái đạo trời vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể tiến cử người tài, có lợi cho đất nước.


Bác Sĩ

"Quảng Thánh Lịch" viết: "Bác Sĩ ấy, Thiện Thần của Tuế vậy. Chấp chưởng công văn, chủ soạn thảo dự tính. Chỗ nó cư, lợi cho việc khởi công xây dựng, trùng tu".

"Kham Dư Kinh" viết: "Bác Sĩ ấy, thường cùng với Tấu Thư đối xung. Như Tấu Thư tại Cấn thì Bác Sĩ tại Khôn vậy".

Tào Chấn Khuê viết: "Bác Sĩ ấy, Hỏa Thần vậy. Chấp chưởng minh đường của Thiên Tử, thần của kỷ cương chính trị vậy. Thường đứng ở phương góc, không dám chuyên quyền vậy. Ban đầu khởi ở Tốn, Minh Đường vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể truy tìm hiền tài, có ích cho đất nước".


Lc Sĩ

"Kham Dư Kinh" viết: "Lực Sĩ ấy, Ác Thần của Tuế vậy. Chủ về hình phạt uy phong, chấp chưởng chém giết. Chỗ nó cư, không phù hợp để hướng về, nếu phạm vào lệnh của nó thì người lắm bệnh tật đau khổ".

"Minh Thời Tổng Yếu" viết: "Tuế tại phương Đông, Lực Sĩ ở góc Đông Nam; Tuế tại phương Nam, thì nó ở góc Tây Nam; Tuế tại phương Tây, thì nó ở góc Tây Bắc; Tuế ở phương Bắc, thì nó ở góc Đông Bắc".

Tào Chấn Khuê viết: "Lực Sĩ ấy, là hộ vệ của Thiên Tử, ngự lâm quân vậy. Thường cư ở góc trước Tuế, không dám rời xa vua vậy, chỗ sở tại của nó có thể nói, thần của phương ấy dùng giết kẻ có tội".

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

7 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 7 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |